CƠN SÓNG Hạ Tầng Giao thông xuất hiện

Thái Bình: Lý do Bộ GTVT kiến nghị “giải cứu” BOT cầu Thái Hà

TRUNG DULDO 07/09/2022 15:15

Thái Bình - Bộ GTVT vừa có báo cáo đề xuất Chính phủ về giải pháp xử lý vướng mắc, bất cập tại một số trạm thu phí/dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT, trong đó có BOT cầu Thái Hà (cầu nối giữa tỉnh Thái Bình và Hà Nam qua sông Hồng).

Theo đó, Bộ GTVT kiến nghị bố trí gần 4.800 tỉ đồng vốn Nhà nước để chấm dứt hợp đồng đối với 4 dự án BOT giao thông bị “vỡ” phương án tài chính gồm: Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn Km1738+148 - Km1763+610; dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Thái Hà vượt sông Hồng trên đường nối hai tỉnh Thái Bình và Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (giai đoạn 1); dự án cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc và dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Việt Trì - Ba Vì nối QL32 với QL32C.

"Vỡ" phương án tài chính với lý do bất ngờ

Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Thái Hà vượt sông Hồng trên đường nối hai tỉnh Thái Bình và Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (giai đoạn 1) có tổng mức đầu tư khoảng 1.709 tỉ đồng.

Theo hợp đồng dự án, nhà đầu tư được sử dụng trạm thu phí cầu Thái Hà để hoàn vốn. Thời gian thu phí hoàn vốn khoảng 16 năm 7 tháng.

Theo đại diện nhà đầu tư, dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng từ tháng 4.2018, nhà đầu tư bắt đầu thu phí từ tháng 2.2019.

Tuy nhiên, từ thời điểm thu phí đến nay, doanh thu thực tế chỉ đạt khoảng 14,8% so với phương án tài chính hợp đồng BOT, dẫn đến phá vỡ phương án tài chính, nguy cơ phá sản cho nhà đầu tư.

“Nguyên nhân chính do sau khi dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo QL39A và dự án xây dựng cầu Hưng Hà vượt sông Hồng hoàn thành, hầu hết các phương tiện đều chọn tuyến đường không thu phí qua cầu Hưng Hà. Trong khi khoảng cách từ cầu Thái Hà đến cầu Hưng Hà rất ngắn, chỉ khoảng 3 - 4 km”, đại diện trạm thu phí BOT cầu Thái Hà, cho biết.

Trước thực trạng nêu trên, bố trí vốn ngân sách nhà nước để chấm dứt hợp đồng dự án là phương án được Bộ GTVT đưa ra sau khi lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương liên quan và đề xuất của nhà đầu tư.

Riêng đối với dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Thái Hà, sau khi cân nhắc kỹ, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ cho phép chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và bố trí vốn nhà nước (khoảng 2.049 tỉ đồng) để thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án.

Cùng với BOT cầu Thái Hà (huyện Hưng Hà) thì BOT Thanh Nê (huyện Kiến Xương) là 2 trạm thu phí đến nay chưa lắp đặt, vận hành được thu phí tự động không dừng. Ảnh: T.D

admicro.vn

Xem thêm

Chưa triển khai được lắp đặt thu phí không dừng vì thiếu kinh phí

Theo Bộ GTVT, đến nay, trên cả nước còn 7 trạm thu phí BOT chưa thể triển khai lắp đặt, vận hành hệ thống thu phí không dừng. Trong đó, ngay tại tỉnh Thái Bình có 2 trạm thu phí gồm BOT cầu Thái Hà (đặt tại xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà) và BOT Km 13 + 250 quốc lộ 39B (còn gọi là BOT Thanh Nê, đặt tại xã Bình Minh, huyện Kiến Xương).

Đặc điểm chung của cả 2 trạm BOT này đều có khó khăn, thâm hụt phương án tài chính nên nhà đầu tư các dự án và UBND tỉnh Thái Bình đã có tờ trình đề nghị Bộ GTVT cho phép hoãn thời gian triển khai lắp đặt, thực hiện thu phí không dừng do doanh nghiệp thiếu kinh phí, vốn.

Trong khi BOT cầu Thái Hà bị “vỡ” phương án tài chính, nguyên nhân như đã nêu ở trên, thì BOT Thanh Nê lại không thể thu được phí theo dự kiến.

Lý do bởi, đa số người dân, tài xế cho rằng nhà đầu tư dự án là Công ty CP Tasco Nam Thái chỉ thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường 39B đoạn tuyến tránh thị trấn Thanh Nê (huyện Kiến Xương) và đoạn từ Trung tâm Điện lực Thái Bình đến cầu Diêm Điền (huyện Thái Thụy) theo hình thức BT kết hợp BOT.

Do đó, việc UBND tỉnh Thái Bình cho phép Công ty CP Tasco Nam Thái được xây dựng 2 trạm BOT, tiến hành thu phí ở cả tuyến đường mà nhà đầu tư này thực hiện, lẫn đường 39B cũ hướng từ TP.Thái Bình đi huyện Tiền Hải là không đúng quy định, tận thu và “làm đường một nơi, thu phí một nẻo”.

Cũng từ lý do này, kể từ khi Công ty CP Tasco Nam Thái bắt đầu triển khai thực hiện thu phí tại BOT Thanh Nê từ đầu năm 2017 đến nay đã luôn vấp phải sự phản đối quyết liệt, gay gắt từ phía người dân và các lái xe khi lưu thông qua trạm thu phí. Đa số đều không chấp nhận bỏ tiền mua vé, trả phí một cách vô lý.

Đỉnh điểm, từ ngày 15 - 19.8 vừa qua, khi nhà đầu tư áp dụng tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự tại BOT Thanh Nê đã gặp phải sự phản ứng rất lớn của dư luận dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông, tập trung đông người vào một số thời điểm.

Khoảng 4 ngày sau đó cho đến đến nay, trước tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông diễn biến phức tạp, căng thẳng tại khu vực trạm thu phí - theo ghi nhận thực tế của PV Lao Động - nhà đầu tư là Công ty CP Tasco Nam Thái đã chủ động “hạ nhiệt”, quay trở lại thu phí theo kiểu “thu được thì thu, không thu được thì đành phải chấp nhận cho xe qua miễn phí”…

Anh e lên tàu chưa…

Cơ hội…

Tiền đô hêt vao hạ tầng

Sóng xuất hiện chưa các cụ…

Rút chân ngay

hậ tầng lại cùng dầu khí 2 ngành mũi nhọn của đâu tư công cuu TT

C4g chay căng nhi…

Cụ @Nontop đã nói thi chuẩn luôn rồi…

sóng hạ tầng kìa… Gợn sóng rồi… Các cụ ơi…

Theo cụ @nontop chuẩn luôn… Hehe

Chiểu nay ha tầng rút chân…

Xanh xanh

Dậy đi nào cp hạ tầng…

Hạ tầng và Dầu Khí cứu TT rồi

Vé rẻ cuối cùng…

Mai tt tăng mạnh luôn… Hnay cụ nào vao có quà dài dài…

Sóng này mai bắt đầu…

Mai the nào cụ ơi…