Giá nào cho DPM?

Triển vọng đầu tư

(1) DPM là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực phân bón và hóa chất, quy mô và hiệu quả kinh doanh của DPM đứng đầu ngành và là doanh nghiệp tăng trưởng có cơ cấu tài chính lành mạnh với lượng tiền mặt dồi dào.

(2) DPM còn nhiều dư địa tăng trưởng nhờ nhu cầu cuối năm lớn.

(3) Hưởng lợi từ chính sách hạn chế xuất khẩu của các nước sản xuất phân bón lớn.

(4) Chiến tranh Nga - Ukraina khiến nguyên liệu đầu vào và giá phân bón tăng mạnh. Tình trạng thiếu khí đốt ở Châu Âu khiến cho các nhà máy sản xuất phân bón tại châu Âu, châu Mỹ giảm công suất, gây thiếu hụt nguồn cung phân bón toàn cầu.

(5) Tổ hợp dự án nâng công suất phân xưởng NH3 và Nhà máy sản xuất NPK công nghệ hóa học hoàn thành đưa vào sử dụng giúp DPM chủ động được nguyên liệu cho sản xuất phân bón, đồng thời có 1 lượng lớn sản phẩm để cung cấp cho các nhà sản xuất tại thị trường nội địa.

Rủi ro đầu tư

Rủi ro giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, tỷ trọng nguồn khí đầu vào có giá thấp (mỏ Bạch Hổ - Rồng Đồi Mồi, thuộc Bể Cửu Long) đạt công suất thấp hơn kế hoạch và đang suy giảm nhanh hơn dự báo, tỷ trọng khí cấp bù từ nguồn khác (Nam Côn Sơn và Cửu Long khác) tăng lên và có mức phí vận chuyển cao, khiến giá thành chi phí khí gia tăng gây áp lực lên biên lợi nhuận của doanh nghiệp.

Nhà máy đạm Phú Mỹ sau 18 năm vận hành tiềm ẩn rủi ro từ máy móc thiết bị do đã hoạt động nhiều năm và tăng chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.

Rủi ro giá bán thành phẩm giảm làm giảm doanh thu và lợi nhuận của DPM.

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí là doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 01/2004 với nhiệm vụ quản lý, vận hành và kinh doanh các sản phẩm của Nhà máy Đạm Phú Mỹ. Trải qua hai thập kỉ hình thành và phát triền, hiện DPM là doanh nghiệp đứng đầu lĩnh vực phân bón và hóa chất với hệ thống 86 đại lý cấp 1 và 2280 đại lý cấp 2 trải dài từ Bắc vào Nam.

Sản phẩm chủ lực của DPM là phân ure hạt trong, phân NPK, Kali, SA, DAP phục vụ cho nền nông nghiệp của đất nước, khí Amoniac lỏng, hóa chất UFC85/Formaldehyde, CO2 , hóa chất sử dụng trong hoạt động khai thác dầu khí.

Vốn điều lệ: 3,914,000,000,000

SLCPDLH: 391,400,000

Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh phân bón và hóa chất.
image

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

DPM là doanh nghiệp tăng trưởng, quy mô và hiệu quả kinh doanh của DPM đứng đầu ngành phân bón Việt Nam, phân bón thương hiệu "Phú Mỹ” đáp ứng trên 1.000.000 tấn /năm, thị phần urea của DPM chiếm trên 40% cả nước. Nhà máy Đạm Phú Mỹ có công suất 800.000 tấn urea/năm và 540.000 tấn amoniac/năm, sử dụng công nghệ đầu trên thế giới với dây chuyền khép kín để sản xuất khí Amoniac từ Đan Mạch và công nghệ sản xuất phân Urê từ Italy.

DPM giữ vị thế dẫn đầu về cung cấp ammonia tại Việt Nam với thị phần khoảng 90% tại phía Nam: 6 tháng đầu năm 2022, DPM cung cấp ra thị trường 36 ngàn tấn ammonia, ước tính cả năm 2022 DPM sẽ cung ứng ra thị trường 70 ngàn tấn NH3. Năm 2021, giá ammonia khu vực Đông Nam Á là 558 $/tấn FOB; trung bình 7 tháng đầu năm 2022, giá NH3 đạt 851 $/tấn FOB, tăng 152% so với 2021.

DPM hưởng lợi khi giá đầu vào rẻ hơn trong bối cảnh giá phân bón tăng cao và có 1 lượng lớn NH3 để cung cấp cho thị trường nội địa: Từ năm 2018, DPM đã đưa vào vận hành dự án mở rộng Xưởng NH3, trong năm qua, DPM thực hiện Tổ hợp dự án “Nâng công suất phân xưởng NH3” thêm 90.000 tấn/ năm, tăng khoảng 20% công suất hiện có; đồng thời xây dựng “nhà máy sản xuất NPK công nghệ hoá học” sản xuất 250.000 tấn NPK/ năm từ nguồn NH3 giúp công ty chủ động được nguyên liệu cho sản xuất urea, NPK. Trong năm 2021, Tổ hợp dự án tiếp tục đóng góp gần 2.400 tỷ đồng, chiếm 18% tổng doanh thu và 461 tỷ đồng lợi nhuận, chiếm 12% tổng lợi nhuận của Tổng công ty. Với căng thẳng chính trị Nga - Ukraine, các nhà sản xuất NH3 tại châu Âu tiếp tục cắt giảm sản lượng hoặc dừng sản xuất do thiếu nguồn nguyên liệu khí, dự báo 6 tháng cuối năm giá ammonia tiếp tục tăng và duy trì ở mức cao tạo lợi thế cho DPM.

DPM có nhiều lợi thế so với các doanh nghiệp cùng ngành khi hai sản phẩm chủ lực của công ty là phân Ure và NPK đều có nhiều yếu tố bổ trợ tăng giá:

*Nhu cầu phân bón tăng cao thời gian tới tạo dư địa tăng trưởng cho DPM

  • Nhu cầu nội địa lớn về cuối năm, khi cả nước bước vào vụ chiêm và vụ mùa lớn nhất - vụ Đông Xuân sẽ thúc đẩy doanh thu của DPM.

  • Tháng 6 – tháng 10, Ấn Độ bước vào mùa vụ Kharif - mùa vụ quan trọng nhất trong năm, là thời điểm doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón. Với phân đạm ure, Việt Nam có 4 nhà máy là đạm với tổng công suất khoảng 2,65 triệu tấn/năm nhưng nhu cầu trong nước chỉ khoảng từ 1,8-2 triệu tấn/năm; DPM là doanh nghiệp sản xuất Ure bằng khí tự nhiên sẽ có nhiều lợi thế hơn các doanh nghiệp cùng ngành trong sản xuất và xuất khẩu Ure.
    Chuỗi giá trị ngành phân bón
    image

image

*DPM hưởng lợi từ chính sách hạn chế xuất khẩu của các nước sản xuất phân bón lớn

Nga và Trung Quốc là hai quốc gia xuất khẩu phân bón lớn nhất thế giới, việc Nga dừng xuất khẩu phân bón nhằm đáp trả lệnh trừng phạt của phương Tây và Trung Quốc hạn chế xuất khẩu phân bón nhằm đảm bảo nguồn cung nội địa đã đẩy giá mặt hàng này lên cao trong bối cảnh lo ngại nguồn cung bị gián đoạn do cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Điều này giúp các doanh nghiệp sản xuất phân bón với mặt hàng chủ lực là Ure như DPM hưởng lợi. Theo Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón của Việt Nam đạt gần 1 triệu tấn, tương đương 647 triệu USD, tăng 43% về lượng và tăng tới 2,8 lần về kim ngạch so với cùng kỳ 2021.
*Chiến tranh Nga - Ukraine khiến nguyên liệu đầu vào tăng mạnh.

DPM ít chịu ảnh hưởng từ giá nguyên liệu đầu vào do tự chủ được phần lớn nguyên liệu, đồng thời DPM có lợi thế về nguồn khí đầu vào sản xuất Ure khi mua được nguồn khí giá rẻ từ PVN với 90% giá dầu FO và 10% giá dầu Brent, giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh.

Từ cuối năm 2020, Trung Quốc đối mặt với tình trạng thiếu than đá do mục tiêu giảm thiểu khí thải CO2, lũ lụt lớn, dự kiến nguồn cung phân bón từ Trung Quốc sẽ tiêp tục bị hạn chế và xu hướng giá phân bón sẽ tiếp tục tăng.

*Khủng hoảng năng lượng ở châu Âu khiến cho nguồn cung phân đạm giảm mạnh, đẩy giá phân bón tăng cao

Việc Nga đóng cửa đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream 1 khiến châu Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng khí đốt nghiêm trọng, trong khi khí tự nhiên là nguyên liệu thô được sử dụng phổ biến nhất để sản xuất amoniac và urê. Giá khí đốt neo ở mức cao khiến cho các nhà máy sản xuất phân bón tại châu Âu, châu Mỹ giảm công suất, khởi đầu là việc các nhà máy sản xuất phân bón ở Ba Lan ngừng hoạt động và sau đó đã lan rộng ra toàn khu vực gây thiếu hụt nguồn cung phân bón toàn cầu, đẩy giá phân thế giới tăng.

Sau khi tạo đáy vào đầu tháng 8, giá Ure đã khởi sắc làm cho giá phân bón tiếp tục tăng.

6 Likes

Cổ phiếu chu kỳ, tốt nhất đừng phân tích nhiều. Cứ neo theo giá Đầu ra của nó hay hơn. cập nhật mới nhất thì giá Phân bón cũng đã giảm đi nhiều.

Haha không phân tích nhiều thì làm sao mà em nhận được những đóng góp này chứ :sweat_smile:

Chính phủ Trung Quốc tiếp tục áp dụng các biện pháp kiểm soát và hạn chế lượng xuất khẩu phân bón khi quốc gia này bước vào vụ gieo trồng lớn nhất trong năm .
Tình trạng cắt giảm sản lượng phân bón ở châu Âu sẽ diễn ra trầm trọng hơn khi khu vực này bước vào mùa Đông

Quý 3 này LNST của doanh nghiệp loanh quanh dc 1100 tỷ, thấp hơn nhiều so với quý 1 và quý 2

sao ko so với cùng kỳ mà so với quý trước chi vậy?

quý 3/2021 ra bctc quý 618 tỷ. giá dpm 42k, giờ ra bctc q3/2022 1100 tỉ giá 42k?

vậy mà Analyst đó hả =)))

Doanh nghiệp có tính chu kỳ anh ạ. Nên k chỉ so với cùng kỳ, mà còn so với cả quý trước nữa.
Key thép là 1 ví dụ kìa.
Ae lịch sự, sao cứ làm đau nhau thế anh

giá thép về đáy 2020, giá phân còn đang vùng đỉnh, 2023 vẫn vùng đỉnh, vậy nên đầu tư dpm ko?
So sánh DPM với HPG vậy có đúng không?

Em có bảo k đầu tư dc đâu, Em chỉ cập nhật thông tin thôi mà. :smile:

thông tin sai vậy cũng cập nhật. So sánh DPM với ngành thép là sai rồi đó :slight_smile:

https://vietstock.vn/2022/10/dragon-capital-nang-ty-le-so-huu-tai-dpm-vuot-muc-6-739-1006950.htm

dpm ngon quá

1 Likes

chiều nay vs mai bác tha hồ gom

1 Likes

DCM 6x, DPM 8x cứ thế mà gom?

Giá rẻ lại có giá rẻ hơn :(((

Nếu mua dài hạn thì tầm này giải ngân tỉ trọng nhỏ cũng ổn đấy bác

1 Likes

đợi thêm đã vì chưa biết ntn đâu có khi mai giảm thêm 40đ nữa

1 Likes