Đôi dòng về VNINDEX trong tương lai

View tổng quan về TTCK (ngắn - trung – dài hạn):

  • Về Margin toàn TT: TTCK VN vốn hóa tầm 300 tỷ USD, vậy mức Margin 4.5 tỷ USD rơi vào khoảng 1.5% vốn hóa TT (khá nhỏ khi so sánh với vốn hóa TT). Đặc biệt, tiền gửi tại các CTCK của các NĐT hiện nay rơi vào khoảng 3 tỷ USD (tức 1 số NĐT đang margin và chiếm 4.5 tỷ USD, 1 số còn lại vẫn còn 1 khoảng tiền rất lớn lên đến 3 tỷ USD chưa giải ngân) và những NĐT này họ sẵn sàng bung ra giải ngân mua vào bất cứ lúc nào – đặc biệt là khi có giá sale off, sập. Mức trần Margin được đưa ra là do 1 số Cty CK chưa kịp tăng vốn để đáp ứng sự bùng nổ của TTCK hiện tại chứ không phải là nó chỉ bị giới hạn ở mức đó. Tuy nhiên trong 2021 các cty CK đã có lộ trình tăng vốn rất rõ ràng như HCM, VND, TCBS,… Do đó việc căng margin này chỉ là trong ngắn hạn và nó cũng không phải là vấn đề gì quá lớn. Mọi người có thể tưởng tượng rằng TTCK phát triển lớn mạnh lên, nhiều cty niêm yết trên sàn hơn do đó tỷ lệ margin nó sẽ luôn đạt đỉnh và đỉnh sau sẽ cao hơn đỉnh trước bởi vì quy mô TT tăng thì quy mô margin nó cũng tăng theo. Việc căng margin nó chỉ ảnh hưởng trong ngắn hạn.
  • Dòng tiền tham gia vào CK so với BĐS, gửi tiết kiệm và vàng quá nhỏ bé. Ví dụ kênh gửi tiết kiệm thu hút lên đến hơn 50 tỷ USD, BĐS thì tỷ lệ gia đình sở hữu cũng rất lớn, vàng thì hầu như gia đình nào cũng tích trữ. Do đó, lượng tiền tham gia vào CK quá nhỏ bé.
  • Lãi suất vẫn ở mức thấp. Do mức lạm phát của Q1 thấp kỷ lục và mục tiêu thúc đẩy kinh tế của CP vẫn rất lớn do đó họ vẫn luôn yêu cầu các NH giảm lãi suất để cho người vay dễ thở hơn và dễ phát triển SXKD hơn. Lạm phát Q1 thấp nhưng Q2 có thể tăng trở lại, tuy nhiên sẽ được đảm bảo < 4% thì khi đó lãi suất tiền gửi cũng khó có thể đẩy lên cao bởi vì bây giờ người dân VN đang thừa tiền rất nhiều và thanh khoản của NH rất dồi dào.
  • Dịch Covid. Vấn đề dịch bệnh đã quá quen thuộc với người dân VN hiện tại rồi cho nên việc TTCK bị ảnh hưởng bởi thông tin dịch sẽ bị giảm đi rất nhiều so với những đợt trước đây. Và đây cũng chỉ là ảnh hưởng về mặt ngắn hạn, không thể làm thay đổi xu thế chung của TTCK trong trung – dài hạn được.
    => Tất cả các yếu tố trên chỉ tác động trong mặt ngắn hạn của TTCK còn về dài hạn các vấn đề này sẽ được giải quyết triệt để.
    Sự phát triển lâu dài của TTCK có tăng trưởng hay không nó phải dựa vào nội tại của nền kinh tế có khỏe hay không, sức khỏe của các DN có tốt hay không, hiệu quả làm ăn kinh doanh có lớn hay không và định giá của TTCK có hấp dẫn hay không. Ở đâu có hấp dẫn, ở đó có dòng tiền vào.
  • Về chu kỳ kinh tế thì nền kinh tế của chúng ta được cho rằng đang ở giai đoạn phục hồi (tăng trưởng GDP bắt đầu phục hồi, năm 2020 GDP tăng trưởng 2.91%, Q1/2021 bắt đầu trở lại và Q2 dự báo sẽ mạnh mẽ và Q3-Q4 sẽ tăng tốc, sx công nghiệp tăng, thất nghiệp giảm, thu nhập hộ gia đình tăng, tín dụng tăng trở lại, doanh thu và LN của các DN tăng). Tầm nhìn 2-3 năm nữa thì nền kinh tế sẽ là giai đoạn tăng trưởng, khi đó nền kinh tế tốt, DN tốt thì sẽ tác động tích cực đến TTCK về mặt vĩ mô này.
  • Tuy nhiên, dù ở giai đoạn kinh tế tăng trưởng hay phát triển tốt nhất mà TTCK định giá không rẻ thì cũng sẽ không mang lại LN cho NĐT. P/E forward Q1/2021 của VNI khoảng 17.5 – một mức hấp dẫn của 1 giai đoạn phục hồi trong 1 chu kỳ kinh tế mới – định giá rẻ, P/B forward Q1/2021 khoảng 2.38. Dự báo KQKD 2021 có thể tăng 27.7%, tỷ suất cổ tức tiền mặt 1.5% (tính toàn TT) => P/E fw 2021 = 14.71 lần (VNI vùng 123x) – đây là một mức thấp hơn so với mức trung bình chung định giá của TTCK VN. Và đây đang là giai đoạn phục hồi, chuẩn bị tiến đến 1 giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế thì mức định giá này của TTCK trở nên rất hấp dẫn. Giai đoạn này khá giống giai đoạn 2016-2017, khi đó P/E cao hơn hiện tại rất nhiều. Đến năm 2018, P/E lên đến khoảng 22-23 lần.
    => TTCK sẽ như thế nào trong dài hạn? Trong 1 chu kỳ kinh tế đi lên thì xu hướng tăng vẫn là chủ đạo của TTCK, lúc giảm chỉ là xu hướng tạm thời và diễn ra rất nhanh chóng, định giá luôn là kim chỉ nam cho mọi hành động trong đầu tư (định giá rẻ - sẽ lên, định giá đắt – sẽ xuống) và khi TTCK định giá rẻ và điều chỉnh mạnh thì nó lại là cơ hội LỚN và hiện nay đang là lúc như vậy. Do đó, TTCK trong giai đoạn 2021-2023 sẽ rất hấp dẫn khi mà động lực tăng trưởng kinh tế trở nên mạnh mẽ hơn, CP mới thúc đẩy nền kinh tế tốt hơn, đầu tư công mạnh mẽ hơn, các DN đầu tư rất mạnh cho 1 chu kỳ mới và VN LÀ MỘT NƯỚC PHỤC HỒI TRƯỚC COVID DO ĐÓ KHI CÁC NƯỚC KHÁC ĐANG GỒNG MÌNH ĐỂ CHỐNG DỊCH THÌ CHÚNG TA ĐÃ ĐI TRƯỚC 1 ĐOẠN RỒI VÀ KHI HỌ TRỞ LẠI THÌ CHÚNG TA CÓ LỢI THẾ VÌ CHÚNG TA ĐÃ ĐI ĐẦU VÀ SẼ NHẬN ĐƯỢC NHỮNG ĐƠN ĐẶT HÀNG RẤT LỚN. ĐÂY SẼ LÀ GIAI ĐOẠN RỰC RÕ NHẤT CỦA TTCK TỪ XƯA ĐẾN NAY.

Tham gia cùng trao đổi về Thị trường: https://bitly.com.vn/myxrgy

1 Likes

VNI chỉnh để bay cao hơn

1 Likes

Chuẩn rồi bác :sunglasses:

1 Likes