GEG- Tiềm Năng Của Điện Gió

Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (HOSE: GEG)

Giá hiện tại : 24.200đ/cp

KL CP đang niêm yết: 303,715,526 cp
KL CP đang lưu hành: 321,937,586 cp
Các hoạt động kinh doanh chính:

Thủy điện: gồm có 5 chi nhánh : Mang Yang, Đắc Pi Hao, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Auyn Hạ. Đóng vai trò là một trong những hoạt động cốt lõi, công tác vận hành các NM luôn được chú trọng. NM Thủy điện của GEC nằm tại địa bàn 3 Tỉnh Gia Lai, Lâm Đồng, Huế với thị phần lần lượt 23%, 2% và 2% tại các Tỉnh này.

Điện mặt trời: gồm có 5 nhà máy. Năm 2021, Điện Mặt trời đóng góp gần 736 tỷ đồng trong cơ cấu Doanh thu Điện, chiếm tỷ trọng 54% trong cơ cấu Doanh thu Bán Điện. Trên cơ sở bám sát các QĐ của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế thí điểm triển khai các DA Điện Mặt trời, BĐH sẽ nỗ lực đưa NM Đức Huệ 2 đi vào vận hành trong năm 2022, kỳ vọng nâng tổng Sản lượng Điện Mặt trời lên 431 triệu kWh. NM Điện Mặt trời của GEC đang chiếm thị phần 79% tại Gia Lai, 45% tại Huế, 42% tại Đắk Nông, 21% tại Long An và 4% tại Bình Thuận.

Điện gió : Điện gió hiện tại chỉ chiếm tỷ trọng ít trong các hoạt động chính mà GEG làm với khoảng 5%, chi phí xây điện gió rất cao tuy nhiên về tương lai đây chính là điều được hưởng lợi từ cả về khí hậu, địa hình đất nước và xu hướng năng lượng xanh sạch trong tương lai. Một số dự án về điện gió dưới đây có thể tham khảo. NM Điện Gió chiếm thị phần 100%, 27%, 9% lần lượt 3tại các Tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Gia Lai.

Tiềm năng về ngành điện gió trong tương lai:

  • Điện gió ngoài khơi với tốc độ gió cao và hiệu số công suất cao 35 – 40% gần tương đương với thủy điện sẽ là một trong những lĩnh vực rất có tiềm năng trong thời gian tới thỏa mãn các điều kiện như (1) giảm phát thải và (2) ổn định hệ thống điện.
  • Việt Nam có tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi lên tới 160 GW tập trung ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ - khu vực Đảo Bạch Long Vỹ, Duyên Hải Nam Trung Bộ và khu vực Tây Nam Bộ. Khu vực độ sâu thềm lục địa dưới 50m có nhiều điều kiện lý tưởng để phát triển các dự án điện gió với chi phí thấp chủ yếu tập trung từ phía Nam Ninh Thuận trở vào đến khu vực Bạc Liêu và khu vực Quảng Bình, Vịnh bắc Bộ.

CÁC DỰ ÁN CÓ THỂ TĂNG QUY MÔ SẢN LƯỢNG CỦA GEG

  • Dự án Nhà máy điện gió Tân Phú Đông 1 và 2 có tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 6.700 tỷ đồng, dự án Nhà máy điện gió Tân Phú Đông 1 có quy mô công suất là 100 MW, với diện tích sử dụng đất là 22 héc ta. Nhà máy điện gió Tân Phú Đông 1 có tổng vốn đầu tư là 4.464,54 tỷ đồng, trong đó, vốn tự có góp bằng tiền mặt là 1.339,36 tỷ đồng, chiếm 30% tổng vốn đầu tư và vốn vay ngân hàng là 3.125,28 tỷ đồng, chiếm 70% vốn đầu tư của dự án.
  • Trong khi đó, dự án Nhà máy điện gió Tân Phú Đông 2, có quy mô công suất là 50 MW, với diện tích sử dụng đất là 10,25 héc ta. Trong đó, móng tháp gió trên biển là 1,25 héc ta; cầu dẫn, cáp ngầm trên biển là 9 héc ta. Nhà máy điện gió Tân Phú Đông 2 có tổng vốn đầu tư là 2.241,9 tỷ đồng, trong đó, vốn tự có góp bằng tiền mặt là 672,57 tỷ đồng, chiếm 30% tổng vốn đầu tư và vốn vay ngân hàng là 1.569,33 tỷ đồng, chiếm 70% tổng vốn đầu tư.
  • Khi hoàn thành, hai nhà máy điện gió này sẽ đóng góp vào lưới điện khoảng hơn 461 triệu kWh/năm, trong đó, Nhà máy Tân Phú Đông 1 cung cấp 307,6 triệu kWh/năm và Nhà máy điện gió Tân Phú Đông 2 là 152,4 triệu kWh/năm.

Phân tích BCTC

Từ kết quả CĐKT có thể thấy các khoản phải thu ngắn hạn của cty tăng trưởng rõ rệt gần 40% (từ 772 tỷ lên 1014 tỷ) tăng trưởng về doanh thu tăng mạnh. Về hàng tồn kho thì không có sự thay đổi đáng kể, đối với các doanh nghiệp sản xuất điện thường thì lượng hàng tồn kho sẽ không có sự thay đổi nhiều trừ khi công ty có mở rộng hoặc xây lắp thêm nhà máy. Về tài sản cố định cũng như tài sản dài hạn không có sự thay đổi nhiều.

Về các khoản nợ ở đây chủ yếu là các khoàn nợ dài hạn do xây dựng cũng như lắp đặt nhà máy đối với các công ty về sản xuất điện thì chi phí xây lắp đặt các nhà máy cũng như hệ thống sản xuất điện thường sẽ hơi cao tuy nhiên về các khoản nợ ngắn hạn rất là nhỏ so nguồn vốn.

Về KQKD có thể thấy quý 1 năm nay lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng hơn gấp 3 so với cùng kì năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng gấp 3. Lợi nhuận gộp tăng gấp đôi điều này cũng phản ánh lên được quý vừa rồi là 1 quý cty tăng trưởng mạnh 1 phần cũng là do cuộc khủng hoảng về năng lượng trên toàn thế giới dẫn đến giá trị của các cty về ngành năng lượng tăng mạnh.


Từ Bản Báo Cáo LCTT thì có thể thấy lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh dương lớn về lưu chuyển của hoạt động tài chính âm nhiều( Do trả nợ là chính ) Biên lợi nhuận quý tăng vượt. Đánh giá đây là một doanh nghiệp tốt.

LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ
GEG đang là một trong các cty đang được hưởng lợi trực tiếp từ cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra trên toàn thế giới cộng thêm sự phát triển của công nghệ sản xuất điện gió, thủy điện cộng thêm qua kết quả BCTC quý 1/2022 vừa rồi do đó theo đánh giá cá nhân cty có tiềm năng tăng trưởng tốt trong thời gian tiếp

CÁC RỦI RO CỦA DN: Về sản xuất điện gió hiệu năng vẫn còn đang thấp so với tiềm năng cộng thêm ảnh hưởng thất thường của thời tiết

Về PTKT giá đang ở đà tăng khi các khung đều năm trên các đường MA do đó có thể canh điều chỉnh ở các khùng hỗ trợ gần nhất để mua vào có 2 vùng có thể quan sát và xem xét là vùng 20-21 và 17-18

2 Likes

Tôi cũng cùng quan điểm, GEG là cổ phiếu ngon, xăng dầu càng cao thì GEG càng hưởng lợi vì chi phí rẻ, cạnh tranh phát điện nhiều.Năm nay mưa nhiều,nên thủy điện lại càng lợi thế.Đúng là thiên thời địa lợi.

1 Likes

Mình cũng đánh giá năm nay có thể là năm của thủy điện một phần vì giá cả của nhiên liệu tặng mạnh trong thời gian vừa rồi nên các nhà máy nhiệt điện cũng bị ảnh hưởng. Thủy điện cũng có thể tham khảo thêm VSH

1 Likes