Giải chấp - Vẫn là giải chấp!

“Đè nặng trên vai” Vnindex: thứ 06 tuần rồi là 1 phiên biến động mạnh sau 14h. Chủ yếu do áp lực giải chấp. Call margin và force sell toàn thị trường dẫn tới tình trạng CP bị bán lan. Tính đến ngày 30/9/2022, tiền mặt trên TTCK là 75k tỷ. Margin là 165k tỷ. Kết quả là tiền sức mua âm 90k tỷ. TTCK bằng margin nên bị trọng thương.

Đây là tình trạng chung của toàn thị trường, không riêng gì 1 CP hay nhóm ngành nào, nặng nhất ở nhóm BĐS. Trong bối cảnh đang thanh tra, tránh bị bắt bớ, thì các DN hiện giờ đang ưu tiên đáo hạn trái phiếu.

Trong bối cảnh:

  • Lãi suất NH thì tăng, tín dụng full room → ko huy động được tiền từ NH
  • Trái phiếu DN phát hành mới không ai mua
  • KQKD quý 3 bắt đầu có dấu hiệu giảm tốc, quý 4 chịu áp lực chi phí vốn lớn do tỷ giá tăng, lãi suất tín dụng tăng
  • Người mua trả trước tiền bán cũng hạn chế
  • CTCK năng lãi suất margin + cắt giảm margin

    → Khiến do dòng tiền bị “nghẽn”. Nên dẫn đến tình trạng giải chấp: đến cả ban lãnh đạo và “tay to” - lái cầm deals CP cũng bị call margin, nên NĐT cá nhân có dùng margin cũng khó tránh khỏi.

Nâng đỡ thị trường chủ yếu đến từ nhóm CP Ngân hàng (VCB, ACB, BID) và nhóm CP vốn hóa lớn ít có sự tham gia của NĐT cá nhân (MSN, SAB và GAS). Chủ yếu là những CP ít có sự tham gia của NĐT cá nhân và ít có margin sử dụng.

Dòng vốn nội đang ưu tiên trả trước đáo hạn Trái phiếu doanh nghiệp. Dòng vốn ETF trở thành điểm nhấn của thị trường chứng khoán, qua đó nâng đỡ vận động của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.

Theo thống kê của SSI Research, Fubon ETF mua ròng gần 297 tỷ đồng trong phiên cuối tuần và mua ròng cũng là xu hướng chung của các quỹ ETF có dòng vốn đến từ Thái Lan như VFMVN30 (+71 tỷ đồng), VN Diamond (+104,1 tỷ đồng) hay FinLead (+56,3 tỷ đồng). Tính chung cả tuần qua, nhóm ETF đã mua ròng hơn 2 nghìn tỷ đồng trên thị trường Việt Nam, trong đó hơn 1,4 nghìn tỷ đồng đến từ Fubon ETF. Tính từ đầu năm nay, ETF đến từ Đài loan cũng đóng góp lớn nhất về giá trị mua ròng (+8,9 nghìn tỷ đồng), xếp sau là Diamond (+4,9 nghìn tỷ đồng).

Diễn biến phiên thứ 06 cho thấy điều này - Một cuộc trao hàng cực lớn từ NĐT trong nước cho nước ngoài. Mặc dù mua ròng tận gần 2.5k tỷ nhưng kết phiên hình thành nến doji giằng co, cung áp đảo cầu.

Khác với những tuần khác, cuối tuần này ra khá nhiều tin tức tốt để xoa dịu tâm lý NĐT:

  • Hàn Quốc công bố gói hỗ trợ 7 tỷ USD ‘cứu’ TT BĐS.

  • Trung Quốc đưa ra gói tài chính 56 tỷ USD hỗ trợ thị trường bất động sản

  • Mỹ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách giám sát thao túng tiền tệ

  • Phó Thủ tướng Lê Minh Khái sẽ chỉ đạo rà soát, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, ổn định thị trường trái phiếu doanh nghiệp: https://markettimes.vn/pho-thu-tuong-le-minh-khai-se-chi…

  • Đề xuất tính tới giải pháp cho NHTM mua lại trái phiếu sắp tới hạn, cứu nguy doanh nghiệp và nền kinh tế: https://vietnambiz.vn/de-xuat-tinh-toi-giai-phap-cho-nhtm…

  • Thêm việc các BLD cầm cố tài sản để không bị call margin
    v.v

→ Hiệp đánh giá: Những tin tức này tạm thời xoa dịu tâm lý NĐT, áp lực giải chấp vẫn còn. Cho đến khi nào có biện pháp cụ thể của nhà nước thể hiện ở việc dòng tiền được khơi thông, trên đồ thị giá - khối lượng thì Vnindex mới ổn.

Sự kiện chính tuần này: Đáo hạn phái sinh ngày 17.11, rung lắc lớn khi thị trường cơ sở chủ yếu giảm giai đoạn vừa qua, khối lượng giao dịch phái sinh tăng. Cả nhà chú ý thêm nhé.

Trao đổi thêm!

Short ăn lòi mồm rồi tuần này còn dám short cũng nể, qua tuần sau short lại thì lại ko vấn đề

1 Likes

Bảo trọng!

1 Likes

Tuần này bỏ hết việc, bám sát bảng điện

1 Likes

Đầu tư phái sinh chịu khó khoản này.

Mình ko chơi phái sinh, chỉ mua cơ bản con dig

1 Likes

Bảo trọng x2!

Bây giờ media bắt đầu đưa tin, nhìn sang các “nước bạn”:

Trung Quốc quyết tâm cứu ngành địa ốc: Trung Quốc quyết tâm cứu ngành địa ốc - Kinh doanh - ZINGNEWS.VN

Hàn Quốc công bố gói hỗ trợ 7 tỉ USD ‘cứu’ thị trường bất động sản: Hàn Quốc công bố gói hỗ trợ 7 tỉ USD 'cứu' thị trường bất động sản

Lãnh đạo chỉ đạo rà soát BĐS là đúng, nhưng bọn ở dưới chùng nó lại hoạt động theo kiểu "cường hào địa chủ, đào tận gốc, trốc tận dễ ". Haiza, 70-80 năm mà vẫn không khác là mấy!

1 Likes

Sống sót trước đã, kiếm tiền sau.

Dòng tiền của Fubon vẫn âm thầm vào từ đầu năm, chưa có dấu hiệu rút ra. Như thời 2021 vào dồn dập ở 2 tháng 4 và 7, sau đó 4 tháng tiếp theo là rút ròng. Đoạn này nâng đỡ thị trường chủ yếu là dòng tiền ETF. Hiệp quan sát cực kỳ sát dòng tiền này, chiều vào và quan trọng hơn là chiều ra. Nhà mình có đầu tư để ý thêm. Vì nếu mà rút ra thì áp lực cung lớn! Có động thái mới ad sẽ cập nhật thêm cho nhà mình. Sống sót trước đã!

Khi nào hết call margin?

Về margin: Thống kê của FiinTrade từ BCTC Q3-2022 của 55 CTCK cho thấy dư nợ cho vay margin tại thời điểm 30/9/2022 đạt hơn 152,8 nghìn tỷ đồng, tăng 15,1 nghìn tỷ (tương đương +10,9%) so với thời điểm cuối tháng 6/2022, được cho phần lớn là của bên chủ doanh nghiệp kẹt tiền đi vay, thì áp lực giảm margin của toàn thị trường vẫn lớn.

Nếu giảm tỷ lệ margin về 100 nghìn tỷ như thời điểm quý 1/2021, thị trường cần bán 60k tỷ margin. Thanh khoản thị trường mỗi phiên tầm 10k tỷ, thì khi nào mới xong? Tính bằng ngày, tuần hay tháng?

Trong quý 2/2022, thị trường cũng chỉ hạ được 40k tỷ margin mà thôi, tầm 3 tháng, trong nhịp rớt đó có còn 2 lần hồi phục để cầu vào, trao tay, thanh khoản thị trường tốt hơn hiện nay.

Với đà rớt nhanh và mạnh như hiện tại, mở mắt ra cổ phiếu liên tục nằm sau, cả cơ bản lẫn penny và trong bối cảnh NVL PDR và một vài cổ phiếu nhóm BĐS liên tục nằm sau, mất thanh khoản… toàn thị trường gặp tình trạng bán lan, bán chéo, call margin, force sell… thảm sát!

Chưa kể dòng tiền còn chạy từ cơ sở sang phái sinh, NĐT rút tiền khỏi thị trường “tránh bão”, DN ưu tiên trả trước trái phiếu đáo hạn, CTCK cắt giảm margin, liên tục nâng lãi suất margin, Ngân hàng cắt giảm vốn vay nhưng cung tín dụng…

Cho đến khi dòng tiền đầu tư giá trị được kích hoạt…

Cho đến khi niềm tin trong dân còn được níu giữ…

Cho đến khi “tay to”, tổ chức, quỹ nội, quỹ ngoại còn giải ngân…

Đặc biệt, cho đến khi dòng tiền xác nhận, trái phiếu doanh nghiệp xử lý xong.

→ Một cuộc “trao tay” vĩ đại của Vnindex. Cơ hội mua hàng giá siêu siêu rẻ.

Ngọc Hiệp