Dầu Khí - Khủng hoảng thiếu Tạo sóng đại hồng thuỷ 10 năm mới lặp lại

, , , ,

Dầu khí tiệm cận 100USD. Vẫn đang đà tăng về vùng 120-150. Tái hiện đỉnh lịch sử chu kỳ 10 năm. Nơi binh đoàn Dầu khí đã dồn nén bao năm. Hiện tại dầu thô đã vượt 90 - Chính thức xác nhận con sóng chủ 2022. Mục tiêu:
PVD 180k
PVS 150k
Gas 300k
PLX 150k
BSR 80k
… Cùng đón chờ bộ phim dài tập sau tết!

8 Likes

Bỏ PVD nằm sàn ra mà thay BSR vào bác

2 Likes

Okie bác. Dầu nó chia làm 3 nhóm thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn. Em cứ thích thượng nguồn phang bác ạ,
BSR 80k ok chứ bác. Con sóng này Đã rất nhiều người nhìn ra
Cùng chờ bác nhé

2 Likes

Giá dầu thô lên 90 USD/thùng chỉ là điểm khởi đầu của kịch bản tồi tệ?

21:42 | 31/01/2022

Chia sẻ

Bước nhảy vọt của giá dầu thô hồi đầu tuần này được cho là bắt nguồn từ rủi ro địa chính trị. Tuy nhiên, đó có thể còn là biểu hiện cho đợt tăng tiếp theo của dầu thô.

Đầu tuần này, giá dầu Brent đã có lúc leo lên mốc 90 USD/thùng, lần đầu tiên trong nhiều năm qua. Giới chuyên gia nhận định nguyên nhân giúp giá dầu thô nhảy vọt là nguy cơ chiến tranh giữa Nga và Ukraine.

Tuy nhiên, còn một số lý do chủ chốt hơn, liên quan đến các động lực cung - cầu, đã giúp cho dầu Brent đạt mức cao như thế. Hơn nữa, một số người còn nhận định, việc giá dầu leo lên 90 USD/thùng chỉ mới là khởi đầu cho một đợt tăng mới.

Công suất dự phòng của OPEC rất hạn chế

Gần đây các chuyên gia đã có rất nhiều bài viết về công suất dự phòng của liên minh dầu mỏ OPEC và triển vọng không thực sự khả quan. Công suất dự phòng của OPEC đang trên đà suy giảm vì một số nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do đầu tư trong lĩnh vực khai thác dầu khí đã đi xuống.

Hệ quả là, đầu tháng 1, JPMorgan đã cảnh báo rằng giá dầu Brent có thể tăng lên 125 USD/thùngdo công suất dự phòng của OPEC giảm xuống còn khoảng 4% tổng công suất vào quý IV năm nay.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) thậm chí còn bi quan hơn. IEA dự đoán công suất dự phòng của liên minh dầu mỏ có thể mất một nửa xuống chỉ còn 2,6 triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm 2022.

Theo oilprice.com, IEA nhấn mạnh: “Nếu nhu cầu tiếp tục bật tăng hoặc nguồn cung hụt hơi, lượng dự trữ dầu thô thấp và công suất dự phòng eo hẹp sẽ báo hiệu một năm biến động nữa cho thị trường năng lượng toàn cầu”.

Đáng ngại hơn, không chỉ OPEC gặp vấn đề về nguồn cung. Mỹ - nhà sản xuất dầu thô lớn nhất bên ngoài liên minh OPEC, đang bơm dầu ít hơn năng lực thực tế do sức ép từ cổ đông.

Trong vài năm qua, cổ đông không ngừng gây áp lực buộc các công ty dầu mỏ đại chúng của Mỹ phải tăng cường “xanh hóa” hoạt động thay vì tìm kiếm thêm các mỏ dầu khí để khai thác. Càng ngày áp lực càng lớn hơn. Hậu quả là, Mỹ đang cung ứng ra thị trường ít dầu đá phiến hơn công suất thực sự của họ.

(Ảnh minh họa: Getty Images).

Nhu cầu dự kiến vượt mức trước đại dịch

Ở diễn biến khác, IEA cho rằng nhu cầu dầu thô hiện giờ có thể cao hơn hơn dự đoán trước đó. Gần đây, cơ quan này đã điều chỉnh tăng dự báo nhu cầu dầu thô năm 2022 lên 200.000 thùng/ngày.

Nhu cầu dầu thô không chỉ trở lại mức trước đại dịch mà còn vượt xa con số đó, đạt khoảng 99,7 triệu thùng/ngày vào cuối năm nay, IEA nhấn mạnh. Ở kịch bản đó, giá dầu chắc chắn sẽ tăng lên.

Trong một ghi chú được Wall Street Journal trích dẫn, các nhà phân tích của Morgan Stanley cũng cho hay: “Thị trường năng lượng đang cùng lúc rơi vào kịch bản tồn kho dầu thô thấp, công suất dự phòng eo hẹp và vốn đầu tư hạn chế”.

Cho nên, Phố Wall dường như đồng thuận rằng giá dầu Brent sẽ đạt mức 100 USD/thùng vào mùa hè năm nay vì các lý do mà Morgan Stanley nêu ra cũng như do chi phí hòa vốn của các nhà sản xuất dầu thô tăng lên. Và trong nửa cuối năm còn lại, giá có thể còn cao hơn.

Câu hỏi đặt ra bây giờ là giá dầu có thể leo lên mức nào trước khi bắt đầu hạ nhiệt? Oilprice.comcho rằng rất khó để tìm ra câu trả lời thỏa đáng.

Các công ty dầu mỏ đại chúng tại Mỹ vẫn phải tuân theo ý muốn của cổ đông, những người có vẻ đang tin tưởng rằng nhiên liệu hóa thạch sẽ không có một tương lai tốt đẹp. Nhìn chung, các công ty này không thể làm điều mà họ muốn.

Trong khi đó, OPEC có thể sẽ bơm thêm dầu ra thị trường. Song, liên minh này cũng có thể tiếp tục kiểm soát sản lượng thay vì cho phép các nước thành tự ý bơm dầu. Nguyên nhân là chỉ một số thành viên thực sự có đủ công suất để khai thác dầu thô theo ý muốn của chính họ và Arab Saudi - một trong các thủ lĩnh của OPEC, vẫn rất thận trọng trong chính sách sản lượng.

3 Likes

Giá dầu tháng 1 tăng gần 20% do căng thẳng nguồn cung

THỨ 3, 01/02/2022, 13:00

1 CHIA SẺ

BÁO NÓI - 3:54

Giá dầu tăng trong phiên 31/1 để kết thúc tháng tăng mạnh nhất trong vòng một năm do nguồn cung thiếu hụt và căng thẳng địa chính trị ở Đông Âu và Trung Đông.



“Soi mã thần tài” – Tựa game thú vị cùng nhà đầu tư SSI đón năm mới
cafef.vn Tài trợ

Giá dầu tháng 1 tăng gần 20% do căng thẳng nguồn cung

Ảnh minh họa.

Theo đó, dầu Brent kỳ hạn tháng 4 tăng 74 US cent, tương đương 0,8%, đạt 89,26 USD/thùng; dầu Brent kỳ hạn tháng 3 – đáo hạn trong phiên vừa qua – tăng 1,18 USD, tương đương 1,3%, lên 91,21 USD. Dầu Tây Texas (Mỹ) tăng 1,33 USD, tương đương 1,5%, đóng cửa ở mức 88,15 USD/thùng. Những mức giá này đều gần sát mức cao nhất kể từ 2014.

Tính chung cả tháng 1, giá dầu WTI đã tăng 18%, trong khi dầu Brent tăng 17%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 2/2021.

Chênh lệch giá dầu Brent giữa kỳ hạn giao sau 1 tháng và 6 tháng vượt 6 USD lần đầu tiên kể từ năm 2013 cho thấy nguồn cung đang rất khan hiếm.

Giá dầu tháng 1 tăng gần 20% do căng thẳng nguồn cung - Ảnh 1.

Chênh lệch giá dầu Brent giữa kỳ hạn giao sau 1 tháng và 6 tháng vượt 6 USD lần đầu tiên kể từ năm 2013

Căng thẳng địa chính trị ở Đông Âu và Trung Đông đang làm dấy lên lo ngại về gián đoạn nguồn cung và dự trữ dầu và nhiên liệu thương mại ở các nước OECD, vốn đang ở mức thấp nhất trong 7 năm, theo IEA.

Các nhà phân tích và các thương gia đều dự đoán OPEC + (tổ chức gồm Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh do Nga dẫn đầu) sẽ giữ nguyên chính sách tăng dần sản lượng khi nhóm họp vào thứ Tư (2/2). Nhóm này hàng đã tăng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày mỗi tháng kể từ tháng 8/2021. Tuy nhiên, gần đây, OPEC+ đã không đạt mục tiêu tăng sản lượng do một số thành viên của nhóm chật vật với tình trạng công suất bị hạn chế.

Louise Dickson, nhà phân tích thị trường dầu mỏ cấp cao của Rystad Energy cho biết: “Nguồn cung tăng 400.000 thùng/ngày mỗi tháng là vô cùng quan trọng đối với thị trường, nhưng nhóm đã không thực hiện đầy đủ mức tăng đó”, “Do đó, giải pháp ngắn hạn duy nhất để cân bằng cho thị trường dầu đang mất cân đối cung – cầu là thị trường sẽ cần thêm dầu đến từ OPEC + - được chỉ đạo bởi Saudi Arabia, nhà sản xuất có công suất dự phòng lớn nhất trong khối.”

Tuy nhiên, kết quả thăm dò của Reuters cho thấy sản lượng dầu của OPEC trong tháng 1 đã một lần nữa cho thấy kế hoạch các thành viên thực hiện thỏa thuận tăng sản lượng dầu thêm 400.000 thùng/tháng khó đạt được đầy đủ do một số nhà sản xuất trong nhóm chật vật để bơm thêm dầu, mặc dù giá dầu đang cao nhất trong vòng 7 năm.

Căng thẳng địa chính trị, liên quan đến các nhà sản xuất dầu lớn là Nga và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), đã gia tăng trong tháng qua.

Người đứng đầu NATO hôm Chủ nhật (30/1) cho biết châu Âu cần đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng vì Anh cảnh báo “rất có khả năng” Nga đang tìm cách tấn công Ukraine.

Thị trường cũng đang cảnh giác với tình hình ở Trung Đông sau khi UAE cho biết họ đã đánh chặn một tên lửa đạn đạo do phiến quân Houthi của Yemen bắn khi quốc gia vùng Vịnh tiếp đón Tổng thống Israel, Isaac Herzog, trong chuyến thăm đầu tiên của ông. Đợt tấn công tên lửa nêu trên làm leo thang căng thẳng trên khắp vùng Vịnh và đe dọa làm gián đoạn nguồn cung dầu lửa.

Nguồn cung dầu lửa đang hạn chế do OPEC+ đang không thể đẩy sản lượng lên quá nhanh sau khi cắt giảm mạnh vào năm 2020. Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) ngày 26/1 cho biết dự trữ dầu thô của nước này tăng 2,4 triệu thùng trong tuần trước; trong khi các nhà phân tích do S&P Global Platts khảo sát dự đoán nguồn cung dầu thô của Mỹ giảm 2,1 triệu thùng. Hiện tại, tăng trưởng của dầu đá phiến tại Mỹ đã chững lại và các nhà phân tích cho biết, sản lượng dầu của Mỹ hằng ngày hiện thấp hơn 1 triệu thùng so với lúc sản lượng cao kỷ lục.

Trong trung hạn, giới phân tích cũng không lạc quan về khả năng nguồn cung dầu tăng, bởi trong thời gian qua khi giá dầu mỏ thấp, các nhà đầu tư đã không đổ tiền vào lĩnh vực khai thác dầu.

Goldman Sachs mới đây nhận định giá dầu Brent có thể chạm ngưỡng 100 USD/thùng vào quý III/2022, trước đó nhiều chuyên gia phân tích phố Wall đã dự báo về khả năng giá dầu “lên ngưỡng 3 con số”.

2 Likes

Quý 1,2 còn 2 dòng xúc được là Dầu khí và ngân hàng, Sau tết dòng tiền thông minh sẽ Phân hoá tập trung chủ yếu 2 dòng này. BĐS quý 3,4 mới vào thăm dò.
Sai sóng là vào cũi các bro ạ.
Dòng tiền tạo lập đang đánh r. Vào nằm chờ. cuối quý 2 sẽ x2 tài khoản chưa margin

3 Likes

Giá dầu đã neo ở vùng giá cao. Trong khi đó chỉ cần 60usd là các doanh nghiệp dầu khí đã có lãi
Giá cổ phiếu ở vùng giá rất hấp dẫn.

1 Likes

Dầu WTI vượt mốc 90 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2014

Vietstock | 04/02/2022 02:00

Hãy là người đâu tiên bình luận

Dầu WTI vượt mốc 90 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2014

Vietstock - Dầu WTI vượt mốc 90 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2014

Giá dầu WTI vượt mốc 90 USD/thùng vào ngày thứ Năm (03/02) lần đầu tiên kể từ năm 2014, khi nhu cầu các sản phẩm xăng dầu tăng cao trong khi nguồn cung vẫn hạn hẹp.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng dầu WTI tiến hơn 2% lên 90.23 USD/thùng. Lần cuối cùng giá dầu WTI vượt mốc 90 USD/thùng là vào tháng 10/2014. Hợp đồng dầu Brent cộng 1.7% lên 91 USD/thùng. Dầu Brent đã vượt 90 USD/thùng vào ngày 26/01/2022.

Dầu đã có một đợt phục hồi bùng nổ kể từ khi rớt xuống mức đáy kỷ lục hồi tháng 4/2020 khi nhu cầu quay trở lại nhưng các nhà sản xuất vẫn kiểm soát nguồn cung. Căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine cũng như ở Trung Đông cũng khiến thị trường lo ngại.

Dầu WTI đã leo dốc gần 20% từ đầu năm đến nay, nới rộng đà tăng hơn 50% vào năm 2021. Khi giá dầu cao hơn, một số nhà phân tích trên Phố Wall dự báo giá dầu có thể vượt 100 USD/thùng.

Ed Moya của Oanda nói thêm rằng một phần đà tăng giá dầu trong ngày thứ Năm là do nhiệt độ lạnh lẽo và khả năng sản lượng sụt giảm.

“Thị trường đang rất eo hẹp và bất kỳ cú sốc nào đối với sản lượng sẽ khiến giá dầu tăng vọt. Sản lượng của OPEC+ đang được kiểm soát với chiến lược tăng dần, điều đó có nghĩa là dầu có thể sẽ sớm đạt được mức giá 100 USD/thùng”, ông Moya chia sẻ.

Vào ngày 03/02, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất đồng minh, một nhóm được gọi là OPEC+, đã quyết định tuân theo kế hoạch đã công bố trước đó và nâng sản lượng dầu tháng 3/2022 thêm 400,000 thùng/ngày. Động thái này được đưa ra trong bối cảnh OPEC+ phải đối mặt với áp lực, bao gồm từ Mỹ, để nâng sản lượng trong nỗ lực làm dịu đà leo dốc nhanh chóng của giá dầu.

John Kilduff của Again Capital cho biết đà suy yếu của đồng USD vào ngày thứ Năm cũng góp phần giúp giá dầu nhảy vọt. Khi đồng USD tăng, nó làm dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với những người mua nước ngoài.

Ông Kilduff nói thêm rằng mặc dù mốc 100 USD/thùng “dường như không thể tránh khỏi”, nhưng việc đạt được mốc này “sẽ không dễ dàng”. Ông cũng lưu ý nguồn cung đang quay trở lại thị trường, và cho biết những khó khăn kinh tế của Trung Quốc có thể là một rào cản khác.

2 Likes

Ok bro. Trăm ngả tiền dồn về 1 sẽ tạo ra con sóng đại hồng Thuỷ. Dầu khí sẽ hút mạnh tiền sau tết. Cổ phiếu sẽ thiết lập vùng giá mới

2 Likes

Chúc mừng cổ đông dầu khí, mở bát thứ 2 phê nhé

2 Likes
3 Likes

Giá thép tăng. cổ phiếu thép tạo đỉnh sau đó
Giá khí đốt tăng. cổ phiếu khí đốt tạo đỉnh sau đó.
Giá đường tăng. cổ phiếu tạo đỉnh sau đó
Giá bđs tăng cổ bđs tạo đỉnh sau đó

Giá dầu tăng. cổ phiếu dầu khí đang chân đáy??? Múc hay đợi dầu lên 150usd mới múc!!!

4 Likes

93$ luôn, kinh thật!

Ôi má ơi trước tết phiên chốt nó rung PVD. May em vẫn lỳ ôm trọn 100k Bsr Ko nhả

Bsr sẽ là khủng long năm 2022

Như vậy, kết thúc tuần, giá dầu Brent đã tăng hơn 3,6%, còn giá dầu WTI tăng 6,3%. Đây là tuần thứ 7 giá dầu thô thế giới tăng. Giá dầu thế giới hiện đang lập đỉnh mới, mức cao nhất trong vòng gần 8 năm qua.

Nguyên nhân khiến giá dầu thế giới tăng mạnh trong thời gian gần đây được cho là do bão tuyết hoành hành tại nhiều khu vực ở Mỹ, gây lo ngại về nguy cơ sản xuất đứt quãng ở lưu vực Permian, khu vực khai thác dầu đá phiến lớn nhất tại Mỹ.

Bên cạnh đó, xung đột Nga - Ukraine cũng gây sức ép lên nguồn cung, khiến giá dầu tăng cao.

Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ dầu thô đang tăng lên cũng thúc đẩy giá dầu tăng cao.

Việc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh vẫn chưa thực hiện cam kết tăng sản lượng khai thác cũng tác động lên giá dầu.

Giá dầu thế giới tăng mạnh cũng khiến xăng dầu ở Việt Nam leo giá. Giá xăng dầu trong nước đã có 3 lần tăng liên tiếp.

Các chuyên gia dự báo, giá xăng dầu trong nước ở phiên điều chỉnh sắp tới được dự báo sẽ tăng theo giá xăng dầu thế giới.

1 Likes

Giá dầu tiếp tục xu thế tăng. Cổ phiếu dầu khí sẽ vào con sóng lớn nhất từ trước đến nay.

2 Likes

PVD phiên trc tết được đánh giá là phiên rũ cung. Giống IDC rũ mạnh 1 phiên trc khi tăng gần 100%. Ai ko chịu được nhiệt gần như đã thoát. tạo lập họ gom gần 16tr cổ.
Cũng hay. ai chưa có hàng lại có giá tốt để lên tàu.

2 Likes

Ôi GIẦU KHÍ.Đợi pvd chục phiên fl như ROS THÌ BẮT

1 Likes

dầu sớm vượt 100 đô huong lợi nhất BSR. kỳ vọng vượt 50k/ cp