FED tăng lãi suất – NHNN tăng lãi suất – VĨ MÔ

:pushpin:FED quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0.75%
Nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát đang ở mức cao nhất trong 4 thập kỷ qua, đưa lãi suất cơ bản tại Mỹ lên 3% đến 3.25% cao nhất từ 2008. Đây là lần tăng lãi suất thứ 5 trong năm nay, biện pháp không được dùng đến trong nhiều thập kỉ. Các thị trường chứng khoán trên toàn thế giới đều bị ảnh hưởng.

Vào tuần trước khi CPI tháng 8 công bố thì nhiều người nói về khả năng kinh tế Mỹ sẽ hạ cánh mềm => không rơi vào suy thoái. Tuy nhiên chỉ số CPI tháng 8 cho thấy lạm phát vẫn nóng hơn dự kiến và vượt ra ngoài phạm vi các mặt hàng thiết yếu như năng lượng, thực phẩm và đã bén rễ sâu hơn vào nền kinh tế Mỹ. Sau động thái tăng lãi suất lần này của Fed các chuyên gia nhận định việc suy thoái kinh tế Mỹ hoàn toàn có thể xảy vấn đề là thời điểm nào mà thôi.

Về mặt kĩ thuật thì kinh tế Mỹ đã bước vào suy thoái khi GDP tăng trưởng âm trong 2 quý đầu năm. Tuy nhiên vẫn được thúc đẩy bẳng thị trường lao động mạnh mẽ. Kinh tế Mỹ được dự đoán sẽ suy thoái trong vòng 12 tháng tới và có thể sẽ tới ngay vào cuối năm nay. Mỗi lo ngại suy thoái của NĐT lớn hơn trước, có thể thấy đường cong lãi suất kho bạc đã đảo ngược. Dự kiến sắp tới đây giá nhiên liệu và thực phẩm sẽ tiếp tục giảm, chỉ số CPI không bao gồm 2 mặt hàng trên đã có dấu hiệu hạ nhiệt đi một chút, cung của các loại hàng hóa đã bình ổn hơn => Có thể sắp tới đây nếu FED có tăng lãi suất thì có lẽ mức tăng cũng nhẹ nhàng hơn so với mức tăng vừa rồi.

Với các quốc gia đang có khoản nợ bằng đồng Đô la sẽ thậy sự khó khăn trong môi trường lãi suất như hiện nay. Đồng Đô la tăng giá trị đồng Đô la cũng tăng, nhiều nền kinh tế trong khu vực có thể cân nhắc tăng lãi suất để bảo vệ đồng nội tệ quốc gia đó, đặc biệt nếu kinh tế quốc gia đó đối mặt với tỉ lệ lạm phát cao như Thái Lan, Indonesia. Sau khi FED tăng lãi suất, Ngân hàng Trung ương Philippines và Indonesia đồng loạt tăng lãi suất, đưa lãi suất lên 4.25%. Ngân hàng Trung ương Na Uy và Thụy Sĩ cũng có bước đi tương tự, ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ điều chỉnh tăng lãi suất thêm 75 điểm lên mức 2.5%. Nhật Bản cũng có những động thái can thiệp tỷ giá, dùng dự trữ ngoại hối để mua vào đồng Yên để ngăn đà giảm của đồng tiền này trước đô la Mỹ.

Đồng Đô la tăng giá gây sức ép lên các đồng tiền khác, điều này sẽ tạo nên áp lực cho những nền kinh tế xuất khẩu nhiều sang các quốc gia khác và làm suy yếu nhu cầu thương mại toàn cầu. Các NĐT nước ngoài đã rút dần vốn ra khỏi các cổ phiếu mới nổi.

:pushpin:Đối với nền kinh tế Việt Nam,
Những thay đổi của chính sách tiền tệ thế giới sẽ tác động khá lớn bởi độ mở nền kinh tế của Việt Nam khá cao tới 200% GDP trong khi sức chống chịu và khả năng cạnh tranh vẫn còn hạn chế. Có tới 70% hợp đồng mua bán quốc tế của Việt Nam được thanh toán bằng đô la, do đó thì bất cứ biến động nào của tý giá đều tác động trực tiếp lên doanh nghiệp có hoạt động mua bán với nước ngoài. Xuất khẩu hay nhập khẩu thì nhiều trường hợp các hoanh nghiệp cũng phải trả chi phí vận tải quốc tế, toàn bộ cước này đều được tính bằng đô la Mỹ, giá đô la Mỹ cứ đắt thêm 1% thì doanh nghiệp thuê tàu phải trả chi phí tăng 1% bất kể giá cước là bao nhiêu. Việc huy động vốn trên thị trường quốc tế sẽ khó khăn và lãi suất cao hơn, áp lực giữ chân dòng vốn nước ngoài là bài toán được đặt ra lúc này.

Vừa qua, NHNN cũng thực hiện mức tăng lãi suất cụ thể là 1%, thích ứng với diễn biến tình hình kinh tế thế giới. Giữa bối cảnh nhiều đồng tiền mất giá mạnh, thì đồng tiền Việt Nam vẫn thuộc nhóm ít mất giá nhất. Mục tiêu là ưu tiên kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng lâu dài.

Theo ADB nhận định chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm toàn cầu được khôi phục góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Nhu cầu trên thị trường thế giới giảm làm chậm đà tăng trưởng ngành chế biến, chế tạo của Việt Nam. Trong tháng 8, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) giảm nhẹ xuống 52,7 từ mức 54,0 của tháng 6. Dù vậy thì triển vọng ngành chế biến chế tạo của Việt Nam vẫn khả quan do đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh mẽ vào lĩnh vực này.

Tuy nhiên, suy thoái kinh tế toàn cầu có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam; sự thiếu hụt về lao động được cho là sẽ cản trở sự phục hồi nhanh chóng của các ngành dịch vụ và xuất khẩu mang tính thâm dụng lao động trong năm 2022; việc triển khai chậm các khoản đầu tư công theo kế hoạch và chi tiêu xã hội, nhất là việc thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, có thể làm chậm tăng trưởng trong năm nay và năm tiếp theo.

2 Likes