DCM - Cơn Sóng Phân Bón Liệu Có Quay Trở Lại Trong Quý 4?

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau

Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (HSX: DCM) được thành lập vào năm 2011, trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Năm 2012, nhà máy đạm Cà Mau chính thức đi vào hoạt động với
CSTK 800.000 tấn/năm. Tháng 11/2014, công ty tổ chức IPO thành công với 128,95 triệu cổ phiếu. Năm 2015, công ty chuyển sang hoạt động theo hình thức CTCP và niêm yết cổ phiếu trên sàn GDCK Hồ Chí Minh với mã chứng khoán là DCM.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là cổ đông lớn nhất (75.6% cổ phần) và có quyền chi phối hoạt động của DCM.

Tổng quan hoạt động kinh doanh của DCM

Sản phẩm chính của DCM: phân Urê hạt đục, phân NPK. Khác với DPM sản xuất phân u rê hạt trong, Đạm Cà Mau chuyên về sản xuất U rê hạt đục. Tuy nhiên, do khác nhau không nhiều về tính chất nên chất lượng phân đạm của DCM và DPM là ngang nhau.

Chuỗi giá trị sản xuất kinh doanh của DCM

Đầu vào:

Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất, ~57% tổng chi phí sản xuất năm. Nguyên vật liệu chính đầu vào là khí thiên nhiên (50% chi phí sản xuất), chi phí này biến động qua các năm theo chính sách giá khí được thông qua bởi PVN. Từ năm 2019, chính sách giá khí thay đổi, DCM không còn được hưởng ưu đãi về giá khí, khiến chi phí này tăng mạnh so với các năm trước đó. Giá khí đầu vào của DCM được tính theo công thức sau:

P= 12.7%x10%x Pbrent + 46%x90%xMFO

Như vậy, giá khí nguyên liệu của DCM được neo theo giá hai loại dầu trên thị trường thế giới: dầu FO (tỷ trọng 90%) và dầu thô Brent (tỷ trọng 10%). Với công thức giá khí như trên, DCM sẽ phải chịu mức giá quy đổi theo giá dầu cao hơn so với DPM do 10% tỷ trọng neo trực tiếp theo giá dầu Brent. Tuy nhiên phí vận chuyển khí của DCM khá ổn định ở mức 1,09 USD/MMBTU, thấp hơn đáng kể so với mức phí vận chuyển mà PVN đang áp dụng cho DPM (1,54 USD/MMBTU)

Thị trường xuất khẩu:

Trong các thời điểm nhu cầu nội địa giảm sút, lượng tiêu thụ nội địa chậm, tồn kho tăng, PVCFC linh hoạt triển khai các phương án xuất khẩu mới ngoài các thị trường cũ như Campuhia, Thái Lan… Kết quả, sản lượng urê xuất khẩu nửa đầu năm 2022 đạt hơn 200.000 tấn sang các thị trường trọng điểm là Campuchia, Ấn Độ, Bangladesh.

Cập nhật kết quả kinh doanh quý 2

Trong 6 tháng đầu năm 2022, sản lượng sản xuất urê quy đổi của PVCFC đạt 474.350 tấn, bằng 55% kế hoạch năm và bằng 104% cùng kỳ 2021; sản lượng tiêu thụ urê ước đạt 432.380 tấn, bằng 56% kế hoạch năm và bằng 103% cùng kỳ 2021.

Đáng lưu ý, tổng doanh thu nửa đầu năm 2022 ước đạt 8.247,24 tỷ đồng, bằng 91% kế hoạch năm và bằng 191% cùng kỳ năm 2021; lợi nhuận trước thuế vượt xa so với kế hoạch cũng như cùng kỳ.

Triển vọng và luận điểm đầu tư

Giá Ure có dấu hiệu tạo đáy + giá dầu đạt đỉnh sẽ giúp cải thiện biên lợi nhuận của DCM

Tính đến thời điểm hiện tại, DCM đang được hưởng lợi từ cả 2 đầu trong chuỗi giá trị sản xuất của mình: Giá đầu ra (U rê) tăng trong khi giá đầu vào (Khí tự nhiên, tương quan với giá dầu FO giảm). Như vậy, doanh nghiệp sẽ cải thiện được biên lợi nhuận đáng kể, góp phần thúc đẩy KQKD thời gian tới. Tuy nhiên do quý 3 thường là quý tiêu thụ thấp điểm nên chúng ta sẽ kỳ vọng nhiều hơn vào mùa cao điểm quý 4 sẽ hỗ trợ phục hồi nhu cầu tiêu thụ urê. Theo cập nhật mới nhất, giá U rê của DCM trong tháng 9 tăng 14% so với tháng trước, lên mức 16.300 VND/ kg

Đặc biệt, cùng với việc triển khai các chương trình và đề án tối ưu hóa và tiết kiệm năng lượng nâng cao hiệu quả sản xuất urê và NPK, việc vận hành an toàn ổn định của Nhà máy Đạm Cà Mau với công suất trung bình lũy kế đến nay đạt 111% so với thiết kế đã giúp doanh nghiệp có giá thành sản xuất cạnh tranh.

Mở rộng mặt hàng NPK

Hiện nay DCM đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống sản xuất phân bón NPK và nghiệm thu từ Q4/2021, chính thức đi vào hoạt động từ Q2/2022. Trong thời gian tới, Công ty sẽ tập trung phát triển thị trường, hệ thống phân phối và tăng độ nhận biết về NPK Cà Mau, nhất là thị trường Tây Nam Bộ; đưa sản phẩm phân bón hữu cơ xâm nhập thị trường mục tiêu; hoàn thiện hệ thống quản trị, tăng sức cạnh tranh.

Sản lượng xuất khẩu tăng đột biến

Hiện tại, đang có nhiều thông tin rằng DCM trúng thầu gói xuất khẩu 105,000 tấn urea đi Ấn, trong đó 60,000 tấn sẽ giao trong tháng 9 (giá xuất khoảng USD578/tấn) và 45,000 tấn giao trong tháng 10 (giá khoảng USD670/tấn). Nếu như thông tin này chính xác, nhiều khả năng DCM sẽ ghi nhận doanh thu đột biến trong quý 4 (Xuất khẩu 2 tháng bằng 50% 6 tháng đầu năm). Tuy nhiên, mức giá xuất khẩu tin đồn này là tương đối thấp so với giá bán nội địa.

Phía doanh nghiệp vẫn chưa lên tiếng xác thực thông tin này.

DCM ngon

Nay check thấy giá u rê tăng mạnh. Quý 4 tiềm năng đấy a

Đừng nói tiềm năng cho xa xôi giá ure tăng thì đầu tư thôi

Ai cũng thấy ghẻ mà k dám múc,vì lái quá bẩn và định kiến cổ phiếu chu kỳ haha

Phân đạm tiền lớn vô

Ngon mà anh, giá u rê nội địa tháng này tăng 14% r

1 Likes

Mấy con này đánh khó chịu. Mua xong cầm thôi chứ nhìn bảng là rối ngay

1 Likes

Mọi người vào cùng thảo luận nhé: Zalo - Nhắn Gửi Yêu Thương (Nhắn tin thoại - Trò chuyện nhóm ...)

Đạm vẫn tốt mà

NHNN tăng lãi xuất chả tìm đâu ra 1 DN đang được hưởng lợi tốt như DCM , thứ nhất giá ure tăng , thứ 2 lượng tiền mặt dồi dào . Tìm đâu ra con cổ tốt thế nữa

Lái có gì bẩn đâu bạn ??

Hợp đồng tương lai giá Ure đang là 707 usd 1 tấn cơ mà, sao lại xuất giá có tròm trèm 500 usd vậy

Hii, mua sai điểm ăn 2.3 cây sàn là có nhé. Giai đoạn này chưa có kiểu này đâu

Giá fob nó khác với giá bán trên thị trường chứ.

Tôi mua vùng 30 lên 40 chưa chốt triển vọng vẫn cầm thôi

Khi topic còn ít người quan tâm thì có ăn topic nhiều người vô thì chắc đu đỉnh mất kk

Giá tương lai mà bác. Giá hiện tại với giá xuất sẽ khác nhau. U rê cà mau tháng này tăng 14%, tăng mạnh hơn u rê phú mỹ của nhà DPM

Nhưng mà thật ra giá xuất mà đúng như tin đồn thế kia thì cũng thấp thật, thấp hơn giá u rê nội địa

Cùng thảo luận case DCM: https://goeco.link/oJaXi