ITC con cưng của nghành BDS - Tiến tới mục tiêu 6x

múc

phải nói là số quá đẹp

múc

húc

dự quí 3, quí 4 chia cổ tức

còn ai còn hàng không

27.4 day

1 Likes

phân tích cổ phiếu ITC

Phân tích cổ phiếu ITC

Tin rất tốt cho anh em

100 dự án công ở TP HCM chưa giải ngân đồng nào

Bảy tháng qua có đến 100 dự án đầu tư công tại thành phố có tỷ lệ giải ngân bằng 0, trong đó hầu hết công trình này đều vốn trên 200 tỷ đồng.

Thông tin được ông Lê Trương Hải Hiếu, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND TP HCM đưa ra tại cuộc họp kinh tế - xã hội trên địa bàn 7 tháng đầu năm, sáng 4/8. Tỷ lệ giải ngân của TP HCM hiện chỉ đạt 26%, thấp hơn 5% so với bình quân cả nước, trong khi mục tiêu giải ngân cả năm của địa phương này là 95%.

“Tốc độ giải ngân rất chậm, có tới 100 dự án tỷ lệ giải ngân bằng 0, 12 dự án giải ngân dưới 10%”, ông Hiếu nói.

Trưởng ban Kinh tế Ngân sách HĐND TP HCM Lê Trương Hải Hiếu nêu kết quả giám sát đầu tư công, sáng 4/8. Ảnh: HMC

Trưởng ban Kinh tế Ngân sách HĐND TP HCM Lê Trương Hải Hiếu nêu kết quả giám sát đầu tư công, sáng 4/8. Ảnh: HMC

Trong khi đó, Giám đốc Kho bạc Nhà nước TP HCM Nguyễn Hoàng Hải cho biết việc giải ngân chậm nằm ở nhóm dự án được bố trí vốn lớn, trên 200 tỷ đồng. Các dự án giải ngân 0 đồng chủ yếu do Ban Quản lý Dự án Công trình dân dụng và công nghiệp làm chủ đầu tư.

Cụ thể, dự án xây Bệnh viện Nhi đồng TP HCM được bố trí vốn 1.000 tỷ đồng nhưng kéo dài từ 2019 đến nay chưa giải ngân được đồng nào; dự án đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật cụm y tế xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh (277 tỷ đồng); Trung tâm triển lãm TP HCM (350 tỷ)… cũng tương tự.

Nhiều dự án lớn của Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông có tỷ lệ giải ngân dưới 10% như: hầm chui nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, vốn bố trí 200 tỷ, mới giải ngân 9,3 tỷ (5%); nút giao An Phú 375 tỷ, giải ngân 14 tỷ (4%); vệ sinh môi trường thành phố giai đoạn 2 bố trí 1.990 tỷ, giải ngân 73 tỷ (4%)…

Theo ông Hải, hàng tháng, hàng quý, Kho bạc Nhà nước đều có văn bản nhắc nhở các chủ đầu tư, yêu cầu nộp hồ sơ thanh toán từng phần theo quy định. Tất cả hồ sơ gửi đến Kho bạc được giải quyết đúng hạn 100%, tuy nhiên, đến nay số hồ sơ hoàn thành gửi về vẫn rất ít.

Nút giao An Phú rất cấp bách để chống ùn tắc song giải ngân chậm. Ảnh: Quỳnh Trần

Lý giải nguyên nhân tỷ lệ giải ngân thấp, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Trần Văn Bảy cho biết do việc thẩm định giá bồi thường chậm trễ, chủ yếu ách tắc ở khâu của quận huyện. Nguyên nhân do vướng mắc trong pháp lý của dự án và khâu thuê đơn vị thẩm định giá có khó khăn.

“Thẩm định giá dự án bồi thường thù lao không nhiều, trách nhiệm lớn, lại không có chế tài nào để ép các công ty thẩm định giá nên địa phương loay hoay tìm tư vấn”, ông nói và cho biết sở này đã giới thiệu nhiều đơn vị có năng lực, thậm chí “cầu cứu” Bộ giới thiệu tư vấn, nhưng khi thành phố tiếp cận thì các doanh nghiệp này cũng lấy lý do từ chối.

Bên cạnh đó, nhiều quận huyện chậm bồi thường tái định cư dẫn đến giá thời điểm bồi thường chênh lệch so với giá thẩm định khiến người dân phản ứng. Tuy nhiên, các trường hợp này lại không có cơ sở pháp lý để thẩm định lại, vì giá thời điểm thẩm định hoàn toàn đúng. Ngoài ra, còn một điểm nghẽn khác là thiếu nền tái định cư do người dân không chịu tái định cư bằng căn hộ, dù quỹ nhà có sẵn.

Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi yêu cầu từ nay đến cuối năm các sở ngành phải có giải pháp đẩy nhanh giải ngân đầu tư công. Ông nhận định Sở Quy hoạch và Kiến trúc cũng có phần trách nhiệm vì chậm lập quy hoạch phân khu 1/500 bởi nhiều dự án chậm do vướng mắc này.

“Ví dụ như các dự án đã ký kết trong hội nghị xúc tiến đầu tư vào Hóc Môn - Củ Chi hồi tháng 4, đến nay “công việc không chạy” do chưa phù hợp quy hoạch”, ông Mãi nói, đồng thời đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư khi lập kế hoạch đầu tư công 2023 cần rút kinh nghiệm, tránh tình trạng “không có tiền thì kêu nhưng có tiền lại làm rất chậm”.

hấp dẫn với itc Cổ phiếu ITC Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh nhà tiềm năng phát triển năm 2022 - YouTube

ITC có quĩ đất

Khi loạt “ông lớn” Vingroup, Sun Group, Novaland, Him Lam, Bitexco…cùng đi xây nhà ở xã hội

04-08-2022 - 07:17 AM | Bất động sản

[Chia sẻ67](javascript::wink:

ĐỌC BÀI - 6:15

Khi loạt “ông lớn” Vingroup, Sun Group, Novaland, Him Lam, Bitexco...cùng đi xây nhà ở xã hội

Lãnh đạo hàng loạt tập đoàn lớn như Vingroup, Sun Group, Him Lam, Bitexco, Becamex…đã đồng loạt cam kết đồng hành cùng Chính phủ thực hiện đề án hoàn thành xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội vào năm 2030.

[TIN MỚI](javascript:void(0))

  • 4 giá trị đắt giá tại Paradise Walk trên Đảo Thiên Đường Hòn Thơm

4 giá trị đắt giá tại Paradise Walk trên Đảo Thiên Đường Hòn Thơm

  • Nhà đầu tư bất ngờ khi trải nghiệm khu đô thị sinh thái Aqua City

Nhà đầu tư bất ngờ khi trải nghiệm khu đô thị sinh thái Aqua City

  • Nha Trang: Thời cơ BĐS hạng sang đã đến

Nha Trang: Thời cơ BĐS hạng sang đã đến

Tại Hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp diễn ra mới đây, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết tính đến nay, cả nước, đã hoàn thành 301 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị, nhà ở cho công nhân, quy mô xây dựng khoảng 156.000 căn, với tổng diện tích hơn 7,79 triệu m2.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, Bộ sẽ chủ trì lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng 1 triệu căn hộ cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2022-2030.

Khi loạt “ông lớn” Vingroup, Sun Group, Novaland, Him Lam, Bitexco...cùng đi xây nhà ở xã hội - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị báo cáo tóm tắt về triển khai thực hiện và đề xuất giải pháp thúc đẩy chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.

Đứng trước mục tiêu này, nhiều lãnh đạo tập đoàn hàng đầu Việt Nam như Vingroup, Novaland, Sun Group, Him Lam, Bitexco… bày tỏ sẵn sàng tham gia, đồng hành cùng với Chính phủ thực hiện nhiệm vụ này.

Cụ thể, đại diện Tập đoàn Vingroup, Chủ tịch HĐQT Vinhomes Phạm Thiếu Hoa cho biết: “Tập đoàn phấn đấu 5 năm tới sẽ đầu tư 500.000 căn nhà ở xã hội”.

Đại diện Tập đoàn Novaland cũng cho biết, sẵn sàng nhận nhiệm vụ đầu tư xây dựng 200.000 căn hộ nhà ở xã hội tại các tỉnh thành phía nam và trọng tâm là TP.HCM.

Ông Dương Công Minh, Chủ tịch Tập đoàn Him Lam cũng sẵn sàng đăng ký tham gia 75.000 căn hộ nhà ở xã hội từ nay đến năm 2030. Đây là quỹ đất mà doanh nghiệp đã có.

Ngoài ra, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Sun Group Đặng Minh Trường cùng với Chủ tịch Chủ tịch Tập đoàn Bitexco Vũ Quang Hội…cho biết cũng đều sẵn sàng tham gia vào mục tiêu hoàn thành 1 triệu căn nhà ở xã hội vào năm 2030.

Kiến nghị gỡ nút thắt xây dựng nhà ở xã hội Chủ tịch HĐQT Vinhomes đề xuất: “Chủ doanh nghiệp có đất hoặc thu mua đất làm nhà ở xã hội xin được cơ chế chỉ định thầu, chứ không đấu thầu, còn các chỉ tiêu do cơ quan nhà nước phê duyệt”.

Ông Hoa cho hay, liên quan đến vấn đề quy hoạch, hiện nay tất cả đề án có nhà ở xã hội liên quan đến các chỉ tiêu mới về diện tích nhà ở xã hội từ 25-70 m2. Do vậy tất cả các đề án quy hoạch, quy hoạch chi tiết 1/500 phải điều chỉnh lại vì sẽ tăng chỉ tiêu dân số, tăng cả tiện ích xã hội, tiện ích hạ tầng xã hội,… Điều này dẫn đến phải điều chỉnh quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết, nhưng nếu làm sẽ rất lâu.

“Chúng tôi đề nghị Chính phủ vào cuộc, cho phép song song với các địa phương điều chỉnh quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết thì cho phép doanh nghiệp tài trợ hoặc tham gia vào điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 các dự án nhà ở xã hội để đẩy nhanh tiến độ, còn các chỉ tiêu, quy hoạch về dân số, hạ tầng do các cơ quan nhà nước phê duyệt chứ doanh nghiệp không gia vào việc này”, ông Hoa đề xuất.

Khi loạt “ông lớn” Vingroup, Sun Group, Novaland, Him Lam, Bitexco...cùng đi xây nhà ở xã hội - Ảnh 2.

Chủ tịch HĐQT Vinhomes - Phạm Thiếu Hoa đề xuất doanh nghiệp có đất hoặc thu mua đất làm nhà ở xã hội xin được cơ chế chỉ định thầu, chứ không đấu thầu

Ngoài ra, hiện nay thủ tục phê duyệt dự án nhà ở xã hội rất lâu. Qua thông tin của các sở, ngành là tối thiểu 600 ngày hoặc dài hơn. Vị này cho rằng, cần rút ngắn xuống từ 90 đến 120 ngày để các địa phương công bố các đề án, dự án nhà ở xã hội, các doanh nghiệp tham gia nộp hồ sơ. Song song với đó, chính quyền thực hiện quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết 1/500, với tinh thần rút ngắn thủ tục hành chính, có cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các nhà đầu tư làm nhà ở xã hội.

Tại hội nghị**, ông Đặng Minh Trường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Sun Group** cũng đặt ra vấn đề quy định của Luật Nhà ở thì đối tượng mua nhà ở xã hội gồm 10 đối tượng là cá nhân mua nhà ở xã hội đã hạn chế nguồn cầu về nhà ở xã hội.

Do vậy, đại diện Sun Group kiến nghị mở rộng đối tượng được mua nhà ở xã hội đối với tổ chức (có thể là doanh nghiệp) mua nhà ở xã hội để cho cá nhân, người lao động có thu nhập thấp thuê mua hoặc thuê dài hạn hoặc bán cho người lao động của chính doanh nghiệp đó mà có nhu cầu với giá ưu đãi.

Khi loạt “ông lớn” Vingroup, Sun Group, Novaland, Him Lam, Bitexco...cùng đi xây nhà ở xã hội - Ảnh 3.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Sun Group Đặng Minh Trường kiến nghị mở rộng đối tượng được mua nhà ở xã hội.

ADVERTISING

iTVC from Admicro

Mặt khác, trường hợp địa phương đã bố trí quỹ đất dành cho nhà ở xã hội đảm bảo nhu cầu của địa phương, thì cũng mong các bộ, ngành xem xét không cần bố trí thêm quỹ đất nhà ở xã hội đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị. Đối với trường hợp này, doanh nghiệp được phép đóng tiền sử dụng đất phải nộp đối với quỹ đất 20% nhà ở xã hội, đồng thời, phân quyền cho địa phương là cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

Còn Chủ tịch Tập đoàn Bitexco Vũ Quang Hội cho rằng nếu có chính sách hữu hiệu thì trong vòng chỉ 2 năm là giải quyết được cơ bản về nhà ở cho công nhân ở các khu công nghiệp.

Ông Hội cũng băn khoăn các đối tượng được đưa ra ở hội nghị chỉ ghi là nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân. Tuy nhiên, ở thời điểm này, nền kinh tế tri thức gắn với các khu công nghệ cao rất nhiều. Chính vì vậy, đối tượng được thuê mua nhà cần mở ra là trí thức, kỹ sư, chuyên gia kỹ thuật, chuyên gia cao cấp… Chúng ta mở rộng đối tượng để xây các khu nhà cao cấp hơn, để các chuyên gia có thể thuê dài hạn hoặc thuê-mua.

“Chúng tôi cam kết đóng góp phát triển quỹ nhà nhưng nhà nước cần có cơ chế chính sách để doanh nghiệp thực thi một cách dễ dàng, không để quá nhiều đầu mối, đi gặp quá nhiều các cơ quan… Chính phủ nên nghiên cứu để đưa vào 1 đầu mối, chỉ 1 cơ quan đưa ra quyết định”, ông Hội đề xuất.

Khi loạt “ông lớn” Vingroup, Sun Group, Novaland, Him Lam, Bitexco...cùng đi xây nhà ở xã hội - Ảnh 4.

Chủ tịch Tập đoàn Bitexco Vũ Quang Hội: Cần nâng chính sách cũ thành chính sách mới để hỗ trợ cho các đối tượng, toàn bộ người dân đều vào cuộc.

Ông Dương Công Minh, Chủ tịch Tập đoàn Him Lam cho rằng, quan trọng nhất trong mục tiêu phát triển nhà ở xã hội phải có tiêu chuẩn, quy chuẩn và có chính sách để hỗ trợ người dân phát triển thì mới nhanh được, đáp ứng được nhu cầu đại đa số, lại giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Những dự án nhà ở thương mại nhưng có 20% nhà ở xã hội, như vậy rất nhỏ lẻ và manh mún, bất cập. Nên quy hoạch khu vực nhà ở xã hội tập trung. Các địa phương cần có quy hoạch riêng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Trong khu công nghiệp, cũng không thuần túy là nhà ở công nhân mà còn các đối tượng làm việc trong khu công nghiệp, cũng đều phải được tính toán, quy hoạch trong đấy.

Khi loạt “ông lớn” Vingroup, Sun Group, Novaland, Him Lam, Bitexco...cùng đi xây nhà ở xã hội - Ảnh 5.

Ông Dương Công Minh, Chủ tịch Tập đoàn Him Lam đề xuất nên quy hoạch khu vực nhà ở xã hội tập trung.

Sau khi nghe báo cáo và phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Xây dựng chủ trì, xây dựng đề án đầu tư, xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp trong giai đoạn từ nay tới năm 2030, hoàn thành ngay trong tháng 8 này.

Để xây dựng và triển khai đề án này, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố báo cáo trước ngày 15/8 về các dự án nhà ở xã hội đang triển khai, các vị trí đất đã có chủ trương xây dựng nhà ở xã hội nhưng chưa triển khai, lập kế hoạch triển khai cho thời gian tới với số lượng dự án, căn hộ cụ thể từ nay tới năm 2030 để bảo đảm nhu cầu địa phương. Chính phủ sẽ nghiên cứu, tổng hợp, giao kế hoạch cụ thể.

“Các doanh nghiệp đã đăng ký đầu tư, xây dựng trên 1,2 triệu căn hộ từ nay tới năm 2030, cần nói đi đôi với làm, không để người dân mất niềm tin”, Thủ tướng yêu cầu.

công ty tốt

giá dưới giá trị

Múc

1 Likes

Ce hết tháng?

Banh nóc :fire:

1 Likes

hàng quá ngon

các bác đâu hết rồi

húc