FPT - Sẵn sàng gia nhập câu lạc bộ "3 chữ số"

I/ Vị thế doanh nghiệp:
Phần mềm, công nghệ thông tin, tích hợp hệ thống: FPT sở hữu hơn 100 giải pháp phần mềm được cấp bản quyền trong các lĩnh vực chuyên biệt như: Chính phủ, Tài chính công, Ngân hàng - Tài chính, Giáo dục, Y tế, Giao thông. Công ty còn là đối tác cấp cao của: AWS, GE, Microsoft, Cisco, IBM, SAP, Symantec. Bên cạnh đó, FPT tham gia với tư cách là tổng thầu của hầu hết các dự án CNTT lớn.
Dịch vụ Viễn thông: FPT đã phát triển hạ tầng internet phủ rộng khắp tới 59/63 tỉnh thành của cả nước, sở hữu tuyến đường trục Bắc - Nam, tuyến trục Tây Nguyên, tuyến đường trục kết nối quốc tế với Trung quốc, Campuchia, Lào và các tuyến trục liên tỉnh kết nối 59 tỉnh thành trên toàn quốc với dung lượng băng thông quốc tế 700 Gbps và 4 trung tâm dữ liệu trên toàn quốc.
Nội dung số: FPT hiện đang quản lý và vận hành hệ thống quảng cáo thông minh eClick AdNetwork và hệ thống báo điện tử bao gồm Vnexpress.net, Ngoisao.netiOne.net. Công ty chiếm vị trí số 1 trong mảng dịch vụ quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam.
Giáo dục đào tạo: FPT tham gia vào lĩnh vực giáo dục đào tạo thông qua Trường Đại học FPT, Trường Đại học Trực tuyến FUNiX - trường đại học trực tuyến đầu tiên của Việt Nam.
Phân phối bán lẻ sản phẩm công nghệ: Là nhà phân phối của hơn 30 đối tác công nghệ lớn , FPT đã phát triển mạng lưới phân phối bán lẻ sản phẩm công nghệ với 1.500 đại lý phân phối và 473 cửa hàng FPT Shop tại 63/63 tỉnh thành.
II/ Tình hình kinh doanh:

  • Năm 2020, FPT ghi nhận 29.830 tỷ đồng doanh thu và và 5.261 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng trưởng tương ứng 7,6% và 12,8% so với năm trước. Lãi ròng sau thuế tăng 13,1% so với năm 2019 đạt 4.422 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 3.538 tỷ đồng, tương ứng EPS ở mức 4.119 đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ.
    Bất chấp ảnh hưởng của Covid-19, FPT vẫn ghi nhận mức tăng trưởng 7,6% YoY của DTT và 12,8% YoY của LNTT trong năm 2020.
    Lợi nhuận năm 2021 tiếp tục tăng trưởng tích cực. LNTT của mảng Công nghệ dự kiến tăng trưởng 22% YoY nhờ động lực từ giá trị hợp đồng ký mới tăng 42% YoY trong nửa cuối năm 2020 trong khi đó LNTT mảng Viễn thông ước tăng 16% YoY nhờ tăng trưởng ổn định từ mảng Internet trong khi lĩnh vực truyền hình IPTV bắt đầu mang lại lợi nhuận.

=> Kỳ vọng nguồn thu dài hạn từ chuyển đổi số:

  • Covid-19 đã đẩy nhanh làn sóng chuyển đổi số và đầu tư công nghệ tại nhiều doanh nghiệp, tạo ra cơ hội phát triển bền vững cho các công ty công nghệ tiên phong cung cấp các giải pháp, nền tảng, dịch vụ và sản phẩm chuyển đổi số, trong đó có FPT là công ty trực tiếp hưởng lợi.

  • Không ngẫu nhiên khi nhiều đang doanh nghiệp lao đao vì dịch bệnh, FPT vẫn duy trì được một mức tăng trưởng tương đối. Tất cả là nhờ đảm bảo được hoạt động kinh doanh xuyên suốt tại tập đoàn và các đơn vị thành viên kể cả trong giai đoạn giãn cách xã hội, và hơn thế là tính linh hoạt và thích ứng nhanh của ban lãnh đạo.

  • Trước Covid-19, FPT đã manh nha dấn thân vào con đường chuyển đổi số khi đẩy mạnh đầu tư các giải pháp, dịch vụ chuyển đổi số, xác định đây là chiến lược phát triển lâu dài, nhằm phục vụ nhu cầu số hóa quốc gia của Việt Nam và thế giới. Từ năm 2018, FPT đã mua 90% cổ phần của công ty tư vấn công nghệ hàng đầu của Mỹ Intellinet, với mục đích tăng giá trị cho những hợp đồng tư vấn công nghệ trong tương lai. Kết quả là những hợp đồng chuyển đổi số toàn diện được ký kết với DPDGroup – hãng chuyển phát lớn thứ 2 Châu Âu, hay với Minh Phú – nhà sản xuất chế biến tôm số 1 Việt Nam, ngay một năm sau đó.

  • Tiếp đà sẵn có, cộng thêm đòn bẩy Covid-19 đẩy nhanh quá trình số hóa của nhiều doanh nghiệp, FPT đã ký kết thêm nhiều hợp động dài hạn có giá trị trong năm 2020.

  • Trong đó có thể kể tới việc tập đoàn này vượt qua nhiều đối thủ nặng ký như Infosys, Tata hay IBM để trở thành đối tác ưu tiên số 1 của hãng ô tô lớn hàng đầu tại Mỹ, với hợp đồng trị giá 150 triệu USD. Ngoài ra, có thể kể tới những hợp đồng tư vấn công nghệ toàn diện, có giá trị trong trung và dài hạn như hợp đồng 200 triệu USD tư vấn và triển khai chuyển đổi số cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Malaysia, hay hợp đồng trở thành đối tác công nghệ chiến lược của hãng đồ uống lớn nhất thế giới tại Nhật với doanh thu tiềm năng lên tới 100 triệu USD…

  • Một cuộc khảo sát của hãng nghiên cứu Harvey Nash và KPMG (2020 Harvey Nash/KPMG CIO Survey) cho thấy các công ty đã chi thêm khoảng 15 tỷ USD mỗi tuần cho công nghệ để cho phép nhân viên làm việc tại nhà an toàn và bảo mật trong đại dịch và đây là một trong những đợt tăng đầu tư vào công nghệ lớn nhất trong lịch sử.

  • Công nghệ, theo đó, chưa bao giờ trở nên quan trọng hơn đối với khả năng tồn tại và phát triển của các tổ chức và doanh nghiệp. Và đây sẽ là miếng bánh lớn cho các công ty công nghệ khai thác trong những năm tới đây

III/ Rủi ro kinh doanh chính

  • FPT phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn từ các tập đoàn công nghệ trong nước và trên thế giới. Về mảng xuất khẩu phần mềm, FPT gần như không có đối thủ trong nước nhưng lại gặp phải cạnh tranh lớn đến từ các tập đoàn công nghệ thuộc Ấn Độ, Trung Quốc vốn cũng có các hoạt động gia công phần mềm phát triển. Về mảng viễn thông, FPT phải cạnh tranh thị phần với hai ông lớn khác là VNPT và Viettel Telecom. Hệ thống giáo dục của FPT cũng chịu áp lực từ cạnh tranh với các tập đoàn lớn như Vingroup, TH.
  • Việc thiếu hụt nhân lực CNTT có trình độ chuyên môn cao có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng tiềm năng tăng trưởng mảng công nghệ.

IV/Biến động giá:


Tính từ phiên giảm giá kỷ lục ngày 28/1/2021. Chỉ sau 7 phiên, FPT đã tăng 1 mạch hơn 25%, đây là 1 mức tăng phải gọi là cực kỳ hi hữu đối với 1 cp VN30 như FPT (trong quá khứ, FPT chưa bao giờ “cởi trần”, ngày 29/1 đã chứng kiến lần đầu tiên FPT đóng cửa tím lịm cành hoa sim)
Vậy động lực đến từ đâu mà FPT tăng nhanh và mạnh đến vậy?
Đây chính là lý do: Thông tư 03/2021/TT-BTC miễn, giảm thuế TNDN với doanh nghiệp KHCN
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng đẫn về miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ quy định tại Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Thông tư này sẽ có hiệu lực từ 1/3/2021
Nổi bật trong đó là Điều 3. Ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

  1. Mức và thời gian ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

a) Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ, cụ thể: được miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo.
V/Kịch bản hành động: =]] DN như thế thì lao vào đi chứ còn kịch bản gì nữa, mua cao thì chỉ bớt lãi 1 chút thôi mà sao phải đắn đo. :rofl:
Nghiêm túc hơn thì PP giải ngân “Kim tự tháp” kết hợp cùng chiến lược tận dụng biến động giá mạnh lúc này để mua thấp bán cao, trading nội cổ phiếu để hạ giá vốn để tối ưu hóa lợi nhuận.


[!]: Làm gì thì làm, mua gì thì mua, DN tốt cỡ nào tốt, nhưng quản trị rủi ro khi đầu tư vẫn phải là yếu tố then chốt tạo nên 1 NĐT thành công. Các bác có thể tham khảo PP quản trị rủi ro mà em đang áp dụng theo thầy Mark Minervini trong bài viết: https://f247.vn/t/quan-tri-rui-ro-yeu-to-then-chot-tao-nen-su-thanh-cong/4640

12 Likes

Tks chủ thớt, mình cũng đang trên tàu FPT, mua hơi trễ, tận 70. hôm nọ mình cũng nắm được thông tin về việc giảm thuế KH-CN nhưng muộn quá, sợ “News out - Stock down”. Có chủ thớt phân tích thêm triển vọng rõ ràng giờ an tâm rồi

6 Likes

:rofl: ngồi yên và quên em nó đi bác ạ. khi nào 99 chốt. 100 mua lại

5 Likes

Em đang phân vân nên mua MWG hay FPT. ý chủ thớt thế nào?

4 Likes

TKS chủ thớt, phân tích khá chi tiết , sẽ lên tàu khi có giá tốt

6 Likes

Bác này đưa kịch bản hay này. cp tốt, triển vọng rõ ràng thì cần gì phải quan tâm đến giá khuyến nghị hay giá mục tiêu. Like

4 Likes

:rofl: chuyến tàu sieucapvipprocuteNo1 mang tên FPT chào đón tất cả mọi người. Tàu đã lớn còn được cái thích chạy chậm và chăm đón hành khách. Từ sau khi xác lập “W” tháng 11/2012. Tàu này chỉ có tăng và tiến thôi chứ chưa bao giờ chìm

5 Likes

Nào rảnh em sẽ sơ lược 1 bài về MWG để bác tham khảo và tự cân nhắc. Còn hỏi em thì em đang thắt dây an toàn ngồi im thin thít trên tàu FPT r nhé =]] MWG đã hoàn thành nhiệm vụ cho em tránh bão rồi. giờ chỉ còn lại 1 chút nắm vị thế.


MWG sẽ còn tỏa sáng rực rỡ với câu chuyện thị phần chiếm được từ các hộ kinh doanh nhỏ lẻ bị đập vì covid, nhưng hiện tại thì chưa. Bán lẻ vẫn là ngành chịu tác động mạnh và nhạy cảm với dịch bệnh. Giá thấp hơn hoặc đi ngang thêm 1 thời gian nữa sẽ là tốt hơn để cân nhắc quay trở lại

4 Likes

Cám ơn bác về bài phân tích chi tiết. Em cũng đang muốn lên tàu FPT nhưng giá đang lên cao quá. Liệu đến T4, T5 giá có điều chỉnh ko nhỉ?

6 Likes

Tks bác đã quan tâm đến bài viết của em. Đầu tiên thì cũng như em đã đề cập trong phần IV kịch bản hành động khi tham gia với FPT, 1 - 2 line giá sẽ không phải là vấn đề em quan tâm khi chọn 1 DN có đầy đủ các tiêu chí để “hold to die” như vậy. Giá nào cao sẽ có thể cao hơn, và hoàn toàn không thể coi giá này là cao khi định giá của tất cả các CTCK cho FPT gần đây đều nằm trên 8x.


Không thể đoán trước được thị trường, dự doán khi nào đỉnh đáy hoặc điều chỉnh gần như vô nghĩa nếu mình không hành động gì, vì vậy xây dựng kịch bản để phản ứng với thị trường mới là quan trọng nhất.
Trường hợp lúc này, bác mà muốn tham gia và là người muốn mở mua mới FPT. Vậy thì bắt đầu thế nào khi giá có vẻ cao như vậy?
Đơn giản thôi:
B1: Niềm tin với CP đã đủ, cứ mạnh dạn mở mua mới 1/3 tỷ trọng (trên tổng 20-25% tỷ trọng toàn danh mục) giá nào cũng dc, đỏ thì tốt mà không thì mua xanh cũng chẳng sao, cái chính là có hàng sẵn nắm vị thế.
B2: quên nó đi trong 3 ngày cho đến khi hàng về tài khoản. Tại sao vậy? theo nguyên tắc giao dịch của em, cẩn trọng là yếu tố tiên quyết, ai mà biết dc trong 3 ngày tới thị trường sẽ diễn biễn như thế nào, tăng thì tốt, chứ xui xui giảm sập sàn như hôm nọ mà lỡ mua full tỷ trọng r kẹt hàng =]] ai khóc nỗi đau này hộ mình :rofl:. Chỉ mở mua 1/3 tăng thì tốt, vẫn có hàng, lãi ít 1 chút. mà rủi xui thì cũng hạn chế dc rủi ro.
B3: 3 ngày sau, hàng về r, giờ sao nữa? Lúc này thì mình đã làm chủ dc cuộc chơi r, thong thả, quyết định. Nếu giá tăng tốt, động lực cp còn mạnh, thẳng tay mua thêm 1/3 (lúc này tương tự câu chuyện ở B2, tuy nhiên mình đã có sẵn 1/3 trước đó hàng về, nên xui cũng có thể sẵn sàng mang ra chạy dc). Còn hàng về, giá giảm, tùy mức độ chấp nhận chịu rủi ro mỗi người mà quyết định cắt (là em với FPT thì 4% em mới cắt)
Lúc này sẽ đặt ra trong đầu câu hỏi, cp tốt thế, ngon thế thì tại sao lại p cắt? Mark Minervini bảo r, chẳng ai lại đi tranh cãi với cái bảng điện, “ngài thị trường” nói cho mình biết điều gì thì cứ nghe thôi, bướng bướng là ngài gõ cho to đầu. Để cho 1 cp tốt nhưng không tăng thì rõ ràng là có quá nhiều lý do có thể giải thích. Cắt sớm để bảo toàn nguồn vốn, kể cả cp có tốt đến đâu, tại sao phải ôm lại gồng lỗ chờ hòa vốn khi hoàn toàn có thể bán sớm, sau đó giá xuống thấp hơn r mua lại dc với giá tốt hơn, lại còn mua dc sớ lượng nhiều cp hơn, khi cp tăng lại lãi cũng nhiều hơn. (Đừng nhầm lẫn đây với việc bình quân giá xuống).
B4: 1/3 còn lại, bác biết phải làm sao với khoản này rồi đấy.
Trên đây là kịch bản giải ngân và phân bổ tỷ trọng nếu em là người tham gia mua mới. Còn sau có hàng sẵn, thì quá tuyệt vời r, cứ "mua thấp - bán cao " mà trading. chẳng cần p lướt lát cp khác chi cho mệt, kẻ 1 cái trendline để xác định xu hướng, tìm 1 cái EMA bám tốt sau đó xa bán gần mua lại. 1 vòng 3-4% không phải nghĩ :innocent:

6 Likes

:rofl: xưa chê anh tù trưởng rùa bò giờ hối hận chưa

6 Likes

Tks bác, chia sẻ rất có tâm, bị thuyết phục từ hôm qua lúc đọc được bài của bác, nãy em mua 76 đang lãi ngay trong phiên

3 Likes

Quá tuyệt vời, chào mừng bác lên tàu=]]

7 Likes

Tiếc quá không mua thêm rồi. Sáng qua đọc bài phân tích của bác muốn mua thêm lắm mà tỷ trọng đang phân bổ tào lao quá, không xoay dc

4 Likes

Cám ơn câu trả lời rất có tâm của bác. Thực ra em đã từng lên mà yếu tâm lý ko giữ đc. Rất tiếc.

5 Likes

=]] mạnh dạn quay lại chứ ngại gì bác, ngã ở đâu đứng lên ở đó. Em là em còn đang canh mua thêm. đợt này là FPT cứ gọi là làm tròn 100k

6 Likes

Dự mai FPT còn tăng tiếp được không chủ thớt?

3 Likes

Giá tăng giá giảm do thị trường quyết định chứ ai mà đoán dc bác ơi. Đoán được khéo giờ em đang ngủ gầm cầu r :rofl:
Mà xanh thì bán bớt r đỏ lại mua thêm chứ gì đâu xoắn. Trên hành trình “3 chữ số” của FPT từ 2009 đến giờ có năm nào FPT quên chia cổ tức đâu. Trung bình 20%/năm bao đều

4 Likes

Tin cập nhật
Cập nhật 1 chút về mảng CNTT của FPT trong 2021:
Mảng CNTT: Do hợp đồng ký mới tăng 42% so với cùng kỳ trong nửa cuối năm 2020, mảng CNTT trong năm 2021 đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ với ước tính tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt là 23,3% và 26,9%:
✓ Dịch vụ CNTT nước ngoài: Bên cạnh các công việc của các đơn đặt hàng mới còn nhiều, việc gia tăng tỷ trọng dịch vụ chuyển đổi số sẽ là động lực thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận trước thuế cải thiện lên khoảng 17% trong năm 2021, tương ứng + 60 bps so với năm 2020.
✓ Dịch vụ CNTT trong nước: Theo ban lãnh đạo, FPT nhận được lượng hợp đồng mới từ khách hàng trong nước nhiều hơn trong nửa cuối năm 2020, bao gồm EVN, Hưng Thịnh (HTN), Techcombank, Vietcombank, PVS. Ước tính doanh thu và lợi nhuận trước thuế đều tăng 25% trong năm 2021, sát với kế hoạch của ban lãnh đạo.

7 Likes

Mình thấy FPT đang giá đỏ mua mới lúc này có còn tốt không vậy?

5 Likes