**Một công cụ theo dõi thị trường không nhiều người biết**

Gần đây mọi người hay gọi cho mình hỏi vì sao mình lại phải chú ý đến các thông tin kinh tế thế giới đến như thế làm gì, và vì sao lại hay theo dõi FED (Cục dự trữ liên bang), DXY (Dollar Index) và SPX (Chỉ số S&P 500) như thế thì có tác dụng gì?

Đúng vậy, ngồi ở Việt Nam hóng giá dầu đã đành, thế hóng FED với hóng DXY, SPX làm gì, có phải là vô lý không?

Mình xin đưa ra các luận điểm như sau:

  • Như các bạn biết, thị trường tiền tệ là thị trường lớn nhất, gấp khoảng trên 10 lần so với thị trường tài chính

  • Đồng USD là đồng tiền có sức mạnh lớn nhất trên thế giới, minh chứng qua việc trong dự trữ ngoại tệ trị giá 12.800 tỷ USD, thì đồng USD chiếm tới 60%. Nhiều quốc gia neo tỷ giá hối đoái cố định đồng tiền của mình với USD với mong muốn giữ ổn định đồng tiền của quốc gia đó.

  • Những chính sách của FED đưa ra tác động rất lớn tới nền kinh tế thế giới, đặc biệt là với sức mạnh của đồng Dollar

  • Dòng tiền của tài phiệt, tổ chức tay to luôn rất nhạy với thông tin thị trường, khi họ nhận thấy giá của đồng Dollar tăng lên, họ sẽ chuyển hướng dòng tiền của họ sang Dollar, khiến cho các loại tài sản khác bị giảm xuống, cũng tương tự với vàng, hay các loại tài sản khác. Tuy nhiên có một điều các bạn cần lưu ý ở đây, khi tài phiệt, tay to tháo hàng, họ luôn tung ra các tin rất tốt về thị trường, chúng ta cần thật sự tỉnh táo nếu không sẽ bị đu đỉnh đấy!

Và để trả lời cho câu hỏi của mọi người thì mình xin giới thiệu công cụ, hay các chỉ báo kinh tế vĩ mô mà mình vẫn thường xuyên theo dõi, và mình thường xuyên sử dụng để lọc các quyết định mua bán trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

  1. Chính sách FED (Cục dự trữ liên bang Mỹ) và chỉ số DXY (Dollar Index)

FED siết tiền ra nền kinh tế, tức là nâng lãi suất, khi đó DXY tăng (bạn có thể theo dõi ngày 05/01 – khi FED họp và báo sẽ tăng lãi suất, ngày 16/3 – FED nâng lãi suất thêm 0,25%, ngày 04/5 – FED nâng lãi suất thêm 0,5%, ngày 27/7 – FED nâng lãi suất lên 0,75%)

  1. SPX

Khi DXY tăng lên thì các tài sản khác như chứng khoán, vàng, … giảm xuống. Ngược lại bạn cũng có thể theo dõi các năm trước, khi lãi suất FED hay kể cả của Việt Nam giảm về mức 0, lượng tiền rẻ bơm ra thị trường, làm chứng khoán và các tài sản khác bật tăng mạnh mẽ.

Ảnh: Tương quan giữa DXY và SPX

  1. VNINDEX

TTCK Việt Nam cũng như thị trường Mỹ luôn chịu ảnh hưởng của FED và DXY. Mặc dù nói như vậy, nhưng chúng ta cũng biết thị trường Việt Nam không phản ứng “nhạy” với DXY bằng SPX. VNINDEX có độ trễ khoảng từ 1-8 ngày, tùy thuộc mức độ “dễ hiểu” của các thông tin từ bên Mỹ.

Ảnh: Sự tương đồng giữa VNINDEX và SPX

  1. Lạm phát

Lạm phát hiểu đơn giản là việc tăng giá của các sản phẩm. FED đang giải quyết việc này bằng việc nâng lãi suất, khiến cho DXY tăng mạnh mẽ từ đầu năm.

Tuy nhiên tình trạng lạm phát hiện nay toàn thế giới chúng ta biết là do giá dầu tăng quá cao, ảnh hưởng đến chi phí của tất cả các hoạt động khác, nên FED muốn giảm lạm phát thì có lẽ Mỹ cho dừng cuộc chiến Nga-Ukraine, bình ổn lại giá xăng dầu, chứ không cần phải nghiên cứu nâng lãi suất.

24/8 – FED thông báo sẽ giảm lạm phát bằng mọi giá, kết hợp đồ thị kỹ thuật có thể thấy tằng DXY đang trong một kênh lên mạnh, tuy nhiên RSI lại đang yếu dần, kết hợp việc chỉ số dầu BRENT giảm, do đó ta có thể dự đoán rằng có thể DXY đã gần đến mức đỉnh.

Ảnh: tradingview.com

  1. Đồ thị DXY, SPX, VNI theo tháng, tuần

Để nhìn rộng ra xu hướng đang diễn ra của thị trường, mình luôn sử dụng đồ thị theo tháng và theo tuần, như vậy sẽ có một cái nhìn tổng quát tốt hơn về những gì đang thực sự diễn ra. Kết hợp dùng các công cụ như RSI, MACD, Stoch và đồ thị nến, chúng ta có thể đưa ra được nhận định riêng của mình về thị trường.

Sáng ngày mai mình sẽ nhận định về thị trường tuần 12/9-18/9, dựa trên việc sử dụng công cụ này, mọi người có thể theo dõi.

Đừng để Media lái thị trường mà hãy lọc thông tin qua bộ lọc của chúng ta trước khi đưa ra các quyết định đầu tư!

#VPS #tvi #manhcuongtvi

2 Likes