5 triết lý đầu tư của William O’Neil nhà đầu tư không thể bỏ qua!

⭐️5 triết lý đầu tư của William O’Neil nhà đầu tư không thể bỏ qua

Ở tuổi 30, William O’Neil trở thành người trẻ nhất mua chỗ ở Sở giao dịch chứng khoán New York và thành lập công ty William O’Neil & Company, Inc. Với công ty này William O’Neil đã phát triển cơ sở dữ liệu máy tính đầu tiên cho chứng khoán hàng ngày (daily securities ) vào đầu những năm 1960.

William O’Neil là ai❓

William O’Neil học kinh doanh tại Southern Methodist University trước khi bắt đầu sự nghiệp của mình với vị trí một nhà môi giới chứng khoán năm 1958, trước tiên là ông làm tại Hayden, Stone & Company. William O’Neil là người tiên phong đầu tiên sử dụng máy tính như một công cụ đầu tư. Dựa trên nghiên cứu của mình, William O’Neil đã phát triển chiến lược CANSLIM, tạo lợi thế giúp ông vượt trội so với các nhân viên môi giới khác trong công ty của ông.

Ở tuổi 30, ông trở thành người trẻ nhất mua chỗ ở Sở giao dịch chứng khoán New York và thành lập công ty William O’Neil & Company, Inc. Với công ty này O’Neil đã phát triển cơ sở dữ liệu máy tính đầu tiên cho chứng khoán hàng ngày (daily securities ) vào đầu những năm 1960.

William O’Neil tiếp tục sáng tạo, cập nhật công nghệ mới trong suốt sự nghiệp của mình. Ông đã tạo ra Biểu đồ Hàng ngày (Daily Graphs) vào năm 1972. Đây là một cuốn sách in các biểu đồ chứng khoán được cập nhật hàng tuần cho người đăng ký xem. Sau đó, vào năm 1973, ông thành lập O’Neil Data Systems, Inc. là một phương tiện cung cấp dịch vụ xuất bản và in ấn cơ sở dữ liệu. Lần đầu tiên vào năm 1984, O’Neil đã in bản Nghiên cứu chứng khoán của ông ra cho toàn bộ công chúng đọc khi ông phát hành tờ Investor’s Daily.

Investor’s Daily đã được đặt cạnh Wall Street Journal và các ấn phẩm chính khác, mặc dù tên của tạp chí đã được thay đổi vào năm 1991 thành Investor’s Business Daily. Tháng 3 năm 2016, tờ Business Daily của hãng Investor đã chuyển sang phân phối hàng tuần và nó sẽ tập trung nhiều vào nội dung trực tuyến.

Dưới đây là 5 triết lý đầu tư của William O’Neil:

  1. Tỷ lệ xuất hiện siêu cổ phiếu thực sự rất thấp

William O’neil từng chia sẻ rằng, cứ 10 cổ phiếu ông mua, may ra chỉ có 1 hoặc 2 là siêu cổ phiếu thực sự. Siêu cổ phiếu được định nghĩa là những cổ phiếu nhân hai, nhân ba hoặc nhiều hơn giá trị của nó. Trong khi nhìn vào các diễn đàn chứng khoán hiện nay, bạn sẽ thấy nhan nhản các broker giới thiệu về siêu cổ phiếu hay bình luận một dấu chấm để được nhận thông tin về siêu cổ phiếu xuất hiện, vậy nên hãy cẩn trọng và có sự tìm hiểu trong đầu tư.

  1. Học hỏi từ những sai lầm

William đã học từ Jesse Livermore rằng “Cách duy nhất để có được bài học thực sự trên thị trường là đầu tư bằng tiền thực, ghi chép chúng và học hỏi từ những sai lầm.” Hãy ghi lại sai lầm trên đồ thị để có cái nhìn trực quan và bao quát hơn, đồng thời tìm hiểu nguyên nhân gây ra sai lầm và sửa chữa nó.

  1. Xác định xu hướng thị trường chung

Không phải giá trị của cổ phiếu mà chính các nhà đầu tư lớn mới giúp cổ phiếu tăng giá. Theo nghiên cứu của O’Neil và một số fund khác, 40% nguyên nhân khiến cho cổ phiếu tăng giá đến từ thị trường chung, 30% là do sóng ngành, và 30% còn lại là do giá trị nội tại của cổ phiếu. Do đó, một cổ phiếu dù tốt, nhưng bản thân nó cũng không thể tăng giá, nó cần phải chờ thủy triều mới lên được.

  1. Cắt lỗ nhanh và để lãi chạy

Là câu nói sấm truyền và luôn luôn đúng trên phố Wall. O’neil thấu hiểu chân lý này và khuyên các nhà đầu tư không nên làm ngược lại. Hy vọng chẳng có chỗ để tồn tại trên thị trường tài chính. Tốt hơn hết là cắt lỗ sớm khi nó vẫn đang còn nhỏ, hơn là ngồi chờ và hy vọng giá tăng trở lại.

  1. Quy tắc bán

Quan trọng không kém gì quy tắc mua, rất nhiều nhà đầu tư mắc phải sai lầm quá chú trọng đến việc mua cổ phiếu mà quên đi làm thế nào để bán hay là cách cắt lỗ và chốt lãi. Trong cuốn sách “ Làm Giàu Từ Chứng Khoán ”, William O’Neil đã dành ra riêng Chương 11 của cuốn Sách Làm giàu từ chứng khoán để hướng dẫn nhà đầu tư cách bán chốt lãi cổ phiếu.