Có bao giờ bạn tự hỏi mục đích lên sàn của cổ phiếu?

Thị trường chứng khoán nôm na vẫn thường gọi là nơi để huy động nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dưới góc độ NĐT, có bao giờ bạn thắc mắc, cổ phiếu ( doanh nghiệp ) này lên sàn là để làm gì. Khi bạn đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này thì bạn sẽ tránh được khá nhiều vỏ dưa, vỏ dừa khi sàng lọc để tìm kiếm cơ hội đầu tư. Theo kinh nghiệm nhiều năm của mình, doanh nghiệp lên sàn sẽ có có các mục đích sau đây:

1. Lên sàn theo lộ trình cổ phần hóa và niêm yết các DN nhà nước . Nghị định 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “Doanh nghiệp cổ phần hóa có tình hình tài chính đáp ứng đủ điều kiện niêm yết theo quy định của pháp luật về chứng khoán phải xây dựng phương án, lộ trình niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật. Cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa quy định việc cổ phần hóa đồng thời với việc niêm yết trên thị trường chứng khoán trong phương án cổ phần hóa để công bố cho các nhà đầu tư biết trước khi chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO)”.

Việc nhà nước cổ phần hóa và đẩy doanh nghiệp lên sàn có 2 lý do. Một là làm tăng tính minh bạch cho doanh nghiệp, và định giá được giá trị doanh nghiệp mà nhà nước đang sở hữu. Hai là phục vụ cho việc tìm kiếm đối tác để thoái vốn, giảm sở hữu nhà nước trong những ngành nghề không cần sự chi phối quá nhiều của nhà nước, giúp tư nhân hóa doanh nghiệp và thúc đẩy hoạt động kinh doanh hiệu quả, bền vững.

Những ví dụ điển hình cho doanh nghiệp dàng này là: GAS, ACV, HVN, PLX, VCB, CTG, BID,.BSR…

2. Lên sàn để tiếp cận được nguồn vốn đầu tư dài hạn với chi phí hợp lý: Số lượng doanh nghiệp lên sàn vì mục đích này có bao gồm cả những DN nhà nước muốn mở rộng hoạt động kinh doanh. Thông thường doanh nghiệp hiện nay phải huy động vốn tín dụng với chi phí khá cao khoảng 14-16%/năm, và rủi ro phụ thuộc vào biến đổi lãi suất nằm ngoài khả năng kiểm soát được của doanh nghiệp. Thị trường chứng khoán là nơi " Tiền - vốn" tìm về nơi nào cần đến nó với tiềm năng khuếch đại được khoản vốn đầu tư, tạo ra giá trị dài hạn cho người góp vốn mua cổ phần. Ngoài ra, với những DN tầm cỡ, cần sử dụng Đô la Trump thì việc niêm yết sẽ tạo tính minh bạch hơn, để NĐT nước ngoài có thể đánh giá năng lực tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, từ đó ra quyết định mua trái phiếu hoặc làm cổ đông chiến lược.Sau khi doanh nghiệp đã lớn mạnh, tăng vốn thường theo cách chia cổ tức bằng cổ phiếu hoặc tìm đối tác chiến lược lâu dài để phát hành riêng lẻ. Những doanh nghiệp này nhìn chung về dài hạn sẽ đem lại lợi ích bền vững cho NĐT như FPT, VIC, VCB, VNM, HPG, VJC,…

3. Lên sàn để lãnh đạo bán cổ phiếu đổ đầu NĐT nhỏ lẻ. Nhìn chung kiểu doanh nghiệp như này, ngành nghề kinh doanh không có gì sáng. Đa phần là các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề ít có khả năng tăng trưởng dài hạn. Doanh nghiệp không có bề dày lịch sử, không có đối tác chiến lược hoặc quỹ đầu tư tài chính tầm cỡ. Báo cáo kiểm toán của doanh nghiệp thường do các Công ty kiểm toán trong nước kiểm toán. Doanh số, lợi nhuận năm lên sàn cao ngất ngưởng tạo nên các chỉ số tài chính đẹp như mơ để lùa gà, trong khi những năm trước thì không có số liệu để so sánh đối chiếu.Tại sao lại bán cho NĐT nhỏ lẻ mà không phải NĐT tổ chức có danh tiếng? Vì với những DN dạng này, không có tổ chức tài chính uy tín nào lại đi mua cổ phiếu của họ dưới dạng đối tác chiến lược hay coi là khoản đầu tư tài chính tiềm năng cả. Lãnh đạo muốn thu tiền thì cách đơn giản nhất là đổ đầu cho NĐT nhỏ, càng nhiều càng tốt và không quan trọng mức giá. Những cổ phiếu dạng này, lúc lên sàn thường tạo ra những con sóng lên xuống khủng khiếp, ban đầu chào sàn giá khá cao, thường là trên 3x, xong xả thẳng sàn nhiều phiên tạo thanh khoản lớn kích thích NĐT bắt đáy vì thấy chỉ số tài chính đẹp. Dạng này cp 1 đi k trở lại vì giá vốn của lãnh đạo chỉ là 1 tờ giấy không hơn không kém, điển hình như AMD, HKB, SJF, ITQ, NDF, ACM, FTM …và giá cp đa phần đều từ cốc trà đá trở xuống.

4. Lên sàn để hút máu cổ đông nhỏ lẻ: Kiểu doanh nghiệp thế này thì trên thị trường điển hình có họ nhà FLC,FIT, KLF, HQC, …DN thì rất nổ với nhiều dự án này nọ, hoạt động kinh doanh cũng ra trò phết, bão lãi tăng trưởng đều đặn. Nhưng có 3 điểm để nhận ra dễ dàng 1 doanh nghiệp chuyên hút máu cổ đông đó là. Thứ nhất, phát hành tăng vốn quá nhanh trong thời gian quá ngắn. Thường sau 3-4 năm, vốn điều lệ của doanh nghiệp tăng đến cả chục lần chỉ thông qua " bán ưu đãi giá 10" trong khi giá trên sàn thì chưa bằng 1 nửa. Một đứa trẻ con cũng có thể nhận ra sự vô lý này, nhưng cơ sao vẫn cứ phát hành thành công hết lần này đến lần khác. Mình sẽ có bài viết về cách thức những doanh nghiệp này phát hành như thế nào. Thứ 2, không bao giờ phát hành nổi cho 1 đối tác chiến lược nào có danh tiếng. Thứ 3, LN không bao giờ hạch toán cao đột biến, do sợ phải nộp quá nhiều tiền thuế vì lợi nhuận ảo, và nhiều lần bị cơ quan thuế truy thu, cưỡng chế và tiền “ảo” thu được từ đợt phát hành không có báo cáo tiến độ sử dụng vốn ra sao.

  1. Lên sàn để thực hiện các mục đích riêng của doanh nghiệp. Dạng này có TCB, VPB, …Ban đầu lên sàn qua quá trình tăng vốn chia tách, và phát hành cho đối tác chiến lược với giá cao. Vì các tổ chức tài chính thường sẽ vừa kết hợp định giá vừa theo dõi lấy giá thị trường làm cơ sở để mua cổ phần. Ban đầu, cp được các nhà tạo lập đẩy giá, giữ giá và làm thanh khoản tạo tính hấp dẫn, mang tính thị trường cao. Sau khi game đã xong, thì cổ phiếu sẽ mất đi sự tham gia của nhà tạo lập, và thanh khoản tóp lại, phản ánh đúng tình trạng cung cầu. Với NĐT việc cổ phiếu giảm là điều rất buồn, chẳng ai mong muốn. Nhưng đứng trên góc độ doanh nghiệp, cổ phiếu lúc này đã tự vận động được theo thị trường mà không cần có bàn tay của nhà tạo lập, thì đó cũng là một thành công rồi. Bao giờ có game mới thì lúc ấy nhà tạo lập lại vào làm ván mới.
10 Likes

Thế A phải mua con rì

2 Likes

Bài viết thú vị.

3 Likes

thích độc cái số 1, điển hình là GVR và IDC, toàn DN khủng

3 Likes

mình thấy hay đấy, thế mình hỏi tí, nếu mua cp tiềm năng v, nên mua OTC trước hay đợi nó lên sàn hẳn r mua. Như mình cũng có nhiều người bạn đang mua cổ phiếu bamboo airways, bạn nghĩ sao về case này

1 Likes

Người ta phân tích các trường hợp lên sàn chung. Bác đi hỏi cái mã… ???

1 Likes

Bài viết hay.

1 Likes

Like

1 Likes

Vì đây là case đặc biệt, nó cũng có thể lên sàn. Mình đang thấy bài này chủ thớt hay, có thể cùng thảo luận về case này.

2 Likes