Dành cho các chứng sĩ - cập nhật những tin tức hot nhất trong ngày!

Các quỹ ngoại rót tiền vào cổ phiếu Trung Quốc, tin tưởng điều tồi tệ nhất đã qua đi

Nhiều quỹ quản lý tài sản đang đặt kỳ vọng lớn vào thị trường chứng khoán Trung Quốc sau những động thái điều chỉnh chính sách gần đây của Bắc Kinh.

Theo Bloomberg, Franklin Templeton Investments và Eastspring Investments đang gia nhập danh sách ngày càng nhiều các nhà quản lý tài sản mua cổ phiếu Trung Quốc và đặt cược rằng việc Bắc Kinh điều chỉnh chính sách Zero COVID sẽ mang tới lợi nhuận đáng kể.

Đợt tăng giá gây chấn động của Trung Quốc trong tháng này đã củng cố niềm tin rằng những tổn thất gần đây đã là quá khứ, khi kế hoạch giải cứu bất động sản và nới lỏng chính sách Zero COVID đang củng cố tâm lý nhà đầu tư.

Trong tháng 11, chỉ số MSCI của Trung Quốc đã tăng hơn 24%, so với mức khoảng 5% của chỉ số toàn cầu.

Chỉ số MSCI của Trung Quốc có mức phục hồi đáng kể trong tháng 11.

Ông Bill Maldonado, Giám đốc đầu tư của Eastspring, cho biết: “Những điều tồi tệ nhất đã được thị trường tính vào giá, và đang có nhiều cơ hội để tăng trưởng” đối với cổ phiếu Trung Quốc. “Bạn sẽ mua vào ngay bây giờ, và kỳ vọng mọi thứ sẽ hồi phục sau khoảng ba đến 6 tháng”.

Quan điểm trên được lặp lại bởi ông Manraj Sekhon, Giám đốc đầu tư cổ phiếu thị trường mới nổi của Templeton: “đã tới lúc rót tiền vào thị trường Trung Quốc nếu bạn vẫn còn chưa tham gia”.

Quan điểm lạc quan từ hai nhà đầu tư kỳ cựu với tổng kinh nghiệm trên thị trường lên tới nửa thế kỷ cũng tương tự với các tuyên bố từ Fidelity International và China Asset Management. Hai công ty này đã bày tỏ niềm tin vào thị trường Trung Quốc.

Sự phục hồi đã được chờ đợi từ lâu. Chứng khoán Trung Quốc đã trượt dài trong một năm, từ mức đỉnh vào tháng 2/2021 xuống đáy vào tháng 10/2022, làm xóa sổ 6.000 tỷ USD khỏi vốn hóa thị trường. Không lâu sau đó, đợt tăng giá bắt đầu do việc nới lỏng các hạn chế Zero COVID và cải thiện quan hệ Mỹ-Trung.

Chỉ số Hang Seng China Enterprises đã tăng 25% trong tháng này, trở thành một trong những chỉ số hoạt động hiệu quả nhất trên toàn cầu. Trước đó chỉ một tháng, chỉ số này vẫn dẫn đầu trong danh sách thua lỗ của thế giới.

Ông Sekhon của Templeton, công ty đang quản lý 1.300 tỷ USD, nhận định nỗ lực của Bắc Kinh nhằm nới lỏng một số hạn chế trong chính sách COVID là một bước đi “đúng hướng”.

Ông cho rằng việc thay đổi chính sách COVID cùng với động thái làm tan băng mối quan hệ Mỹ-Trung giúp “tạo cơ sở cho tâm lý thị trường”. Cổ phiếu Trung Quốc đang ở điểm uốn, mang tới cơ hội mua vào, ông nói.

Với ông Maldonado của Eastspring, những cơ hội bao gồm các công ty liên quan tới sự bùng nổ của xe điện, công nghệ xanh và ngành công nghiệp bán dẫn. Ông nói: “Định giá đã trở nên rất rẻ, và kỳ vọng thu nhập đã trở nên rất, rất thấp”.

Nguồn bài viết: Các quỹ ngoại rót tiền vào cổ phiếu Trung Quốc, tin tưởng điều tồi tệ nhất đã qua đi

1 Likes

Chứng khoán Mỹ giảm phiên thứ hai liên tiếp, giá dầu bốc hơi hơn 3%

Thị trường thất vọng sau khi một quan chức Fed nói “lãi suất chính sách vẫn chưa đạt tới vùng có thể được coi là đủ thắt chặt”…

Ảnh minh hoạ - Ảnh: Reuters.

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm phiên thứ hai liên tiếp trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (18/11), khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ bật tăng sau khi một số quan chức của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) phát tín hiệu rằng chiến dịch tăng lãi suất để chống lạm phát còn lâu mới đến hồi kết. Giá dầu thô giảm mạnh vì nỗi lo lãi suất tăng cao và mối lo về nhu cầu tiêu thụ dầu của Trung Quốc.

Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones giảm 7,51 điểm, tương đương giảm 0,02%, còn 33.546,32 điểm. Trong phiên, có lúc chỉ số giảm 314 điểm.

Chỉ số S&P 500 giảm 0,31%, còn 3.946,56 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 0,35%, còn 11.144,96 điểm.

Các chỉ số thoát đáy một phần nhờ cú tăng gần 5% của cổ phiếu Cisco Systems. Công ty thiết bị kết nối mạng công bố kết quả kinh doanh quý 3 vượt dự báo của giới phân tích và đưa ra dự báo lạc quan về quý 4. Các cổ phiếu công nghệ khác như Apple và Intel cũng tăng.

Phiên này, nhà đầu tư nghiền ngẫm các phát biểu của Chủ tịch Fed chi nhánh St Louis, ông James Bullard. Nhà hoạch định chính sách tiền tệ này nói “lãi suất chính sách vẫn chưa đạt tới vùng có thể được coi là đủ thắt chặt”.

“Sự thay đổi trong lập trường chính sách tiền tệ có vẻ mới chỉ ảnh hưởng hạn chế đến lạm phát quan sát được, nhưng sự định giá tài sản trên thị trường lại phản ánh kỳ vọng rằng lạm phát sẽ giảm trong năm 2023”, ông Bullard nói thêm.

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm, vốn có độ nhạy cảm cao với lãi suất, tăng mạnh lên mức 4,45% trong phiên ngày thứ Năm. Cú tăng này phản ánh mối lo ngại rằng lãi suất tăng cao sẽ đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái.

“Thị trường việc làm đang rất thắt chặt. Tôi không biết là có thể tiếp tục kéo lạm phát cao như hiện nay xuống bằng cách nào mà không gây ra sự giảm tốc thực sự trong nền kinh tế. Thậm chí, nền kinh tế có thể suy giảm để chúng ta có thể đạt được mục tiêu lạm phát”, Chủ tịch Fed chi nhánh Kansas, bà Esther George nói với tờ Wall Street Journal hôm thứ Tư.

Những cổ phiếu có độ nhạy cảm cao với suy thoái kinh tế cũng chính là những cổ phiếu mất giá nhiều nhất trong S&P 500 phiên này, gồm cổ phiếu nguyên vật liệu cơ bản và tiêu dùng không thiết yếu.

“Chính sách tiền tệ thăt chặt thêm và ảnh hưởng cộng dồn của những đợt tăng lãi suất đã có trong năm nay đẩy nguy cơ suy thoái kinh tế lên cao. Chúng tôi tiếp tục tin rằng các tiền đề kinh tế vĩ mô cho một cuộc phục hồi bền vững - bao gồm cắt giảm lãi suất, và một mức đáy trong tốc độ tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận doanh nghiệp - rồi sẽ đến lúc xuất hiện, nhưng chưa phải là bây giờ”, Giám đốc đầu tư toàn cầu của UBS Global Wealth Management, ông Mark Haefele, phát biểu.

Giá dầu thô Brent giao sau tại thị trường London giảm 2,81 USD/thùng, tương đương giảm 3%, còn 90,05 USD/thùng. Giá dầu thô WTI giao sau tại New York sụt 3,54 USD/thùng, tương đương giảm 4,1%, còn 82,05 USD/thùng.

“Đang có nhiều nguồn áp lực giảm giá đối với dầu. Số ca nhiễm mới Covid-19 ở Trung Quốc đang tưang lên, lãi suất ở Mỹ tiếp tục tăng, và nhân tố kỹ thuật trên thị trường đang yếu”, Phó chủ tịch phụ trách giao dịch của BOK Financial, ông Dennis Kissler, nói.

Theo ông Kissler, việc giá dầu thô giao sau ở Mỹ giảm xuống dưới mức bình quân 50 ngày - một ngưỡng kỹ thuật quan trọng, đã khiến các quỹ đầu tư mạnh tay bán ra các hợp đồng dầu. Ông dự báo áp lực bán này sẽ tiếp tục vào đầu tuần tới.

“Thị trường đang thực sự bị chi phối bởi khả năng nhu cầu tiêu thụ dầu giảm nhiều. Tâm lý của nhà đầu tư đang dịch chuyển theo hướng đi xuống”, nhà phân tích Phil Flynn của Price Futures Group nói với hãng tin Reuters.

Nhà phân tích cấp cao Craig Erlam của Oanda cũng cho rằng tình hình Covid của Trung Quốc vẫn là một rủi ro mất giá đối với dầu thô trong ngắn hạn.

Nguồn bài viết: Chứng khoán Mỹ giảm phiên thứ hai liên tiếp, giá dầu bốc hơi hơn 3% - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Khối ngoại tiếp tục gom cổ phiếu ngân hàng, một nhà băng kín room

(ĐTCK) Tiếp nối phiên giao dịch bùng nổ hôm qua, sắc xanh tiếp tục bao phủ nhóm cổ phiếu ngân hàng phiên giao dịch sáng 17/11, với lực mua tích cực từ khối ngoại. Một nhà băng sau 6 phiên liên tục được mua ròng đã kín “room ngoại”.
Ghi nhận sau khi kết thúc phiên sáng, chỉ số ngành ngân hàng tăng 1,74%, với hầu hết các mã tăng từ 2%-3%. Có 3 mã tăng trên 4% là SHB (tăng 4,01%), STB (tăng 5,26%) và LPB tăng hết biên độ 6,92%. Chỉ có 2 mã ngân hàng giảm điểm là TPB của TPBank (giảm 0,48%) và EIB của Eximbank (giảm 6,9%).

Khối ngoại tiếp tục mua ròng mạnh cổ phiếu ngân hàng với khối lượng khá lớn sau khi có thông tin chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng toàn ngành năm nay có thể được xem xét nới thêm. Top nhà băng được khối ngoại mua ròng mạnh nhất phiên sáng nay gồm mã STB của Sacombank được mua ròng 12,2 triệu cổ phiếu, HDB của HDBank được mua ròng 2,7 triệu cổ phiếu, CTG của Vietinbank được mua ròng 2,2 triệu cổ phiếu.

Đáng chú ý, HDB đã kín room ngoại sau 6 phiên liên tiếp được các quỹ ngoại miệt mài mua vào với tổng khối lượng mua ròng khoảng 9,2 triệu cổ phiếu. Tính chung từ đầu năm tới nay HDB được khối ngoại mua ròng 21 triệu cổ phiếu. Chốt phiên sáng, HDB tăng 1,38% lên 15.100 đồng/cổ phiếu.

Ở chiều ngược lại, có 2 mã bị khối ngoại bán ròng là MBB với khối lượng bán ròng 3,2 triệu cổ phiếu, và SHB bán ròng nhẹ 30.347 cổ phiếu.

Theo báo cáo đánh giá xếp hạng ngành ngân hàng mới đây, công ty chứng khoán Yuanta nhận định cổ phiếu ngành ngân hàng đang có mức định giá hấp dẫn, khi thị giá chỉ tương đương giá trị sổ sách (P/B 1 lần) trong khi tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2022 dự báo đạt 20%. Cổ phiếu một số ngân hàng có tiềm năng tăng trưởng cao từ vùng giá hiện tại như ACB (tăng 54%), HDB (tăng 79%) và STB (tăng 78%).

Nguồn bài viết: Khối ngoại tiếp tục gom cổ phiếu ngân hàng, một nhà băng kín room | Tin nhanh chứng khoán

1 Likes

Tin thế giới 18-11: Chiến sự ở Ukraine trong tuyết rơi; Mỹ lo khủng bố bằng drone gắn bom

TTO - Ukraine cử chuyên gia tới Ba Lan; Bà Pelosi từ chức lãnh đạo Đảng Dân chủ ở Hạ viện sau gần 20 năm; IAEA thông qua nghị quyết chỉ trích Iran; Trung Quốc mở đại học quốc gia dành cho người già… là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 18-11.

Tin thế giới 18-11: Chiến sự ở Ukraine trong tuyết rơi; Mỹ lo khủng bố bằng drone gắn bom - Ảnh 1.

Ảnh chụp ngày 17-11 cho thấy những lá cờ Ukraine tại quảng trường Độc Lập ở Kiev - tượng trưng cho cái chết của những người lính Ukraine trong cuộc xung đột - bị tuyết bao phủ - Ảnh: AFP

*** Tuyết đầu mùa rơi ở Ukraine giữa lúc Nga tiến hành đợt tấn công mới.** Theo Hãng tin AFP, Nga tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào các thành phố trên khắp Ukraine ngày 17-11. Đây là đợt tấn công mới nhất ảnh hưởng tới cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này, khi mùa đông đã bắt đầu và nhiệt độ giảm xuống.

Các nhà báo của AFP có mặt tại một số thành phố của Ukraine cho biết các cuộc tấn công mới nhất của Nga trùng với đợt tuyết đầu mùa, sau khi các quan chức ở Kiev cảnh báo về những ngày “khó khăn” sắp tới. Chính quyền khu vực thủ đô Kiev cho biết: “4 tên lửa và 5 máy bay không người lái Shahed đã bị bắn hạ ở Kiev”.

*** Ukraine cử chuyên gia tới Ba Lan.** Ngày 17-11, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết các chuyên gia Ukraine đã tới Ba Lan tham gia điều tra nguồn gốc tên lửa rơi trên lãnh thổ Ba Lan khiến 2 người chết.

“Các chuyên gia của chúng tôi đã có mặt tại Ba Lan. Chúng tôi hy vọng họ sẽ nhanh chóng tiếp cận được hiện trường” - Ngoại trưởng Kuleba viết trên Twitter.

Ba Lan cho biết một quả tên lửa rơi xuống làng Przewodow, cách biên giới với Ukraine khoảng 6km, vào hôm 15-11 khiến 2 người chết. Nga phủ nhận trách nhiệm, còn Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói đây không phải là tên lửa Ukraine.

Tuy nhiên, Ba Lan và NATO kết luận sơ bộ rằng đây có thể là tên lửa phòng không của Ukraine “bay lạc”, chứ không phải do Nga phóng.

*** Bà Pelosi từ chức lãnh đạo Đảng Dân chủ ở Hạ viện sau gần 20 năm, ông Biden lên tiếng.** Ngày 17-11, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng người Mỹ nợ Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi một “món nợ sâu sắc về lòng biết ơn” trong bối cảnh bà Pelosi thông báo sẽ từ chức lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Hạ viện sau gần 20 năm, khi Đảng Cộng hòa quay lại kiểm soát Hạ viện vào tháng 1-2023.

Ông Biden đánh giá phản ứng của bà Pelosi với vụ bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ năm ngoái đã cho thấy bà là “người bảo vệ nền dân chủ quyết liệt”, và bà sẽ được nhớ đến là chủ tịch Hạ viện “có ảnh hưởng nhất” trong lịch sử Mỹ. Bà Pelosi là người phụ nữ đầu tiên trở thành chủ tịch Hạ viện Mỹ.

*** Nga phản ứng sau khi tòa án Hà Lan ra phán quyết vụ máy bay MH17.** Theo Hãng tin Tass, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Ivan Nechayev cho biết nước này sẽ xem xét kỹ lưỡng phán quyết của tòa án Hà Lan và “sẵn sàng đưa ra bình luận sau khi kiểm tra tài liệu pháp lý này”.

Trước đó, tòa án tại Hà Lan ngày 17-11 cho rằng máy bay MH17 của Hãng hàng không Malaysia Airlines bị bắn rơi vào năm 2014 bởi một tên lửa do Nga sản xuất, phóng lên từ một cánh đồng ở miền đông Ukraine, nơi lực lượng ly khai thân Nga kiểm soát vào lúc đó. Tòa tuyên án tù chung thân ba người đàn ông vì vai trò của họ trong vụ việc, còn một người thứ tư trắng án.

Lính cứu hỏa Palestine nỗ lực dập tắt đám cháy trong tòa nhà tại trại tị nạn Jabalia ở Dải Gaza ngày 17-11 - Ảnh: AFP

*** Ít nhất 21 người thiệt mạng, nhiều người khác bị thương do hỏa hoạn ở Dải Gaza.** Theo Hãng tin Reuters, đám cháy bùng phát tại một tòa nhà nơi cư dân tham dự tiệc tùng ở Dải Gaza.

Lính cứu hỏa phải mất hơn một giờ vào hôm 17-11 để khống chế đám cháy khổng lồ bùng lên từ tầng trên cùng của tòa nhà 4 tầng trong trại tị nạn Jabalia đông dân cư ở phía bắc Dải Gaza.

*** IAEA thông qua nghị quyết chỉ trích Iran, Tehran phản ứng.** Ngày 17-11, Hội đồng thống đốc của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) với 35 thành viên đã thông qua nghị quyết chỉ trích Iran vì thiếu hợp tác, trong bối cảnh các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 để ngăn chặn Tehran sở hữu bom hạt nhân bị đình trệ.

Nghị quyết nhấn mạnh Iran cần “hành động để thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình”, và điều này là “cần thiết và cấp bách”. IAEA đã và đang thúc giục Iran giải thích về sự hiện diện của uranium nhân tạo không khai báo được tìm thấy tại ba địa điểm trong quá khứ, đồng thời kêu gọi “tiếp cận các địa điểm và vật liệu” cũng như thu thập các mẫu.

Phản ứng cùng ngày, Iran cảnh báo nghị quyết được IAEA thông qua có thể “ảnh hưởng đến quá trình hợp tác của đất nước chúng tôi” với cơ quan giám sát hạt nhân này của Liên Hiệp Quốc, theo Hãng tin AFP.

*** FBI điều tra các trường hợp dùng drone gắn bom tự chế.** Ngày 17-11, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray cho biết cơ quan này đang điều tra việc một số người điều khiển máy bay không người lái (drone) được trang bị bom tự chế bên trong nước Mỹ. Theo Hãng tin AFP, ông Wray không cung cấp thông tin chi tiết về các vụ việc này.

“Chúng tôi đang điều tra một số trường hợp ở Mỹ cố gắng vũ khí hóa máy bay không người lái bằng thiết bị nổ tự chế (IED)” - ông Wray nói trong phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ.

*** Trung Quốc lập đại học quốc gia dành cho người cao tuổi.** Theo Thời báo Hoàn Cầu, ngày 17-11, Bộ Giáo dục Trung Quốc thông báo họ đã quyết định thành lập một đại học quốc gia dành cho người già - động thái mà các chuyên gia tin rằng nhằm đối phó với xã hội đang già hóa và xây dựng một xã hội học tập suốt đời bất chấp tuổi tác.

Theo đó, “Đại học quốc gia dành cho người cao tuổi” sẽ được lập ra và sáp nhập với Đại học Mở Trung Quốc (ngôi trường dành cho người trưởng thành học tập suốt đời, với trụ sở chính ở Bắc Kinh, 45 chi nhánh, 3.735 trung tâm học tập). Các sinh viên theo học sẽ từ 60 tuổi trở lên và chương trình giảng dạy trải rộng từ ngoại ngữ, kỹ năng máy tính, âm nhạc và khiêu vũ cho đến nhiếp ảnh, hội họa, thể thao, nấu ăn, thủ công và các kỹ năng khác.

Nguồn bài viết: Tin thế giới 18-11: Chiến sự ở Ukraine trong tuyết rơi; Mỹ lo khủng bố bằng drone gắn bom - Tuổi Trẻ Online

1 Likes

Nay mới đọc tin này luôn, gắt vcc :rofl: :rofl: :rofl:

1 Likes

Ông Trần Đình Long trở lại danh sách tỷ phú

Ông Trần Đình Long trở lại danh sách tỷ phú

Sau khi cổ phiếu HPG tăng trần 2 phiên liên tiếp, khối tài sản của ông Trần Đình Long đã trở lại con số tỷ USD.

Theo Forbes, đến ngày 18/11/2022, tài sản của ông Trần Đình Long là 1,2 tỷ USD. Với kết quả này, ông Long đã trở lại danh sách tỷ phú USD.

Hiện tại, Việt Nam đang có 6 tỷ phú USD theo Forbes, tổng tài sản của các tỷ phú đang là 12,4 tỷ USD.

Trước đó, theo cập nhật của Forbes vào ngày 10/11, giá trị tài sản của Chủ tịch HĐQT Hòa Phát Trần Đình Long sụt giảm chỉ còn 938 triệu USD.

Thời điểm tháng 4/2022 , Việt Nam chính thức có tỷ phú USD thứ 7, theo cập nhật danh sách tỷ phú thế giới năm 2022 của Forbes, Việt Nam có 7 tỷ phú USD là: Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, CEO VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch THACO Trần Bá Dương, Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang và nhân vật mới là Chủ tịch Nova Group Bùi Thành Nhơn.

Ngày 10/11/2022, tài sản của ông Bùi Thành Nhơn cũng giảm chỉ còn 978,2 triệu USD. Với kết quả này, ông Nhơn đã không còn nằm trong danh sách tỷ phú USD thế giới.

Vừa qua, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va đã có công văn giải trình về việc giá cổ phiếu NVL giảm sàn 10 phiên giao dịch liên tiếp từ 3/11 đến 16/11.

Theo Novaland, giá cổ phiếu NVL giảm trong thời gian gần đây do yếu tố tâm lý trên thị trường chứng khoán và bị tác động bởi nhiều điều kiện kinh tế vĩ mô.

Trước đây, NVL đã có công văn về việc giá cổ phiếu NVL giảm sàn 5 phiên giao dịch liên tiếp. Theo đó, điệp khúc “do yếu tố tâm lý trên thị trường chứng khoán và bị tác động bởi nhiều điều kiện kinh tế vĩ mô” vẫn lặp lại.

1 Likes

Còn hơn 1 tháng chạy chỉ tiêu, một loạt doanh nghiệp giảm kế hoạch lợi nhuận từ 30% cho đến 90%

Còn hơn 1 tháng chạy chỉ tiêu, một loạt doanh nghiệp giảm kế hoạch lợi nhuận từ 30% cho đến 90%

Kinh doanh gặp khó, Tập đoàn Masan, Petrolimex, Chứng khoán KS, Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2… đồng loạt giảm mục tiêu lợi nhuận xuống thấp hơn kế hoạch dự kiến.

Mới đây, trong bối cảnh nguồn cung và giá dầu thế giới thời điểm cuối năm biến động bất thường, gây ảnh hưởng đến chi phí tạo nguồn và lợi nhuận, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam ( Petrolimex, mã: PLX) cho biết tập đoàn khó lòng thực hiện được kế hoạch đặt ra cho cả năm.

Theo đó, công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ bất thường 2022, Petrolimex giảm chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận trước thuế từ mức 3.060 tỷ đồng xuống còn 300 tỷ đồng , tương ứng giảm khoảng 90%. Trong khi, kế hoạch doanh thu điều chỉnh tăng từ 186.000 tỷ đồng lên 240.000 tỷ đồng .

Ông lớn xăng dầu này lý giải, năm 2022, dưới biến động bất thường dị biệt của giá dầu và nguồn cung năng lượng thế giới, cơ chế vận hành liên quan đến cấu thành giá cơ sở và sự cố từ NMLD Nghi Sơn đã làm cho hoạt động KDXD của toàn Tập đoàn bị ảnh hưởng trực tiếp và trọng yếu. Đây là trường hợp bất khả kháng nằm ngoài khả năng dự báo khi xây dựng kế hoạch của Tập đoàn.

Còn hơn 1 tháng chạy chỉ tiêu, một loạt doanh nghiệp giảm kế hoạch lợi nhuận từ 30% cho đến 90% - Ảnh 1.

Cuối tháng 10, Tập đoàn Masan (MSN) cũng thông báo hạ kế hoạch lợi nhuận sau thuế cả năm 2022 xuống còn 4.800 - 5.500 tỷ đồng, thấp hơn 30% - 35% so với mục tiêu lãi từ 6.900 - 8.500 tỷ đồng đã đề ra vào đầu năm nay.

Cụ thể, trong quý 3 vừa qua MSN ghi nhận tổng doanh thu thuần hơn 19.520 tỷ đồng và lãi ròng sau thuế hơn 840 tỷ đồng, tương đương giảm gần 17% và 47% so với cùng kỳ năm trước.

Tập đoàn này cho biết kết quả kinh doanh suy giảm do lợi nhuận sau thuế của MEATLife và Masan High-Tech Materials giảm. Đồng thời bị ảnh hưởng từ khoản lỗ chưa được hiện thực hóa do biến động tỷ giá hối đoái tăng khi đánh giá lại khoản nợ bằng USD, thu nhập từ Techcombank giảm…

Riêng chuỗi trà và cà phê Phúc Long, sau 9 tháng đầu năm, nhằm tiết kiệm chi phí và tập trung vào các cửa hàng flagship, Phúc Long đã đóng cửa các ki ốt kém hiệu quả.

Dựa vào kết quả hoạt động vừa qua, Masan giải thích việc hạ mục tiêu doanh thu và lợi nhuận năm 2022 rằng: " Do điều kiện thị trường không thuận lợi và người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, tuy nhiên, con số này vẫn thể hiện mức tăng trưởng vững chắc khi chuẩn hóa mức nền cao của năm 2021 ".

Còn hơn 1 tháng chạy chỉ tiêu, một loạt doanh nghiệp giảm kế hoạch lợi nhuận từ 30% cho đến 90% - Ảnh 2.

Còn theo lãnh đạo Công ty Chứng khoán KS , từ tháng 4/2022, tình hình thị trường có nhiều biến động lớn và chiến lược kinh doanh của Công ty thay đổi theo hướng gắn với phát triển hoạt động kinh doanh chứng khoán truyền thống dựa trên công nghệ. " Điều này đã tác động mạnh đến kế hoạch kinh doanh của Chứng khoán KS ", kéo theo động thái hạ chỉ tiêu lợi nhuận.

Theo đó, kế hoạch doanh thu năm 2022 của Chứng khoán KS sau điều chỉnh là 890 tỷ đồng, giảm hơn 56% so với kế hoạch ban đầu. Các khoản chi phí cũng giảm sâu. Do đó, mục tiêu lợi nhuận trước thuế sau điều chỉnh là 450 tỷ đồng, chỉ gần bằng 37% kế hoạch đã được ĐHĐCĐ thông qua trước đó.

Còn hơn 1 tháng chạy chỉ tiêu, một loạt doanh nghiệp giảm kế hoạch lợi nhuận từ 30% cho đến 90% - Ảnh 3.

CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (mã: D2D) cũng vừa thông qua kế hoạch điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm tài chính 2022.

Cụ thể, trong năm 2022, Công ty điều chỉnh doanh thu về 173,25 tỷ đồng, giảm 59,5% kế hoạch đầu năm và lợi nhuận sau thuế điều chỉnh về 8,26 tỷ đồng, giảm 93,2% so với kế hoạch đầu năm.

Hồi tháng 6, CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) công bố tài liệu họp ĐHCĐ thường niên 2022 với mục tiêu doanh thu 3.500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 110 tỷ đồng. Mục tiêu lợi nhuận này thấp hơn 81,7% so với con số 600 tỷ đồng mà HĐQT từng đề ra vào tháng 1.

Ở diễn biến liên quan, các báo cáo gần đây của nhóm CTCK cũng vừa hạ dự báo lợi nhuận của Tập đoàn Hòa Phát (HPG).

Cụ thể, SSI hạ dự báo lãi ròng năm nay của Hòa Phát xuống 10.200 tỷ đồng, tương ứng mức lỗ ròng 270 tỷ quý IV. Dự báo mới của VNDirect cũng giảm một nửa lợi nhuận Hòa Phát.

Lý do là bởi sản lượng tiêu thụ thép xây dựng và các sản phẩm thép khác của Hòa Phát đã xuống thấp nhất từ đầu năm 2021 trong tháng 10, cùng với động thái dừng lò, SSI cho rằng mối lo ngại chính trong thời gian tới với nhà sản xuất này là nhu cầu thép giảm nhanh ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu.

Còn hơn 1 tháng chạy chỉ tiêu, một loạt doanh nghiệp giảm kế hoạch lợi nhuận từ 30% cho đến 90% - Ảnh 4.

Nguồn bài viết: Còn hơn 1 tháng chạy chỉ tiêu, một loạt doanh nghiệp giảm kế hoạch lợi nhuận từ 30% cho đến 90%

1 Likes

6 công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu của Chủ tịch Phát Đạt (PDR) với khối lượng hàng chục triệu đơn vị

Trong 10 ngày qua, nhiều công ty chứng khoán như VCBS, MBS, SSV, TVSI… đã thông báo bán giải chấp hàng triệu cổ phiếu PDR thuộc sở hữu của Chủ tịch Phát Đạt và Phát Đạt Holdings.

Trong vòng 10 ngày (7/11 - 17/11), hàng loạt các công ty chứng khoán thông báo bán giải chấp gần 15 triệu cổ phiếu PDR thuộc sở hữu của ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (Mã: PDR) và Công ty TNHH Phát Đạt Holdings (tổ chức có liên quan đến chủ tịch công ty).

Các công ty chứng khoán thông báo bán giải chấp cổ phiếu PDR của ông Đạt và Phát Đạt Holdings từ ngày 7/11 đến 17/11

Ngày thông báo Công ty Chứng khoán Khối lượng cổ phiếu PDR bán giải chấp Chủ sở hữu Ngày dự kiến thực hiện giao dịch
17/11 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) 4.015.200 Ông Nguyễn Văn Đạt Từ ngày 18/11
16/11 CTCP Chứng khoán MB (MBS) 1.621.300 Ông Nguyễn Văn Đạt Từ ngày 16/11
16/11 CTCP Chứng khoán An Bình (ABS) 1.363.000 Ông Nguyễn Văn Đạt Từ 9h ngày 16/11 đến 22/11
14/11 Công ty TNHH Chứng khoán Shinhan Việt Nam (SSV) 1.263.400 Ông Nguyễn Văn Đạt Từ ngày 14/11
9/11 Công ty TNHH Chứng Khoán Maybank (MSVN) 2.600.000 Ông Nguyễn Văn Đạt Từ ngày 10/11
7/11 CTCP Chứng khoán Tân Việt (TVSI) 1.800.000 Ông Nguyễn Văn Đạt Từ ngày 8/11
1.900.000 Công ty TNHH Phát Đạt Holdings Từ ngày 8/11
Tổng 14.562.900

Cụ thể, mới đây công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) thông báo bán giải chấp 4.015.200 cổ phiếu của Chủ tịch Phát Đạt, thời gian dự kiến bán giải chấp từ ngày 18/11 đến khi đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định của VCBS.

Cùng thời gian, CTCP Chứng khoán MB (MBS) thông báo bán giải chấp 1.621.300 cổ phiếu của Chủ tịch Phát Đạt theo phương thức giao dịch khớp lệnh trên sàn hoặc giao dịch thỏa thuận, thời gian dự kiến bán giải chấp từ ngày 16/11; CTCP Chứng khoán An Bình (ABS) bán giải chấp 1.363.000 cổ phiếu của vị chủ tịch, thời gian dự kiến bán giải chấp từ 9h ngày 16/11 đến 22/11.

Tương tự, công ty TNHH Chứng Khoán Shinhan Việt Nam (SSV) bán giải chấp 1.263.400 cổ phiếu của chủ tịch, thời gian dự kiến thực hiện giao dịch từ ngày 14/11 cho đến khi đảm bảo đủ tỷ lệ theo quy định về giao dịch ký quỹ. Công ty TNHH Chứng khoán Maybank (MSVN) bán giải chấp 2,6 triệu cổ phiếu của chủ tịch, thời gian dự kiến thực hiện giao dịch kể từ ngày 10/11.

Trong một ngày, CTCP Chứng khoán Tân Việt (TVSI) thông báo bán giải chấp 1,8 triệu cổ phiếu của chủ tịch và 1,9 triệu cổ phiếu của Phát Đạt Holdings, thời gian thực hiện giao dịch dự kiến từ ngày 8/11 đến khi đủ tỷ lệ ký quỹ theo quy định.

Diễn biến cổ phiếu PDR. (Nguồn: VNDirect).

Việc hàng loạt công ty chứng khoán phải bán giải chấp cổ phiếu thuộc sở hữu của chủ tịch Phát Đạt và Phát Đạt Holdings diễn ra trong bối cảnh giá PDR giảm sàn 11 phiên liên tiếp (4/11 - 18/11), với khối lượng dư bán ở mức giá sàn hàng chục triệu đơn vị.

Cụ thể trong phiên sáng 18/11, số lượng cổ phiếu PDR dư bán ở mức giá sàn là 95 triệu đơn vị, chiếm 1/7 số lượng cổ phiếu đang lưu hành của Phát Đạt, trong khi đó, lượng cổ phiếu được khớp lệnh trong phiên là 6.600 đơn vị.

Nguồn bài viết: 6 công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu của Chủ tịch Phát Đạt (PDR) với khối lượng hàng chục triệu đơn vị

1 Likes

HPG khớp lệnh kỷ lục 100 triệu cổ phiếu trong phiên tăng mạnh thứ 4 liên tiếp, Chủ tịch Trần Đình Long lấy lại vị thế tỷ phú USD

HPG khớp lệnh kỷ lục 100 triệu cổ phiếu trong phiên tăng mạnh thứ 4 liên tiếp, Chủ tịch Trần Đình Long lấy lại vị thế tỷ phú USD

Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long

Đà hồi phục mạnh mẽ của cổ phiếu HPG đã nhanh chóng đưa Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long trở lại danh sách tỷ phú USD sau khi bị “rớt đài” ít ngày trước đó.

Thị trường chứng khoán vừa trải qua một phiên cuối tuần rung lắc dữ dội khi VN-Index liên tục đảo chiều trong biên độ khoảng 30 điểm. Áp lực chốt lời sau 2 phiên tăng mạnh rất nhiều cổ phiếu “hụt hơi” và chìm trong sắc đỏ tuy nhiên vẫn có những điểm sáng tích cực, nổi bật là HPG của Tập đoàn Hòa Phát.

“Cổ phiếu quốc dân” tiếp tục duy trì phong độ ấn tượng và có thời điểm chạm trần trước khi đóng cửa phiên 18/11 với mức tăng 6%. Đây cũng là phiên tăng mạnh thứ 4 liên tiếp của cổ phiếu đầu ngành thép. Không chỉ bứt phá về giá, giao dịch trên HPG cũng bùng nổ với khối lượng khớp lệnh đạt kỷ lục xấp xỉ 100 triệu cổ phiếu. Giá trị khớp lệnh lên đến gần 1.500 tỷ đồng, chiếm khoảng 1/8 thanh khoản khớp lệnh sàn HoSE.

HPG khớp lệnh kỷ lục 100 triệu cổ phiếu trong phiên tăng mạnh thứ 4 liên tiếp, Chủ tịch Trần Đình Long lấy lại vị thế tỷ phú USD - Ảnh 1.

Sau liên tiếp những phiên bứt phá mạnh, thị giá HPG đã tăng hơn 25% từ đáy, lên mức 15.100 đồng/cổ phiếu tương ứng vốn hóa thị trường lấy lại 18.000 tỷ đồng. Dù vậy, mức vốn hóa gần 88.400 tỷ đồng doanh nghiệp đầu ngành thép thời điểm hiện tại chỉ bằng khoảng 1/3 so với đỉnh đạt được cách đây chừng một năm.

Thời kỳ đỉnh cao, giá trị tài sản của Chủ tịch Trần Đình Long thậm chí đã lên đến hơn 3 tỷ USD. Con số này sau đó đã liên tục giảm cùng với chiều đi xuống của cổ phiếu HPG và có thời điểm chỉ còn 938 triệu USD vào ngày 10/11. Tuy nhiên, đà hồi phục mạnh mẽ của cổ phiếu HPG đã nhanh chóng đưa ông Trần Đình Long trở lại danh sách tỷ phú USD. Theo Forbes, đến ngày 18/11/2022, tài sản của Chủ tịch Hòa Phát là 1,2 tỷ USD.

Sự trở lại của HPG có động lực rất lớn đến từ khối ngoại khi liên tục mua ròng thời gian gần đây. Theo thống kê, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng cổ phiếu HPG trong 6 phiên liên tiếp với tổng giá trị gần 850 tỷ đồng. Trước đó, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng gần 1.700 tỷ đồng trên HPG trong tháng 10 và tiếp tục nối dài xu hướng cho đến những ngày đầu tháng 11.

Với việc dòng vốn từ khu vực Đông Á và Thái Lan đang không ngừng chảy vào chứng khoán Việt Nam qua kênh ETF, cổ phiếu HPG có thể sẽ tiếp tục được mua ròng nhờ hiện diện trong nhiều rổ chỉ số quan trọng như VN30, FTSE Vietnam Index, FTSE Vietnam 30 Index,… Ngoài ra, một số quỹ ngoại chủ động thuộc Dragon Capital, VinaCapital,… cũng có thể đã gom lại cổ phiếu đầu ngành thép sau giai đoạn giảm sở hữu trước đó.

Bên cạnh định giá hấp dẫn khi P/B về dưới 1, một trong những yếu tố được đánh giá có thể kích thích dòng tiền trở lại cổ phiếu HPG đến từ một số tín hiệu có thể là tiền đề cho sự hồi phục của ngành thép.

Theo VNDirect, giá than cốc được dự báo sẽ giảm từ mức 420 USD/tấn của năm 2022 xuống lần lượt 258-220 USD/tấn trong năm 2023-24 khi các mỏ khai thác than cốc được hoạt động bình thường trở lại. Ngoài ra, Trung Quốc dỡ bỏ giãn cách xã hội sẽ kích thích nhu cầu thép toàn cầu và đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam sẽ bù đắp phần nào cho việc thị trường bất động sản trì trệ.

Mặt khác, VNDirect cho rằng tốc độ phục hồi vẫn khá chậm mặc dù dự báo biên lợi nhuận gộp của Hòa Phát sẽ sớm chạm đáy. CTCK này giảm khoảng 45,3-52,6% dự phóng lợi nhuận ròng của doanh nghiệp đầu ngành thép giai đoạn 2022-24 chủ yếu đến từ việc phản ánh kết quả thất vọng trong quý 3 vừa qua, trong đó sản lượng tiêu thụ thép giảm 4,5% và biên lãi gộp thu hẹp so với dự báo trước đó.

1 Likes

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 18/11

=> DOANH NGHIỆP

  1. HPG: Khớp lệnh kỷ lục 100 triệu cổ phiếu trong phiên hôm nay, HPG tăng mạnh 4 phiên liên tiếp với tổng giá trị 25%, Chủ tịch Trần Đình Long lấy lại vị thế tỷ phú USD

  2. VIB: ROE của VIB trong 9 tháng đầu năm dẫn đầu toàn ngành ngân hàng ở mức 30,4%. Nhóm phân tích dự báo ngân hàng này sẽ tiếp tục duy trì tỷ lệ ROE ấn tượng với động lực từ cho vay bán lẻ và thu nhập ngoài lãi.

  3. 6 công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu của Chủ tịch Phát Đạt (PDR) với khối lượng hàng chục triệu đơn vị

  4. PDR: Cổ phiếu vẫn chưa thoát sàn, Phát Đạt lần thứ 3 “miệt mài” cầm đất Vũng Tàu bổ sung tài sản cho các lô trái phiếu

  5. SMT: Hậu “Louis”, Sametel lấn sân mảng bất động sản, cổ phiếu giảm 81% sau hơn 1 năm

_

  1. GEE: Gelex Electric đổi tên thành Công ty cổ phần Điện lực GELEX

  2. Sau ROS, FLC và HAI, gần 97 triệu cổ phiếu Chứng khoán BOS (ART) sẽ bị đình chỉ giao dịch từ ngày 21/11

😎 OCH: IDS Equity Holdings tiếp tục gia tăng tỷ lệ sở hữu tại One Capital Hospitality

  1. OGC: Bất ngờ lãi đậm quý 3, cổ phiếu giảm sàn 5 phiên liên tiếp

  2. CC1: Góp 147 tỷ đồng thành lập công ty con

  3. MSB: Tài trợ đến 270% giá trị tài sản đảm bảo cho Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng lâu bền

  4. VSH: Phạt thủy điện Sông Hinh 200 triệu đồng vì vi phạm vận hành hồ chứa mùa lũ

  5. VinFast nhận đơn đặt hàng 2.500 xe VF 8 và VF 9 từ Autonomy, công ty cho thuê xe lớn nhất của Mỹ

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. MSB: Con trai lãnh đạo MSB chi gần 50 tỷ đồng gom cổ phiếu ngân hàng

  2. LDG: Cổ phiếu tăng trần 3 phiên liên tiếp sau khi Chủ tịch bị bán giải chấp, LDG bất ngờ chốt ngày chia cổ tức bằng cổ phiếu

  3. Giao dịch lớn cổ phiếu ASM, DHC, C69, NDN, MIM, BTN, NED, DHC, MSB, MWG, GEX, BCG, PC1

  4. GMD: Thành viên Ban Kiểm Soát đăng ký bán 50.000 cổ phiếu

  5. Dragon Capital gom thêm hàng triệu cổ phiếu KDH và HDG trước nhịp hồi mạnh

_

  1. DIC Corp (DIG) hoàn tất mua lại 1.600 tỷ đồng trái phiếu trước hạn

_

=> CỔ TỨC

  1. PAT: Công ty con của Hóa chất Đức Giang chia cổ tức bằng tiền 100%

  2. DHC: Chủ tịch bị call margin, Dohaco rút ngắn thời gian chi trả cổ tức từ ngày 15/12 sang ngày 29/11 với lý do đã thu xếp được nguồn tiền để chi trả cổ tức sớm hơn dự kiến nên thay đổi thời gian chi trả cổ tức cho cổ đông.

  • Muốn đọc chi tiết mục nào, hãy comment số xuống bài viết nha

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Cổ phiếu ngân hàng phân hoá, EIB bật tăng trần sau chuỗi giảm sàn

  • Cầu đỡ hàng bắt đáy, VN-Index vừa đủ điểm trên tham chiếu dù có lúc giảm gần 30 điểm xuống mốc 940, vốn ngoại cũng lướt

  • Chiều nay có khối lượng cổ phiếu rất lớn về tài khoản, gần như tất cả đều lãi đậm. Vì vậy nếu áp lực bán ra xuất hiện thì cũng là bình thường. Tổng giá trị khớp lệnh chiều nay trên hai sàn niêm yết đạt 7.978 tỷ đồng, tăng 74% so với phiên sáng. Tính chung cả ngày, giao dịch hai sàn đạt 12.506 tỷ đồng khớp lệnh, không chênh lệch bao nhiêu so với mức 13.416 tỷ đồng của ngày 16/11 vừa qua.

  • Tín hiệu bất ngờ duy nhất là khối ngoại cũng chăm lướt sóng, chiều nay xả khá lớn với 1.438,8 tỷ đồng, đẩy tổng giá trị bán ra cả ngày tới 2.176,2 tỷ đồng, chiếm gần 16% tổng giao dịch của sàn HoSE. Phía mua cũng vẫn mạnh với 2.141,2 tỷ đồng, tương ứng mức bán ròng nhẹ gần 35 tỷ.

  • Khối ngoại ngắt chuỗi mua ròng 9 phiên liên tục, tâm điểm rốt vốn DGC, VND, CTG

  • Phiên 18/11, tự doanh công ty chứng khoán bán ròng hơn 73 tỷ đồng. Trong đó, HPG là cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất với hơn 79 tỷ đồng. Chiều ngược lại, FPT, MWG, PNJ là 3 mã cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất, lần lượt là 18.9 tỷ đồng, 15 tỷ đồng và 14.6 tỷ đồng.

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Còn hơn 1 tháng chạy chỉ tiêu, một loạt doanh nghiệp giảm kế hoạch lợi nhuận từ 30% cho đến 90%

  2. Sở hữu hàng nghìn tỷ tiền mặt và tiền gửi, các doanh nghiệp “có tiền” đang làm gì?

  3. Nhiều ông chủ gửi tâm thư cho cổ đông vì kinh doanh tốt nhưng cổ phiếu giảm sâu

_

  1. Tỷ lệ cho vay/tiền gửi đã vượt 100% tại nhiều ngân hàng

  2. Lãi suất huy động liên tục tăng lên gây áp lực với lãi suất cho vay. Mức lãi suất cho vay trên 12% đã xuất hiện nhiều hơn. Thậm chí, một số ngân hàng có lãi suất cho vay tới 16%/năm.

_

=> VIỆT NAM

  1. Xuất khẩu sụt giảm mạnh ở hầu hết các thị trường lớn như Mỹ, Anh, ASEAN, Hàn Quốc

  2. Doanh nghiệp đau đầu xoay xở đồng vốn kinh doanh

  3. Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải liên quan đến việc Công ty cổ phần IPP Air Cargo xin rút hồ sơ và xin dừng thủ tục cấp giấy phép.

  4. Đã có Tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho các dự án và doanh nghiệp bất động sản

  5. TKV kiến nghị tăng sản lượng khai thác tại mỏ Cao Sơn, Vàng Danh và Bắc Cọc Sáu

  6. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Bộ Tài chính đã kiến nghị giảm thuế GTGT và TTĐB khi giá xăng dầu tăng cao

  7. Nhà máy lọc dầu Dung Quất duy trì ổn định 112% công suất

_

=> THẾ GIỚI

  1. Các thị trường tài chính đang xung đột với Fed

  2. Thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa phiên 17/11 trong sắc đỏ khi lợi suất tăng và các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) ra tín hiệu cho thấy chiến dịch nâng lãi suất để chống lạm phát còn lâu mới kết thúc.

  3. Thiếu hụt nhân công, Trung Quốc kêu gọi quân nhân về hưu đi làm tại Foxconn. Foxconn đã tăng gấp 4 lần tiền thưởng cho những công nhân ở lại.

  4. Khát nguồn cung, Apple đi tìm nhà cung cấp chip mới tại Mỹ và châu Âu

  5. Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo sự kết hợp độc hại giữa suy thoái, lạm phát tăng cao, chi phí vay đắt đỏ và thanh khoản thấp hơn đang đe dọa gây ra tình trạng hỗn loạn trên thị trường tài chính ở khu vực đồng sử dụng đồng euro (eurozone) gồm 19 nước thành viên.

  6. Kinh tế Đức được dự báo sẽ giảm sâu trong năm 2023

  7. Anh đang suy thoái, trong khi lạm phát đang tạo khủng hoảng chi phí sống. Anh là thành viên Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) duy nhất chưa phục hồi lại mức như thời chưa có đại dịch Covid-19. OBR dự báo rằng, tỷ lệ lạm phát của Anh sẽ ở mức 9,1% trong năm nay và khoảng 7,4% vào năm tới.

  8. Anh công bố kế hoạch tài chính trung hạn, siết chặt chi tiêu công

  9. Ông chủ SoftBank “bỗng dưng” mắc nợ gần 5 tỷ USD vì chơi cổ phiếu công nghệ

  10. Trung Quốc tiếp tục các giải pháp “mạnh tay” ổn định thị trường bất động sản

  11. Nhật Bản chứng minh rằng thị trường bất động sản vẫn hoạt động tốt dù giá không tăng mãi

  12. Lạm phát của Nhật Bản tăng lên mức cao nhất trong 40 năm

  13. FDI vào Trung Quốc tăng hơn 14% trong 10 tháng đầu năm

  14. Đại diện Thương mại Hoa Kỳ bày tỏ lạc quan về mối quan hệ quan trọng giữa 2 bên Mỹ-Trung và đặc biệt là vấn đề thuế quan, nhưng không đưa ra dấu hiệu nào cho thấy thuế quan sẽ được dỡ bỏ.

  15. Các quỹ ngoại kỳ vọng lớn vào TTCK Trung Quốc sau động thái thay đổi chính sách

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Trung Quốc tham vọng nuôi dưỡng 100 doanh nghiệp metaverse

  2. Ủy ban Chứng khoán Bahamas cho biết họ đã chuyển tất cả tài sản của FTX Digital Markets sang ví tiền điện tử mà họ kiểm soát vào ngày 12 tháng 11.

  3. CoinMarketCap và CoinGecko bị nghi vấn vẫn “đánh giá cao” FTX dù biết trước có nhiều lỗ hổng

  4. Công ty Genesis tìm kiếm vay nợ 1 tỷ USD để bù đắp thanh khoản, theo Wall Street Journa

  5. Những căn hộ áp mái xa xỉ, những khoản chi đắt đỏ và kế toán cẩu thả: Hé lộ những chi tiết đáng sợ đằng sau cú sập của FTX

  6. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua tăng nhẹ lên 16.700 USD, thì sang phiên hôm nay đã nhích lên gần 17.000 USD trước khi lùi về gần 16.800 USD/BTC vào cuối ngày.

_

  1. Giá dầu thế giới giảm hơn 3% trong phiên 17/11 do nhu cầu bị siết chặt bởi số ca mắc COVID-19 gia tăng ở Trung Quốc và lo ngại về việc tăng lãi suất của Mỹ.

  2. Các nhà máy lọc dầu Trung Quốc đã yêu cầu giảm khối lượng dầu thô của Saudi Arabia trong tháng 12, đồng thời cũng giảm mua dầu thô Nga.

  3. Ba Lan dự định tiếp tục mua dầu của Nga thông qua đường ống Druzhba (Hữu nghị) vào năm 2023, bất chấp cam kết từ bỏ nhập khẩu dầu Moskva theo lệnh trừng phạt của EU.

  4. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,41 USD (+0,50%), lên 82,05 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,20 USD (+0,22%), lên 89,98 USD/thùng.

  5. Ngày 18/11, một công tố viên Thụy Điển cho biết các nhà điều tra đã tìm thấy dấu vết chất nổ tại các vị trí đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc bị hư hại, qua đó xác nhận có hành động phá hoại.

_

  1. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 13,2 USD xuống mức 1.760,6 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích nhẹ lên 1.765 USD/ounce và giằng co nhẹ cho đến cuối ngày.

  2. Đồng euro tăng so với đô la Mỹ và yen Nhật trong phiên thứ Tư (16/11) khi thị trường giảm bớt lo ngại về tình hình căng thẳng ở Ba Lan. Tuy nhiên, đồng USD vẫn được hỗ trợ bởi dữ liệu từ Mỹ cho thấy doanh số bán lẻ mạnh hơn dự kiến.

_

  1. Đường thô giảm từ mức đỉnh 7 tháng

  2. Cà phê arabica thấp nhất 16 tháng

Vàng SJC 67.6 tr/lượng

USD 24,858 đồng

Bảng Anh 29,988 đồng

EUR 26,488 đồng

Nguồn bài viết: Thông Tô

1 Likes

TP.HCM đổi tên hàng loạt hạng mục hạ tầng giao thông

Hai địa danh Ba Son và Thủ Thiêm, vừa được Ủy ban nhân dân TP.HCM đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt tên cho hai cầu bắc qua sông Sài Gòn; đồng thời hàng loạt tuyến đường khác ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất cũng được đề nghị đổi tên…

Cầu Thủ Thiêm 2 bắc qua sông Sài Gòn nối đường Tôn Đức Thắng, quận 1 với khu đô thị mới Thủ Thiêm, được đề nghị đặt tên là “Cầu Ba Son”.

Ủy ban nhân dân TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xin ý kiến về việc đặt tên hai cây cầu bắc qua sông Sài Gòn trên địa bàn TP.HCM.

ĐẶT TÊN CẦU THỦ THIÊM VÀ CẦU BA SON

Văn bản số 4239/UBND do Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân TP.HCM Dương Anh Đức ký ngày 16/11/2022 nêu rõ: Uỷ ban nhân dân TP.HCM căn cứ văn bản đề nghị của Sở Văn hóa và Du lịch gửi Ủy ban nhân dân Thành phố về việc xin ý kiến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt tên hai cây cầu bắc qua sông Sài Gòn. Cụ thể, lấy tên hai địa danh “Thủ Thiêm” và “Ba Son” để đặt tên cho hai cây cầu bắc qua sông Sài Gòn.

Uỷ ban nhân dân TP.HCM xin ý kiến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, có ý kiến về dự kiến đặt tên hai cây cầu như sau: Đặt tên địa danh “Thủ Thiêm” cho cây cầu nối từ đường Ngô Tất Tố, đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) đến khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức); đặt tên địa danh “Ba Son” cho cây cầy nối từ đường Tôn Đức Thắng (quận 1) đến khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức).

Trên thực tế, cầu Thủ Thiêm hiện hữu (theo cách gọi lâu nay) chính là cầu nối từ đường Ngô Tất Tố và Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) với khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2 (nay là TP. Thủ Đức) qua sông Sài Gòn. Cầu Thủ Thiêm được xây dựng và hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 2005, có chiều dài 1.200 m và là chiếc cầu đầu tiên nối trung tâm Sài Gòn với “ốc đảo” Thủ Thiêm lúc bấy giờ. Tổng vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng.

Còn cầu nối từ đường Tôn Đức Thắng (quận 1) qua khu đô thị mới Thủ Thiêm được gọi tên là cầu “Thủ Thiêm 2”. Công trình được xây dựng vào năm 2015 và hoàn thành sau bảy năm thi công, khánh thành và đưa vào sử dụng vào cuối tháng 4/2022 vừa qua. Công trình có chiều dài gần 1.500 m, được xem là biểu tượng mới của TP.HCM, tổng vốn đầu tư 3.100 tỷ đồng. Cầu Thủ Thiêm 2 nằm ngay vị trí hãng tàu Ba Son (ngày xưa và bây giờ), một địa danh lịch sử của Sài Gòn – TP.HCM.

Trước đó, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM đã có văn bản gửi Thường trực Uỷ ban nhân dân Thành phố xem xét đặt tên bốn cầu Thủ Thiêm trên địa bàn TP.HCM.

Theo Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM, căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ, việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng đối với đô thị loại đặc biệt phải lấy ý kiến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi trình Hội đồng nhân dân Thành phố xem xét.

Hội đồng đặt, đổi tên đường TP.HCM sau đó đã thống nhất đề xuất đặt tên các cầu Thủ Thiêm 1 đến Thủ Thiêm 4 theo đề xuất của Sở Văn hóa và Thể thao, thứ tự là: Thủ Thiêm, Ba Son, Thủ Ngữ và Bến Nghé.

ĐỔI TÊN NHIỀU TUYẾN ĐƯỜNG KHU VỰC SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT

Các tuyến đường Hồng Hà, Bạch Đằng, Đặng Văn Sâm và Nguyễn Thái Sơn, thuộc địa bàn các quận Phú Nhuận, Gò Vấp và Tân Bình vừa được Sở Giao thông vận tải TP.HCM đề xuất đổi tên.

Lý do được Sở này đưa ra là nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý đô thị, quản lý đường bộ cũng như việc lưu thông của người dân. Cụ thể như sau:

Đường Bạch Đằng: Đặt tên “Bạch Đằng” cho đường số 1 bằng cách đổi tên đường Nguyễn Thái Sơn (Q. Gò Vấp), đoạn từ bùng binh Nguyễn Kiệm - Nguyễn Thái Sơn đến hẻm 187 Bạch Đằng; đổi tên đường Bạch Đằng 2 đoạn từ hẻm 187 Bạch Đằng đến ngã tư Bạch Đằng 2 - Hồng Hà đồng thời đặt tên mới cho đoạn chưa đặt tên thuộc dự án xây dựng đường nối Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (đoạn từ nút giao Bạch Đằng 2 - Hồng Hà đến đường Trường Sơn). Điểm đầu là bùng binh Nguyễn Kiệm - Nguyễn Thái Sơn và điểm cuối là đường Trường Sơn.

Vòng xoay hai tầng Nguyễn Kiệm - Nguyễn Thái Sơn - Phạm Văn Đồng (Gò Vấp).

Đường Hồng Hà: Đặt tên “Hồng Hà” cho đường số 2 bằng cách giữ nguyên tên đường Hồng Hà đoạn từ đường Trường Sơn đến số nhà 31-33 Hồng Hà và đặt tên mới cho đoạn chưa đặt tên thuộc dự án xây dựng đường nối Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (đoạn từ số nhà 31-33 Hồng Hà đến vòng xoay Nguyễn Kiệm - Nguyễn Thái Sơn). Đường Hồng Hà có điểm đầu là đường Trường Sơn và điểm cuối là bùng binh Nguyễn Kiệm - Nguyễn Thái Sơn.

Đặt tên mới cho đường số 3 bằng cách đổi tên đường Bạch Đằng 1 (đoạn từ hẻm A75 Bạch Đằng đến ngã ba Bạch Đằng 2 - Hồng Hà) và đường Hồng Hà (đoạn từ ngã ba Bạch Đằng 2 - Hồng Hà đến đường Bùi Văn Thêm), thuộc hai quận Tân Bình và Phú Nhuận). Đường mới này có điểm đầu là hẻm A75 Bạch Đằng và điểm cuối là đường Bùi Văn Thêm.

Đường Nguyễn Thái Sơn: Điều chỉnh giới hạn đường Nguyễn Thái Sơn, đoạn từ vòng xoay Nguyễn Kiệm – Nguyễn Thái Sơn đến hẻm 187 Bạch Đằng nhập vào đường Bạch Đằng.

Đường Đặng Văn Sâm: Điều chỉnh giới hạn đường Đặng Văn Sâm, bổ sung đoạn dọc tuyến mương Nhật Bản từ tường rào công viên Gia Định đến hẻm A75 Bạch Đằng.

Để tránh xáo trộn rất có thể xảy ra đối với người dân, các tổ chức, đơn vị trong các giao dịch cá nhân và hành chính, Sở Giao thông vận tải đề nghị các quận Phú Nhuận, Gò Vấp và Tân Bình có ý kiến đối với phương án đổi, đặt mới tên đường nói trên để gửi về Sở Văn hóa và Thể thao tổng hợp.

Nguồn bài viết: TP.HCM đổi tên hàng loạt hạng mục hạ tầng giao thông - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Cục Hàng không Việt Nam liên tiếng về việc hãng bay vận tải IPP Air Cargo xin dừng cấp phép

Cục Hàng không Việt Nam khẳng định, đây là mong muốn chủ quan của doanh nghiệp, không liên quan đến quá trình tiếp nhận hồ sơ, xem xét thẩm định hồ sơ từ Cục Hàng không Việt Nam đến Bộ Giao thông Vận tải và Thủ tướng Chính phủ…

Hãng bay vận tải IPP Air Cargo xin dừng cấp phép

Hãng bay vận tải IPP Air Cargo xin dừng cấp phép

Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải liên quan đến việc Công ty cổ phần IPP Air Cargo xin rút hồ sơ và xin dừng thủ tục cấp giấy phép.

Về đề xuất các cơ quan chức năng dừng cấp phép cho hãng bay IPP Air Cargo, Cục Hàng không Việt Nam khẳng định, đây là mong muốn chủ quan của doanh nghiệp, không liên quan đến quá trình tiếp nhận hồ sơ, xem xét thẩm định hồ sơ từ Cục Hàng không Việt Nam đến Bộ Giao thông Vận tải và Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Nghị định Chính phủ số 89/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 về kinh doanh vận chuyển hàng không.

“Do phí thẩm định Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đã qua bước tổ chức thẩm định tại Cục Hàng không Việt Nam và báo cáo Bộ Giao thông Vận tải kết quả thẩm định nên không được hoàn trả lại, vẫn nộp ngân sách Nhà nước theo quy định”, lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho hay.

Công ty IPP Air Cargo đã có văn bản về việc không tiếp tục xin Giấy phép nên doanh nghiệp này có thể chủ động làm việc với ngân hàng để giải tỏa khoản tiền vốn điều lệ (300 tỷ đồng).

Dự án hãng hàng không chở hàng IPP Air Cargo có tổng mức đầu tư theo hồ sơ là 2.400 tỷ đồng, trong đó 30% là vốn chủ sở hữu, 70% còn lại sẽ là vốn huy động.

Nếu được cấp phép, trong năm đầu tiên đi vào hoạt động, IPP Air Cargo sẽ khai thác 5 tàu bay hàng hóa, sau đó tăng lên 7 chiếc vào năm thứ hai và 10 chiếc vào năm thứ 3.

Hãng lên kế hoạch vận chuyển khoảng 115.000 tấn hàng hóa, đạt doanh thu 71 triệu USD, dự kiến bắt đầu có lãi từ năm thứ 4 kể từ khi cất cánh chuyến bay đầu tiên.

Trước đó, hồi cuối tháng 10/2022, bà Lê Hồng Thủy Tiên, Tổng giám đốc Công ty cổ phần IPP Air Cargo đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành xin dừng cấp phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa hàng không IPP Air Cargo.

Theo đó, doanh nghiệp này xin rút toàn bộ hồ sơ xin phê duyệt cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không được nộp vào đầu tháng 1/2022 và dừng các hoạt động cấp phép bay theo quy định.

Lý do được IPP Air Cargo đưa ra là tình hình kinh tế thế giới đang có diễn biến xấu, suy thoái toàn cầu ngày một hiện hữu. Biến động giá nhiên liệu khiến ngành vận chuyển hàng hóa toàn cầu sẽ gặp khó khăn.

Lãnh đạo IPP cũng cho hay khi thị trường thế giới có sự phục hồi và ổn định trong tương lai, hãng sẽ cân nhắc trở lại vào thời điểm thích hợp và chấp nhận việc nộp lại hồ sơ xin cấp phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không từ đầu.

Dự án hãng hàng không chở hàng IPP Air Cargo có tổng mức đầu tư theo hồ sơ là 2.400 tỷ đồng, trong đó 30% là vốn chủ sở hữu, 70% còn lại sẽ là vốn huy động. Nếu được cấp phép, trong năm đầu tiên đi vào hoạt động, IPP Air Cargo sẽ khai thác 5 tàu bay hàng hóa, sau đó tăng lên 7 chiếc vào năm thứ hai và 10 chiếc vào năm thứ 3.

Nguồn bài viết: Cục Hàng không Việt Nam liên tiếng về việc hãng bay vận tải IPP Air Cargo xin dừng cấp phép - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

CII: Muốn chia cổ phiếu thưởng tỷ lệ 14% nhưng UBCK không chấp thuận

Quý III/2022, CII ghi nhận doanh thu đạt 2.183,83 tỷ đồng, tăng 744% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 51,68 tỷ đồng, tăng 385,3% so với cùng kỳ.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa gửi văn bản về tài liệu báo cáo phát hành cổ phiếu thưởng của CII.

Theo đó, CII chưa cập nhật vốn điều lệ hiện tại (tức vốn điều lệ sau khi phát hành cổ phiếu để chuyển đổi trái phiếu) nên chưa được chấp thuận phát hành cổ phiếu thưởng. Vì vậy, CII sẽ phải trình lại kế hoạch thưởng cổ phiếu trong Đại hội đồng cổ đông gần nhất.

Trước đó ngày 4/5/2022, CII đã phát hành 707.598 cổ phiếu để chuyển đổi cho 18.116 trái phiếu chuyển đổi đợt 3 ngày 4/5/2022.

Đến ngày 19/8/2022, CII thông báo về việc chia cổ phiếu thường tỷ lệ 14% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận thêm 14 cổ phiếu mới) và trả cổ tức năm 2022 bằng tiền với tỷ lệ 12% (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận 1.200 đồng).

Với cổ phiếu thưởng, trước đó Công ty đã nộp hồ sơ lên UBCKNN và sẽ thực hiện sau khi có chấp thuận của Ủy ban, dự kiến cuối tháng 8/2022. Song với thông báo mới từ UBCKNN, việc thưởng cổ phiếu sẽ chưa có thời điểm triển khai cụ thể.

Về tình hình kinh doanh, quý III/2022, CII ghi nhận doanh thu đạt 2.183,83 tỷ đồng, tăng 744% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 51,68 tỷ đồng, tăng 385,3% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 26,9% về còn 15,1% - xuống mức thấp trong nhiều năm.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, Công ty ghi nhận doanh thu tăng 75% lên 3.890,52 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 577% lên 852,4 tỷ đồng.

Năm 2022, CII đặt kế hoạch doanh thu 8.010,7 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là 756,8 tỷ đồng. Như vậy sau 9 tháng, CII hoàn thành 96,1% kế hoạch lợi nhuận năm.

Về dòng tiền kinh doanh, CII tiếp tục âm 1.093 tỷ đồng sau 9 tháng. Năm 2021, CII ghi nhận âm 881,66 tỷ đồng.

Kết phiên giao dịch ngày 18/11, cổ phiếu CII tăng trần lên 12.050 đồng/cp.

1 Likes

Petrosetco (PET): Cổ phiếu giảm giá 79,5%, Tổng giám đốc Vũ Tiến Dương bị Công ty chứng khoán bán giải chấp

## Cổ phiếu bị bán tháo, lãnh đạo cao cấp Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco, mã PET - sàn HoSE) bị bán giải chấp cổ phiếu.
Ông Vũ Tiến Dương, Tổng giám đốc Petrosetco

Cụ thể, ông Vũ Tiến Dương, thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc bị bán giải chấp 66.900 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 0,55% về còn 0,48% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 17/11.

Bối cảnh Tổng giám đốc bị bán giải chấp khi cổ phiếu PET liên tục lao dốc và bị bán tháo. Cụ thể, từ ngày 1/4 đến 15/11, cổ phiếu PET giảm 79,5% từ 67.300 đồng về 13.800 đồng/cổ phiếu và sau đó hồi phục trong 3 phiên gần đây.

Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý III/2022, Petrosetco ghi nhận doanh thu đạt 4.556,81 tỷ đồng, tăng 17,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 73,62 tỷ đồng, tăng 48,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 5,1% về còn 4,9%.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 13,6% so với cùng kỳ, tương ứng tăng 26,97 tỷ đồng lên 225,43 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 56,1%, tương ứng tăng thêm 11,39 tỷ đồng lên 31,69 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 116,8%, tương ứng tăng thêm 22,08 tỷ đồng lên 40,99 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 0,7%, tương ứng tăng thêm 0,85 tỷ đồng lên 124,43 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, Petrosetco ghi nhận doanh thu đạt 12.830,22 tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 177,09 tỷ đồng, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 9 tháng đầu năm, Công ty cho biết biến động lớn là chi phí tài chính tăng cao. Trong đó, Công ty dự phòng 125,7 tỷ đồng giảm giá chứng khoán so với đầu năm không ghi nhận; dự phòng tổn thất đầu tư tài chính 8,87 tỷ đồng so với đầu năm không ghi nhận. Ngoài ra, chi phí lãi vay tăng thêm 36,23 tỷ đồng lên 95,88 tỷ đồng; chi phí tài chính khác tăng 57.53 tỷ đồng lên 60,44 tỷ đồng …

Trong năm 2022, Petrosetco đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 20.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 336 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm, Công ty mới hoàn thành 52,7% kế hoạch lợi nhuận năm.

Dòng tiền âm kỷ lục từ khi niêm yết tới nay

Xét về dòng tiền, trong 9 tháng đầu năm 2022, Petrosetco ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm lên tới 820,2 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 55,8 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 1.216,6 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 862,7 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ.

Như vậy, trong 9 tháng đầu năm, Công ty phải tăng vay nợ để bù đắp dòng tiền kinh doanh thâm hụt và phục vụ hoạt động đầu tư mở rộng.

Được biết, kể từ khi niêm yết năm 2017 tới nay, chưa năm nào dòng tiền kinh doanh chính âm kỷ lục vượt 820,2 tỷ đồng. Trong đó, năm dòng tiền âm lớn nhất là năm 2013, khi đó ghi nhận âm 698,09 tỷ đồng.

Thêm nữa, Công ty cũng mới trải qua hai năm liên tiếp dòng tiền âm, năm sau cao hơn năm trước. Trong đó, năm 2020 ghi nhận âm 40,52 tỷ đồng và năm 2021 ghi nhận âm 150,07 tỷ đồng.

Tăng trích lập dự phòng đầu tư chứng khoán

Tính tới 30/9/2022, tổng tài sản của Petrosetco tăng 11,6% so với đầu năm lên 9.474,6 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 3.114,9 tỷ đồng, chiếm 32,9% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 2.407,9 tỷ đồng, chiếm 25,4% tổng tài sản; tồn kho đạt 2.288,2 tỷ đồng, chiếm 24,2% tổng tài sản và các khoản mục khác.

Trong kỳ, tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 4,1% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 121,9 tỷ đồng lên 3.114,9 tỷ đồng; tồn kho tăng 58,1% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 841,1 tỷ đồng lên 2.288,2 tỷ đồng…

Điểm đáng lưu ý, tính tới 30/9/2022, Petrosetco đang mang 347,2 tỷ đồng đầu tư chứng khoán, chiếm 3,7% tổng tài sản. Trong đó, Công ty đã trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán là 166,3 tỷ đồng so với đầu năm chỉ trích lập 3,4 tỷ đồng. Như vậy, Công ty đang tạm lỗ 47,9% tổng danh mục đầu tư chứng khoán.

Mặc dù vậy, Petrosetco không thuyết minh cơ cấu danh mục đầu tư chứng khoán. Được biết, tại thời điểm 30/6/2022, Petrosetco ghi nhận đầu tư 419,33 tỷ đồng vào thị trường chứng khoán, đã trích lập dự phòng 183,24 tỷ đồng, tương ứng tạm lỗ 43,7%.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/11, cổ phiếu PET tăng 900 đồng lên 15.600 đồng/cổ phiếu.

1 Likes

Loạt doanh nghiệp sắp chốt quyền cổ tức tiền mặt, cao nhất hơn 30%

## Trong tuần từ 22 đến 28/11 có 14 lượt doanh nghiệp giao dịch không hưởng quyền để trả cổ tức, phát hành thêm và thực hiện quyền mua, trong đó có những cái tên lớn như Tập đoàn Bảo Việt hay Ngân hàng SHB.

Một số doanh nghiệp đáng chú ý trong đợt này gồm:

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Mã: SHB) dự định trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 15%, tức là nhà đầu tư nắm giữ 100 cổ phiếu SHB tại ngày chốt quyền sẽ được nhận 15 cổ phiếu mới.

Ngày giao dịch không hưởng quyền (GDKHQ) là 23/11. SHB hiện nay có khoảng 2,67 tỷ cổ phiếu đang lưu hành nên sẽ cần phát hành thêm 400 triệu cổ phiếu để hoàn thành nghĩa vụ với cổ đông.

Dự kiến sau khi trả cổ tức bằng cổ phiếu, vốn điều lệ của SHB sẽ vượt mốc 30.000 tỷ đồng, tiếp tục xếp thứ 8 toàn ngành ngân hàng.

SHB hiện nay có vốn điều lệ đứng thứ 8 ngành ngân hàng Việt Nam.

Kết phiên gần đây nhất 18/11, giá SHB dừng ở 10.100 đồng/cp, tương ứng với vốn hóa gần 27.000 tỷ đồng – xếp thứ 13 trong ngành ngân hàng Việt Nam. Từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu SHB đã giảm khoảng 55%.

Giá cổ phiếu SHB hiện nay thấp hơn 55% so với đầu năm 2022.

Quý III vừa qua, SHB ghi nhận lãi sau thuế gần 2.591 tỷ đồng, tăng trưởng 73% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế ba quý đầu năm, lợi nhuận sau thuế đạt 7.227 tỷ, tăng gần 79%.

Tổng giá trị nợ xấu (nợ nhóm 3, 4 và 5) tại ngày 30/9 năm nay là 8.769 tỷ đồng, chiếm 2,33% tổng dư nợ. Các con số tại ngày đầu năm 2022 lần lượt là 6.113 tỷ đồng và 1,69%.

Tập đoàn Bảo Việt (Mã: BVH) dự định trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 30,261%, tức là nhà đầu tư nắm giữ 100 cổ phiếu BVH sẽ được nhận 302.610 đồng (chưa trừ thuế, phí). Bảo Việt hiện có vốn điều lệ 7.423 tỷ đồng nên sẽ cần chi khoảng 2.246 tỷ để hoàn thành đợt cổ tức này.

Hai cổ đông lớn nhất của Bảo Việt là Bộ Tài chính và Sumitomo Life Insurance đang sở hữu lần lượt 65% và 22% vốn điều lệ của Bảo Việt nên sẽ được nhận tương ứng 1.460 tỷ và 494 tỷ đồng.

Kết phiên 18/11, giá BVH dừng ở 48.300 đồng/cp, tương ứng với vốn hóa 35.854 tỷ đồng. So với đầu năm 2022, BVH đã giảm giá gần 14%.

Giá cổ phiếu BVH hiện nay thấp hơn 13,75% so với đầu năm.

CTCP CTCP Sonadezi Long Bình (Mã: SZB) dự định trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 12%, CTCP Đầu tư Phát triển Bắc Minh (Mã: SBM)CTCP Dược phẩm Trung ương Vidipha (Mã: VDP) cùng có kế hoạch trả cổ tức tiền mặt 10%. CTCP Dịch vụ Phân
phối Tổng hợp Dầu khí (Mã: PSD)
dự kiến trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 30%.

Nguồn bài viết: https://f247.vn/news/loat-doanh-nghiep-sap-chot-quyen-co-tuc-tien-mat-cao-nhat-hon-30-vnbzbf703bf1721a43b09e7c93e9fd560cfc

1 Likes

Nỗi đượm buồn của ngành gạo VN :frowning:

Gạo Việt Nam vẫn thiếu những thương hiệu lớn dù xuất khẩu tăng cao kỷ lục

Dự báo trong ngắn hạn, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao khi những bất ổn về kinh tế, chính trị toàn cầu làm nhu cầu lương thực tăng cao. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần nắm bắt cơ hội trong việc tiếp cận và mở rộng các thị trường mới…

Tính đến tháng 10/2022, xuất khẩu gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt hơn 6 triệu tấn, trị giá khoảng 3 tỷ USD.

Diễn đàn trực tuyến kết nối cung cầu chuỗi lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long, do Tổ điều hành Diễn đàn 970 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, diễn ra ngày 19/11/2022 theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, nhận được nhiều sự quan tâm của giới chuyên môn với nhiều dự báo và khuyến cáo từ các chuyên gia cho hoạt động sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

CÓ NÊN GIẢM SẢN LƯỢNG, TĂNG GIÁ BÁN?

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá chào bán gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đang ở mức 428 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức 408 USD/tấn, so với thời điểm trước khi Ấn Độ ban hành chính sách hạn chế xuất khẩu gạo thì giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam tăng trung bình khoảng 30 USD/tấn.

Tính đến tháng 10/2022, xuất khẩu gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt hơn 6 triệu tấn, trị giá khoảng 3 tỷ USD. Thời điểm này, những đồng lúa đông xuân sớm ở Đồng bằng sông Cửu Long đang vào vụ thu hoạch, nếu duy trì sản lượng xuất khẩu trên 400.000 tấn/tháng trong 2 tháng cuối năm, xuất khẩu toàn ngành gạo năm nay có thể đạt từ 6,8 tới 7 triệu tấn.

Ông Nguyễn Văn Đoa, Trưởng Văn phòng đại diện Cục trồng trọt tại TP.HCM cho biết, so với năm 2015, diện tích sản xuất lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long từ 4,3 triệu ha nay đã giảm xuống còn 3,8 triệu ha, sản lượng đạt gần 3,8 triệu tấn. Nguyên nhân là do chuyển đổi cây trồng từ lúa sang cây ăn trái, nuôi thuỷ sản.

Xuất khẩu gạo những năm gần đây giảm về số lượng, nhưng tăng về giá trị. Các thị trường truyền thống vẫn giữ được, phát triển thêm thị trường mới, thị trường khó tính như EU, Nhật Bản… Cụ thể, năm 2021 xuất khẩu hơn 6,2 triệu tấn gạo, song đạt tới 3,28 tỷ USD, cao hơn so với các năm trước.

Đề cập về kế hoạch sản xuất lúa gạo năm 2023, ông Đoa cho hay năm tới, Đồng bằng sông Cửu Long vẫn duy trì diện tích khoảng 3,9 triệu ha, sản lượng 24 triệu tấn, thời vụ tuỳ thuộc vào mùa nước, nhưng ưu tiêu xuống giống nhanh, kịp thời vụ.

Về cơ cấu giống, ưu tiên các giống lúa ngắn ngày chất lượng cao, giống lúa thơm phù hợp với yêu cầu của thị trường; giảm tỉ lệ các giống lúa chất lượng trung bình và lúa nếp. Đẩy mạnh sử dụng cấp giống xác nhận có năng suất, chất lượng khá, cứng cây, chống đổ ngã.

Ông Nguyễn Việt Anh, Tổng giám đốc Công ty TNHH lương thực Phương Đông, nhận định những năm gần đây, sản xuất lúa gạo của chúng ta đã có những bước tiến vượt bậc, đó là áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng lúa gạo, chất lượng giống, quy trình, nhằm mục tiêu quan trọng là nâng cao giá trị xuất khẩu.

Điểm cầu diễn đàn tại Hà Nội.

“Tuy nhiên, về ý kiến giảm sản lượng, tăng thu nhập cho nông dân, cái này tôi hơi nghi ngờ, vì thực tế chúng ta chưa có đề án nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Từ hơn một tháng nay, chúng ta không đủ gạo để xuất khẩu. Gạo chúng ta hiện giờ có giá cao nhất thế giới, vậy thì tại sao phải giảm sản lượng?”, ông Việt Anh quan ngại.

Ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cần Thơ, nêu thực trạng liên kết sản xuất, tiêu thụ giữa doanh nghiệp và người dân tại địa phương không nhiều, đa phần doanh nghiệp thu mua thông qua bên trung gian như thương lái. Đặc biệt, thời gian gần đây, trên địa bàn Cần Thơ xuất hiện tình trạng thương lái thu mua lúa gạo số lượng ít, nhưng với giá cao hơn hẳn so với thị trường, tạo ra sự nhiễu loạn thị trường và gây nhiều khó khăn trong việc liên kết thu mua giữa doanh nghiệp và nông dân.

Do đó, ông Nghiêm đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương định kỳ công bố giá lúa tươi, lúa khô trong vụ thu hoạch để các đơn vị thu mua và nông dân tham khảo. Qua đó, tránh được sự nhiễu loạn trong thị trường, cũng như tạo dựng niềm tin giữa doanh nghiệp và nông dân.

LÚA GẠO VIỆT NAM THIẾU THƯƠNG HIỆU MẠNH

Trong khi đó, tại An Giang, như lời kể của ông Trương Kiến Thọ, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, hiện nay đang có nhiều doanh nghiệp thực hiện liên kết chuỗi giá trị lúa gạo tốt như: Tập đoàn Lộc Trời, Tập đoàn Tân Long… Hiện nay, riêng diện tích của Lộc Trời đã tăng lên trên 40.000 ha và dự kiến sẽ tăng lên hơn 100.000 ha, chiếm hơn 50% diện tích sản xuất lúa của tỉnh.

Tuy nhiên, theo ông Thọ, câu chuyện liên kết trong chuỗi giá trị lúa gạo là khó nhất trong sản xuất lúa hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long. Để chuỗi liên kết đạt kết quả, sau mỗi mùa vụ, ngành nông nghiệp An Giang đều mời các bên liên quan ngồi lại vơi nhau, cùng kết nối, lắng nghe, chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

Ông Phan Minh Thông, Giám đốc Trung tâm Phát triển Bền vững Nông nghiệp Nông thôn, nhận định: “Việt Nam còn đang thiếu thương hiệu mạnh ở thị trường nội địa và quốc tế. Tỷ lệ tiêu thụ lúa qua thương lái còn cao. Đối với hợp đồng tiêu thụ, thì tỷ lệ phá vỡ hợp đồng còn cao”.

Phát biểu kết thúc diễn đàn, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết mỗi năm, Việt Nam sản xuất từ 43 đến 44 triệu tấn lúa, tương đương 22 đến 23 triệu tấn gạo, với trách nhiệm đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, 15% sản lượng gạo Việt Nam đã được xuất khẩu đi các nước.

Về thị trường, ông Hòa cho rằng các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm tới Trung Quốc. Đây vốn là thị trường lớn và tiềm năng của nông sản Việt cả trong quá khứ lẫn hiện tại. Quốc gia đông nhất thế giới đang có nhiều thay đổi lớn về các yêu cầu nhập khẩu từ kiểm dịch thực vật, quy định đóng gói, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng,… Hiện có 22 doanh nghiệp Việt Nam đang được cấp phép xuất gạo vào Trung Quốc, nhưng mỗi năm chỉ được xuất khẩu với hạn mức nhất định.

Hải quan Trung Quốc hiện có thể truy xuất rõ ràng sản lượng, hạn mức của từng doanh nghiệp được cấp phép nên các đơn vị xuất khẩu không có cơ hội để gian dối trong hoạt động này. Mỗi năm, Trung Quốc vẫn cần nhập khoảng 5,3 triệu tấn gạo.

Trước kia, Việt Nam xuất khẩu được hơn 2 triệu tấn sang thị trường này, nhưng nay số lượng đã giảm đi. Việt Nam đang kiến nghị với Trung Quốc bổ sung thêm nhà máy được cấp phép xuất khẩu gạo tẻ, gạo thơm, gạo nếp.

Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản khẳng định rằng bên cạnh Trung Quốc, EU và Anh cũng là hai thị trường quan trọng và có tiềm năng lớn nhờ hạn ngạch xuất khẩu lớn.

Để tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do và hạn ngạch xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu cần có sự liên kết chặt chẽ với các đơn vị thu mua, chế biến để đáp ứng các chứng nhận, tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường nhập khẩu.

Nguồn bài viết: Gạo Việt Nam vẫn thiếu những thương hiệu lớn dù xuất khẩu tăng cao kỷ lục - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Cổ phiếu thép hồi phục

Giao dịch khởi sắc trong ba phiên cuối tuần đã giúp cổ phiếu của nhiều nhóm ngành hồi phục tích cực. Trong đó, nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu tăng mạnh nhất nhờ các cổ phiếu ngành thép. Thị giá HPG tăng tới 22,7%; HSG tăng 11%; NKG tăng 7,6%…

Nguồn bài viết: Cổ phiếu thép hồi phục - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Toàn cảnh dự án 423 Minh Khai vừa được đưa vào diện "Trung ương theo dõi’

Dự án 423 Minh Khai mới được Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực bổ sung vào “diện theo dõi” hình thành từ năm 2016, bắt đầu bàn giao căn hộ chung cư vào cuối năm 2019.

Mới đây, ngày 18.11, trong thông báo kết quả cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) có nhắc đến một trong những nhiệm vụ trong thời gian tới là bổ sung 3 vụ việc vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.


Dự án 423 Minh Khai nhìn từ đường Minh Khai

ĐAN HẠ

Gồm: vụ việc xảy ra tại Dự án Tổ hợp công trình hỗn hợp thương mại, dịch vụ, khách sạn, nhà ở, trường học ở số 423 Minh Khai, P.Vĩnh Tuy, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội (Dự án 423 Minh Khai); vụ việc sai phạm trong cổ phần hóa tại Tổng công ty Tín Nghĩa, Đồng Nai; vụ việc sai phạm xảy ra tại Dự án Khu dân cư Tân Thịnh tại xã đồi 61, H.Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

Có gì ở Dự án 423 Minh Khai?

Theo giấy phép quy hoạch do Sở QH-KT Hà Nội cấp vào tháng 7.2016, Dự án 423 Minh Khai (Imperia Sky Garden) được xây dựng trên khu đất có vị trí đắc địa ở mặt đường Minh Khai, P.Vĩnh Tuy với hạ tầng giao thông thuận tiện, nhiều tiện ích hiện đại. Trong tổng số hơn 38.000 m2, diện tích đường là hơn 7.000 m2; đất xây dựng công trình là hơn 31.000 m2; chiều cao công trình toà nhà hỗn hợp là 27 tầng; trường mầm non 3 tầng; trường tiểu học cao 4 tầng… Quy mô dân số tối đa là 3.500 người.


Công trình gồm 2 khối nhà chung cư cao 27 tầng nổi, 3 tầng hầm

ĐAN HẠ

Dự án 423 Minh Khai có 2 khối chung cư với 4 đơn nguyên cao 27 tầng nổi, 3 tầng hầm; mật độ xây dựng gần 35% với gần 1.900 căn hộ có diện tích từ gần 59 m2 - hơn 106 m2, bố trí từ 2 - 3 phòng ngủ. Quý 3.2019 bắt đầu bàn giao nhà và đến tháng 5.2020, nhiều chủ sở hữu đã được trao trả sổ đỏ căn hộ.

Tháng 12.2021, chủ đầu tư đã phối hợp với UBND P.Vĩnh Tuy, Q.Hai Bà Trưng và ban đại diện cư dân tổ chức thành công hội nghị nhà chung cư lần đầu khu chung cư Imperia Sky Garden, bầu ra ban quản trị.

Đến nay, khu chung cư đã đi vào hoạt động ổn định. Chủ đầu tư đang tiếp tục xây dựng công trình trường học theo quy hoạch.


Dự án Imperia Sky Garden ở 423 Minh Khai được hình thành từ năm 2016. Đến năm 2019 bàn giao nhà

ĐAN HẠ

Theo tìm hiểu, ngày 17.11.2016, UBND TP Hà Nội có Quyết định số 6328/QĐ-UBND quyết định chủ trương đầu tư.

Quyết định này của UBND TP Hà Nội căn cứ theo nhiều pháp luật: luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015; luật Đầu tư 2014; luật Kinh doanh bất động sản; luật Nhà ở 2014; luật Đất đai 2013… cùng một số Nghị định, Quyết định của UBND TP.Hà Nội.

Sơ đồ mặt bằng Dự án 423 Minh Khai

CHỤP MÀN HÌNH

Trong đó, đầu tiên phải kể đến là Quyết định 4368/QĐ-UBND ngày 8.7.2013 cho Công ty TNHH MTV Dệt 19/5 Hà Nội thuê hơn 38.000 m2 đất tại số 423 Minh Khai, P.Vĩnh Tuy, Q.Hai Bà Trưng Hà Nội và Quyết định số 3396/QĐ-UBND ngày 27.6.2016 điều chỉnh tên pháp nhân sử dụng đất là Công ty CP Dệt Minh Khai.

Đồng thời, quyết định chủ trương đầu tư cũng dựa trên ý kiến thẩm định của Sở Tài chính; Sở TN-MT, Sở GD-ĐT, Sở QH-KT, Sở Du lịch, Sở Xây dựng, UBND Q.Hai Bà Trưng… và đề nghị của Công ty CP Terra Gold Việt Nam về việc đề nghị thực hiện dự án.


Khu đất xây dựng Dự án 423 Minh Khai rộng gần 4 ha

ĐAN HẠ

Tháng 12.2016, UBND TP.Hà Nội có Quyết định số 6789/QĐ-UBND do Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng ký, về việc thu hồi 38.000 m2 đất tại số 423 Minh Khai do Công ty CP Dệt Minh Khai đang sử dụng, giao cho Công ty CP Terra Gold Việt Nam để thực hiện Dự án 423 Minh Khai.

Cũng tại quyết định này, UBND TP.Hà Nội nêu rõ, giao diện tích đất thu hồi tại khoản 1 điều này cho Công ty CP Terra Gold Việt Nam thành lập vào tháng 9.2015, hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng nhà, công trình kỹ thuật, giải phóng mặt bằng, khảo sát thị trường, kinh doanh bất động sản.

Ai là cổ đông?

Trong Công ty CP Terra Gold, Công ty CP Dệt Minh Khai chiếm tỷ lệ 35%; Công ty TNHH Đầu tư và Tư vấn Hải Dương chiếm tỷ lệ 64,9% và ông Nguyễn Hồng Ngọc chiếm tỷ lệ 0,1% vốn góp để chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện Dự án 423 Minh Khai đã được UBND TP.Hà Nội quyết định chủ trương đầu tư tại Quyết định số 6328/QĐ-UBND ngày 17.11.2016.


Chủ đầu tư đang xây dựng trường học tại dự án theo quy hoạch

ĐAN HẠ

Ông Nguyễn Hồng Ngọc được biết đến là vai trò Chủ tịch công ty TNHH Terra Capital Việt Nam, tiền thân của tập đoàn MIK Group. Còn Công ty CP Đầu tư và tư vấn Hải Dương do ông Vũ Đình Chiến là đại diện sở hữu. Ông Chiến cũng là cổ đông sáng lập MIK Group.

Cổ đông còn lại là Công ty CP Dệt Minh Khai, góp 35% vốn, chính là chủ sở hữu của khu đất hơn 38.000 m2, nơi xây dựng Dự án 423 Minh Khai.

Ngày 18.11.2016, Công ty CP Terra Gold Việt Nam có Quyết định số 86/QĐ-TGĐ về việc phê duyệt làm chủ đầu tư Dự án 423 Minh Khai. Công ty TNHH Tư vấn thiết kế Hoà Bình làm đơn vị tư vấn thiết kế. Mục tiêu đầu tư xây dựng mới hoàn chỉnh công trình hỗn hợp thương mại dịch vụ, văn phòng, khách sạn, nhà ở, nhà trẻ và trường học; góp phần xây dựng cải tạo đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hộ của khu vực theo quy hoạch được duyệt.

Cuối năm 2017, Dự án 423 Minh Khai được UBND TP.Hà Nội điều chỉnh mục tiêu, quy mô, chức năng xây dựng công trình gồm: khu đất xây dựng công trình hỗn hợp thương mại dịch vụ, văn phòng, nhà ở (ký hiệu HH) diện tích khoảng hơn 20.000 m2, điều chỉnh toàn bộ chức năng căn hộ khách sạn tại 2 tòa nhà A và B (540 phòng) sang chức năng căn hộ chung cư, nâng tổng số căn hộ chung cư là 1.866 căn hộ (tăng 540 căn hộ). Khu đất xây dựng trường mầm non trên diện tích đất khoảng hơn 1.900 m2, tổng diện tích sàn xây dựng khoảng hơn 2.700 m2. Khu sinh hoạt cộng đồng có diện tích khoảng 1.500m2 bố trí tại tầng 1 các tòa nhà A, B tại khu đất ký hiệu HH.

Dự án này có tổng vốn đầu tư khoảng gần 3.000 tỉ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu 660 tỉ đồng, chiếm tỷ lệ 22% tổng vốn đầu tư; vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động hợp pháp khác là hơn 2.300 tỉ đồng, chiếm tỷ lệ 78% tổng vốn đầu tư.

Nguồn bài viết: https://thanhnien.vn/toan-canh-du-an-423-minh-khai-vua-duoc-dua-vao-dien-trung-uong-theo-doi-post1523359.htm

1 Likes

Nguồn báo die rồi bác @Fearless, media gỡ bài à?!?

2 Likes

Ô vậy à bác, mình vừa gg lại thì thấy tin vẫn còn ở mấy trang khác:

https://giaoducthudo.giaoducthoidai.vn/du-an-423-minh-khai-vua-duoc-dua-vao-dien-trung-uong-theo-doi-19526.html

1 Likes