DPM triển vọng

Các doanh nghiệp ngành phân bón khả quan trong nửa đầu năm 2022 nhờ giá bán bình quân các sản phẩm chính tăng mạnh svck và có tốc độ tăng nhanh hơn so với giá khí đầu vào.

Thêm vào đó, lượng tiêu thụ sản phẩm chính là Ure cao đã giúp lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành phân bón tăng trưởng đột biến. Cụ thể trong nửa đầu năm 2022 trung bình giá Ure nội địa cao hơn 85% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi mức tăng này đối với dầu FO là 57% và sản lượng tiêu thụ Ure của DPM và DCM trong nửa đầu năm 2022 cao hơn so với cùng kỳ lần lượt là 8% và 3% so với cùng kỳ.

Triển vọng kinh doanh 6 tháng cuối năm 2022: BSC duy trì quan điểm khả quan trong năm 2022 đối với ngành phân bón dựa trên nhu cầu phân bón cải thiện khi bước vào mùa vụ lớn nhất trong năm và giá gạo cải thiện kích thích người dân sử dụng phân bón và giá Ure thế giới có dấu hiệu phục hồi do khủng hoảng khí đốt tại châu Âu và các đợt thầu mới của Ấn Độ kỳ vọng thúc đẩy đà phục hồi giá Ure trong nước.

Chúng tôi cho rằng giá Ure phục hồi và sản lượng tiêu thụ cải thiện sẽ là những yếu tố tích cực đối với các doanh nghiệp phân bón trong nửa cuối năm 2022.

Triển vọng kinh doanh 2023: BSC giữ quan điểm trung lập đối với ngành phân bón trong năm 2023 do nền giá bán cao năm 2022. BSC kỳ vọng giá Ure sẽ hạ nhiệt từ 2023 tuy nhiên mặt bằng giá mới sẽ được thiết lập.

Quan điểm đầu tư: BSC duy trì quan điểm khả quan trong năm 2022 đối với ngành phân bón và khuyến nghị mua đối với DPM và khả quan đối với DCM.

1 Likes

Trong tháng 9, tổng sản lượng phân bón xuất khẩu đạt 190.000 tấn (tăng 61% so với tháng trước và tăng 116% so với cùng kỳ năm ngoái), tương đương 108 triệu USD (tăng 52% so với tháng trước và tăng 184% so với cùng kỳ năm ngoái). Trung bình, đơn giá xuất khẩu đạt 568 USD/tấn (giảm 6% so với tháng trước nhưng tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái), tương đương 13,6 triệu đồng/tấn. Đơn giá ure xuất khẩu trên thế giới vào khoảng 360-600 USD/tấn trong tháng 9. Trong 9 tháng 2022, Việt Nam xuất khẩu gần 1,3 triệu tấn phân bón, tăng 48% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam nhập khẩu 250.000 tấn phân bón trong tháng 9 (tăng 2% so với tháng trước và giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái), tương đương 101 triệu USD (giảm 11% so với tháng trước và tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái). Trung bình, đơn giá nhập khẩu đạt 404 USD/tấn (giảm 12% so với tháng trước và tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái), tương đương 9,7 triệu đồng/tấn. Tại thị trường trong nước, vào đầu tháng 10, ure đang giao dịch tại mức 14.700 - 15.900 đồng/kg, tăng nhẹ so với mức tháng 9 (tầm 14.500 – 15.000 đồng/kg). Quan sát trên thị trường thế giới, giá phân bón có xu hướng tăng. Trong tháng 9, ure/NPK Biển Đen tăng 9%/17% so với tháng trước đạt 580/620 USD/tấn, trong khi Kali Israel giữ nguyên mức giá tại 535 USD/tấn từ tháng 3/2022. Đơn giá xuất khẩu ure trong tháng 10 vào khoảng 359-590 USD/tấn (tương đương khoảng 8,7 – 14,2 triệu đồng/tấn). Chúng tôi ước tính giá gas đầu vào trong tháng 9 đạt 235 USD/tấn, giảm khoảng 13% so với tháng 8. Trong quý III/2022, giá gas đầu vào khoảng 260 USD/tấn (giảm 27% so với quý trước nhưng tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái). Do đó, những ông lớn sản xuất ure như DPM và DCM có thể cải thiện biên lợi nhuận gộp từ 3%p đến 5,5%p trong quý III. Thông thường, quý 4 sẽ là mùa cao điểm tiêu thụ phân bón, do cả nước bước vào niên vụ Đông-Xuân. Chúng tôi kỳ vọng giá ure sẽ tăng mạnh từ tháng 11, khoảng 16.500 đồng/kg, tăng 10% so với mức giá tại tháng 9. Chúng tôi ước tính giá gas đầu vào có thể đạt 227 USD/tấn (giảm 13% so với quý trước và giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái) trong quý IV/2022.