Dành cho các chứng sĩ - cập nhật những tin tức hot nhất trong ngày!

Tin thế giới 24-11: Nga tiếp tục giội tên lửa xuống Ukraine; Giá dầu giảm mạnh

TTO - Tin tặc ‘thân Nga’ đánh sập trang Nghị viện châu Âu; Bộ trưởng Đức kêu gọi kiểm tra đầu tư từ Trung Quốc; Triều Tiên cảnh báo trừng phạt làm tăng thêm thù địch… là một số tin tức thế giới đáng chú ý ngày 24-11.

Tin thế giới 24-11: Nga tiếp tục giội tên lửa xuống Ukraine; Giá dầu giảm mạnh - Ảnh 1.

Người dân tại Kherson chờ lên chuyến tàu di tản đến thủ đô Kiev, Ukraine, sau khi quân đội Nga rút lui khỏi thành phố này - Ảnh: REUTERS

*** Ukraine thông báo Nga tiếp tục “giội” tên lửa.** Theo Tổng tư lệnh Ukaine Valeriy Zaluzhniy, các lực lượng quốc phòng Ukraine đã bắn hạ 51 trong số 67 tên lửa hành trình của Nga được phóng ngày 23-11.

Viết trên ■■■■■■■■, ông Zaluzhniy cho biết 30 tên lửa đã được phóng về Kiev, đồng thời cho biết thêm rằng 20 quả đã bị bắn hạ. Quân đội Ukraine sau đó thông báo khoảng 50 binh sĩ Nga thiệt mạng và 50 người khác bị thương khi lực lượng Ukraine tấn công một kho đạn dược ở khu vực phía đông Lugansk.

*** Triều Tiên cảnh báo trừng phạt chỉ làm tăng thêm sự thù địch.** Ngày 24-11, bà Kim Yo Jong, em gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, đã lên án việc Hàn Quốc thúc đẩy áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Bình Nhưỡng sau các vụ phóng tên lửa.

Hãng tin KCNA đưa tin bà Kim cho rằng biện pháp như vậy sẽ làm tăng thêm “sự thù địch và tức giận” của Triều Tiên.

*** Tin tặc ‘thân Nga’ đánh sập trang web Nghị viện châu Âu.** Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) cho biết trang web của họ đã sập trong vài giờ ngày 23-11 do cuộc tấn công của các tin tặc “thân Nga”, sau khi các nhà lập pháp của EP chỉ định Nga là nhà nước tài trợ khủng bố.

Theo Hãng tin Reuters, trang web của EP đã hoạt động trở lại ngay sau 0h ngày 24-11 theo giờ Việt Nam, khoảng 2 giờ sau khi cơ quan này báo cáo về sự cố ngừng hoạt động.

Chứng khoán thế giới tăng lên sau khi biên bản cuộc họp chính sách mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho thấy họ đang tìm cách sớm giảm tốc độ tăng lãi suất.

Chỉ số chứng khoán MSCI toàn cầu tăng 0,85%, trong khi cổ phiếu châu Âu STOXX tăng 0,6%.

Tại Mỹ, chỉ số Dow Jones Industrial Average tăng 0,28% lên 34.194,06; S&P 500 tăng 0,59% lên 4.027,26 và Nasdaq Composite tăng 0,99% lên 11.285,32.

Giá dầu Brent giao tháng 1-2023 giảm 3,3% xuống 85,41 USD/thùng, trong khi dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giảm 4,36% xuống 77,42 USD/thùng.

*** Sáu bang ở Mỹ kêu gọi Tòa án tối cao chặn kế hoạch xóa nợ sinh viên.** Ngày 23-11, các bang Arkansas, Iowa, Kansas, Missouri, Nebraska và Nam Carolina (có lãnh đạo Đảng Cộng hòa) đã yêu cầu Tòa án tối cao Mỹ bác bỏ đề nghị của Tổng thống Joe Biden về việc khôi phục kế hoạch xóa hàng tỉ USD nợ sinh viên.

Sáu bang này cho rằng kế hoạch trên vượt quá thẩm quyền của chính quyền ông Biden. Trước đó Chính phủ Mỹ cho biết quyết định ngăn chặn kế hoạch trên đã buộc hàng triệu người đi vay đang gặp khó khăn rơi vào cảnh chờ đợi.

Tin thế giới 24-11: Nga tiếp tục giội tên lửa xuống Ukraine; Giá dầu giảm mạnh - Ảnh 4.

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck - Ảnh: REUTERS

*** Bộ trưởng Kinh tế Đức kêu gọi kiểm tra đầu tư đến từ Trung Quốc.** Theo Reuters, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết nền kinh tế Đức không thể nhanh chóng thoát khỏi quan hệ thương mại với Trung Quốc, nhưng các khoản đầu tư của Trung Quốc vào các lĩnh vực quan trọng phải được kiểm tra chặt chẽ.

Phát biểu trong một hội nghị do báo Sueddeutsche Zeitung tổ chức ở Berlin, ông Habeck nhận định: “Không có gì chống lại việc tiếp tục duy trì quan hệ kinh tế với Trung Quốc, nhưng mọi thứ đều chống lại việc bạn nhắm mắt và hy vọng tình hình không trở nên khó khăn”.

*** Mỹ trừng phạt quan chức Iran vì biểu tình.** Ngày 23-11, Bộ Tài chính Mỹ áp trừng phạt ba quan chức an ninh Iran theo các biện pháp trừng phạt liên quan đến nhân quyền, với lý do đáp lại việc Tehran đàn áp biểu tình ở các khu vực đa số là người Kurd.

Đây là các biện pháp trừng phạt mới nhất của Mỹ kể từ khi các cuộc biểu tình nổ ra trên toàn Iran để phản đối cái chết của Mahsa Amini, một phụ nữ 22 tuổi người Kurd, khi bị cảnh sát giam giữ vào tháng 9 vừa qua.

Các biện pháp trừng phạt nhắm vào hai quan chức ở thành phố Sanandaj của người Kurd là thống đốc Hassan Asgari và ông Alireza Moradi, chỉ huy lực lượng thực thi pháp luật của thành phố. Ngoài ra, Mỹ còn trừng phạt ông Mohammad Taghi Osanloo, một chỉ huy của lực lượng mặt đất lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo giám sát một thành phố khác của người Kurd.

Tin thế giới 24-11: Nga tiếp tục giội tên lửa xuống Ukraine; Giá dầu giảm mạnh - Ảnh 6.

Thủ đô Kiev, Ukraine, chìm trong bóng tối sau khi cơ sở hạ tầng dân sự quan trọng bị tấn công bằng tên lửa của Nga - Ảnh: REUTERS

*** Tổng thống Kazakhstan kêu gọi tìm kiếm hòa bình “chung” ở Ukraine.** Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev cho biết đã đến lúc tìm kiếm hòa bình “chung” ở Ukraine, sau hội nghị thượng đỉnh ở Yerevan của Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO).

“Chúng ta không được phép để các dân tộc anh em Nga và Ukraine từ mặt hàng chục hoặc hàng trăm năm, với những bất bình không thể hàn gắn”, ông Tokayev nhấn mạnh.

*** Mozambique tăng 10% xuất khẩu vải thiều hữu cơ sang châu Âu.** Chính quyền tỉnh Manica, miền Trung Mozambique, dự kiến tỉnh này sẽ xuất khẩu 400 tấn vải thiều được trồng theo quy trình hữu cơ sang thị trường châu Âu trong năm nay.

Thống đốc tỉnh Manica Francisca Tomas khẳng định xuất khẩu vải năm nay tăng 40 tấn so với năm trước, đồng thời cũng có thể cung cấp cho thị trường thêm 6.000 tấn trái cây khi mùa vụ thu hoạch vải đang diễn ra tại tỉnh này.

Bà Tomas cũng nhấn mạnh một số công ty đa quốc gia trong chuỗi nông nghiệp đang thúc đẩy sản xuất cây giống và tăng cường hỗ trợ kỹ thuật thông qua các đại lý khuyến nông của nhà nước, nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng vải thiều tại Manica trong tương lai.

Tượng nhà văn Virginia Woolf

Goc anh ngay 23

Bà Emma Woolf, chắt của cố nhà văn Anh Virginia Woolf, và con trai Ludovic đang ngồi cạnh bức tượng đồng của bà Woolf. Bức tượng của một trong những tiểu thuyết gia nổi tiếng nhất thế kỷ 20 của Anh vừa được khánh thành tại Richmond, London, Anh ngày 16-11 - Ảnh: REUTERS

Nguồn bài viết: Tin thế giới 24-11: Nga tiếp tục giội tên lửa xuống Ukraine; Giá dầu giảm mạnh - Tuổi Trẻ Online

1 Likes

Fed cân nhắc giảm biên độ tăng lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế

Hội đồng quản trị của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nhất trí sẽ giảm biên độ tăng lãi suất, sau khi Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đã nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản lần thứ tư liên tiếp tại cuộc họp đầu tháng 11/2022.

Chú thích ảnh

Trụ sở FED ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Với mức tăng gần nhất, lãi suất của Mỹ hiện ở trong khoảng từ 3,75 - 4%.

Hầu hết các thành viên hội đồng quản trị Fed cho biết họ ủng hộ việc tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản tại cuộc họp tiếp theo vào tháng 12/2022. Điều này thể hiện sự quan tâm đến việc Fed cần điều chỉnh quá trình tăng lãi suất khi nền kinh tế đang đối mặt với tỷ lệ lạm phát cao nhất trong 40 năm qua.

Biên bản cuộc họp mô tả các thành viên hội đồng quản trị Fed “ngày càng tập trung” vào thời điểm ngân hàng trung ương này có thể làm chậm tốc độ nâng lãi suất, khi các điều kiện tài chính đã bị thắt chặt đáng kể trong năm qua.

Chi phí đi vay cao hơn từ việc tăng lãi suất sẽ đẩy chi tiêu đi xuống trong một nền kinh tế quá tăng trưởng “nóng”. Nhưng các nhà phân tích kinh tế đã cảnh báo rằng lãi suất tăng cao có thể đẩy nền kinh tế Mỹ vào suy thoái, đồng thời khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng theo.

Fed đang nỗ lực thúc đẩy một kịch bản “hạ cánh mềm” cho nền kinh tế sau thời kỳ tăng trưởng cao, song vẫn cho biết sẽ tiếp tục tăng lãi suất đến khi tỷ lệ lạm phát giảm sâu hơn.

Lạm phát tại Mỹ đã hạ từ 8,2% trong tháng 9/2022 xuống còn 7,7% trong tháng 10/2022, giảm sâu hơn so với dự đoán của các nhà phân tích. Sự suy giảm đó chưa đủ để Fed ngừng tăng lãi suất, nhưng có thể cho phép ngân hàng trung ương này làm chậm tốc độ tăng lãi suất.

Những lo ngại về một cuộc suy thoái tiếp tục đeo bám Mỹ khi một số nhà kinh tế hàng đầu cảnh báo rằng điều này có thể xảy ra vào mùa Xuân 2023 tùy thuộc vào việc tăng lãi suất của Fed và nhiều yếu tố khác. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ đã giảm hai quý liên tiếp trong năm nay trước khi tăng trong quý III/2022, chủ yếu do xuất khẩu tăng mạnh.

1 Likes

Kinh tế trưởng SSI: Nếu muốn giàu nhanh, ghi bàn sớm bằng cách ào ào xông lên thì rất dễ bị việt vị và thất bại

Nhìn vào trận mở màn World Cup, chuyên gia cho rằng nếu chúng ta không đủ kiên nhẫn, lúc nào cũng muốn làm giàu nhanh ví dụ như Argentina ngày hôm qua cứ thấy khung thành là lao thẳng vào thì cuối cùng mắc vào bẫy việt vị của Ả Rập Saudi rất nhiều.

Thống kê trong các mùa World Cup, VN-Index ở cuối mùa đều có xu hướng giảm nhẹ so với thời gian giải đấu bắt đầu. Cụ thể, VN-Index đã giảm 4/5 mùa World Cup gần nhất, và chỉ tăng duy nhất trong kỳ World Cup năm 2014 diễn ra tại Brazil.

Chia sẻ trong chương trình “Bí mật đồng tiền” của VTV Digital, ông Hoàng Thanh Tùng, Giám đốc Đầu tư CTCP Đầu tư Finpros cho rằng có một sự trùng hợp là World Cup thường diễn ra vào mua hè, mọi người thường hay nói “Sell in May” cho nên kết quả của thị trường nhìn chung trên thế giới thường không mấy khởi sắc vào giai đoạn đó.

Còn năm nay World Cup lại diễn ra vào thời điểm cuối năm - tháng 11, 12 và thường vào những năm tốt VN-Index sẽ có một kết quả tương đối thuận lợi, nhất là trong tháng 12 bởi rất nhiều quỹ lớn sẽ phải chốt NAV.

“Thế nhưng năm nay chúng ta đang đứng trước tình huống VN-Index đã giảm khá sâu từ vùng đỉnh lịch sử 1.500. Tuy nhiên, các quỹ đầu tư lớn đã nhìn thấy định giá tương đối thấp của thị trường và chắc chắn họ cũng không muốn chốt NAV năm nay ở một mức giá thấp quá, bởi điều này sẽ dẫn đến việc khó giải thích với nhà đầu tư và quá trình gọi vốn vào năm sau sẽ tương đối khó khăn. Do vậy tôi vẫn đặt một cửa hy vọng, mặc dù không cao, thị trường có thể hồi phục trong kỳ World Cup này” ông Tùng cho hay.

Cũng theo ông Tùng, sau vài trận đấu mở màn của World Cup, chúng ta đều thấy sự chênh lệch giữa các đội bóng hiện nay đã giảm đi tương đối nhiều so với những kỳ World Cup trước đó.

“Ví dụ những đội bóng ở châu Á trình độ đã tăng lên khá nhiều, nếu ngày trước châu Á đá với Nam Mỹ thì gần như không có cửa để cầm hòa chứ chưa nói đến chiến thắng. Vậy mà trong kỳ World Cup lần này vào hôm qua Ả Rập Saudi lại thắng Argentina với tỷ số 2 – 1 hết sức bất ngờ dù có Messi đá chính.

Bài học đưa ra ở đây là thị trường hiện nay đã thay đổi, khác rất nhiều so với trước kia và ngày càng trở nên hiệu quả hơn. Trong quá khứ mọi người hay nghĩ một cổ phiếu rơi mạnh quá thì bắt đáy chắc chắn “có ăn” nhưng bây giờ có thể những quy tắc, quy luật cũ đã không còn đúng nữa vì mọi thứ đã thay đổi. Nhà đầu tư bây giờ không phải thấy giá rơi là họ ào ạt bán mà có thể có một lý do khác đằng sau”, Giám đốc Đầu tư CTCP Đầu tư Finpros cho hay.

Ông Phạm Lưu Hưng, Kinh tế trưởng CTCP Chứng khoán SSI. (Ảnh chụp màn hình).

Còn theo quan điểm của ông Phạm Lưu Hưng, Kinh tế trưởng CTCP Chứng khoán SSI, thị trường đã có nhiều sự thay đổi nhưng cũng có những thứ không thay đổi.

Ông Hưng dẫn chứng: “Nhìn vào trận mở màn World Cup, bài học tôi thấy rõ ràng nhất là nếu chúng ta không đủ kiên nhẫn, lúc nào cũng muốn làm giàu nhanh ví dụ như Argentina ngày hôm qua cứ thấy khung thành là lao thẳng vào thì cuối cùng mắc vào bẫy việt vị của Ả Rập Saudi rất nhiều. Rõ ràng trong những tình huống khó, chúng ta có thể từ từ phối hợp lại và tìm cơ hội khác tấn công.

Khi đá bóng chúng ta phải hiểu rằng không giống như bóng rổ cứ lên ném là vào, số lượng bàn thắng trong một trận bóng rổ rất nhiều nhưng bóng đá rõ ràng số lượng cơ hội để sút vào cầu môn rất ít. Do vậy chúng ta phải chắt chiu từng chút một, nếu cứ ào ào xông lên như bóng rổ thì cũng chỉ suốt ngày rơi vào bẫy việt vị và thất bại thôi. Do vậy tôi nghĩ câu chuyện làm giàu nhanh trong đầu tư cũng giống như trận Argentina hôm qua”, vị chuyên gia chia sẻ.

https://dongvon.doanhnhanvn.vn/kinh-te-truong-ssi-neu-muon-giau-nhanh-ghi-ban-som-bang-cach-ao-ao-xong-len-thi-rat-de-bi-viet-vi-va-that-bai-4220221124104112497.htm

1 Likes

Cựu chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị truy tố khung cao nhất tội đưa hối lộ

(VNF) - Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố các bị can trong vụ án ‘vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, đưa và nhận hối lộ’ xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai, Công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC) và các đơn vị liên quan.

Cựu chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị truy tố khung cao nhất tội đưa hối lộ

Truy tố bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn tội đưa hối lộ có khung hình phạt đến 20 năm tù.

Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao phân công Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Hà Nội thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án; chuyển Cục thi hành án dân sự TP. Hà Nội vật chứng thu giữ trong vụ án để phục vụ xét xử.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty AIC) và bị can Trần Mạnh Hà (Phó tổng giám đốc Công ty AIC) bị truy tố về tội ‘Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng’ và ‘Đưa hối lộ’, quy định tại khoản 3 Điều 222, khoản 4 Điều 364 Bộ luật Hình sự.

Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cũng truy tố bị can Trần Đình Thành (nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai), Đinh Quốc Thái (nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai) về tội ‘Nhận hối lộ’ quy định tại các điểm a, b Khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự.

Bị can Phan Huy Anh Vũ (nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai) bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Nhận hối lộ”.

Các bị can khác bị truy tố tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo cáo trạng, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn là người thành lập, đại diện theo pháp luật và điều hành hoạt động Công ty AIC, giữ các chức danh Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc (từ 2005 - 9/2020).

Bà Nhàn có vai trò chủ mưu, cầm đầu, chỉ đạo và trực tiếp thực hiện các hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gồm: Thiết lập quan hệ với người có chức vụ là Trần Đình Thành (Bí thư Tỉnh uỷ), Đinh Quốc Thái (Chủ tịch UBND tỉnh), Bồ Ngọc Thu (Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Đồng Nai), Phan Huy Anh Vũ (Giám đốc Bệnh viện Đồng Nai, đại diện Chủ đầu tư) để đặt vấn đề, đồng thời trực tiếp hoặc chỉ đạo nhân viên đưa tiền, lợi ích vật chất cho những người này với tổng số tiền 43,8 tỷ đồng để Công ty AIC trúng thầu trái pháp luật.

Bà Nhàn bị cho là đã chỉ đạo các Phó tổng giám đốc Hoàng Thị Thuý Nga và Trần Mạnh Hà cùng nhân viên dưới quyền thông đồng, cấu kết với chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn để tạo điều kiện cho Công ty AIC trúng thầu; gian lận trong việc lập hồ sơ dự thầu để Công ty AIC trúng 16 gói thầu của Dự án Bệnh viện Đồng Nai với tổng giá trị hơn 665 tỷ đồng, gây thiệt hại hơn 152 tỷ đồng.

Hành vi gian lận và thông thầu của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã vi phạm quy định tại Luật Đấu thầu, vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Hành vi đưa 43,8 tỷ đồng cho những người có chức vụ của bà Nhàn để Công ty AIC trúng thầu trái pháp luật, phạm vào tội Đưa hối lộ.

Cáo trạng kết luận, hành vi đưa 43,8 tỷ đồng cho những người có chức vụ của bà Nhàn để Công ty AIC trúng thầu trái pháp luật, phạm vào tội “đưa hối lộ”, quy định tại khoản 4, điều 364 Bộ luật hình sự với khung hình phạt từ 12-20 năm tù.

Nguồn bài viết: Cựu chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị truy tố khung cao nhất tội đưa hối lộ

1 Likes

Doanh thu tháng 10 của Thế giới đi động giảm 11%, ông Nguyễn Đức Tài nói: “Đây là năm rất lạ lùng, khó khăn nếu “xui” có thể kéo dài đến quý 3/2023”

![Doanh thu tháng 10 của Thế giới đi động giảm 11%, ông Nguyễn Đức Tài nói: “Đây là năm rất lạ lùng, khó khăn nếu “xui” có thể kéo dài đến quý 3/2023”](https://d2jc2gfed7naqx.cloudfront.net/corp_news/cafefde56ab4c769445c488b13865c905ce1a_1.jpeg "Doanh thu tháng 10 của Thế giới đi động giảm 11%, ông Nguyễn Đức Tài nói: “Đây là năm rất lạ lùng, khó khăn nếu “xui” có thể kéo dài đến quý 3/2023"”)

Tháng 10/2022, Thế giới di động cho biết doanh thu thuần đạt 10.900 tỷ, giảm 11% so với cùng kỳ. Luỹ kế 10 tháng đầu năm, công ty đạt 113.700 tỷ, tăng 15%.

Tại buổi gặp mặt nhà đầu tư mới đây, CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) cho biết tháng 10/2022 Công ty cho biết doanh thu thuần đạt 10.900 tỷ, giảm 11% so với cùng kỳ. Luỹ kế 10 tháng đầu năm, MWG đạt 113.700 tỷ, tăng 15%.

Trong đó, chuỗi Thế giới Di động (TGDĐ) và Điện Máy Xanh (ĐMX) đạt 8.300 tỷ, giảm 18% so với cùng kỳ tháng 10 năm trước. Con số luỹ kế tăng 21% lên 90.000 tỷ đồng.

Với chuỗi Bách Hoá Xanh (BHX), tháng 10 thu về 2.370 tỷ - tăng 22% so với cùng kỳ. Luỹ kế 10 tháng, chuỗi đạt 22.300 tỷ, giảm 9%. Doanh thu bình quân 1 cửa hàng đạt 1,37 tỷ đồng, BHX theo đó ghi nhận mức lợi nhuận trực tiếp (đã bao gồm khấu hao) ở cấp độ cửa hàng dương vào tháng 10 và cao nhất kể từ đầu năm 2022. BHX đang hòa vốn EBITDA ở cấp độ Công ty, MWG cho biết.

Tính đến cuối tháng 10, Công ty có 1.163 cửa hàng chuỗi TGDĐ (bao gồm 93 Topzone), 2.269 cửa hàng chuỗi ĐMX (bao gồm 1.034 ĐMX Supermini) và 1.729 cửa hàng BHX.

Doanh thu tháng 10 của Thế giới đi động giảm 11%, ông Nguyễn Đức Tài nói: Đây là năm rất lạ lùng, khó khăn nếu “xui” có thể kéo dài đến quý 3/2023 - Ảnh 1.

Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch là ông Nguyễn Đức Tài cho biết: “Thế giới có nhiều vấn đề cần giải quyết: Chiến tranh, lạm phát, giá xăng dầu…. và đã tác động đến Việt Nam. Việt Nam như tôi nhận định trước đây thường có độ trễ là 3-6 tháng so với thế giới, mình luôn luôn đi chậm hơn so với thế giới. Người ta đã thấy ảnh hưởng lạm phát trước đó và nay thì Việt Nam mình đã thấy rồi.

Đây là năm rất lạ lùng, cuối năm đáng lẽ là phải tăng ca thì nhân công lại phải chia ca. Thu nhập giảm, ai không chịu nổi thì về quê. Thậm chí, một số Công ty còn chủ động cho nhân viên nghỉ…”.

Nhìn sang MWG, khi thu nhập người lao động giảm thì sức mua sẽ có vấn đề, và dĩ nhiên bán lẻ bị ảnh hưởng. Bởi người tiêu dùng thắt chặt hầu bao thì những thứ không cần thiết sẽ không xài nữa, còn những thứ cần thiết họ sẽ mua hàng có giá rẻ hơn.

Trả lời câu hỏi “Tình hình này kéo dài bao lâu?”, ông Tài cho biết khó dự báo, sớm nhất sẽ phải sang năm sau, còn nếu “xui xui” thì sẽ kéo dài sang đến quý 3/2023. Và những người lái máy bay (chủ doanh nghiệp – PV) thì cần tỉnh táo để lèo lái để đi qua vùng thời tiết xấu này, để có thể hướng tới tương lai ngon lành.

“Nếu chúng ta kỳ vọng cái gì đó qua nhanh, thì sẽ rất khó. Bối cảnh hiện nay không phải như hồi Covid-19, chúng ta lock-down để bảo vệ sức khoẻ, và chúng ta có thể linh hoạt. Còn đây không phải là một vấn đề nhất định, mà là một chuỗi các vấn đề để chúng ta kỳ vọng khó khăn qua nhanh, hay kỳ vọng 1-2 tháng sẽ ổn định trở lại”, ông Tài nói.

1 Likes

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 24/11

=> DOANH NGHIỆP

  1. Hơn 128 triệu cổ phiếu phiên khớp lệnh kỷ lục về tài khoản, “biệt đội giải cứu” Novaland tạm lỗ 14%

  2. Vốn hoá “bốc hơi” 100.000 tỷ đồng từ đầu tháng, Novaland lần thứ 3 lên tiếng về việc giá cổ phiếu giảm sàn

  3. Becamex IDC sẽ đưa KCN 700 ha vào khai thác từ năm 2023, có thể thu 5.000 tỷ từ dự án chuyển nhượng cho CapitaLand

  4. HPX/VPI: Văn Phú và Hải Phát “phớt lờ” chỉ đạo của Hà Nội tại dự án BT gần 2.000 tỷ đồng?

  5. STB: Cổ phiếu STB test lại đường MA50, khối ngoại mua ròng hơn 1.200 tỷ sau 2 tuần

  6. QNS: Nhà máy đường lớn nhất nước khơi thông vướng mắc, sẵn sàng vào vụ ép

_

  1. SJF: Giảm sàn gần 3 tuần liên tiếp, cổ phiếu SJF bất ngờ tăng trần 5 phiên

😎 CEN: CENCON vừa lên tiếng giải trình cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp, CEN lại đo sàn

  1. VTP: Đặt mục tiêu tham vọng, Viettel Post gặp nhiều khó khăn để hoàn thành vào cuối năm

  2. AAA: Nhựa An Phát Xanh giải ngân 93% nguồn vốn sau 4 năm huy động

  3. LTG: Tập đoàn Lộc Trời sẽ thống lĩnh hạ nguồn sản xuất lúa gạo thông qua thương vụ M&A

  4. PVC: Thành lập Công ty PVChem-CS

  5. NVL: Giải mã chuyện Citigroup Global chấp nhận hoán đổi trái phiếu bằng cổ phiếu NVL với giá 85.000/cp khi thị giá chưa tới 22.000 đồng

  6. L14: 7 phiên tăng trần vẫn là cổ phiếu mất giá nhiều nhất thị trường chứng khoán

  7. Giữa lúc thị trường hoang mang, TCBS chọn tăng vốn với lí do: Để giữ vững vị thế dẫn dầu

  8. Masan chuyển nhượng toàn bộ nhãn hiệu T-Pay cho Techcombank

  9. PC1: Chi phí tài chính tăng mạnh, lợi nhuận sau thuế giảm về mức hơn 4 tỷ đồng

  10. TDH: Thuduc House bất ngờ bán toàn bộ vốn tại dự án Centum Wealth

  11. VRE: Từ chinh phục ‘bán lẻ dưới lòng đất’ đến dẫn dắt ngành BĐS bán lẻ Việt Nam

  12. STK: Sợi Thế Kỷ và những thách thức từ các khoản lỗ tỷ giá khi doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng trong quý 3 nhưng dự báo quý 4/2022, Công ty Cổ phần Sợi Thế kỷ (STK) sẽ tăng trưởng âm vì các khoản lỗ về tỷ giá.

  13. IBC: Apax Holdings của Shark Thuỷ bị Cục Thuế TP. Hà Nội cưỡng chế thuế 5,6 tỷ đồng

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. DGC: Dragon Capital bán gần 5 triệu cổ phiếu DGC

  2. VJC: Phó Tổng Giám đốc Vietjet Air toàn bộ 130.400 cổ phiếu VJC với mục đích tài chính cá nhân.

  3. Giao dịch lớn cổ phiếu HJS, DST, UNI, TCI, SP2, PVV, BIG, PDR, SSB, PGN, VAB, SBT

  4. HPX: Cổ phiếu xuống đáy lịch sử và sắp phải giải trình lần 2, Chủ tịch HĐQT Hải Phát bị “call margin” gần 5 triệu đơn vị

  5. PDR: Chứng khoán TVI và Mirae Asset thông báo bán giải chấp hơn 21,45 triệu cổ phiếu của Chủ tịch và tổ chức liên quan đến DPR

  6. KSB: Quỹ đầu tư đến từ Phần Lan trở thành cổ đông lớn của KSB

  7. Hội đồng quản trị SBT đồng loạt đăng ký mua vào cổ phiếu trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động

_

  1. NVL: Citigroup Global vừa chuyển đổi 5 trái phiếu (hơn 23 tỷ đồng) thành 270.729 cổ phiếu NVL, đây là số trái phiếu nằm trong gói trái phiếu chuyển đổi có tổng giá trị 300 triệu USD với mệnh giá 200.000 USD/trái phiếu, sẽ đáo hạn ngày 16/7/2026

  2. TN1: Hệ sinh thái TNG Holdings huy động chục nghìn tỷ đồng từ trái phiếu

_

=> CỔ TỨC

  1. DVP: Cảng Đình Vũ sắp chia cổ tức đợt 1/2022 bằng tiền tỷ lệ 10%

  2. Vicostone chốt ngày trả cổ tức tiền mặt 3.000 đồng/cp

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Cổ phiếu blue-chips phục hồi, VN-Index đảo chiều xanh

  • Xanh vỏ, đỏ lòng, nhóm ngân hàng quốc doanh cố cân chỉ số khi nhóm bán lẻ nằm sàn do lo ngại thiếu hụt Iphone 14

  • Thanh khoản đã nhích lên trong phiên chiều nay, chủ yếu là nhờ bên mua nâng giá lên. Diễn biến tích cực đó cũng tạo sức lan tỏa khá tốt và đến giây cuối cùng trong đợt khớp lệnh liên tục, VN-Index đã về tới tham chiếu và đợt ATC các cổ phiếu tài chính mạnh thêm, đủ kéo nhẹ chỉ số vượt mức này 1,71 điểm…

  • Đã gần 2 tuần trôi qua kể phiên đảo chiều mạnh vào ngày 16/11/2022, thời điểm mà dòng tiền đã bắt đầu đánh hơi thấy khả năng phải có một cuộc giải cứu, nhưng rốt cuộc vẫn chưa có thông tin cụ thể nào đưa ra.

  • Khối ngoại duy trì 14 phiên mua ròng liên tiếp

  • Phiên 24/11: Thị trường giằng co, khối ngoại vẫn miệt mài tung hơn 300 tỷ đồng gom cổ phiếu, tâm điểm FUEVFVND, VNM

  • Phiên 24/11, khối tự doanh công ty chứng khoán mua ròng hơn 267 tỷ đồng. DGC, NVL, VIC, MSN, VHM là những mã được mua tích cực với giá trị mỗi mã đều hơn 15 tỷ đồng. Ngược lại, HHV là mã bị bán ròng mạnh nhất với hơn 9 tỷ đồng.

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Chứng khoán MBS lại “ra tay”, sắp cắt sạch margin của 7 mã cổ phiếu “hot”

  2. Dragon Capital ‘quay xe’ bán ròng cổ phiếu

  3. Công ty Xây dựng công trình Tân Cảng sắp đưa cổ phiếu giao dịch trên UPCoM

  4. Những thương vụ M&A đáng chú ý trong giai đoạn 2021-2022

_

  1. 20 doanh nghiệp niêm yết có giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất đều đang chịu áp lực thanh khoản lớn trong 12 tháng tới khi dòng tiền yếu, áp lực nợ trái phiếu, nợ tín dụng lớn hơn dòng tiền tạo ra, trong khi các kênh huy động vốn gặp nhiều khó khăn.

  2. Ngân hàng Nhà nước: Lãi suất cho vay bình quân đang ở mức 8,4 – 9,9%/năm

  3. “Ông lớn” ngân hàng Sacombank tung chiêu “độc lạ” hút khách gửi tiền: Gửi 6 tháng tặng thêm nửa tháng lãi, gửi 12 tháng tặng thêm lãi 1 tháng

  4. VPBank tăng tiếp lãi suất, cạnh tranh với các ngân hàng khác huy động vốn

  5. Khối lượng trái phiếu mua lại trước hạn đạt 152.500 tỷ đồng

  6. FiinGroup: Cơ cấu TPDN tại các ngân hàng tương đối khiêm tốn, ít có tác động đến chất lượng tín dụng

_

=> VIỆT NAM

  1. Biến động “dữ dội” trong Top 10 Công ty Dược uy tín năm 2022: Dược Hậu Giang, Traphaco vững ngôi vương, Pharmacity lần đầu lọt top

  2. Kỳ 1 tháng 11/2022: Xuất khẩu giảm, cán cân thương mại thâm hụt 1,15 tỷ USD

  3. Sửa nghị định kinh doanh xuất khẩu gạo, đảm bảo an ninh lương thực

  4. Trong bối cảnh nguồn cung giảm trong khi nhu cầu ổn định, gạo thế giới và gạo xuất khẩu Việt Nam sẽ còn tiềm năng tăng giá trong 2023

  5. Giá heo hơi trong nước đang ở mức 51.000 - 55.000 đồng/kg, khiến người chăn nuôi nhỏ lẻ thua lỗ. Một trong những đề xuất mà các hộ chăn nuôi mong muốn là cơ quan quản lý nới lỏng hoạt động xuất khẩu tiểu ngạch heo hơi sang thị trường Trung Quốc, nhưng đây là vấn đề rất nan giải. Vậy, còn có giải pháp gì để “giải cứu" giá heo hơi trong thời gian tới.

  6. Nhu cầu thịt phục hồi khi Tết Nguyên Đán đến gần, Dabaco, MEATLife, Heo ăn chay, heo ăn chuối có hưởng lợi?

  7. Đồng Nai hướng tới thu hút FDI có chọn lọc

  8. Bộ Giao thông Vận tải đề nghị VietinBank tiếp tục giải ngân cho dự án hầm Đèo Cả

  9. Du lịch phục hồi tích cực, khách nội địa đạt gần 92 triệu lượt trong 10 tháng đầu năm

  10. Thanh tra đột xuất các tổ chức sử dụng đất tại TP. HCM

  11. Thanh tra 10 dự án bất động sản tại Đồng Nai

  12. Kinh doanh thua lỗ, EVN vẫn giữ ngôi quán quân ‘vua tiền mặt’ với hơn 108.000 tỷ đồng, giảm hơn 24.000 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.

  13. Lượng tiền mặt hơn 2.000 tỷ USD, nhà đầu tư Nhật muốn M&A 5 lĩnh vực tại Việt Nam

  14. Container rỗng ùn ùn đổ về Việt Nam, nhiều cảng biển chật cứng

  15. Đèo Cả nghiên cứu đầu tư các dự án ở Lâm Đồng với tổng quy mô vốn 20.000 tỷ

  16. Thăng trầm của ngành thuỷ sản sau những lần thắt chặt tiền tệ

_

=> THẾ GIỚI

  1. Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến tích cực với đa phần thị trường tăng

  2. Tại Châu Âu, các thị trường lớn đang giao dịch đồng thuận/, các chỉ số đều cho sắc xanh

  3. Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm phiên thứ hai liên tiếp trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (23/11), sau khi biên bản cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được công bố cho thấy tín hiệu giảm tốc độ tăng lãi suất.

  4. Dữ liệu công bố hôm qua cho thấy hoạt động kinh doanh của Mỹ tháng 11 đã giảm tháng thứ 5 liên tiếp, với số lượng đơn đặt hàng mới giảm xuống mức thấp nhất trong 2,5 năm do lãi suất cao hơn làm giảm nhu cầu.

  5. Trung Quốc: Bất ngờ với số ca Covid-19 cao nhất từ trước đến nay

  6. Ngành môi giới bất động sản Hồng Kông ồ ạt cắt giảm nhân sự khi thị trường suy sụp

  7. 51% người dân Hong Kong (Trung Quốc) bi quan về thị trường bất động sản

  8. Bloomberg đưa tin các siêu ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc đang bơm ít nhất 270 tỷ nhân dân tệ (tương đương 38 tỷ USD) tín dụng mới cho các công ty bất động sản. Đây là 1 phần trong nỗ lực giải cứu thị trường của chính phủ nước này.

  9. Trung Quốc có thể sẽ vẫn phải áp dụng biện pháp phong tỏa chặt chẽ để ngăn COVID-19

  10. Việc nhà máy lắp ráp iPhone của Apple tại Trung Quốc phải đóng cửa vì ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã khiến người dùng toàn cầu phải đợi lâu hơn để sở hữu iPhone 14 Series. Điều này có thể tác động trực tiếp tới doanh thu của Apple trong quý IV.

  11. Số liệu về chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) do S&P Global công bố ngày 23/11 cho thấy hoạt động kinh doanh ở Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tiếp tục giảm sút trong tháng 11 nhưng với tốc độ chậm hơn.

  12. Reuters: BoE dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm trong tháng 12/2022

  13. Hàn Quốc tăng lãi suất cơ bản để kiềm chế lạm phát

  14. Hyundai có nữ chủ tịch đầu tiên

  15. Kinh nghiệm tái cấu trúc nợ trái phiếu từ Trung Quốc

  16. Huyền thoại George Soros tranh thủ gom cổ phiếu Tesla khi giá giảm một nửa

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Theo tin từ tờ Nikkei Asia, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đang làm việc với 3 ngân hàng hàng đầu Nhật Bản và một số tổ chức tài chính trong khu vực để thử nghiệm đồng Yên số vào mùa xuân tới.

  2. Quỹ cứu trợ của Binance sẽ có giá trị 1 tỷ USD, dùng để giúp đỡ các công ty đang gặp khó khăn trong ngành.

  3. Thổ Nhĩ Kỳ khởi động điều tra cựu CEO FTX Sam Bankman-Fried

  4. Cảnh sát Singapore điều tra nền tảng lending Hodlnaut với cáo buộc gian lận

  5. Hacker vụ tấn công Mt. Gox được cho là đã rục rịch chuyển đi 10.000 BTC từ 7 năm trước lên sàn giao dịch và có động thái chốt lời.

  6. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua tăng lên gần 16.600 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục tăng nhẹ nhưng lại đảo chiều nhanh về dưới 16.600 USD/BTC vào cuối ngày.

_

  1. Mỹ công bố hướng dẫn chi tiết về kế hoạch áp giá trần đối với dầu mỏ Nga

  2. Theo Viện Xăng dầu Mỹ (API), dự trữ dầu thô của Mỹ giảm khoảng 4,8 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 18/11, cao hơn ước tính giảm 1,1 triệu thùng của các nhà phân tích trước đó.

  3. Châu Âu khởi động cuộc đua mua khí đốt cho những năm tiếp theo

  4. EU tuyên bố đã thay thế hoàn toàn việc nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga bằng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và khí đốt từ các nhà cung cấp đáng tin cậy.

  5. Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) ngày 23/11 không thể đạt được một thoả thuận về việc nên áp trần giá ở mức nào đối với dầu thô Nga vận chuyển bằng đường biển. Theo dự kiến, cuộc thảo luận căng thẳng này sẽ được nối lại vào ngày 24 hoặc 25/11.

  6. EU định áp giá trần khí đốt theo kiểu ‘có cũng như không’

  7. Giá dầu giảm hơn 3% vào thứ Tư (23/11), tiếp tục chuỗi ngày giao dịch đầy biến động, khi Nhóm Bảy quốc gia (G7) có thể giới hạn giá dầu Nga cao hơn mức giá thị trường hiện tại và tồn kho xăng ở Mỹ nhiều hơn mong đợi của các nhà phân tích.

  8. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,12 USD (-0,15%), xuống 77,82 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,23 USD (-0,27%), xuống 85,18 USD/thùng.

  9. Vì sao Trung Quốc và châu Âu “hối hả” mua dầu của Nga?

_

  1. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 10,2 USD lên mức 1.750,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích lên 1.755 USD và giằng co nhẹ quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.

  2. ‘Mặc kệ’ giá vàng thế giới hồi phục, vàng SJC vẫn duy trì chuỗi ngày dao động biên độ hẹp

  3. USD lao dốc sau biên bản cuộc họp của Fed, Euro, Bảng Anh, BTC và vàng đồng loạt tăng phiên 23/11

_

  1. Giá cà phê Arabica khả năng cao tiếp tục tăng trước những thông tin tiêu cực về nguồn cung

  2. Nhập khẩu bông của Trung Quốc thấp nhất một thập kỷ: Dấu hiệu rõ nét nhu cầu hàng may mặc toàn cầu suy giảm

  3. Giá đồng giảm do số ca nhiễm COVID-19 tăng ở Trung Quốc làm tiêu tan hy vọng rằng nhu cầu ở quốc gia tiêu thụ kim loại lớn nhất thế giới sẽ sớm được cải thiện.

  4. Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên (Trung Quốc) tiếp tục giảm phiên thứ ba liên tiếp do lo ngại về số ca nhiễm COVID-19 gia tăng tại nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới - Trung Quốc – gây áp lực nặng nề lên tâm lý thị trường.

  5. Dầu cọ tăng ngày thứ 3 liên tiếp

  6. Hợp đồng khí đốt tự nhiên của Mỹ tăng khoảng 8% lên mức cao nhất trong hai tháng vào thứ Tư trước kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn do dự báo thời tiết lạnh hơn nhiều so với dự kiến ​​trước đó và nhu cầu sưởi ấm cao hơn trong hai tuần tới.

Vàng SJC 67.5 tr/lượng

USD 24,854 đồng

Bảng Anh 30,469 đồng

EUR 26,611 đồng

Nguồn bài viết: Thông Tô | Facebook

1 Likes

Thanks…

Anh công bố kế hoạch tài chính trị giá gần 65 tỷ USD nhằm phục hồi kinh tế

## Chính phủ Anh vừa công bố một kế hoạch tài chính sâu rộng trị giá 55 tỷ bảng Anh (xấp xỉ 65 tỷ USD) nhằm phục hồi kinh tế, giảm nhẹ gánh nặng chi phí sinh hoạt cho người dân cũng như khôi phục danh tiếng thị trường tài chính hàng đầu thế giới của xứ sở Sương mù bất chấp quốc gia này đang chìm trong suy thoái.


Lạm phát tại Anh đang ở mức cao nhất trong nhiều năm qua. (Ảnh: T.L)

Kế hoạch tài chính trung hạn (hay còn gọi là “Tuyên bố mùa thu”) được Bộ trưởng Tài chính Jeremy Hunt cho hay là các biện pháp thắt chặt chi tiêu công như “giảm hơn một nửa” tiền vay mượn so với dự báo của Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách Anh (OBR) và công bố 2 quy tắc tài chính mới: Nợ tiềm ẩn phải giảm theo tỷ lệ phần trăm của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong vòng 5 năm và vay của khu vực công phải dưới 3% GDP.

Đồng thời, Bộ trưởng Hunt xác nhận, tổng số tiền thắt chặt tài khóa sẽ vào khoảng 55 tỷ bảng Anh, được chia gần như bằng nhau giữa tăng thuế và cắt giảm chi tiêu công. Một loạt biện pháp tăng thuế sẽ được áp dụng, gồm đóng băng một số khoản giảm thuế để tăng thu ngân sách. Ngưỡng đóng thuế thu nhập cá nhân ở mức 45% sẽ được áp dụng từ mức 125.140 bảng/năm, thay vì 150.000 bảng như trước kia; xe điện cũng sẽ không còn được áp dụng miễn thuế tiêu thụ đặc biệt từ năm 2025. Các hộ gia đình và doanh nghiệp sẽ tiếp tục được hỗ trợ vào năm tới để giúp người dân đối phó với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt do lạm phát tăng cao…

Đây sẽ là kế hoạch “thắt lưng buộc bụng” lớn nhất trong vòng một thập kỷ trở lại đây của Anh. Chương trình này cho thấy những thách thức mà Anh cũng như các nền kinh tế lớn phương Tây đang đối mặt, sau khi mạnh tay bơm tiền để kích thích kinh tế trong giai đoạn cao điểm đại dịch Covid-19 cũng như để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong cuộc khủng hoảng năng lượng gần đây.

Lạm phát tháng 10 của Anh đã tăng đáng kể so với mức 10,1% của tháng 9 và là mức cao nhất kể từ tháng 10/1981. Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đang khiến hàng triệu người phải đối mặt với nghèo đói.

Cùng với xác nhận đất nước đã bước vào thời kỳ suy thoái và GDP sẽ giảm 1,4% vào năm 2023, Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách Anh hôm 17/11 ước tính, thu nhập khả dụng thực tế của hộ gia đình dự kiến sẽ giảm 4,3% trong năm 2022 - 2023. Chủ tịch OBR, Richard Hughes cho biết, mức giảm này sẽ xóa sổ sự cải thiện mức sống tại Anh trong 8 năm qua, với thu nhập của người dân vào cuối năm 2027 - 2028 sẽ vẫn thấp hơn 1% so với mức trước đại dịch. Tỷ lệ thất nghiệp cũng dự đoán sẽ tăng từ 3,5% lên mức cao nhất là 4,9% trong quý III/2024…/.

1 Likes

CEO Gelex - Nguyễn Văn Tuấn muốn “rút lui” khỏi Chứng khoán VIX

## Theo thông tin Công ty CP Chứng khoán VIX (HOSE: VIX) vừa công bố, ông Tuấn đăng kí bán toàn bộ cổ phiếu VIX sở hữu trong thời gian từ ngày 30/11 đến 29/12. Lý do được tiết lộ là cơ cấu danh mục đầu tư.

Theo đó, ông Nguyễn Văn Tuấn – Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Gelex (HOSE: GEX) đăng kí bán ra 87.430.578 cổ phiếu tương ứng 15,02% tổng số cổ phiếu VIX đang lưu hành. Giá trị giao dịch dự kiến (tính theo mệnh giá) là hơn 874 tỷ đồng. Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch từ ngày 30/11 đến ngày 29/12 bằng phương thực giao dịch khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận theo quy định của pháp luật.

CEO Gelex - Nguyễn Văn Tuấn muốn “rút lui” khỏi Chứng khoán VIX
Ông Nguyễn Văn Tuấn đăng ký bán toàn bộ hơn 87 triệu cổ phiếu VIX.

Bên cạnh đó, bà Dương Thị Hồng Hạnh – vợ ông Tuấn cũng đăng kí bán 21,2 triệu cổ phiếu, tương ứng 3,64% số cổ phiếu VIX đang lưu hành. Giá trị giao dịch dự kiến (tính theo mệnh giá) là 212 tỷ đồng. Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch từ ngày 30/11/2022 đến ngày 29/12/2022 bằng phương thực giao dịch khớp lệnh và/ hoặc thỏa thuận theo quy định của pháp luật.

Mục đích giao dịch là nhằm cơ cấu danh mục đầu tư.

Trong khoảng thời gian trên, Công ty CP FTG Việt Nam cũng thực hiện đăng kí bán ra 26.824.358 cổ phiếu, tương ứng 4,61% số cổ phiếu VIX đang lưu hành. Giá trị giao dịch dự kiến (tính theo mệnh giá) là hơn 268 tỷ đồng. Thông tin thêm, Tổng giám đốc FTG hiện là chồng của bà Nguyễn Thị Tuyết, Chủ tịch HĐQT Chứng khoán VIX.

Như vậy, với việc giảm tỷ lệ sở hữu của ông Tuấn và những người có liên quan nói trên, sau khi hoàn tất giao dịch, chỉ còn bà Nguyễn Thị Tuyết nắm giữ 21.375.159 cổ phiếu, tương đương 3,67% số cổ phiếu VIX đang lưu hành. Bà Tuyết mới được HĐQT Chứng khoán VIX bầu làm Chủ tịch kể từ ngày 2/11/2022, cho thời gian còn lại của nhiệm kỳ 2021-2026. Ngoài ra, bà Tuyết là chị gái ông Nguyễn Văn Tuấn, thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Gelex.

Lợi nhuận quý III giảm 40,3% so với cùng kỳ

Về kết quả kinh doanh, trong quý III/2022, Chứng khoán VIX ghi nhận tổng doanh thu đạt 182,33 tỷ đồng, giảm 53,1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 88,09 tỷ đồng, giảm 40,3% so với cùng kỳ.

Xét về cơ cấu doanh thu, trong kỳ, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) giảm 53,8% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 137,11 tỷ đồng về 117,7 tỷ đồng; lãi từ các khoản cho vay và phải thu giảm 38% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 17,34 tỷ đồng về 28,3 tỷ đồng; doanh thu nghiệp vụ môi giới chứng khoán giảm 60,3% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 32,66 tỷ đồng về 21,53 tỷ đồng; doanh thu bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán giảm 51,3% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 14,84 tỷ đồng về 14,1 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Lũy kế trong 9 tháng đầu năm 2022, Công ty ghi nhận tổng doanh thu đạt 950,22 tỷ đồng, giảm 24,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 414,56 tỷ đồng, giảm 27,8% so với cùng kỳ năm trước.

Xét về dòng tiền, trong 9 tháng đầu năm, Chứng khoán VIX ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 1.194,4 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 237,4 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 0,5 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 3.139,4 tỷ đồng, chủ yếu phát hành thêm 4.118,9 tỷ đồng cổ phiếu để huy động vốn.

Tính tới 30/9/2022, tổng tài sản của Chứng khoán VIX tăng 74,2% so với đầu năm lên 8.238,2 tỷ đồng. Trong đó, các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ đạt 4.684,9 tỷ đồng, chiếm 56,9% tổng tài sản; tiền và các khoản tương đương tiền đạt 2.024,9 tỷ đồng, chiếm 24,6% tổng tài sản; các khoản cho vay đạt 1.409,4 tỷ đồng, chiếm 17,1% tổng tài sản.

Điểm đáng lưu ý, trong 9 tháng đầu năm, tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) tăng 192,7% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 3.084,4 tỷ đồng lên 4.684,9 tỷ đồng; các khoản cho vay giảm 52,9% so với đầu năm, tương ứng giảm 1.580,8 tỷ đồng về 1.409,4 tỷ đồng.

Trong 4.684,9 tỷ đồng tài sản FVTPL, Công ty thuyết minh có tới 2.941,3 tỷ đồng là trái phiếu chưa niêm yết; 839 tỷ đồng là cổ phiếu niêm yết; 726,8 tỷ đồng cổ phiếu chưa niêm yết; và 177,9 tỷ đồng trái phiếu niêm yết.

Công ty CP Chứng khoán VIX được Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước chính thức cấp Giấy phép thành lập và hoạt động số 70/UBCK-GP ngày 10 tháng 12 năm 2007 lấy tên là Công ty CP Chứng khoán Vincom.

Cổ phiếu VIX của Công ty chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội từ ngày 29/12/2009 theo Quyết định số 1036/QĐ-SGDHN ngày 24 /12/2009 của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

Năm 2014, Công ty đã tiến hành đổi tên thành Công ty CP Chứng khoán IB (IBSC) theo Giấy phép số 09/GPĐC-UBCK ngày 21/5/2014 và chính thức đổi tên thành Công ty CP Chứng khoán VIX theo quyết định số 67/GPĐC-UBCK ngày 20/10/2020 của Uỷ ban Chứng khoán Nhà Nước. Đến ngày 08/01/2021, cổ phiếu VIX đã chính thức giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM.

Hoạt động chính của Công ty bao gồm: Môi giới chứng khoán, Tự doanh chứng khoán, Bảo lãnh phát hành chứng khoán và Tư vấn đầu tư chứng khoán. VIX là một trong số ít các công ty chứng khoán tại Việt Nam có hoạt động an toàn, hiệu quả trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế.

Nguồn bài viết: CEO Gelex - Nguyễn Văn Tuấn muốn “rút lui” khỏi Chứng khoán VIX

1 Likes

Cổ phiếu chứng khoán, bất động sản tím lịm, khối ngoại lại mua ròng ngàn tỷ

Thị trường có phiên cuối tuần giao dịch tưng bừng, lực cầu dâng cao đẩy giá cổ phiếu tăng mạnh trên diện rộng. Niềm tin khả năng thị trường tạo đáy đang mạnh lên, khuyến khích nhà đầu tư xuống tiền dứt khoát hơn. Tới 151 mã tăng kịch trần trên 3 sàn, trong đó HoSE đóng góp 60 mã, tập trung nhiều trong nhóm chứng khoán và bất động sản…

VN-Index tăng tốc mạnh mẽ trong phiên chiều.

VN-Index tăng tốc mạnh mẽ trong phiên chiều.

Thị trường có phiên cuối tuần giao dịch tưng bừng, lực cầu dâng cao đẩy giá cổ phiếu tăng mạnh trên diện rộng. Niềm tin khả năng thị trường tạo đáy đang mạnh lên, khuyến khích nhà đầu tư xuống tiền dứt khoát hơn. Tới 151 mã tăng kịch trần trên 3 sàn, trong đó HoSE đóng góp 60 mã, tập trung nhiều trong nhóm chứng khoán và bất động sản.

Sau 4 phiên điều chỉnh liên tiếp nhưng biên độ hẹp, VN-Index hôm nay tăng vọt mạnh 23,75 điểm đã san bằng toàn bộ mức giảm của những ngày trước. Kết tuần chỉ số tăng 2,13 điểm so với tuần trước, hoàn toàn là nhờ biên độ hôm nay.

Dòng tiền có tín hiệu mạnh lên đáng kể buổi chiều, nếu tính riêng HoSE là khoảng 5.228 tỷ đồng, tăng 64% so với buổi sáng. Cả hai sàn niêm yết tăng 62%, đạt 5.585 tỷ đồng. Cả phiên, hai sàn khớp thành công 9.038,4 tỷ đồng, tăng 19% so với hôm qua.

Mức giao dịch này không phải là lớn, thậm chí còn kém các phiên ngày 22/11 và 18/11 vừa qua, nhưng đó là các phiên có dấu ấn giao dịch của một số cổ phiếu cá biệt như NVL, PDR. Thêm nữa thanh khoản cải thiện hôm nay đi kèm với đa số cổ phiếu tăng giá rất mạnh, tức là phải có sự chủ động từ bên mua.

VN-Index kết phiên tăng 2,51% tương đương 23,75 điểm, với 60 mã kịch trần và 155 mã tăng từ 2% tới trên 6%. Độ rộng tổng thể sàn HoSE cuối ngày là 380 mã tăng/72 mã giảm. Đà tăng áp đảo và biên độ tăng mạnh ở cổ phiếu cho thấy bên mua đã nâng giá lên liên tục, đặc biệt trong buổi chiều.

Đà tăng ở chỉ số gần như dốc đứng chiều nay. Chốt phiên sáng VN-Index mới tăng 0,99%, nghĩa là riêng chiều mức tăng tới 1,5%. Vẫn còn NVL, PDR giảm sàn, GAS giảm 0,95%, SAB giảm 0,28% trong rổ VN30 phần nào hạn chế điểm số. Tuy vậy độ rộng và các nhóm cổ phiếu bùng nổ xác nhận một phiên giao dịch rất hưng phấn và thanh khoản còn cơ hội tăng cao nữa nếu không có 55 cổ phiếu trắng bên bán.

Nhóm cổ phiếu tài chính, nhất là chứng khoán tăng cực mạnh.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán và bất động sản giao dịch nổi bật hôm nay. Mặc dù NVL vẫn giảm sàn và dư bán sàn 33,1 triệu cổ, PDR dư bán àn 75,2 triệu, HPX dư sàn 53,7 triệu, nhưng hàng chục mã khác lại kịch trần như CEO, PVL, IDJ, LDG, HAR, DIG, HAG, DXS, HQC, SRC, KDH…

Nhóm chứng khoán có tới 20 mã tăng hết biên độ, bao gồm nhiều mã quan trọng như SSI, HCM, VCI, VND, FTS, MBS, SHS… Dòng tiền đổ vào nhóm chứng khoán rất ấn tượng, SSI, VND và VCI lọt top 10 cổ phiếu giao dịch lớn nhất thị trường.

Nhìn chung với rất nhiều cổ phiếu kịch trần và tăng mạnh trên 2%, gần như tất cả các nhóm cổ phiếu đều tăng mạnh hoặc có đại diện kịch trần. Nhóm ngược dòng không nhiều, nhưng cũng có một số chịu áp lực khá mạnh và có thanh khoản lớn như VHC giảm sàn thanh khoản 36,5 tỷ đồng; BVH giảm 3,7% thanh khoản 19,9 tỷ; DGC giảm 1,18% giao dịch 247,3 tỷ đồng…

Khối ngoại cũng gây bất ngờ khi tranh mua với nhà đầu tư trong nước. Tổng giá trị giải ngân tại HoSE đạt 1.873,4 tỷ đồng, tương đương 19,3% giá trị sàn. Bán ra đạt 911,9 tỷ đồng, tương ứng mua ròng 961,5 tỷ đồng. HNX cũng được mua ròng 23,3 tỷ và UpCOM khoảng 2,6 tỷ.

Các cổ phiếu thuộc rổ VN30 được mua ròng tổng cộng 761 tỷ đồng với giá trị giải ngân khoảng 1.131 tỷ, chiếm xấp xỉ 30% thanh khoản rổ. Lực mua cực tốt này giúp VN30-Index bay cao 2,84%, mạnh hơn chỉ số chính. CTG được mua ròng 128,6 tỷ, VHM +111,8 tỷ, HPG +97,2 tỷ, VIC +85,9 tỷ, VNM +85 tỷ, STB +70,5 tỷ, BID +62 tỷ…

Như vậy sau hai phiên đầu tuần khối ngoại có xu hướng chốt lời ngắn hạn, dòng tiền này đã quay lại mua và càng ngày càng mạnh. Tính chung cả tuần này, khối ngoại vẫn mua ròng gần 1.500 tỷ đồng và xác lập tuần mua ròng thứ 3 liên tiếp với cổ phiếu HoSE.

Nguồn bài viết: Cổ phiếu chứng khoán, bất động sản tím lịm, khối ngoại lại mua ròng ngàn tỷ - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Phiên 25/11: Khối ngoại đẩy mạnh mua ròng lên gần 990 tỷ đồng, tập trung CTG, VHM

Giao dịch trên HOSE, khối ngoại ghi nhận giao dịch gom ròng với quy mô gần 962 tỷ đồng, tương đương khối lượng gần 38 triệu đơn vị cổ phiếu.

Thị trường bao phủ bởi sắc tím với gần 150 mã tăng trần. VN-Index đã trải qua một phiên giao dịch hồi phục mạnh từ đầu phiên và về cơ bản vẫn giữ được phong độ cho đến tận cuối phiên.

Hầu hết các nhóm ngành đều ghi nhận tăng điểm, từ ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, thép, phân bón,… Một số dòng cổ phiếu tăng nhẹ hơn như đầu tư công, điện nước, cảng biển,… Thị trường ghi nhận lác đác một vài mã sàn như VHC, HPX, GMC, …

Ở nhóm vốn hóa lớn, NVL và PDR tiếp tục nằm sàn với khối lượng dư bán giá sàn cuối phiên lần lượt là 33,1 triệu và gần 75,2 triệu đơn vị. Chiều ngược lại, KDH và SSI tăng kịch trần, cùng với VIC, BID, VHM, MSN, CTG, HPG, … trở thành những trụ đỡ tích cực nhất trong phiên hôm nay.

Giao dịch trên HOSE, khối ngoại ghi nhận giao dịch gom ròng với quy mô gần 962 tỷ đồng, tương đương khối lượng gần 38 triệu đơn vị cổ phiếu.

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Về giá trị cụ thể, cổ phiếu CTG của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam dẫn đầu bên mua với giá trị gom ròng gần 128,6 tỷ đồng.

Theo sau là VHM được mua ròng gần 111,8 tỷ đồng và HPG (97,1 tỷ đồng). Nối tiếp, lực cầu còn được ghi nhận ở VIC (85,9 tỷ đồng), VNM (85 tỷ đồng), STB (70,5 tỷ đồng).

Danh mục top10 mã được mua ròng nhiều nhất trong phiên còn có sự góp mặt của những mã dưới 70 tỷ đồng như BID (62,2 tỷ đồng), KDH (58,4 tỷ đồng), MSN (53,3 tỷ đồng) và NLG (42,5 tỷ đồng).

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Tại chiều bán, cổ phiếu VCB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam bị xả ròng mạnh nhất với quy mô hơn 34,8 tỷ đồng.

Theo sau đó là GAS bị bán ròng hơn 17,8 tỷ đồng, DIG gần 12,7 tỷ đồng, VHC gần 12,7 tỷ đồng. Nối tiếp, lực bán được ghi nhận ở những mã dưới 10 tỷ đồng như DGC (8,6 tỷ đồng), GVR (5,7 tỷ đồng), HAG (5,1 tỷ đồng), NKG (4,8 tỷ đồng), HCM (4,6 tỷ đồng) và PC1 (3,2 tỷ đồng).

Trên sàn HNX, khối ngoại nối tiếp xu hướng giao dịch mua ròng với giá trị gần 23,3 tỷ đồng, tương đương hơn 1 triệu đơn vị cổ phiếu.

Ở chiều mua, nhóm này chủ yếu rót ròng gần 16,6 tỷ đồng mua gom cổ phiếu IDC của Tổng công ty IDICO. Kế tiếp là TNG (3,6 tỷ đồng), SHS (2,3 tỷ đồng), PVI (2 tỷ đồng) và các giao dịch tương tự dưới 1 tỷ đồng như VCS (179 triệu đồng), LHC (142 triệu đồng), CEO (106 triệu đồng), …

Chiều ngược lại, khối ngoại xả ròng mức dưới 1 tỷ đồng ở các cổ phiếu như BCC (573 triệu đồng), NVB (300 triệu đồng), NTP (220 triệu đồng), …

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại tiếp tục xu hướng gom ròng phiên thứ 20 liên tiếp với quy mô hơn 2,6 tỷ đồng, tương đương 54.075 đơn vị cổ phiếu.

Tại chiều mua, cổ phiếu QNS của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi dẫn đầu với quy mô hơn 1,3 tỷ đồng. Theo sau, lực cầu ngoại tìm đến các mã dưới 1 tỷ đồng như LTG (400 triệu đồng), MCM (380 triệu đồng), ACV (303 triệu đồng), …

Tại chiều bán, nhóm nhà đầu tư ngoại xả ròng với quy mô dưới 1 tỷ đồng ở các mã như QSP (194 triệu đồng), BDG (130 triệu đồng), BDT (99 triệu đồng), …

Nguồn bài viết: Phiên 25/11: Khối ngoại đẩy mạnh mua ròng lên gần 990 tỷ đồng, tập trung CTG, VHM

1 Likes

Xu hướng thắt chặt tiền tệ khiến lãi suất trái phiếu ở thị trường Đông Á mới nổi vọt tăng

Việc đẩy lãi suất trái phiếu tăng đã làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái tài chính ở Đông Á mới nổi…

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Trong ấn bản báo cáo Giám sát Trái phiếu châu Á vừa được công bố, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nhấn mạnh, việc thắt chặt tiền tệ quyết liệt ở các nền kinh tế phát triển đã đẩy lãi suất trái phiếu tăng và làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái tài chính ở Đông Á mới nổi.

Theo ADB, trong hơn 2 tháng qua, hầu hết các thị trường trái phiếu khu vực đều chứng kiến tình trạng rút vốn đầu tư gián tiếp. Lạm phát toàn cầu, tăng trưởng chậm hơn ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) và suy thoái kinh tế từ việc xung đột Nga – Ukraine tiếp tục đe dọa những triển vọng ngắn hạn của khu vực.

Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB, ông Albert Park, nhận định: “Các điều kiện tài chính ở Đông Á mới nổi đã suy yếu với tốc độ nhanh hơn trong tháng 9 và tháng 10 so với tám tháng đầu năm 2022, do việc thắt chặt tiền tệ quyết liệt của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Tuy nhiên, cho tới nay, khu vực này về cơ bản vẫn có khả năng chống chịu, bất chấp nhiều yếu tố bất lợi".

Việc phát hành trái phiếu bằng đồng nội tệ ở Đông Á mới nổi giảm 1,1% so với quý trước, xuống còn 2,2 nghìn tỷ USD trong Quý 3 trong bối cảnh tâm lý đầu tư ảm đạm. Tổng lượng trái phiếu bằng đồng nội tệ đang lưu hành tăng 2,3% lên 22 nghìn tỷ USD. Khu vực Đông Á mới nổi bao gồm các nền kinh tế thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); Trung Quốc; Hồng Kông, Trung Quốc; và Hàn Quốc.

Tổng lượng phát hành trái phiếu chính phủ giảm 4,5% so với quý trước, trong khi lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp tăng 5,7%, chủ yếu là nhờ việc các công ty Trung Quốc tận dụng những biện pháp nới lỏng tiền tệ trong nước. Lãi suất tăng đã dẫn tới mức sụt giảm 2% trong lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp ở các thị trường ASEAN.

Thị trường trái phiếu bền vững ở khu vực ASEAN cùng với Trung Quốc; Hồng Kông, Trung Quốc; và Hàn Quốc đã tăng 1,7% lên 521,6 tỉ USD vào cuối tháng 9. Mặc dù tăng trưởng chậm hơn so với quý trước, phân khúc này đã chứng kiến sự cải thiện trong việc đa dạng hóa danh mục thị trường và loại hình trái phiếu.

Tại Việt Nam, sau khi tăng trưởng mạnh trong quý trước, thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ đã giảm 0,2% do thị trường trái phiếu chính phủ sụt giảm và trái phiếu doanh nghiệp tăng chậm hơn. So với cùng kỳ năm trước, thị trường tăng 21,1% lên 97,4 tỷ USD.

Cụ thể, trái phiếu chính phủ Việt Nam giảm 2% do lượng tín phiếu ngân hàng trung ương đang lưu hành giảm 70,3% so với quý trước. Dư nợ trái phiếu chính phủ đạt 67,3 tỷ USD. Tăng trưởng trái phiếu doanh nghiệp giảm 4,1% so với quý trước, đưa phân khúc này lên 30,1 tỷ USD.

Nguồn bài viết: Xu hướng thắt chặt tiền tệ khiến lãi suất trái phiếu ở thị trường Đông Á mới nổi vọt tăng - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

2 Likes

Nhà đầu tư nước ngoài chi 10.000 tỉ đồng mua ròng, đặt kỳ vọng vào chứng khoán Việt

Chỉ trong vòng một tuần nay, khối ngoại đã mua ròng hơn 1.800 tỉ đồng, nâng tổng giá trị mua ròng từ đầu tháng 11 đến nay lên mốc 10.000 tỉ đồng, giúp tâm lý nhà đầu tư chứng khoán trong nước cũng được cải thiện.

Nhà đầu tư nước ngoài chi 10.000 tỉ đồng mua ròng, đặt kỳ vọng vào chứng khoán Việt - Ảnh 1.

Giới đầu tư chứng khoán Việt Nam vừa chứng kiến một tuần giao dịch giằng co, áp lực chốt lời ngắn hạn cộng với thông tin mặt bằng lãi suất huy động tiếp tục tăng khiến chỉ số VN-Index điều chỉnh giảm trong ba phiên giao dịch đầu tuần. Tuy nhiên, sau đó chỉ số này đã nhanh chóng lấy lại phong độ và phục hồi trong hai phiên giao dịch cuối tuần khi xuất hiện các tin tích cực hơn, tạm thời bám trụ ở sắc xanh mốc 971,46 điểm.

Ông Đinh Quang Hinh - trưởng bộ phận kinh tế vĩ mô và chiến lược thị trường thuộc Công ty Chứng khoán VNDirect - lý giải tâm lý nhà đầu tư chứng khoán được cải thiện do một loạt thông tin hỗ trợ.

Cụ thể, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) công bố biên bản cuộc họp tháng 11, phát đi tín hiệu sẽ sớm giảm tốc độ tăng lãi suất điều hành. Vietcombank cũng thông báo kế hoạch giảm lãi suất cho vay. Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đăng ký mua cổ phiếu.

Bên cạnh đó, Chính phủ mới thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong triển khai các dự án bất động sản, xem xét nới “room” tín dụng phù hợp, xem xét sửa đổi nghị định 65 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp nếu cần thiết.

Đáng chú ý, diễn biến giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài cũng mang đến nhiều hy vọng cho nhà đầu tư trong nước. Riêng tuần qua tổng giá trị mua ròng của khối ngoại đạt hơn 1.800 tỉ đồng, nâng tổng giá trị mua ròng từ đầu tháng 11 đến nay lên xấp xỉ 10.000 tỉ đồng.

Lực cầu của thị trường cũng đang được hỗ trợ khi các quỹ ETF (quỹ hoán đổi danh mục) liên tục hút vốn. Được biết, Ủy ban Giám sát tài chính của Đài Loan đã chấp thuận đề nghị tăng vốn bổ sung khoảng 3.330 tỉ đồng từ quỹ Fubon ETF, góp phần tăng sức mua của quỹ tại thị trường chứng khoán Việt.

Song song đó, gần đây quỹ ngoại Dragon Capital cũng mua ròng hàng loạt cổ phiếu như KDH (Nhà Khang Điền), HDG (Tập đoàn Hà Đô), DGC (Hóa chất Đức Giang), VHC (Thủy sản Vĩnh Hoàn), DPM (Đạm Phú Mỹ), DCM (Đạm Cà Mau), PVD (PV Drilling), FRT (Bán lẻ kỹ thuật số FPT)…

Theo dữ liệu thống kê, trong vòng một tuần nay khối ngoại mua ròng các ngành thực phẩm và đồ uống, ngân hàng, dịch vụ tài chính, dầu khí, điện - nước - xăng dầu - khí đốt, hàng và dịch vụ công nghiệp, tài nguyên cơ bản… Ngược lại, nhóm này bán ròng mạnh ở hai ngành bất động sản và hóa chất.

Mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam phải trải qua hàng loạt biến động, tuy nhiên ông Michael Kokalari - chuyên gia kinh tế trưởng của quỹ đầu tư VinaCapital - vẫn chỉ ra nhiều điểm sáng để nhà đầu tư có góc nhìn dài hạn bám vào.

Theo chuyên gia của quỹ đầu tư, các lo lắng về khả năng của các công ty Việt Nam tiếp cận tín dụng đã ảnh hưởng xấu lên chỉ số VN-Index, nhưng quỹ tin rằng vấn đề “thắt chặt tín dụng” của Việt Nam chủ yếu nằm ở lĩnh vực bất động sản. Trong khi đó nhu cầu đối với nhà ở mới tại Việt Nam vẫn rất mạnh và giá vẫn phải chăng. Vì vậy giá cổ phiếu bất động sản có lẽ sẽ phục hồi khi và chỉ khi Chính phủ có các hành động nới lỏng các điều kiện tín dụng bất động sản.

Trừ các doanh nghiệp bất động sản, theo khảo sát của VinaCapital, các công ty lớn và uy tín ở các lĩnh vực khác không gặp khó khăn trong việc đảo nợ.

Bên cạnh đó, GDP của Việt Nam vẫn đang trên đà tăng trưởng 8% vào năm nay và gần 6% vào năm 2023, trong khi lợi nhuận các doanh nghiệp đang trên đà tăng trưởng với dự báo khoảng 17% trong năm nay và năm 2023.

Chính sự kết hợp giữa giá cổ phiếu giảm và lợi nhuận tăng cũng khiến định giá P/E (thị giá trên tỉ suất lợi nhuận cổ phiếu) dự phóng của năm 2023 là 8 lần, tức thấp hơn 40% so với các nước trong khu vực. Điều này cũng góp phần tạo nên sự hứng thú cho các nhà đầu tư dài hạn.

Nguồn: Nhà đầu tư nước ngoài chi 10.000 tỉ đồng mua ròng, đặt kỳ vọng vào chứng khoán Việt - Tuổi Trẻ Online

1 Likes

NHTW Trung Quốc tung khoản vay giá rẻ, cắt giảm dự trữ bắt buộc để cứu bất động sản, hỗ trợ nền kinh tế

Tung ra khoản vay giá rẻ

Theo nguồn tin của Reuters, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC) sẽ tung ra các khoản vay lãi suất thấp cho các định chế tài chính để mua trái phiếu do các nhà phát triển bất động sản phát hành.

Động thái trên là sự hỗ trợ chính sách mạnh nhất cho tới nay của PBoC dành cho lĩnh vực bất động sản. PBoC kỳ vọng các khoản vay sẽ thúc đẩy tâm lý thị trường đối với lĩnh vực địa ốc, và giải cứu một số nhà phát triển tư nhân.

Trong những tuần gần đây, Bắc Kinh đã tăng cường hỗ trợ cho lĩnh vực bất động sản, trụ cột đóng góp 1/4 nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Những ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc trong tuần này đã cam kết ít nhất 162 tỷ USD cho các chủ đầu tư.

Trụ sở Ngân hàng trung ương Trung Quốc. (Ảnh: Jason Lee/Reuters).

Hai nguồn tin cho biết khoản vay từ PBoC dự kiến sẽ có lãi suất thấp hơn nhiều so với lãi suất chuẩn, và được thực hiện trong tuần tới, giúp các tổ chức tài chính có động lực để đầu tư vào trái phiếu của các công ty bất động sản tư nhân.

Nguồn tin của Reuters cho biết, PBoC cũng đang soạn thảo một “danh sách trắng” những nhà phát triển BĐS quan trọng, có hệ thống và chất lượng tốt, để nhận được sự hỗ trợ rộng rãi hơn từ Bắc Kinh.

Ít nhất ba nhà phát triển tư nhân, bao gồm Longfor Group Holdings, Midea Real Estate Holding và Seazen Holdings, đã được bật đèn xanh trong tháng này để huy động tổng cộng 50 tỷ nhân dân tệ (7 tỷ USD).

Trong trường hợp không có đủ nhu cầu từ các nhà đầu tư đối với trái phiếu, PBoC có thể can thiệp trực tiếp thông qua việc hỗ trợ cho vay lại, theo nguồn tin của Reuters.

Cho vay lại là một công cụ chính sách có mục tiêu mà PBoC thường sử dụng để cho các ngân hàng vay với chi phí thấp nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Ngân hàng trung ương Trung Quốc muốn tránh cắt giảm lãi suất cơ bản do lo ngại tình trạng tháo chạy vốn.

Trong những tháng qua, PBoC đã sử dụng cho vay lại để hỗ trợ các lĩnh vực như vận tải, logistics, đổi mới công nghệ, vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID hoặc được ưu ái bởi các chính sách dài hạn của nhà nước.

Hai nguồn tin của Reuters cho biết, PBoC cũng có kế hoạch cung cấp 100 tỷ nhân dân tệ (14 tỷ USD) hỗ trợ các cơ quan quản lý tài sản nhà nước mua lại dự án bất động sản từ những nhà phát triển gặp khó khăn.

Hôm 21/11, truyền thông Trung Quốc cho biết, PBoC đã lên kế hoạch cung cấp khoản vay 200 tỷ nhân dân tệ không lãi suất cho các ngân hàng thương mại cho đến cuối tháng 3 để hỗ trợ việc hoàn thiện nhà ở.

Trong số các hỗ trợ chính thức khác gần đây, cơ quan quản lý thị trường trái phiếu liên ngân hàng của Trung Quốc cho biết sẽ mở rộng chương trình hỗ trợ khoảng 250 tỷ nhân dân tệ (35 tỷ USD) tới các khoản nợ của doanh nghiệp tư nhân. Trước đây, phần lớn sự hỗ trợ từ Bắc Kinh nhắm tới các nhà phát triển thuộc sở hữu nhà nước.

Ông Yi Huiman, Chủ tịch cơ quan quản lý chứng khoán Trung Quốc, cho biết rằng Trung Quốc phải cải thiện bảng cân đối kế toán của các nhà phát triển “chất lượng tốt”.

Cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Theo Bloomberg, vào ngày 25/11, PBoC đã giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) 25 điểm cơ bản đối với hầu hết các ngân hàng. Điều chỉnh này có hiệu lực vào ngày 5/12, và dự kiến sẽ bơm thêm 500 tỷ nhân dân tệ (70 tỷ USD) vào nền kinh tế.

PBoC cho biết việc cắt giảm nhằm mục đích “giữ thanh khoản dồi dào, hợp lý” và “tăng cường hỗ trợ cho nền kinh tế thực”, cũng như giúp các ngành bị thiệt hại bởi COVID.

Động thái cắt giảm RRR lần đầu tiên kể từ tháng 4 này đã được Hội đồng Nhà nước gợi ý vào đầu tuần này, thông qua việc kêu gọi nỗ lực nhiều hơn để củng cố sự phục hồi kinh tế. PBoC cũng đã cắt giảm lãi suất cơ bản hai lần trong năm 2022, lần gần đây nhất vào tháng 8.

Tuy vậy, triển vọng tăng trưởng vẫn còn nhiều thách thức. Sự phục hồi của thị trường nhà ở có thể sẽ chậm lại, trong khi các ca nhiễm COVID đã lên mức cao kỷ lục, khiến các thành phố lớn như Bắc Kinh phải hạn chế đi lại.

Các nhà kinh tế cho biết Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với một quá trình mở cửa trở lại chậm chạp và đau đớn. Ngân hàng Nomura trong tuần này đã cắt giảm dự báo tăng trưởng vào năm 2023 xuống còn 4%.

Ông David Qu, nhà kinh tế học của Bloomberg, cho biết: “Với sự bùng phát COVID, dẫn đến những hạn chế mới, và tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại, nền kinh tế [Trung Quốc] sẽ gặp khó khăn. Với triển vọng trên, chúng tôi kỳ vọng PBoC sẽ duy trì lập trường nới lỏng dần dần vào năm 2023”.

“Tới năm sau, chúng tôi kỳ vọng PBoC cắt giảm RRR thêm 50 điểm cơ bản. Cơ quan này cũng có thể cắt giảm lãi suất cho vay trung hạn một năm thêm 20 điểm cơ bản. Chúng tôi nghĩ rằng PBoC sẽ thực hiện động thái này trong hai lần, với lần cắt giảm 10 điểm cơ bản đầu tiên vào quý I/2023”, ông nói thêm.

RRR là một cách để giải phóng thanh khoản dài hạn giá rẻ cho các ngân hàng, cho phép gia hạn các khoản vay tới doanh nghiệp và người tiêu dùng. Theo PBoC, động thái trên sẽ tiết kiệm 5,6 tỷ nhân dân tệ cho các cơ quan tài chính đủ điều kiện hưởng lợi.

Ông Bruce Pang, chuyên gia kinh tế và trưởng bộ phận nghiên cứu về Trung Quốc Đại lục tại Jones Lang LaSalle, cho biết: “Động thái trên sẽ làm giảm tương đối chi phí vốn cho các bên cho vay thương mại và khuyến khích gia hạn tín dụng, giúp giảm chi phí đi vay của các công ty và người tiêu dùng”.

Nguồn: NHTW Trung Quốc tung khoản vay giá rẻ, cắt giảm dự trữ bắt buộc để cứu bất động sản, hỗ trợ nền kinh tế

2 Likes

Các ngân hàng lớn nhất Trung Quốc bơm hơn 160 tỷ USD giải cứu ngành bất động sản

Giới chuyên gia dự đoán các khoản hỗ trợ sẽ chưa dừng lại, có thể sẽ có thêm nhiều nhà phát triển khác được giải cứu.

Các nhà cho vay lớn nhất Trung Quốc chuẩn bị bơm hơn 162 tỷ USD tín dụng cho các nhà phát triển bất động sản của nước này. Động thái trên được đưa ra trong bối cảnh chính phủ của Chủ tịch Tập Cận Bình đang dần nới lỏng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt với đòn bẩy trong ngành bất động sản - vốn gây ra một đợt lao dốc mạnh.

Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) - nhà băng lớn nhất đại lục tính theo giá trị tài sản, thông báo sẽ mở rộng hạn mức tín dụng với tổng giá trị 655 tỷ NDT (92 tỷ USD) cho 12 nhà phát triển bất động sản. Các ngân hàng nhà nước khác bao gồm Ngân hàng Tiết kiệm Bưu điện Trung Quốc (PSBC) trong tuần này cũng tung ra các khoản vay mới cho lĩnh vực vốn mắc nợ nhiều.

Mở rộng hoạt động cho vay lúc này là động thái quan trọng với lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn của Trung Quốc. Ngành này đóng góp hơn 1/4 sản lượng kinh tế của đại lục nhưng rơi vào cuộc khủng hoảng thanh khoản trong hơn 1 năm nay, sau nhiều vụ vỡ nợ của các nhà phát triển sử dụng quá nhiều đòn bẩy, bao gồm Evergrande và nhiều công ty cùng ngành.

Tháng 9 năm ngoái, một cuộc khủng hoảng đòn bẩy đã diễn ra tại Evergrande - công ty với khoản nợ hơn 300 tỷ USD, đã kích hoạt một đợt lao dốc trên quy mô lớn trong ngành bất động sản. Sau đó, doanh số bán đất và nhà ở đã sụt giảm mạnh trên cả Trung Quốc. Tháng trước, số liệu mới công bố cho thấy doanh số của ngành tiếp tục đi xuống.

Quy định về hạn mức tín dụng mới của chính phủ Trung Quốc chủ yếu nhắm vào các nhà phát triển được coi là ổn định và tránh được những điều tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng vừa qua. Nhóm này bao gồm: Vanke, Gemdale, Greenland Holdings và Country Garden, đây là những doanh nghiệp bất động sản lớn nhất ở Trung Quốc tính theo doanh số.

Cho đến thời điểm này, Bắc Kinh đã ngừng cấp những khoản vốn lớn cho lĩnh vực bất động sản. Thay vào đó, giới chức tập trung vào việc hoàn thành hàng nghìn dự án khu dân cư đã gặp gián đoạn do cuộc khủng hoảng.

ICBC cho biết các khoản vay của ngân hàng này sẽ hỗ trợ “phát triển dự án” và các giao dịch M&A. Ngân hàng cũng phát tín hiệu rằng khoản vốn hỗ trợ có thể được dùng để “hợp nhất” các tài sản trên bảng cân đối kế toán của các nhà phát triển khác cũng đang gặp khó khăn.

Khoản vay này của các ngân hàng quốc doanh được đưa ra sau gói hỗ trợ vào tuần trước, được nhiều người coi là “bước ngoặt” với lĩnh vực bất động sản. Kế hoạch cứu trợ ngành địa ốc của Trung Quốc bao gồm 16 điểm, bao gồm việc giúp nới lỏng thời gian đáo hạn nợ ngân hàng và hỗ trợ phát hành trái phiếu, đã được PBOC công bố chi tiết vào ngày 23/11.

Yan Yuejin - giám đốc nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Phát triển Trung Quốc E-house tại Thượng Hải, nhận định sự hỗ trợ từ phía các ngân hàng nhà nước sẽ giúp vực dậy niềm tin của một lĩnh vực đang gặp khó khăn về thanh khoản. Yan cho biết: “Đến nay, động thái hỗ trợ vẫn đang nghiêng về các công ty ổn định về tài chính”. Tuy nhiên, ông dự đoán có thể sẽ có thêm các nhà phát triển khác nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn từ cuối tháng 11 đến tháng 12, có khả năng là nhóm từ top 20 đến 70 theo doanh số.

Zhang Yu và Li Hao - chuyên gia đến từ ngân hàng đầu tư China International Capital Corporation (CICC), cho hay: “Chúng tôi dự đoán các chỉ báo cơ bản của ngành bất động sản vào năm 2023 về tổng thể sẽ ổn định. Sang đến năm sau, doanh số bán nhà trên toàn quốc có thể tăng 2% so với cùng kỳ năm trước, trong khi hoạt động đầu tư bất động sản có thể hồi phục với tốc độ chậm hơn tăng trưởng doanh số, và có thể không thay đổi hoặc giảm nhẹ so với năm trước.”

Xem ngay: Các ngân hàng lớn nhất Trung Quốc bơm hơn 160 tỷ USD giải cứu ngành bất động sản

1 Likes

Phát Đạt lần thứ 3 lên tiếng về giá cổ phiếu PDR liên tiếp giảm sàn 16 phiên

CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HoSE: PDR) lần thứ 3 lên tiếng về việc giá cổ phiếu giảm 80% từ đỉnh, ghi nhận 16 phiên liên tiếp giá cổ phiếu giảm sàn.

image

Phát Đạt đưa ra hai lý do:

Một, giá cổ phiếu PDR giảm trong thời gian gần đây do yếu tố tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước những bất ổn và triển vọng kém tích cực về kinh tế; ngoài ra còn bị tác động bởi các chính sách kinh tế vĩ mô liên quan đến ngành bất động sản.

Hai, nhà đầu tư cổ phiếu PDR có vay ký quỹ bị ép bán chủ động từ những công ty chứng khoán để nhanh chóng thu hồi vốn vay và hiện tượng này vẫn đang tiếp tục xảy ra.

Cũng theo Phát Đạt, nhà đầu tư cổ phiếu PDR có vay ký quỹ bị ép bán chủ động từ những công ty chứng khoán để nhanh chóng thu hồi vốn vay và hiện tượng này vẫn tiếp tục đang xảy ra.

Thực tế, sau 2 lần giải trình trước, Phát Đạt vẫn chỉ đưa ra lý do này giống như một kiểu “văn mẫu” - lặp đo lặp lại trong bối cảnh ngày 25/11 ghi nhận phiên giao dịch 16 liên tiếp giảm sàn. Cổ phiếu lao dốc mạnh, rơi xuống mức 12.900 đồng/cp, mất hơn 80% kể từ đỉnh và hiện đang ở mức 12.900 đồng/ cổ phiếu. Bên cạnh thị giá giảm mạnh, thanh khoản tại PDR cũng mất hút.

Trước đó, Công ty chứng khoán Mirae Asset (MAS) đã có thông báo về việc sẽ bán giải chấp cổ phiếu PDR thuộc sở hữu của ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT công ty. Số lượng cổ phiếu PDR dự kiến bán là 9,8 triệu đơn vị. Thời gian thực hiện từ ngày 23/11/2022 đến khi đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định của MAS.

Tương tự, Chứng Khoán Maybank (MSVN) cũng đã thông báo việc bán giải chấp hơn 2,7 triệu cổ phiếu PDR thuộc sở hữu của Chủ tịch Đạt. Thời gian thực hiện cũng là từ ngày 23/11/2022 đến khi đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định.

Bên cạnh đó, PDR vừa công bố thông tin về việc tất toán lô trái phiếu phát hành lần 9/2021 có tổng mệnh giá phát hành là 150 tỷ đồng.

Quý III doanh thu giảm tới 99% vẫn báo lãi tăng 17%

PRD ghi nhận Doanh thu thuần trong kỳ đạt hơn 11 tỷ đồng giảm tới 99%; giá vốn bán hàng cũng giảm mạnh tương đương xuống 4,9 tỷ đồng, lợi nhuận gộp giảm từ 856 tỷ xuống còn 6,2 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của PDR trong quý III/2022 đạt 711,2 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ.

Báo cáo tài chính quý III/2022 của Bất động sản Phát Đạt

PDR trình bày khoản lãi từ việc chuyển nhượng khoản đầu tư trong Sài Gòn KL trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất quý III/2022 như là hoạt động thanh lý khoản đầu tư vào công ty con.

Lũy kế 9 tháng, PDR ghi nhận doanh thu đạt 1.490 tỷ đồng, giảm 37,7%; lãi sau thuế đạt 1.399 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ.

So với kế hoạch sản xuất kinh doanh được thông qua hồi đầu năm, Phát Đạt mới chỉ hoàn thành 14% kế hoạch doanh thu và 48% kế hoạch lợi nhuận năm.

Nguồn bài viết: Phát Đạt lần thứ 3 lên tiếng về việc giá cổ phiếu PDR liên tiếp giảm sàn trong vòng 16 phiên | Dân Việt

1 Likes

100 quỹ hưu trí lớn nhất thế giới, Việt Nam cũng có mặt

Theo Xếp hạng quỹ hưu trí năm 2021, tổng giá trị tài sản của 100 quỹ hưu trí lớn nhất thế giới là 17 nghìn tỷ USD, tăng 8,5% so với năm 2020…

Biểu đồ thông tin dưới đây sử dụng dữ liệu từ Thinking Ahead Istitute, thể hiện các quỹ hưu trí lớn nhất thế giới và quốc gia/vùng lãnh thổ của quỹ đó. Xếp hạng chỉ tính tới các quỹ hưu trí do cơ quan trực thuộc chính phủ của một quốc gia, vùng lãnh thổ lập ra.

Đứng đầu danh sách này là Quỹ Đầu tư Hưu trí Chính phủ Nhật Bản (GPIF) với tổng tài sản 1,7 nghìn tỷ USD. GPIF dẫn đầu xếp hạng này kể từ năm 2002. Theo sau là Quỹ Hưu trí Chính phủ của Na Uy với quy mô tài sản 1,4 nghìn tỷ USD.

Quỹ Hưu trí Quốc gia Hàn Quốc, Quỹ Tiết kiệm Hưu trí Liên bang Mỹ và quỹ ABP của Hà Lan đứng các vị trí tiếp theo với tài sản lần lượt là 1,4 nghìn tỷ, 798 tỷ USD và 774,2 tỷ USD. Quỹ bảo hiểm xã hội của Việt Nam cũng có mặt trong xếp hạng này ở vị trí 98 với tài sản 55,7 tỷ USD.

Xét theo quốc gia và vùng lãnh thổ, Mỹ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xếp hạng này với 47 quỹ hưu trí, bao gồm quỹ lớn nhất là Thrift Savings Plan (TSP).

Quỹ đầu tư quốc gia của Nga đứng thứ 19 trong danh sách. Quỹ này được lập ra nhằm hỗ trợ hệ thống hưu trí quốc gia và hỗ trợ cân bằng ngân sách khi cần thiết. Trong bối cảnh kinh tế Nga đối mặt khó khăn giữa xung đột với Ukraine, Chính phủ Nga đã dự phòng khoảng 23 tỷ USD từ quỹ này để thay thế đội máy bay nước ngoài bằng máy bay nội địa do lệnh trừng phạt của phương Tây khiến việc nhập khẩu linh kiện thay thế gặp khó khăn.

Nguồn bài viết: 100 quỹ hưu trí lớn nhất thế giới, Việt Nam cũng có mặt - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

KBC bổ sung tài sản bảo đảm cho lô trái phiếu 1,000 tỷ đồng

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HOSE: KBC) cho biết vào ngày 24/11, trái chủ của KBC thông qua việc bổ sung tài sản bảo đảm cho trái phiếu KBCH2123002 của Công ty.

Theo đó, trái chủ đồng ý với việc bổ sung tài sản bảo đảm là 1.1 triệu cp phổ thông của CTCP Khu công nghiệp Sài Gòn – Bắc Giang.

Đồng thời, KBC phải đảm bảo tổng giá trị của tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu KBC và tài sản bảo đảm là tiền mặt/hợp đồng tiền gửi/chứng chỉ tiền gửi tối thiểu bằng 60% giá trị tài sản bảo đảm tối thiểu (ứng với 160% tổng giá trị mệnh giá trái phiếu đang lưu hành).

Việc bổ sung tài sản bảo đảm như trên không gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ gốc, lãi trái phiếu đã phát hành, KBC cho biết.

Tính đến cuối tháng 09/2022, KBC có khoản dư nợ trái phiếu dài hạn đến hạn trả trong năm tới là 2,873 tỷ đồng, tăng đáng kể so với con số 796 tỷ đồng vào đầu năm; trái phiếu dài hạn là 973 tỷ đồng, giảm so với 3,233 tỷ đồng đầu năm.

Lô trái phiếu KBCH2123002 được bổ sung tài sản bảo đảm trên có giá trị theo mệnh giá là 1,000 tỷ đồng, lãi suất 10.5%/năm và đáo hạn vào ngày 03/06/2023. Đây là trái phiếu phát hành riêng lẻ cho các đối tượng, được bảo đảm bằng gần 71 triệu cp phổ thông của KBC.

KBC nắm 92.5% tỷ lệ lợi ích tại CTCP Khu công nghiệp Sài Gòn – Bắc Giang (SBG), trong khi tỷ lệ lợi ích là 88.06%. Theo báo cáo thường niên 2021 của KBC, SBG có vốn điều lệ 220 tỷ đồng. SBG là chủ đầu tư khu công nghiệp Quang Châu tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; có tổng diện tích 426 ha, tổng diện tích đất thương phẩm là 303.7 ha, đã lấp đầy 96.8%, diện tích đất thương phẩm còn lại 9.77 ha, diện tích đất còn phải đền bù hơn 13.5 ha.

Tại ngày 31/12/2021, tài sản của SBG đạt 3,281 tỷ đồng. Năm 2021, Công ty đạt doanh thu 1,870 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 1,040 tỷ đồng.

Nguồn bài viết: 100 quỹ hưu trí lớn nhất thế giới, Việt Nam cũng có mặt - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Chứng khoán Tiên Phong (TPS) bán giải chấp 5,9 triệu cp NRC của Chủ tịch Danh Khôi

hủ tịch Danh Khôi bị bán giải chấp 5,9 triệu cổ phiếu NRC, thời gian bán giải chấp từ ngày 24/11 đến khi đảm bảo đủ tỷ lệ theo quy định về giao dịch ký quỹ.

CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS) thông báo bán giải chấp 5,9 triệu cổ phiếu NRC thuộc sở hữu của ông Lê Thống Nhất, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Danh Khôi (Mã: NRC). Thời gian bán giải chấp từ ngày 24/11 đến khi đảm bảo đủ tỷ lệ theo quy định về giao dịch ký quỹ.

Trước đó, Công ty TNHH Chứng khoán Maybank (MSVN) cũng thông báo bán giải chấp 1,5 triệu cổ phiếu NRC thuộc sở hữu của ông Lê Thống Nhất và 1,7 triệu cổ phiếu NRC thuộc sở hữu của bà Nguyễn Ngọc Thủy, vợ ông Lê Thống Nhất, thời điểm bán giải chấp dự kiến kể từ ngày 16/11.

Việc bán giải chấp hàng triệu cổ phiếu của Chủ tịch Danh Khôi diễn ra trong bối cảnh giá NRC ghi nhận giảm sàn 5 phiên liên tiếp (21/11 - 25/11) xuống mức thấp kỷ lục 4.500 đồng/cp, tương ứng mất gần 40% giá trị sau 5 phiên. So với đỉnh cuối tháng 11/2021, cổ phiếu NRC đã mất gần 86% giá trị.

Giá cổ phiếu NRC mất gần 40% giá trị sau 5 phiên giảm sàn liên tiếp. (Nguồn: VNDirect).

Về tình hình kinh doanh 9 tháng đầu năm, Danh Khôi ghi nhận doanh thu 193 tỷ đồng tăng 61%, lợi nhuận sau thuế khoảng 67 tỷ đồng, gấp gần 17 lần so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2022, công ty đặt mục tiêu doanh thu 905 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 200 tỷ đồng. Như vậy, sau ba quý, Danh Khôi mới hoàn thành 21% kế hoạch doanh thu, 34% kế hoạch lợi nhuận năm.

Nguồn bài viết: Chứng khoán Tiên Phong (TPS) bán giải chấp 5,9 triệu cp NRC của Chủ tịch Danh Khôi

1 Likes

[Podcast] Tài chính tuần qua: Thị trường tài chính chưa hết khó khăn, Ngân hàng Nhà nước giảm giá bán USD

Bộ Tài chính họp về thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước giảm giá bán USD lần thứ 3 trong một tháng, mức lãi suất huy động 10% đã quay trở lại và các tin tức nổi bật khác sẽ có trong bản tin tuần này.

[Podcast] Tài chính tuần qua: Thị trường tài chính chưa hết khó khăn, Ngân hàng Nhà nước giảm giá bán USD

Ảnh minh hoạ: iStock

Bộ Tài chính họp về thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp

Ngày 23/11, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã chủ trì cuộc họp về thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp với 7 công ty chứng khoán và 32 doanh nghiệp thực hiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ để tìm giải pháp “cứu” các thị trường. Tuy nhiên, chưa có một giải pháp cụ thể nào được đưa ra trong cuộc họp lần này.

Động thái quan tâm và chỉ đạo của các bộ, ban vẫn chưa đủ sức vực dậy thị trường.

Thị trường chứng khoán dao động biên độ lớn trong tuần vừa qua, thậm chí có thời điểm trượt khỏi mốc 900 điểm. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 25/11, chỉ số VN-Index đạt mức 972 điểm, tăng hơn 2 điểm so với đầu tuần. Tuy nhiên, làn sóng bán giải chấp cổ phiếu chưa dừng lại. Loạt lãnh đạo doanh nghiệp Bất động sản Phát Đạt, DIC Corp, Hoseco, Đầu tư Hải Phát,… đều bị bán giải chấp cổ phiếu trong tuần qua.

Tại thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp liên tiếp công bố mua lại trái phiếu trước hạn, đặc biệt là các công ty bất động sản như Bất động sản An Gia, Phát Đạt, DIC Corp,… Hiện nay, nguồn vốn vẫn là vấn đề lớn nhất với doanh nghiệp bất động sản khi tín dụng ngân hàng bị hạn chế, thị trường trái phiếu và chứng khoán liên tục biến động.

Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, thị trường bất động sản đang đứng trước nguy cơ vỡ bong bóng do thiếu vốn và niềm tin của thị trường suy giảm,… sau thời gian tăng trưởng nóng.

Ngân hàng Nhà nước giảm giá bán USD lần thứ 3 trong một tháng

Ngày 25/11, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục điều chỉnh giảm giá bán USD, từ 24.850 đồng xuống 24.840 đồng. Đây là lần thứ 3 NHNN thực hiện giảm giá bán USD trong tháng này và đều giảm 10 đồng mỗi đợt.

Hiện tỷ giá trung tâm ở mức 23.669 đồng/USD sau khi NHNN liên tục giảm tỷ giá này trong thời gian gần đây. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần là 22.485-24.852 đồng/USD.

Tại các ngân hàng thương mại, giá USD cũng được điều chỉnh giảm, tuy nhiên vẫn áp sát giá trần theo quy định.

Động thái của Ngân hàng Nhà nước diễn ra trong bối cảnh đồng USD trên thế giới liên tục mất giá, chỉ số Dollar Index đã giảm 5,2% trong tháng 11 - mức giảm sâu nhất một tháng trong vòng 12 năm.

Mức lãi suất huy động 10% đã quay lại

Mức lãi suất 10% xuất hiện một thời gian ngắn trước đây đã chính thức quay trở lại.

Tại kỳ hạn 12 tháng, mức lãi suất tiết kiệm cao nhất là 10%/năm thuộc về Ngân hàng SaigonBank. OceanBank cũng là một trong số ít ngân hàng đang niêm yết lãi suất 10%/năm cho kỳ hạn này. Nhóm Big 4 ngân hàng (Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank) duy trì lãi suất ở mức 7,2%/năm cho kỳ hạn 12 tháng - thấp hơn hẳn các ngân hàng thương mại khác.

Tại kỳ hạn 6 tháng, SaigonBank vẫn là ngân hàng có mức lãi suất cao nhất, lên đến 9,6%/năm. Nhiều ngân hàng cũng niêm yết lãi suất trên 9%/năm cho kỳ hạn 6 tháng như SCB, GPBank, KienlongBank, BaoVietBank, PGBank, OCB,…

Tình trạng thanh khoản khó khăn tại nhiều nhà băng khiến cuộc đua hút tiền gửi chưa thể dừng lại. Chỉ trong vài tháng, mặt bằng lãi suất huy động đã tăng thêm tới 3-4 điểm % ở các kỳ hạn dài.

Giá xăng quay đầu giảm sau 4 lần tăng liên tiếp

Chiều 21/11, giá xăng được điều chỉnh giảm 40-80 đồng/lít, xuống còn 22.670-23.780 đồng/lít.

Trừ dầu mazut tăng 20 đồng, các mặt hàng dầu khác đều giảm. Dầu diesel giảm 180 đồng, về 24.800 đồng/lít, dầu hoả cũng giảm 100 đồng với mức giá mới là 24.640 đồng/lít.

Giá dầu đang có xu hướng giảm, dao động quanh mức thấp nhất trong hai tháng sau khi Báo cáo từ Bộ Năng lượng Mỹ cho thấy tồn kho xăng của Mỹ tăng 3,1 triệu thùng trong tuần trước, cao hơn mức dự báo mà giới phân tích đưa ra trước đó.

Một số tin tức nổi bật của các doanh nghiệp

VinFast xuất khẩu lô xe điện đầu tiên sang Mỹ

Sáng ngày 25/11, tại Cảng MCP Port - Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng, đã diễn ra lễ xuất khẩu lô ô tô điện đầu tiên của VinFast sang thị trường Mỹ.

Lô xe VinFast VF 8 đầu tiên xuất cảng có số lượng 999 chiếc dành cho thị trường Mỹ, dự kiến sẽ cập cảng California (Mỹ) sau khoảng 20 ngày xuất phát từ cảng MPC Port và được bàn giao tới những khách hàng đầu tiên vào cuối tháng 12/2022.

Đây được xem là sự kiện đánh dấu bước tiến lịch sử của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam khi lần đầu tiên có sản phẩm xe điện thông minh toàn cầu xuất xưởng và sẵn sàng chinh phục thế giới.

Theo Bloomberg, hãng xe điện VinFast đang xem xét phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại Mỹ sớm nhất vào tháng 1 năm tới.

Masan phát hành thành công trái phiếu riêng lẻ để đảo nợ

Ngày 24/11, CTCP Tập đoàn Masan đã phát hành thành công 1.700 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ, kỳ hạn 5 năm. Masan là doanh nghiệp hiếm hoi phát hành riêng lẻ trái phiếu doanh nghiệp, trong tình hình các doanh nghiệp đang ồ ạt mua lại trái phiếu trước hạn.

Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có bảo đảm, không phải nợ thứ cấp và xác lập nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của doanh nghiệp. Mục đích chào bán nhằm cơ cấu lại các khoản nợ, cụ thể là thanh toán một phần hoặc toàn bộ khoản gốc đến hạn của các trái phiếu đã phát hành trước đó.

Trước đó, Masan đã công bố việc chào bán ra công chúng 4.000 tỷ đồng trái phiếu. Số tiền thu về được dùng để thanh toán các khoản nợ trái phiếu sẽ đáo hạn vào tháng 3 và tháng 4 năm 2023.

Cổ phiếu Novaland giao dịch khối lượng lớn sau chuỗi ngày liên tục nằm sàn

Công ty cổ phần NovaGroup vừa thông báo đăng ký bán 150 triệu cổ phiếu NVL của Novaland. Mục đích giao dịch là tập trung bổ sung các nguồn vốn để thực hiện các phương án xử lý trái phiếu, đưa hệ số tài chính của công ty về mức an toàn trong chiến lược tái cấu trúc toàn bộ tập đoàn.

Ngày 22/11, cổ phiếu của Novaland ghi nhận khối lượng giao dịch đạt kỷ lục với gần 129 triệu cổ phiếu, trị giá 3.300 tỷ đồng. Khối lượng giao dịch cổ phiếu này tăng đột biến khi dòng tiền bắt đáy vào ồ ạt. Tuy nhiên, áp lực bán quyết liệt khiến cổ phiếu NVL tiếp tục giảm sàn trắng bên mua.

Trước đó, Chứng khoán MB cho biết sẽ thực hiện bán giải chấp 3 triệu cổ phiếu NVL thuộc sở hữu của CTCP NovaGroup, dự kiến từ ngày 22/11 thông qua khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Vì thế, không loại trừ khả năng lực bán trong phiên 22/11 được đóng góp một phần từ hoạt động bán giải chấp của các công ty chứng khoán.

Đến nay, mã cổ phiếu của Novaland giảm sàn 17 phiên liên tiếp và phải giải trình về việc cổ phiếu giảm sàn 3 lần. Chỉ sau 1 tháng, cổ phiếu NVL đã đánh mất 2/3 giá trị.

Bất động sản Phát Đạt mua lại trước hạn 150 tỷ đồng trái phiếu

Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt vừa công bố thông tin về việc mua lại trước hạn lô trái phiếu kỳ hạn 2 năm, phát hành ngày 16/12/2021 với tổng mệnh giá phát hành là 150 tỷ đồng.

Ngày 21/11, công ty cũng vừa công bố tất toán khoản vay 120 tỷ đồng được bảo đảm bằng cổ phiếu PDR cho Mirae Asset. Trước đó, ngày 25/10, Phát Đạt cũng đã tất toán khoản vay tương tự trị giá 100 tỷ đồng cho tập đoàn tài chính này.

Cùng ngày 21/11, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt - ông Bùi Quang Anh Vũ đã đăng ký mua 20 triệu cổ phiếu để “đầu tư” giữa lúc PDR trải qua đợt điều chỉnh mạnh nhất từ khi niêm yết.

LienVietPostBank mua vào trái phiếu trước hạn

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) vừa có thông báo về việc tiếp tục thực hiện kế hoạch mua lại 1.814 tỷ đồng trái phiếu trước hạn sau 2 năm kể từ ngày phát hành.

Nhà băng cho biết đã chốt danh sách người sở hữu trái phiếu vào ngày 15/11 và sẽ tiến hành mua lại từ ngày 24/11.

Thời gian qua, khối tổ chức tín dụng đã ghi nhận một số ngân hàng thương mại có số dư trái phiếu mua lại trước hạn lớn như BIDV mua lại gần 12.700 tỷ đồng; VIB mua lại 8.800 tỷ; LienVietPostBank mua lại 8.000 tỷ; SHB là 5.450 tỷ; TPBank là 4.900 tỷ và OCB cũng mua lại 4.700 tỷ đồng…

Nguồn bài viết: [Podcast] Tài chính tuần qua: Thị trường tài chính chưa hết khó khăn, Ngân hàng Nhà nước giảm giá bán USD

1 Likes