Ngành điện - cơ chế khung biểu giá chính thức mới của nhà máy điện tái tạo chuyển tiếp

, , ,

Ngành điện - cơ chế khung biểu giá chính thức mới của nhà máy điện tái tạo chuyển tiếp

  • Ngày 3/10/2022, Bộ Công Thương (MoIT) đã ban hành Thông tư 15/2022 hướng dẫn cơ chế biểu giá điện đối với các dự án điện mặt trời đã ký Hợp đồng mua bán điện (PPA) trước ngày 01/01/2021 và các dự án điện gió ký PPA trước ngày 01/11/2021 nhưng chưa vận hành COD trước thời hạn được yêu cầu (hay còn gọi là các nhà máy điện tái tạo chuyển tiếp) để được hưởng Biểu giá điện hỗ trợ (FiT).

  • Chúng tôi ghi nhận một số điểm nhấn đối với thông tư trên như sau:

  1. Theo quan điểm của chúng tôi, khung giá điện cho các dự án điện chuyển tiếp được quy định dựa trên tổng chi phí đầu tư (không còn quy định giá FiT cụ thể cho năng lượng tái tạo), với IRR dự kiến là 10-12% theo ước tính của chúng tôi. Các nhà máy điện tái tạo có thể cải thiện IRR bằng cách giảm chi phí vận hành và bảo dượng so với quy định (1,8% -2% đối với các dự án điện gió và 1,5% - 1,8% đối với các dự án điện mặt trời).

  2. Chủ đầu tư các dự án điện chuyển tiếp phải cung cấp báo cáo nghiên cứu khả thi và hồ sơ thiết kế kỹ thuật cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Thông tư 15/2022 có hiệu lực (ngày 25/11/2022).

  • Chúng tôi cũng kỳ vọng dựa trên cơ chế tính giá mới, một khung giá cho các dự án điện tái tạo sẽ được công bố trước khi EVN đàm phán với các nhà máy điện tái tạo chuyển tiếp. Điều này sẽ có lợi cho các cổ phiếu trong danh mục theo dõi của chúng tôi như HDG, REE, PC1 và GEG. Cụ thể hơn, chúng tôi cho rằng cơ chế khung biểu giá mới sẽ có lợi cho các công ty có các nhà máy điện tái tạo chuyển tiếp đã ký hợp đồng mua bán điện nhưng đang chờ biểu giá chính thức, đặc biệt là GEG với nhà máy điện Tân Phú Đông 1, dự kiến hoàn thành xây dựng vào tháng 11/2022 (100MW, chiếm 20% tổng công suất của GEG vào năm 2021).

Mở tài khoản Ưu đãi, Hỗ trợ giao dịch, tư vấn bám sát
Liên hệ: 097.522.8813