DPM - viên ngọc sáng trong quý 4/2022

Tổng quan doanh nghiệp
Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (tiền thân là Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí) là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 02/2003/QĐ-VPCP, bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 19/01/2004. Từ ngày 31/8/2007, Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí chính thức chuyển đổi trở thành Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí. Ngày 05/11/2007, Công ty chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, với mã chứng khoán DPM. Doanh nghiệp chiếm khoảng 35% thị phần đạm (ure) thị trường nội địa.

Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh chính của Tổng công ty là sản xuất, kinh doanh phân bón và
hóa chất. Hiện nay sản phẩm chủ lực của Tổng công ty là phân đạm (urê) hạt trong,
phân NPK, Kali, SA, DAP phục vụ cho nền nông nghiệp của đất nước, khí Amoniac
lỏng, hóa chất UFC85/Formaldehyde, CO2, hóa chất sử dụng trong hoạt động khai
thác dầu khí.

Sơ lược Ban lãnh đạo: Tổng giám đốc: ông Lê Cự Tân

Quá trình học tập:

  • Kỹ sư Quản trị doanh nghiệp
  • Thạc sỹ Kỹ thuật tự động hóa
  • Kỹ sư Khai thác máy tàu biển

Quá trình công tác:

  • Từ tháng 12 năm 2013 : Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí
  • Từ ngày 12 tháng 12 năm 2013 đến ngày 10 tháng 01 năm 2019 : Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí-CTCP
  • Từ ngày 28 tháng 04 năm 2009 đến ngày 24 tháng 12 năm 2013 : Phó Tổng GĐ Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam
  • Từ tháng 05 năm 2007 đến tháng 04 năm 2009 : Giám đốc Ban Đầu tư Đóng mới & Mua sắm phương tiện nổi (PTSC)
  • Từ tháng 03 năm 2005 đến tháng 04 năm 2007 : Phó Giám đốc Xí nghiệp Tàu Dịch vụ Dầu khí/Công ty TNHH 1TV Tàu Dịch vụ Dầu khí
  • Từ tháng 01 năm 2002 đến tháng 02 năm 2005 : Trưởng phòng Kỹ thuật Vật tư - XN Tàu Dịch vụ Dầu khí
  • Từ tháng 01 năm 2001 đến tháng 12 năm 2001 : Phó phòng Kỹ thuật Vật tư - XN Tàu Dịch vụ Dầu khí
  • Từ tháng 01 năm 2000 đến tháng 12 năm 2000 : Nhân viên phòng Kỹ thuật Vật tư - XN Tàu Dịch vụ Dầu khí
  • Từ tháng 04 năm 1993 đến tháng 12 năm 1999 : NV phòng Kế hoạch Sản xuất - XN Tàu Dịch vụ Dầu khí
  • Từ tháng 06 năm 1992 đến tháng 03 năm 1993 : Sỹ quan máy Tàu dịch vụ - Xí nghiệp Tàu Dịch vụ Dầu khí

Mục tiêu và định hướng trung hạn (2021-2025)

Lĩnh vực sản xuất:

  • Duy trì và phát triển các cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhà máy bao gồm: Nhà máy đạm Phú Mỹ, NPK và các Nhà máy hóa chất. Có ít nhất 02 sản phẩm phân bón chủ lực và 03 sản phẩm hóa chất chủ lực.
  • Nâng sản lượng sản xuất NPK Phú Mỹ lên 500.000 tấn/năm.
  • Tiếp tục phát triển sản xuất các loại sản phẩm hóa chất, hóa dầu có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, tiến tới ngang bằng với lĩnh vực phân bón.
  • Duy trì và phát triển các dự án cải tiến sản phẩm, sản xuất phân bón/hóa chất chuyên dụng trên nền sản phẩm chủ lực (urê, NPK).

Lĩnh vực kinh doanh:

  • Giữ vững thị phần các sản phẩm đã đạt được.
  • Tiêu thụ hết các sản phẩm sản xuất.
  • Doanh thu lĩnh vực hoá chất chiếm 70% tổng doanh thu.
  • Mở rộng thị trường phân bón ra Đông Bắc Á và Nam Á.
  • Tăng sản lượng tiêu thụ các sản phẩm phân bón/hóa chất chuyên dụng so với giai đoạn 2016-2020.

Lĩnh vực đầu tư xây dựng

  • Hoàn thành đúng tiến độ đầu tư dự án: NPK Phú Mỹ mở rộng (lên 500.000 tấn/năm).
  • Triển khai các bước chuẩn bị đầu tư các dự án phân bón (trên nền urê và NPK) và hóa chất mới.

Điểm nhấn trong báo cáo tài chính

Với mình điểm nhấn quan trọng nhất trong BCTC của DPM là khoản tiền gửi dồi dào (chiếm hơn 55% tổng tài sản) trong bối cảnh lãi suất tăng từ giờ đến cuối năm và trong năm 2023.

Và tỉ lệ nợ vay của DPM cũng ở mức rất hợp lí, tổng nợ phải trả chiếm chỉ khoảng 22% trên tổng tài sản. Khoản vay dài hạn của DN tại ngân hàng cũng chỉ hơn 600 tỉ, chiếm 15,5% trên tổng nợ phải trả.

Triển vọng cho quý 4/2022

Kỳ vọng nhu cầu phân bón phục hồi nhờ vụ Đông xuân – vụ chính trong năm ( kéo dài trong khoảng thời gian từ Tháng 11 đến tháng 4 năm sau) và hỗ trợ cho nhu cầu phân bón, đặc biệt là Ure. Giá gạo sẽ được hỗ trợ bởi ảnh hưởng xung đột với Nga nên Ukraine không xuất khẩu lúa mì, kéo theo giá các loại ngũ cốc và lương thực cao khiến khách hàng chuyển sang mua gạo của các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, nguồn cung gạo trên toàn cầu giảm, vì thời tiết khắc nghiệt ở các nước xuất khẩu lớn như Ấn Độ, Trung Quốc.

Giá Ure thế giới phục hồi nhờ nguồn cung thế giới sụt giảm và nhu cầu cải thiện kỳ vọng sẽ hỗ trợ giá Ure nội địa phục hồi cuối năm 2022. Trong quý IV/2022, nguồn cung Ure thế giới sẽ suy giảm nhờ giá khí tự nhiên ở châu Âu neo ở mức cao và OPEC+ nhất trí cắt giảm sản lượng dầu 2 triệu thùng/ngày tạo ra chi phí sản xuất tăng cao khiến các nhà sản xuất phân bón khu vực này cắt giảm sản lượng.

Ngoài ra, Trung Quốc bước vào mùa vụ chính trong năm nên chính sách xuất khẩu sẽ tiếp tục duy trì sự kiểm soát như hiện tại, tương ứng mức giảm từ 20 - 25% sản lượng xuất khẩu Ure so với năm 2021. Đồng thời, Ấn Độ tiếp tục mở các đợt thầu lớn cho mùa vụ Kharif của quốc gia này vào dịp cuối năm kỳ vọng sẽ cải thiện nhu cầu Ure thế giới và hỗ trợ phục hồi giá Ure thế giới.

Gần đây nhất, cuối tháng 8 Ấn Độ đã mở đợt thầu mới với 1 triệu tấn Ure và giá Ure các khu vực trên thế giới đã bật tăng từ 2 - 5%. Cuối tháng 8, giá Ure tại Việt Nam đã tăng mạnh, với mức tăng cao nhất lên tới 850 đồng/kg tương đương mức tăng khoảng 40 USD/tấn.

Khang Bùi.
(liên hệ sđt 0818521280 hoặc tham gia cộng đồng bằng link trên profile của mình)

15 Likes

1 Likes

cổ phiếu phân bón ở Mỹ nhiều quỹ định giá với PE 9. DPM đang được định giá PE 3, thật sự quá rẻ.

1 Likes

chỉ cần nhiều quỹ và tổ chức nắm giữ DPM thì DPM sẽ được tạo nền ở mức giá cao hơn hiện tại nhiều, mình kỳ vọng DPM được tạo nền ở mức giá 6x. Gần đây nhất có quỹ Dragon capital nâng sở hữu dpm từ 5 lên 6%. Và tổ chức trong nước đã mua DPM 80 tỉ vùng 45

1 Likes

ngoài ra giá khí được dự đoán sẽ neo cao ở vùng đỉnh đến hết 2023. Do đó giá phân bón sẽ được neo ở vùng đỉnh, do giá khí là nvl đầu vào làm phân bón. Ta có thể thấy được DPM sẽ duy trì lợi nhuận mỗi quý là 1200 tỉ. Tính ra lãi thấp nhất cả năm 2023 sẽ là 4800 tỉ EPS 12k. Nếu chiến tranh vẫn còn 2024 thì thật sự đầu tư dpm từ bây giờ chỉ cần 3-4 năm là hoan vốn hiii

1 Likes

chuẩn rồi bác, nhóm thông báo đã mua hơn 1,4 triệu cổ phiếu Đạm Phú Mỹ (HoSE: DPM). Giao dịch khiến tỷ lệ sở hữu của nhóm quỹ tăng từ 5,88% lên 6,24%, số lượng cổ phiếu tăng từ 23 triệu đơn vị lên 24,4 triệu đơn vị. Ngày giao dịch làm thay đổi tỷ lệ sở hữu cả nhóm vượt các ngưỡng một phần trăm là 30/9.

11 Likes

với mình thì phân bón là cổ phiếu có tính chu kỳ nên sẽ kh dùng P/E để định giá mắc hay rẻ

13 Likes

Chuẩn bạn, đầu tư cổ phiếu chu kỳ phải có tầm nhìn từ 2-3 quý hoặc 1 năm tới. Mình tự tin DPM 2023 vẫn duy trì dc eps 12k, pe 5 thì cũng 60k rồi. Vì sao cổ thép nó giảm giá, vì eps cả năm nay của ngành thép nó giảm đó bạn. Giá nó đã và đang phản ánh kqkd kém đi từ quý 2/2022. Bạn để ý sẽ thấy thôi. Ngược lại ngành phân bón nó khác với ngành thép, eps cả năm 2022 vẫn tăng trưởng, mặc dù ít. Sang năm 2023 tuy ko duy trì được eps cao như 2022 nhưng vẫn ở mức cao so với các ngành khác như thép, bia, dệt may. Thì mức giá ngành phân bón xứng đáng được trả với pe trên 5! rất rẻ khi so sánh với ngành thép, dệt may, thủy sản (đang bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế, thắt chặt tiền tệ)

1 Likes

Mình viết những điều này với tư duy của cá mập và quỹ nhé. Dragon capital nó ko dại khi mua nhiều dpm vùng giá này và bán chốt thẳng tay HPG giá rẻ vậy đâu!

2 Likes

Theo mình chu kỳ ngành thép phụ thuộc khá nhiều vào tình hình BĐS và xây dựng ở TQ. bên TQ bđs biến động, covid phong tỏa các thứ. Giờ thì chờ đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc tầm tuần nữa để xem chính sách ntn. Mà thép vào lại chu kỳ thì HPG lại thành cổ quốc dân kkk

13 Likes

1 phần phụ thuộc vào BĐS bên TQ thôi bạn nhé. BĐS bên đó cũng đang đóng băng sau vụ evergrand thôi, nên có hết covid cũng chỉ tốt lên 1 phần nhỏ thôi. HPG NKG HSG lãi nhiều nhất là từ bán HRC, bạn nên check giá HRC EU, US để tính toán, ước chừng lợi nhuận fwd của ngành thép năm sau nhé.

1 Likes

Phân thơm!

1 Likes

sớm lên 5x

12 Likes

Giá hiện tại quá thơm

1 Likes

nếu thị trường tạo đáy đi lên nữa là có thêm thiên thời

12 Likes

DPM chắc kỳ vọng tối đa cho quý 4 năm nay thôi anh nhỉ? Sang năm lại phải tính câu chuyện khác.

1 Likes

EPS lũy kế hết quý 2 đã cập nhật là 14k rồi bác ạ. Vậy thì lũy kế quý 3 EPS nó tận hơn 16k phải không bác. Vậy thì Pe 4 là giá 60 rồi à?? :face_with_peeking_eye:

Bán ngay đáy. Tiệc thật

năm sau có 1 bất lợi dễ thấy nhất là cái nền tăng trưởng 2022 đã quá cao so với các năm trước, năm 2023 cái mức tăng trưởng có thể bị chửng lại

12 Likes
12 Likes