Khuyến nghị mua HSG

KN MUA CỔ PHIẾU HSG ( MỤC TIÊU 35)

Tập đoàn Hoa sen cho biết định hướng chiến lược của Tập đoàn là luôn tạo ra sự khác biệt để cạnh tranh lành mạnh, đứng vững và phát triển lớn mạnh trên thị trường. HSG sẽ tập trung khai thác chuỗi giá trị chính của HSG hiện tại bao gồm hệ thống sản xuất (HTSX) và hệ thống phân phối (HTPP).

Đối với HTSX, hiện tại HSG đã hoàn tất đầu tư 10 nhà máy phân bổ ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, giúp tối ưu chi phí vận chuyển và đáp ứng nhanh nhất nhu cầu của thị trường.

Còn với HTPP do chính HSG làm chủ, là lợi thế khác biệt nhất của HSG, trở thành lợi thế cạnh tranh bền vững so với các doanh nghiệp trong ngành. Đây có thể xem là một bước tiến quan trọng giúp HSG xây dựng cho riêng mình một mô hình chuỗi cửa hàng bán lẻ VLXD cơ bản với danh mục sản phẩm đa dạng.

Theo Tập đoàn Hoa Sen, việc đa dạng hóa danh mục sản phẩm kinh doanh được đánh giá sẽ mang lại lợi ích và giúp HSG tăng doanh thu, lợi nhuận trong thời gian sắp tới.

Thứ nhất, trong lĩnh vực VLXD cơ bản, HSG là đơn vị duy nhất sở hữu riêng một HTPP trải dài trên cả nước. Một số doanh nghiệp cùng ngành đã từng triển khai xây dựng HTPP nhưng không thành công, thậm chí tại Việt Nam cũng rất ít doanh nghiệp sản xuất nào có một hệ thống phân phối như HSG.

Thứ hai, là khả năng tạo ra giá trị. HTPP chính là yếu tố quan trọng trong việc bao phủ thị trường nội địa của HSG. HTPP bán hàng đến tận tay người tiêu dùng nên dễ dàng nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng ở từng phân khúc, từng thị trường giúp cho việc vận hành chuỗi cửa hàng bán lẻ rất linh hoạt và tạo ra một biên lợi nhuận vượt trội.

Các yếu tố then chốt để thực hiện mô hình đều có sẵn từ mặt bằng, thương hiệu, con người, khách hàng,… nên công việc sắp tới là HSG khai thác tối đa những gì đã sẵn có.

Thứ ba, HSG đã có kinh nghiệm gần 20 năm trong việc xây dựng và quản trị HTPP, quản trị hệ thống cung ứng sản phẩm cho chuỗi cửa hàng.

Hiện tại HTSX, HTPP của HSG đã được quản lý bằng ERP nên chuỗi cửa hàng bán lẻ sẽ được vận hành rất có bài bản ngay cả khi mở rộng danh mục ngành hàng/sản phẩm mới.

HSG xây chuỗi cửa hàng VLXD ra sao?

HSG đang sở hữu bao gồm một chuỗi 536 cửa hàng trên 63 tỉnh thành. Tất cả các cửa hàng hiện đang có doanh thu, lợi nhuận ổn định thông qua việc kinh doanh 3 mặt hàng do HSG sản xuất: tôn, ống thép, ống nhựa.

Trên cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân sự, tập khách hàng của chuỗi cửa hàng sẵn có, HSG sẽ khai thác thêm giá trị gia tăng trong lĩnh vực VLXD trên địa bàn kinh doanh mà HSG đã rất am hiểu. Theo đó, việc khai mô hình cuỗi cửa hàng VLXD làm 3 giai đoạn.

Trong giai đoạn 1, HSG sẽ triển khai thử nghiệm việc mở rộng mặt hàng kinh doanh trong ngành VLXD cơ bản. Đây là ngành kinh doanh cốt lõi của HSG, đảm bảo giảm đến mức thấp nhất có thể các rủi ro phát sinh khi triển khai thực hiện.

Giai đoạn 2, sau khi mô hình đã có những kết quả tích cực, HSG sẽ tiếp tục mở rộng danh mục kinh doanh sang các mặt hàng khác trong lĩnh vực VLXD, trang trí nội thất. Tiếp đó, HSG đầu tư xây dựng các trung tâm phân phối VLXD tại các tỉnh.

Các trung tâm phân phối VLXD này vừa có chức năng bán hàng vừa làm vai trò phân phối để phục vụ hàng hóa cho chính hệ thống chân rết là các chuỗi cửa hàng bán lẻ vốn đã có doanh thu ổn định và lợi nhuận chắc chắn.

Giai đoạn 3, khi tình hình tài chính HSG thặng dư hơn và đã đa dạng hóa thành công các mặt hàng, HSG sẽ đầu tư vốn vào chính các công ty sản xuất nằm trong chuỗi cung ứng của HSG để tăng thêm giá trị gia tăng.

Về những rủi ro khi triển khia mô hình trên, lãnh đạo Tập đoàn Hoa Sen cho rằng, hoàn toàn có đủ các cơ sở để tin tưởng vào sự thành công của mô hình phát triển này.

Bởi, HSG là một thương hiệu mạnh, hiện sở hữu một tập khách hàng lớn, đa dạng và có nhu cầu thực đối với hàng hóa VLXD cơ bản.

Ông Trần Quốc Trí, Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoa Sen cho biết, hiện hệ thống cửa hàng của HSG vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển.

“Chúng tôi đã triển khai thử nghiệm mô hình bán hàng này ở một số cửa hàng và thu về những kết quả rất tích cực. Chính vì vậy, chúng tôi tự tin việc đa dạng hóa danh mục sản phẩm sẽ làm gia tăng doanh thu, lợi nhuận của HSG, khai thác tối đa hiệu quả hoạt động và giá trị của HTPP hiện có”, ông Trí nói.

Ở Việt Nam, trong ngành VLXD vẫn chưa có doanh nghiệp có chuỗi cửa hàng bán lẻ VLXD cơ bản. Đây là cơ hội phát triển bức phá cho các doanh nghiệp dám nghĩ khác, làm khác.

Bản thân HSG đã đi lên từ việc thành lập các cửa hàng phân phối bán lẻ rồi dần dần đầu tư vào lĩnh vực sản xuất để tạo ra một quy trình sản xuất và kinh doanh khép kín như hiện nay nên HSG sẽ vô cùng am hiểu thị trường, tập quán tiêu dùng của người Việt Nam.

HSG khẳng định sẽ xây dựng riêng cho mình một chiến lược phát triển riêng cho thị trường Việt Nam mà không rập khuôn, sao chép theo bất cứ mô hình nào.

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 8.8%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

2 Likes

Bạch thủ HSG thôi anh em.

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 8.8%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

2 Likes

đi đau cũng thấy hô thép là sao nhỉ

https://vietstock.vn/2022/08/gia-thep-xay-dung-giam-manh-510000-dongtan-lan-thu-14-trong-3-thang-742-992688.htm

HSG thi mạnh nhất rồi còn HPG nặng mông nhất

Múc thôi.

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 8.8%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

MA KE NO lượng đi trước giá cứ thế mà múc.

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 8.8%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

1 Likes

Nay HSG sẽ trở lại.

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 8.8%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

1 Likes

Xúc mạnh HSG thôi anh em.

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 8.8%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

Chỉnh là múc, đỏ là xúc anh em nhé.

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 8.8%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

Múc mạnh HSG

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

Tưng bừng lên anh em.

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

HSG lại tím lịm rồi.

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

HSG vẫn khỏe hềy

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

HSG có thêm j mới không bác. Sau nhip BĐS này Tôi đang cân nhắc vào lại Thép kkk

Qua cơn bĩ cực tới hồi thái lai.

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

Thép đã tôi thế đấy.

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

Múc mạnh cổ phiếu Thép.

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

ĐẦU TƯ CÔNG - CÂU CHUYỆN CHO NĂM 2023

I. CHỦ ĐỀ ĐẦU TƯ NĂM 2023:

  • Trong cơ cấu của GDP ở Việt Nam, Đầu tư công luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Nghị quyết số 29/2021/QH15 vừa được ban hành nêu rõ tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 2021 - 2025 khoảng32 - 34% GDP.
  • Năm 2023, các động lực tăng trưởng kinh tế như xuất khẩu và tiêu dùng có thể chững lại khi kinh tế các nước đối tác suy thoái và tiêu dùng trong nước khó tăng mạnh như năm trước. Giải ngân đầu tư công được kỳ vọng trở thành trụ cột mới cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn tới nhờ tính dẫn dắt và lan tỏa trên nhiều nhóm ngành.
  • Trong năm 2023, Chính phủ nâng tổng vốn đầu tư công lên 700 nghìn tỷ đồng (tăng 25% so với kế hoạch 2022). Số vốn này đã bao gồm vốn cho các dự án trong Chương trình phục hồi và phát tiển kinh tế xã hội.
  • Nhờ việc quy hoạch thúc đẩy đầu tư công mạnh như vậy, thì sẽ mở ra nhiều cơ hội đầu tư mới trong 2023.

II. CÁC NHÓM NGÀNH HƯỞNG LỢI CHÍNH:

1. VẬT LIỆU XÂY DỰNG:

VLXD có thể chia thành các nhóm Cổ phiếu sau:

  • Ngành Thép: HPG HSG NKG SMC.
  • Xi măng: HT1 BCC.
  • Đá, cát: KSB CTI DHA C32.
  • Nhựa: BMP NTP.
  • Nhựa đường: PLC.

2. NHÓM NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN:

Hưởng lợi từ Đầu tư công còn bao gồm các Cổ phiếu nhóm ngành Bất Động sản và Bất Động sản Khu Công nghiệp. Với việc các công trình hạ tầng được xây dựng xuyên suốt Việt Nam, những Doanh nghiệp có đất đai và tài sản xung quanh các đường cao tốc sẽ được hưởng lợi lớn.

  • BĐS Dân cư: NLG, VHM,NVL, PDR.
  • BĐS KCN: KBC, GVR, VGC, IDC, PHR, BCM.

3. NHÓM THI CÔNG:

Hưởng lợi lớn và trực tiếp nhất, sẽ là các Cổ phiếu nhóm Thi công, bao gồm Xây dựng hạ tầng, xây dựng thương mại, Điện… Tuy nhiên, chưa có quá nhiều các thông tin chính thức liên quan đến các dự án. Do vậy, Nhà Đầu tư cần liên tục theo dõi và cập nhật:

  • Xây dựng hạ tầng: C4G VCG FCN CTI LCG HUT.
  • Xây dựng thương mại: CTD HBC.
  • ETC, Giao thông thông minh: ELC ITD.
  • Điện: GEG PC1 HDG.
    Mở tài khoản chứng khoán:
    Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
    Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
    Có hàng T0
    Tel: 0912107487

Thủ tướng: Đẩy mạnh giải ngân 700,000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2023

Sáng 2/2, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 1/2023. Phiên họp được tổ chức trực tuyến với các địa phương nhằm đánh giá tình hình kinh tế-xã hội (KTXH) tháng 1 và nhiệm vụ trọng tâm tháng 2. Trong đó nổi bật là tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.

Các ý kiến tại phiên họp thông nhất đánh giá, công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày càng bài bản, lớp lang, khoa học, mang lại hiệu quả cụ thể, cân đong đo đếm được - Ảnh: VGP/Trần Hải

Các ý kiến tại phiên họp thông nhất đánh giá, công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày càng bài bản, lớp lang, khoa học, mang lại hiệu quả cụ thể, cân đong đo đếm được.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã bám sát nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư. Chính phủ đã ban hành, chỉ đạo triển khai Nghị quyết 01 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH, dự toán ngân sách Nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023.

Khí thế phát triển mới khi cả nước như một công trường

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản đồng tình với các báo cáo, ý kiến tại cuộc họp. Qua thực tế trong chuyến công tác kiểm tra, đôn đốc các dự án hạ tầng giao thông vừa qua, Thủ tướng nhắc lại ấn tượng về khí thế phát triển mới khi “cả nước là một công trường”, sự tự tin của các cấp, các ngành trong chỉ đạo, điều hành, cũng như niềm tin ngày càng được củng cố, tăng cường của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Bên cạnh kết quả đạt được, Thủ tướng nêu rõ, tình hình còn những khó khăn, thách thức. Ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn tiềm ẩn rủi ro. Trong các động lực tăng trưởng, thị trường xuất khẩu thu hẹp, xuất khẩu có dấu hiệu chậm lại… Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 8% so cùng kỳ (ngành chế biến, chế tạo giảm 9.1%). Giải ngân đầu tư công, hợp tác công tư cần nhiều nỗ lực hơn nữa. Việc triển khai một số chính sách của 3 chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển KTXH còn chậm, nhiều dự án còn dàn trải, manh mún, kéo dài.

Cùng với đó, thu hút đầu tư nước ngoài vẫn gặp nhiều khó khăn. Cần tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về mặt tín dụng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn. Du lịch sôi động trở lại nhưng còn khoảng cách lớn với thời điểm trước dịch COVID-19 (khách quốc tế tương đương 58% so với cùng kỳ năm 2019). Đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cán bộ, công chức, viên chức trẻ mới được tuyển dụng vào khu vực công. An ninh, trật tự an toàn xã hội tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhất là tội phạm mạng.

Sử dụng hiệu quả 400,000 tỷ đồng tăng thu năm 2022

Dự báo, tình hình sắp tới tiếp tục có khó khăn, thách thức nhiều hơn là cơ hội và thuận lợi. Nhấn mạnh các nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 2 và thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, quyền hạn tích cực thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao, chủ động giải quyết những vấn đề phát sinh, đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược (thể chế, hạ tầng, nhân lực), tập trung cho 3 động lực tăng trưởng là đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu.

Các kết luận, nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết 01 của Chính phủ và Chỉ thị 03 của Thủ tướng đã nêu rõ các nhiệm vụ, giải pháp, các bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch UBND các cấp cần nghiêm túc quán triệt, cụ thể hóa thành kế hoạch, lộ trình thực hiện của từng cấp, từng ngành và cơ quan, triển khai đồng bộ, hiệu quả ngay từ đầu năm; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, báo cáo theo quy định, chủ động xử lý các vấn đề vướng mắc, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Thủ tướng dành nhiều thời gian phân tích về các nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục ưu tiên giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn.

Theo đó, phải điều hành cân bằng, hợp lý, hiệu quả giữa tỷ giá với lãi suất, giữa kiểm soát lạm phát với tăng trưởng, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, giữa tình hình trong nước và ngoài nước.

Về kiểm soát lạm phát, cần chú trọng nhóm trong “rổ hàng” tác động lớn đến lạm phát, như lương thực, thực phẩm và vật liệu xây dựng; điều hành thận trọng giá các mặt hàng Nhà nước quản lý ngay trong những tháng đầu; bảo đảm nguồn cung, lưu thông thông suốt các hàng hóa khác, nhất là những mặt hàng thiết yếu; hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào.

Thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác. Trong bối cảnh hiện nay, cần thực hiện đồng thời cả chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, trong đó chính sách tài khóa đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho chính sách tiền tệ.

Bảo đảm thanh khoản, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, an ninh tiền tệ; thúc đẩy tăng trưởng tín dụng phù hợp, hướng vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và động lực tăng trưởng; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, xác định đây là nút thắt cần giải quyết để tháo gỡ khó khăn cho nhiều lĩnh vực liên quan, như trái phiếu doanh nghiệp. Tổ chức cuộc họp về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản trong tháng 2. Khẩn trương hoàn thiện, ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 65 về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Về bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, Thủ tướng yêu cầu chỉ đạo quyết liệt công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời theo quy định pháp luật (tăng cường chuyển đổi số kết hợp dữ liệu dân cư để sớm triển khai thanh toán, thu phí, lệ phí, thuế bằng công nghệ số, nhất là dịch vụ ăn uống). Triệt để tiết kiệm chi, chống lãng phí, kiên quyết cắt giảm các khoản chi thường xuyên không thực sự cần thiết; ưu tiên chi đầu tư phát triển các công trình hạ tầng KTXH quan trọng, chiến lược. Tiếp tục đề xuất các giải pháp miễn giảm thuế, phí, lệ phí phù hợp; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính…

Khẩn trương hoàn thành kế hoạch và hướng dẫn sử dụng tăng thu ngân sách Nhà nước năm 2022, ngoài phần dành cho tăng lương và các vấn đề đột xuất, bất ngờ, cần tập trung cho hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa…

Thủ tướng nêu rõ: Năm 2022, cả nước có 400,000 tỷ đồng tăng thu, phải sử dụng có hiệu quả để hỗ trợ cho chính sách tiền tệ, các địa phương phải quán triệt tinh thần này, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, Bộ Tài chính hướng dẫn để thực hiện thống nhất trên toàn quốc.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tập trung theo dõi sát, phân tích, dự báo tình hình thế giới, trong nước, nhất là chính sách của các nền kinh tế lớn, sự dịch chuyển, các xu hướng lớn toàn cầu và tác động đến nước ta, chủ động, kịp thời báo cáo, kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ định hướng, giải pháp phù hợp trong quản lý, chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển KTXH.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu điều hành cân bằng, hợp lý, hiệu quả 4 vấn đề kinh tế vĩ mô.

Đẩy mạnh giải ngân 700,000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Với tổng vốn đầu tư công 700,000 tỷ đồng của năm 2023, Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý chặt chẽ, thúc đẩy tiến độ dự án lớn, quan trọng, có tính lan tỏa cao, nhất là công trình giao thông trọng điểm. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân ngay từ đầu năm; khẩn trương phân bổ chi tiết toàn bộ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2023 theo đúng nguyên tắc, tiêu chí quy định; làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án, kiểm tra, rà soát từng dự án, bố trí kế hoạch vốn.

Về Chương trình phục hồi và phát triển KTXH, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương hoàn thành kế hoạch phân bổ vốn còn lại (14,100 tỷ đồng). Đánh giá khả năng thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất 2%; đề xuất phương án xử lý, điều chỉnh trước ngày 15/2.

Về 3 chương trình mục tiêu quốc gia, cần khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện, đổi mới cách nghĩ, cách làm, xây dựng chính sách, dự án có trọng tâm, trọng điểm và phù hợp đặc thù riêng của địa phương.

Về thương mại, xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương phát triển và khai thác hiệu quả thị trường trong nước gắn với thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Tăng cường xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường xuất khẩu; đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng; khai thác hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới. Đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường lớn, như Trung Quốc, Ấn Độ, tận dụng tối đa cơ hội từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại. Thúc đẩy việc ký FTA với Isarel.

Bộ Công Thương và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp không để thiếu hụt năng lượng. Bảo đảm hệ thống phân phối, chuỗi cung ứng xăng, dầu ổn định, giảm khâu trung gian…Sớm sửa đổi Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu. Khẩn trương sửa đổi khung giá điện; điều chỉnh giá điện theo lộ trình phù hợp, không giật cục.

Các bộ, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tiếp tục triển khai các nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống nhân dân.

Thủ tướng yêu cầu theo dõi sát tình hình khu vực và quốc tế, kịp thời tham mưu chiến lược, các biện pháp xử lý các tình huống liên quan đến chủ quyền, quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ đối ngoại, không để bị động, bất ngờ, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ.

Đẩy mạnh tuyên truyền về các nhiệm vụ thực hiện kế hoạch phát triển KTXH; tăng cường thông tin về các điển hình tốt, không khí phấn khởi ra quân triển khai nhiệm vụ đầu năm mới, tạo khí thế mới, năng lượng mới cho đất nước, cho dân tộc. Chủ động, tích cực đấu tranh, phản bác thông tin sai sự thật, xấu, độc, các quan điểm sai trái, thù địch.

Thủ tướng nêu rõ 3 bài học kinh nghiệm.

Thứ nhất, nắm chắc tình hình thực tế, chủ trương, cụ bám sát, thể hóa kịp thời đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của lãnh đạo các cấp để phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả, nhất là trước các diễn biến của tình hình thế giới.

Thứ hai, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, cũng không hoang mang, dao động, thiếu tự tin mà luôn chủ động bình tĩnh, linh hoạt, sáng suốt, không chuyển trạng thái đột ngột, điều hành “giật cục” và luôn cầu thị, lắng nghe, tháo gỡ các khó khăn, vượt qua các thách thức.

Thứ ba, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, phát huy đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng, đề cao tinh thần gương mẫu và chủ động sáng tạo của người đứng đầu.

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487