Cập nhật Triển vọng các Ngành

:necktie:Báo cáo triển vọng ngành Dệt May 2022: Hồi phục và chuyển hướng chuỗi cung ứng

:chart_with_upwards_trend:Diễn biến ngành:

  • KQKD ngành sợi – dệt – may suy giảm trong 9T2021, mặc dù biên lợi nhuận cải thiện, do đợt bùng phát COVID khiến tình hình sản xuất bị đình trệ, doanh thu giảm và các chi phí phòng dịch tăng.
  • KQKD Q4/2021 dự báo phục hồi tuy nhiên tính chung cả năm sẽ chưa tăng trưởng trở lại.
  • Các DN ngành sợi cho thấy KQKD tích cực trong 2021, cả trong tâm điểm dịch Q3/2021, do đặc thù ít dùng nhân công hơn và giá bán xuất khẩu sợi tăng nhanh hơn giá nhập khẩu bông.
  • Cổ phiếu dệt may đang tăng tốt hơn VNINDEX từ đầu 2021, định giá hiện tại ở mức trung bình 1 năm.

  • Xuất khẩu các mặt hàng dệt may tăng trưởng tích cực trong 2021 nhờ nhu cầu hồi phục tại các nước phát triển. Trong đó XK tăng trưởng tốt tại EU nhờ EVFTA và Trung Quốc nhờ câu chuyện Tân Cương.

:pushpin:Triển vọng ngành: Chuỗi cung ứng sợi – dệt – may 2022 Hồi phục và chuyển hướng

  • Nội địa, kỳ vọng tiêu dùng hàng dệt may hồi phục. Riêng mặt hàng sợi sẽ tăng tính cạnh tranh so với sợi nhập khẩu. Bộ Công Thương vừa ban hành về việc chống bán phá giá sợi từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Malaysia trong thời hạn 5 năm.

  • Sự kiện Tân Cương chuyển hướng chuỗi cung ứng:Tân Cương chiếm 85% tổng nguồn cung bông của Trung Quốc - quốc gia xuất khẩu bông lớn nhất. Vào 24/12 vừa qua, Tổng thống Mỹ Biden đã chính thức ký ban hành luật cấm hầu như tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Tân Cương vì cáo buộc sử dụng lao động cưỡng bức tại khu vực này, bao gồm mặt hàng bông.

  • Xu hướng doanh nghiệp thời trang Mỹ, EU, Hàn Quốc,… chuyển hướng nhập/gia công hàng Việt Nam thay hàng TQ. ➢ Xu hướng các nước khác chuyển hướng nhập khẩu sợi, bông từ các nước khác Trung Quốc để sản xuất xuất khẩu hàng may mặc sang EU, Mỹ

  • RCEP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực)- Quy tắc xuất xứ dễ dàng hơn:1) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy tại 1 nước thành viên; 2) hàng hóa được sản xuất chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ từ một hay nhiều nước thành viên; 3) hàng hóa sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ nhưng đáp ứng quy định tại Quy tắc cụ thể mặt hàng. Thuận lợi hơn vì có các đối tác XK dệt may lớn là Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc

  • EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam): XK dệt may sang EU tăng trưởng tốt và dư địa còn nhiều: EU là thị trường có quy mô lớn nhất, hơn 250 tỷ USD/năm trong khi NK dệt may từ VN 2021 là 3.7 tỷ USD (1.5%). Hiện nay, DN sử dụng nguyên liệu nhập khẩu không mất thuế. DN sử dụng sợi trong nước khi xuất khẩu phải nộp 10% thuế VAT và được hoàn lại 10% VAT trong khoảng 6-9 tháng.

:white_check_mark:Cách lựa chọn CP ngành dệt may 2022 :
Ngành sợi: Doanh nghiệp có nguồn gốc nguyên liệu khác Trung Quốc. Dài hạn: Ưu tiên doanh nghiệp sợi nhân tạo.
Ngành may: Doanh nghiệp có chuỗi sản xuất khép kín, có năng lực R&D cải thiện chất lượng sản phẩm đáp ứng các FTA

CP nổi bật: STK, TNG, VGT, TCM

:triangular_flag_on_post:Rủi ro :

  • NK vải từ Trung Quốc chiếm khoảng 70% tổng nhập khẩu vải của Việt Nam => phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc.
  • Rủi ro cho các DN nhập khẩu bông sợi từ Tân Cương.
  • Cái khó của ngành dệt may là nhiều địa phương không mặn mà với các dự án dệt, nhuộm bởi lo ngại ô nhiễm môi trường.

Nguồn : Yuanta

4 Likes

Giá dầu đạt đỉnh 7 năm, cổ phiếu dầu khí nào sẽ “dẫn sóng” trong thời gian tới?

Giá dầu Brent đã vượt 90 USD/thùng vào ngày 3/2/2021, đánh dấu mức cao nhất kể từ cuối tháng 10 năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu là do
(1) nhu cầu đang phục hồi mạnh mẽ sau dịch Covid-19
(2) nguồn cung đang được kiểm soát một cách thận trọng
(3) căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine cũng như tình hình nóng lên ở Trung Đông cũng thúc đẩy giá dầu lên cao.

Triển vọng đến từ việc nhu cầu tăng, đặc biệt từ ngành hàng không (từ việc các quốc gia khác phục hồi/ mở cửa trở lại).

Nếu dầu duy trì xu hướng tăng, doanh nghiệp dầu khí Việt Nam nào sẽ được hưởng lợi?

Biến động giá dầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp:
(1) GAS (tăng/giảm doanh thu & biên lợi nhuận, và nhu cầu khí khô từ nhà máy điện do giá điện khí ở mức cao)
(2) PLX & OIL (tăng/giảm doanh thu & lãi/lỗ hàng tồn kho)
(3) BSR (tăng/giảm biên lợi nhuận lọc hóa dầu, lãi/lỗ hàng tồn kho).
(4) Và những cổ phiếu khác, mỗi doanh nghiệp lại có một câu chuyện riêng.

Nhìn chung thì cổ phiếu dầu khí có sự tương quan với giá dầu: Khi dầu tăng thì cơ hội đầu tư cả ngắn và dài hạn cho những cổ này. “Cổ chạy theo ngành”, khi dòng tiền đổ mạnh vào một nhóm ngành, tìm ra được thủ lĩnh là một nghệ thuật.

Nếu anh chị cần biết chi tiết hơn về câu chuyện cơ bản hay bức tranh TA của từng cổ phiếu thuộc nhóm ngành Dầu Khí thì để lại bình luận, Team Vẽ Tranh Tím sẽ luôn đồng hành cùng quý nhà đầu tư trong từng bước đặt lệnh.

Nguồn: Tổng hợp.
Team Vẽ Tranh Tím

4 Likes

team này update nhanh quá. +1 respect

1 Likes

PLX thoái vốn PGB kỳ vọng thu về khoản kha khá

1 Likes

KHI NÀO HÀNG KHÔNG “CẤT CÁNH”?

#Nhìn vào quá khứ để nghĩ chuyện tương lai, triển vọng gì cho ngành HÀNG KHÔNG trong thời gian tới? Đầu tư thì đầu tư cổ nào thuộc cùng nhóm ngành nào?

Gần đây không ít NĐT xôn xao về sự tăng giá và dòng tiền đổ mạnh vào nhóm ngành HÀNG KHÔNG. Sau Tết vài ngày, theo câu chuyện du xuân ngày Tết, “tháng một là tháng ăn chơi” thì hàng loạt cổ phiếu nhóm ngành này tăng ấn tượng, thậm chí có vài bông hóa Tím trên nền cỏ Xanh.

HÀNG KHÔNG - GIAI ĐOẠN KHÓ KHĂN NHẤT ĐÃ QUA CHƯA?

2020 - 2021 có lẽ là giai đoạn chạm đáy đến tận cùng, đau đến xót xa của nhóm ngành Hàng Không. Không Covid ập tới, bệnh tật diễn ra, giãn cách xã hội, kinh doanh trì trệ, chẳng được đi đây đi đó thì chắc chắn là nhóm ngày này bị ảnh hưởng trầm trọng thậm chí nặng nề. Hàng vạn giọt lệ đã rơi, hàng ngàn người thất nghiệp, và tất nhiên là câu chuyện kinh doanh không vì khới sắc thậm chí là lỗ đậm sâu.

Thôi thì chuyện cũ tạm gác lại. Vết thương là có giờ mình tìm cách chữa lành. Triển vọng gì cho Hàng Không trong thời gian tới?

(1) Khi không có gì xấu hơn có thể xảy ra.

Xấu vậy chứ tin ra xấu nữa thì cổ phiếu cũng chẳng giảm thêm được nữa. Người cần hàng bán thì cũng đã bán, thậm chí còn hàng cũng chán việc bán thêm nữa. Thì chỉ cần một chút chất xúc tác tích cực cũng đủ để cổ phiếu sẽ tăng giá.

(2) Nhu cầu đi lại du lịch được tháo gỡ, kỳ vọng phục hồi từ những chuyến bay nội địa.

Nói đâu xa, đợt Tết vừa rồi mới vài ngày qua, đi đâu ở vài tụ điểm du lịch nổi tiếng cũng kẹt cứ ùn tắc không có lối mà ra, không có chỗ mà đi.

Cụ thể thì đầu năm 2022, sản lượng hành khách nội địa của Việt Nam ước đạt 70% mức trước dịch Covid (từ 40% trong năm 2021), trong khi sản lượng hành khách quốc tế ước đạt 20% mức trước Covid (từ 0% trong năm 2021, theo SSI.

Cho nên là hợp lý khi kỳ vọng sự phục hồi hoàn toàn về mức trước Covid đối với lượng hành khách nội địa trong năm 2023 và đối với hành khách quốc tế trong năm 2024

(3) Chính phủ mở lại đường bay quốc tế: thị trường quốc tế hồi phục

Cụ thể hôm nay, Đại diện Vietnam Airlines cho hay, giai đoạn từ 1/1 đến trước ngày 15/2, trên cơ sở đồng ý của các nhà chức trách, hãng đã triển khai nối lại các đường bay quốc tế thường lệ đến và đi từ 15 quốc gia, vùng lãnh thổ, gồm Mỹ, Australia, Nga, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Thái Lan, Malaysia, Lào và Campuchia.

Trước đó, Cục Hàng không Việt Nam đã giao Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) phát thông báo tin tức hàng không (NOTAM) về việc Việt Nam dỡ bỏ hạn chế về tần suất khai thác với các chuyến bay quốc tế, trở lại bình thường như trước khi xảy ra đại dịch COVID-19 từ ngày 15/2.

Theo lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam, đến thời điểm này, ngoại trừ Trung Quốc, tất cả các quốc gia mà Việt Nam đề nghị khôi phục đường hàng không đều đã đồng ý. Hiện các đường bay tới châu Âu, Australia, Mỹ… Việt Nam đều đã có hoạt động khai thác. Tuy nhiên, các nước Nhật Bản, Hàn Quốc hiện vẫn hạn chế đối tượng nhập cảnh trên các chuyến bay từ Việt Nam đến để phòng chống dịch.

Dự kiến từ 31/3, Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn để đón khách du lịch quốc tế và đưa khách trong nước đi du lịch nước ngoài qua tất cả các cửa khẩu quốc tế.

Link: Các hãng hàng không rục rịch nâng tần suất các đường bay quốc tế | Giao thông | Vietnam+ (VietnamPlus)

3 Likes

(4) Hưởng lợi từ câu chuyện Vận tải bằng đường Hàng Không

Khi giá cước cảng biển neo ở mốc cao mà nhu cầu vận chuyển hàng hóa là bức thiết, chuỗi logistic container vẫn bị gián đoạn và nguồn cung không đáp ứng đủ, nhu cầu được làm đầy hàng tồn kho của các nhà bán lẻ trên thế giới là mạnh mẽ hơn bao giờ hết thì vận chuyển bằng đường hàng không lại được hưởng lợi lớn.

Cụ thể thì tổng lượng hàng hóa qua đường hàng không tăng khoảng 15% so với cùng kỳ trong năm, nhanh hơn mức 10% của năm trước.

Vận tải hàng không đang chiếm lợi thế cạnh tranh hơn về chi phí so với vận chuyển container hàng hải nhờ:
(a) Lợi thế về thời gian của vận tải hàng không
(b) Tỷ lệ trọng lượng tính phí trên kg đối với vận tải hàng hóa hàng không thấp hơn so với vận chuyển container hàng hải

(5) Lợi nhuận năm 2021 không cải thiện đáng kể nhưng dường như đã chạm đáy.

Sẽ cần thời gian để các doanh nghiệp nhóm ngành Hàng Không hồi phục và sau đó là câu chuyện lợi nhuận tăng trưởng. Kỳ vọng 2 quý đầu năm là phục hồi và 2 quý cuối năm là tăng trưởng trở lại.

Lỗ thì cũng lỗ nhiều rồi. Câu chuyện bớt lỗ hơn thôi là bài toán sắp tới mà các doanh nghiệp này cần giải trong thời gian tới, và chắc chắn sẽ giải ra được để sinh tồn. Khi BCTC với đủ các thể loại chi phí cho lỗ nặng quá đáng với nhiều động cơ, xin cơ chế, thay lãnh đạo mới… việc hồi tố lại là chuyện tất yếu phải xảy ra thôi bạn ơi!!!

(6) Một vài yếu tố khác:

(a) Hoàn tất mũi tiêm tăng cường đầu tiên

Theo VCSC thì đối tượng khách quốc tế chính của Việt Nam là Trung Quốc (chiếm 32%), tiếp theo là Hàn Quốc (23.8%) thì cả hai quốc gia này đều có tỷ lệ tiêm chủng cao. Theo đó, Trung Quốc full 2 mũi là 96.4% còn Hàn Quốc là 56.2%.

Đối tượng khách nội địa là người Việt Nam thì hầu hết chúng ta cũng đều được tiên 2-3 mũi vaccine tính đến hiện tại. Và tỷ lệ ngày một tăng cao. Sống chung vỡi lũ, Covid không còn quá đáng sợ như trước nữa.

(b) Biên giới mở lại rộng hơn ở cả Việt Nam và các nước khác

(c) Hiệu suất/hệ số tải tốt hơn trong mùa lễ

(d) Dài hạn hơn một chút là câu chuyện về việc khách du lịch nội địa sẽ hồi phục và tiếp tục tăng trưởng trong theo năm nhờ tăng trưởng của dân số, thu nhập bình quân và cơ cấu dân số trẻ.

5 Likes

(7) CHƯA TĂNG RỒI THÌ… CŨNG SẼ TĂNG - CƠ HỘI NGÀN NĂM CÓ MỘT LÀ ĐÂY!

Ngành hàng không hoạt động kém khả quan hơn rất nhiều so với chỉ số VN-Index, do tổng vốn hóa thị trường của ngành đi ngang trong năm. Chỉ số VN-Index tăng +33,8% so với đầu năm (tính tại ngày 24/12/2021). Các hạn chế do ảnh hưởng của Covid-19 là yếu tố chính dẫn đến hoạt động kém khả quan của ngành.

Anh chị nào cần thêm góc nhìn về FA + TA và triển vọng từng mã cụ thể trong ngành Hàng Không thì để lại bình luận, Team hỗ trợ chi tiết!

Team Vẽ Tranh Tím luôn đồng hành cùng Nhà Đầu Tư trong từng bước đặt lệnh:
:point_right:Tham gia Cộng Đồng NĐT Vẽ Tranh Tím: https://bit.ly/ve-tranh-tim-co-phieu-■■■■■■■■
:point_right: Theo dõi FanPage Vẽ Tranh Tím: https://bit.ly/ve-tranh-tim-co-phieu-fanpage
:point_right: Theo dõi Nhận định thị trường và Chia sẻ kiến thức kinh nghiệm đầu tư: https://bit.ly/ve-tranh-tim-co-phieu-youtube
:point_right: Đừng quên Theo Đuôi Vẽ Tranh Tím để nhận được tin tức và khuyến nghị đầu tư sớm nhất thị trường: https://bit.ly/ve-tranh-tim-co-phieu-website

5 Likes

e cho chị hỏi PLX

DỆT MAY - Sóng ngành Dệt May, cổ phiếu nào sẽ dẫn dắt?

Mỹ hay EU và các doanh nghiệp khác mở cửa, nhu cầu dồn nén được tăng cao. Giá trị xuất khẩu hàng dệt may, da giày đã tăng 12,7% trong năm 2021.

Triển vọng gì cho ngành Dệt May năm 2022: Hiệp định FTA & Xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc

  • Thị trường Mỹ ngày càng trở nên quan trọng. Việt Nam cũng đã vươn lên Top 02 quốc gia có giá trị xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này.
  • Việt Nam tham gia sâu rộng hơn vào hệ thống thương mại toàn cầu với 15 FTA có hiệu lực, trong đó có thể kể đến các hiệp định FTA thế hệ mới như EVFTA hay RCEP. Xóa bỏ thuế quan, giảm chi tăng thu cho DN Dệt.

Trong năm 2021, xơ sợi dệt là một trong số nhóm ngành xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhất.

(1) Nhu cầu phục hồi mạnh sau dịch.

(2) Hụt nguồn cung do Trung Quốc. Cụ thể thì tình trạng thiếu điện ảnh hưởng tới sản xuất đã khiến lượng hàng tồn kho sụt giảm mạnh ở Trung Quốc – đối tác nhập khẩu xơ sợi chính từ Việt Nam.

(3) Chính sách thuế của nhà nước: Thuế CBPG với sợi nhập khẩu, chống bán phá giá với các sản phẩm sợi có xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia với mức thuế suất từ 17% - 54%.

Đầu tư ngành Dệt May thì nên chú ý cổ phiếu nào?

(1) TNG
Mảng kinh doanh cốt lõi – dệt may: Liên tục tăng trưởng về công suất.

Năm 2021, TNG đưa vào hoạt động các nhà máy mới như nhà máy Võ Nhai 2, nhà máy Sông Công mở rộng, nhà máy Phú Bình mở rộng.

Trong các năm 2022-2023, các nhà máy mới như Đồng Hỷ 2 và Đại Từ 2 cũng dự kiến đưa vào hoạt động với thêm 42 chuyền may.

Mảng BDS: Dự án cụm công nghiệp Sơn Cẩm với diện tích 70 ha và tổng vốn đầu tư 1.130 tỷ đồng dự kiến có thể đạt được tỉ lệ lấp đầy 100% vào năm 2022, mang về doanh thu đột biến. Nhiều dự án tiềm năng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

(2) STK

Hưởng lợi từ việc áp thuế CBPG với sợi nhập khẩu từ các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia với mức thuế suất từ 17% - 54%. Từ đó, các doanh nghiệp sản xuất xơ sợi có thể tăng được thị phần nội địa. Nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu đặc biệt là Trung Quốc sẽ phục hồi.

Giá sợi duy trì ở mức cao.

Giai đoạn 1 dự án nhà máy Unitex kỳ vọng sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động từ Q1/2023 với công suất sợi tái chế đạt 36.000 tấn/năm, tăng khoảng 60% công suất trước đó.


Team Vẽ Tranh Tím luôn đồng hành cùng Nhà Đầu Tư trong từng bước đặt lệnh:
:point_right:Tham gia Cộng Đồng NĐT Vẽ Tranh Tím: https://bit.ly/ve-tranh-tim-co-phieu-■■■■■■■■
:point_right: Theo dõi FanPage Vẽ Tranh Tím: https://bit.ly/ve-tranh-tim-co-phieu-fanpage
:point_right: Theo dõi Nhận định thị trường và Chia sẻ kiến thức kinh nghiệm đầu tư: https://bit.ly/ve-tranh-tim-co-phieu-youtube
:point_right: Đừng quên Theo Đuôi Vẽ Tranh Tím để nhận được tin tức và khuyến nghị đầu tư sớm nhất thị trường: https://bit.ly/ve-tranh-tim-co-phieu-website

5 Likes

THỦY SẢN - DẪN SÓNG XUẤT KHẨU - ĐẦU TƯ CỔ NÀO CHO NĂM 2022?

Giá trị xuất khẩu thủy sản chủ yếu vẫn duy trì đà tăng. Tháng 1/2022, mặc dù là tháng có kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn ghi nhận mức tăng hết sức ấn tượng khi đạt 872,5 triệu USD, tăng 43% yoy.

Giá cá tra tăng giá mạnh là vì

  • Nguồn cung thiếu hụt khi lượng cá nuôi tại các hộ không nhiều sau khi chịu tác động bởi dịch COVID-19 và đứt gãy chuỗi cung ứng năm 2021. Nhiều hộ dân không thể thả giống cho vụ thu hoạch năm nay.

  • Các doanh nghiệp xuất khẩu có nhiều đơn hàng mới năm 2022 với giá tiêu thụ tốt hơn.

Theo VASEP, xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2021 đạt 1,62 tỷ USD (+ 5,6% yoy). Con số này dự báo sẽ tiếp tục tăng cao trong năm 2022 khi nhu cầu tăng cao mà nguồn cung không đủ đáp ứng.

Về mảng xuất khẩu Tôm, cũng theo VASEP, xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2021 đạt 3,86 tỷ USD (+4,4% yoy) và được dự báo tiếp tục tăng trưởng tích cực gần 10% trong năm 2022, đạt 4,3 tỷ USD. Giá tôm xuất khẩu vẫn neo ở mức cao và đang có nhịp hồi phục để tiếp tục duy trì đà tăng trước đó.

Triển vọng của Thủy sản?

  • Chính sách hỗ trợ: Nghị định về quy định cho vay hỗ trợ lãi suất sẽ nhắm trực tiếp đến các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.
  • Cước vận tải biển hạ nhiệt: Chỉ số thuê tàu hàng khô Baltic (BDI) đã giảm 60% sau khi lập đỉnh, đây là một dấu hiệu cho thấy cước vận tải biển sẽ điều chỉnh trong thời gian tới.

Những Cổ Phiếu đáng chú ý ngành Thủy Sản:

(1) VHC - Target 9x

Với case của VHC thì nhiều anh chị theo dõi Team Vẽ Tranh Tím cũng đã biết, cổ này được Team khuyến nghị đầu tư ở vùng giá 43.5. Bây giờ đã upside +80%

Chi tiết về VHC thì mình cũng có thể xem thêm ở đây, Team Vẽ Tranh Tím có phân tích chi tiết và liên tục cập nhật về FA+TA >> Xem thêm Thủy sản tạo sóng chắc hẳn chọn VHC mục tiêu 9x

Nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu chính phục hồi mạnh mẽ.

Cụ thể thì thị trường Mỹ tiếp tục kỳ vọng tăng trưởng trong năm 2022 nhờ các gói kích thích kinh tế của quốc gia này. Thị trường EU và Trung Quốc được kỳ vọng sẽ phục hồi mạnh trong năm 2022 trên một mức nền thấp năm 2021.

  • Chu kỳ giá cá tra bắt đầu phục hồi từ vùng đáy và có thể kéo dài trong 2,3 năm tiếp theo nhờ nhu cầu từ các thị trường ở mức cao. Giá cá tra xuất khẩu của VHC trong tháng 1/2022 đạt trên 4,1 USD/kg, tăng 43% yoy.

  • Giai đoạn khó khăn nhất của ngành thủy sản đã đi qua, năm 2022 doanh nghiệp có thể tiết giảm các chi phí liên quan đến phòng chống dịch, cước vận tải.

(2) FMC

Các hiệp định tự do thương mại sẽ hỗ trợ rất lớn giúp FMC có thể mở rộng thị phần ở các thị trường xuất khẩu chính như EU.

  • FMC mở rộng vùng nuôi cũng như công suất, trong đó vùng nuôi đã được mở rộng từ 270 ha lên 370 ha trong năm 2021. 2 nhà máy mới gồm nhà máy thủy sản Sao Ta (công suất 15.000 tấn/năm); nhà máy chế biến tôm Tam An (công suất 5.000 tấn/năm) sẽ vận hành từ 2022, qua đó nâng tổng công suất thêm 20.000 tấn/năm, tăng khoảng 70% năng lực hiện tại.

  • Hướng tới hoàn thiện chuỗi giá trị với sự hỗ trợ của cổ đông chiến lược là CTCP CP Việt Nam khi doanh nghiệp này đã mua lại gần 25% FMC.

Team Vẽ Tranh Tím luôn đồng hành cùng Nhà Đầu Tư trong từng bước đặt lệnh:
:point_right:Tham gia Cộng Đồng NĐT Vẽ Tranh Tím: https://bit.ly/ve-tranh-tim-co-phieu-■■■■■■■■
:point_right: Theo dõi FanPage Vẽ Tranh Tím: https://bit.ly/ve-tranh-tim-co-phieu-fanpage
:point_right: Theo dõi Nhận định thị trường và Chia sẻ kiến thức kinh nghiệm đầu tư: https://bit.ly/ve-tranh-tim-co-phieu-youtube
:point_right: Đừng quên Theo Đuôi Vẽ Tranh Tím để nhận được tin tức và khuyến nghị đầu tư sớm nhất thị trường: https://bit.ly/ve-tranh-tim-co-phieu-website

4 Likes

NGÀNH PHÂN BÓN LIỆU CÓ HẤP DẪN TRONG DÀI HẠN???

Tác động của việc thiếu hụt khí đốt tự nhiên dự kiến ở Châu Âu đến ngành phân bón?

:cyclone:Diễn biến: Trong ngắn hạn, lợi nhuận ròng tăng mạnh so với cùng kỳ và việc cắt giảm nguồn cung urê dự kiến ở châu Âu sẽ giúp giá cổ phiếu DPM và DCM duy trì đà tăng. Tuy nhiên, về dài hạn, chúng tôi ước tính giá urê sẽ giảm do Trung Quốc có thể tăng nguồn cung urê khi tình trạng thiếu than giảm bớt.

:heavy_dollar_sign:Cập nhật giá Than và giá URE: Giá khí đốt tự nhiên tăng ở châu Âu và giá than ở Trung Quốc đã thúc đẩy giá urê tăng vào cuối năm 2021, trong khi những động lực đó có thể sẽ không được duy trì trong năm 2022. Trên thực tế, giá urê giảm từ mức đỉnh 970 USD/tấn trong tháng 12/2021 xuống còn 580 USD/tấn trong tháng 2/2022, tức là giảm -40% so với mức đỉnh.

:red_circle:Về Căng thẳng Nga-Ukraine: có thể kéo dài tình trạng thiếu khí đốt tự nhiên ở Châu Âu trong thời gian dài hơn. Điều này sẽ tạo cơ hội đầu tư ngắn hạn cho các cổ phiếu phân bón của Việt Nam vốn có thể hưởng lợi từ giá bán urê cao hơn trong bối cảnh thiếu khí ở Châu Âu.

  • Xung đột có thể dẫn đến việc Nga cắt giảm đáng kể nguồn cung khí đốt tự nhiên cho Châu Âu. Châu Âu phụ thuộc vào Nga về khí đốt tự nhiên trong thập kỷ qua (Nga chiếm 38% kim ngạch nhập khẩu khí đốt tự nhiên - số liệu của Eurostat). Với sự thiếu hụt khí tự nhiên dự kiến, các nhà sản xuất urê ở Châu Âu có thể hạn chế sản xuất và đẩy giá lên cao hơn.
  • TQ - nước sản xuất urê lớn nhất thế giớ vẫn đang thiếu than. Trong khi Châu Âu đang cắt giảm sản lượng urê, Trung Quốc có thể không tăng sản lượng đáng kể do mục tiêu môi trường trong dài hạn và tình trạng thiếu than hiện nay.
  • Theo WB, TQ dự kiến sẽ dừng xuất khẩu 22/6/2022 để đảm bảo cho tiêu dùng trong nước, trong khi hạn ngạch xuất khẩu của Nga có thể kéo dài đến tháng 5/2022. Trung Quốc và Nga chiếm lần lượt 11% và 16% lượng xuất khẩu urê toàn cầu trong năm 2019.

=> Do nguồn cung urê ở châu Âu dự kiến sẽ thiếu hụt, nguồn cung urê ở Trung Quốc tăng hạn chế và các hạn chế xuất khẩu đang diễn ra, giá urê có thể sẽ giảm với tốc độ chậm hơn từ với mức đỉnh vào tháng 12/2021.

:white_check_mark:Trong 6 tháng đầu năm 2022, lợi nhuận của DPM và DCM ước đạt tăng trưởng ấn tượng nhờ:

  1. giá urê thấp trong 6 tháng đầu 2021 và
  2. giá xuất khẩu cao trong tháng 1.2022 (giá xuất khẩu được chốt ở mức cao trong T12).

Tuy nhiên, lưu ý cho các ndt: LN trong 6 tháng cuối năm 2022 có thể giảm YoY, với giả định rằng tình trạng thiếu than ở Trung Quốc sẽ giảm bớt và nông dân không thể tiếp tục chịu giá phân bón cao. Do đó, ước tính lợi nhuận cho DPM và DCM cụ thể như sau:

:white_check_mark:QUAN TRỌNG: Nếu follow theo nhận định của Team thì 2 mã DCM và DPM đã được dự báo tạo đáy từ 25.01.2022. Tính đến nay đã tăng hơn 50%. :clap: :clap: :clap:

*Nguồn SSI
Team Vẽ Tranh Tím luôn đồng hành cùng Nhà Đầu Tư trong từng bước đặt lệnh:
:point_right:Tham gia Cộng Đồng NĐT Vẽ Tranh Tím: https://bit.ly/ve-tranh-tim-co-phieu-■■■■■■■■
:point_right: Theo dõi FanPage Vẽ Tranh Tím: https://bit.ly/ve-tranh-tim-co-phieu-fanpage
:point_right: Theo dõi Nhận định thị trường và Chia sẻ kiến thức kinh nghiệm đầu tư: https://bit.ly/ve-tranh-tim-co-phieu-youtube
:point_right: Đừng quên Theo Đuôi Vẽ Tranh Tím để nhận được tin tức và khuyến nghị đầu tư sớm nhất thị trường: https://bit.ly/ve-tranh-tim-co-phieu-website

:white_check_mark: Hỗ trợ hết mình, đồng hành với NĐT trên mọi hành trình, Liên hệ ngay ■■■■ 0947 659 735 (Như Thùy) hoặc 032 826 4519 (Gia Khánh)

8 Likes

25.01 thì ngay đáy à

dô Phân Bón Q1-2 năm nay thì vẫn ngon lành

ad Cường lên bài hôm 25.01 đó bác, y như rằng

TÂY đang múc và TA đang bán, quá nhiều tin có lợi cho phân bón

Ngựa xích thố DPM và Hồ vằn DCM thì làm sao để các anh yếu bóng vía cưỡi được chứ. Anh nào sợ xuống tàu DPM giá 59 thì … ko đủ trình cưỡi em nó được đâu

Chúng tôi rất cảm ơn hành vi bán ra của các bạn hôm nay. Nó là phần lợi nhuận của chúng tôi vào ngày mai

không chỉ phân bón hưởng lợi, hóa chất, lương thực, dầu, … đúng là trong nguy có cơ, cơ hội chỉ dành cho ai nhìn xa trông rộng như ad Cường

DPM tuy không tăng mạnh như DCM nhưng quá ổn với PE,EPS hiện tại và tình hình giá phân trên thế giới :stuck_out_tongue_winking_eye:

phân thơm các bác nhờ :rofl: