GEG - Năng lượng tái tạo - Xu hướng tương lai

TRIỂN VỌNG NGÀNH ĐIỆN

  • Nhu cầu điện trong dài hạn vẫn tăng mạnh: Giai đoạn 2021 - 2025, EVN dự báo 2 kịch bản nhu cầu phụ tải điện: Phương án cơ sở, tăng trưởng nhu cầu điện khoảng 8,6%/năm và Phương án cao (với kịch bản kinh tế phục hồi mạnh sau COVID-19, đồng thời có xem xét đến khả năng có làn sóng dịch chuyển đầu tư của các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam) tăng trưởng 9,4%/năm.

  • La Nina vẫn tiếp tục tiếp diễn gây ra mưa nhiều khu vực phía Bắc, miền Trung => các công ty có các nhà máy thủy điện ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ sẽ tiếp tục hưởng lợi

  • Việt Nam lọt top 10 nước có tỷ trọng NLTT cao (hiện tại sản lượng chiếm 16%) tiến tới mục tiêu “net zero 2050” và thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo chiến lược xanh

  • QHĐ 8 chuẩn bị được phê duyệt với định hướng xanh hơn so với dự thảo cũ => Tiềm năng lớn cho các công ty phát triển dự án NLTT trong dài hạn, đặc biệt là các dự án điện gió

GEG : Hoạt động trong lĩnh vực phát điện với các loại hình

  • Thủy điện: 12 nhà máy – công suất 81 MW
  • Điện mặt trời: 5 nhà máy đang hoạt động + 1 nhà máy đang triển khai – tổng công suất 342 MWp
  • Điện gió: 3 nhà máy – công suất 130 MW

Về KQKD

  • Trong quý I/2022, DT và LNST GEG tăng lần lượt 87% YoY & 119% YoY. Kết quả này chủ yếu được đóng góp bởi các dự án điện gió vận hành từ tháng 11/2021
  • Với quý II/2022, GEG cũng được ước tính lợi nhuận tăng trưởng ba con số 118%

TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ

  • 03 dự án điện gió 130 MW vận hành ổn định và hầu như không bị cắt giảm. Dự kiến mang lại lợi nhuận tăng trưởng tốt 2022

  • Dự án điện gió Tân Phú Đông 1 (100MW) sẽ được đưa vào vận hành theo kế hoạch vào cuối năm 2022

  • Hiện tại TPĐ 1 thuộc dự án điện gió chuyển tiếp, đã ký hợp đồng PPA với EVN, đã có trong quy hoạch nhưng chưa phát điện kịp thời hạn 31/10/2021 để hưởng giá FIT 1, ngoài ra còn 1 trụ 4,8 MW tại dự án VPL cũng thuộc dạng này.
  • QHĐ 8 sẽ sớm được thông qua với định hướng ưu tiên các loại hình NLTT như điện gió, ĐMT và GEG là cái tên đáng chú ý.