Ngành Xây Dựng - Chúng ta nên Đầu tư vào đâu?

, , , , , , , , ,

Tổng quan ngành xây dựng tại Việt Nam

Từ năm 2019, dịch bệnh Covid – 19 xâm nhập vào nước ta khiến nhiều doanh nghiệp điêu đứng và rơi vào tình trạng phá sản vì mức lỗ quá cao, trong đó cũng có không ít các doanh nghiệp ngành xây dựng.

Tuy nhiên hiện nay tình hình dịch bệnh đã và đang được kiểm soát ở mức tốt, bên cạnh đó cùng với các chính sách đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng của Chính phủ, ngành xây dựng đã tăng trưởng trở lại và có những bước tiến tốt trong hoạt động thi công và kinh doanh bất động sản. Đây là cơ hội tốt để cổ phiếu tăng trưởng tích cực trên thị trường chứng khoán.

Trong năm 2022, việc công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đối với chủ đầu tư có quyền sử dụng đất 100% là đất nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp không phải là đất ở cùng với việc tăng giá trị hợp đồng sẽ còn tạo ra cơ hội tăng trưởng bức phá cho các doanh nghiệp ngành xây dựng.

Nên đầu tư cổ phiếu ngành xây dựng không?

Việc có nên đầu tư cổ phiếu ngành xây dựng hay không phụ thuộc vào nhu cầu, kỹ thuật phân tích, đánh giá của từng nhà đầu tư. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiềm năng và rủi ro khi nắm giữ cổ phiếu ngành xây dựng để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp nhất:

Cơ hội sinh lời của cổ phiếu ngành xây dựng

So với những mã cổ phiếu của các ngành khác, mã cổ phiếu ngành xây dựng có nhiều cơ hội sinh lời trong tương lại, cụ thể như sau:

  • Các doanh nghiệp ngành xây dựng đang trên đà phát triển, tăng trưởng cả doanh thu lẫn lợi nhuận qua các quý, các năm

  • Giá thép xây dựng có xu hướng giảm trong thời gian tới tạo điều kiện để các doanh nghiệp ngành xây dựng cải thiện biên lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh doanh

  • Giá cổ phiều ngành xây dựng đang tăng trưởng tích cực trên sàn chứng khoán

  • Giá cổ phiếu được giao dịch ở mức hợp lý, không quá thấp cũng không quá cao

  • Chính phủ đang đẩy mạnh đầu tư công, đồng thời cung cấp các gói hỗ trợ về phục hồi kinh tế, đây là cơ hội để ngành xây dưng phát triển
    co-phieu-nganh-xay-dung-2306-1629746185_860x0

TOP Mã CP được khuyến nghị

BCM - Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp

Đánh giá cổ phiếu:

  • Qua Báo cáo Tài chính thường niên của công ty, có thể thấy tình hình kinh doanh của công ty tăng trưởng rất tốt, cả doanh thu và lợi nhuận đều tăng đáng kể. Riêng quý 1/2022, doanh thu tăng 2,4% kéo theo lợi nhuận gộp tăng 41,49% so với cùng kỳ năm trước.
  • Các chỉ số tài chính EPS, P/E cũng tăng liên tục qua các quý, hoạt động chia cổ tức diễn ra thường xuyên qua các năm. Do đó BCM là một mã cổ phiếu an toàn và nhận được nhiều kỳ vọng của nhà đầu tư. Trên đà tăng trưởng, trong thời gian tới cổ phiếu này sẽ còn tăng giá hơn nữa.

CDC – Công ty Cổ phần Chương Dương

Đánh giá cổ phiếu:

  • Doanh thu quý 1/2022 tăng gấp 2,5 lần nhưng lợi nhuận sau thuế giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm trước do vốn cao
  • Chỉ số tài chính P/E tăng liên tục và đang được duy trì ở mức tưng đối cao nên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro
  • Chỉ số EPS giảm nhẹ qua 4 quý gần nhất
  • Giá cổ phiếu đang được giao dịch khá thấp, giao động khoảng 16.000 – 18.000 đồng/cp nên số vốn nhà đầu tư bỏ ra không nhiều

=> Mã cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng nhưng chỉ phù hợp để đầu tư dài hạn, trong ngắn hạn lợi nhuận đạt được rất thấp, không như mong đợi

CKG - CTCP Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang

Đánh giá cổ phiếu:

  • Với vị thế là một trong những nhà phát triển BĐS hàng đầu tại khu vực tỉnh Kiên Giang, CKG hiện đang sở hữu quỹ đất lên tới hơn 529ha hiện đang được đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, CKG cũng đang xin chủ trương đầu tư cho hơn 132 ha đất nhằm tiếp tục gia tăng quỹ đất, đảm bảo tăng trưởng cho mảng kinh doanh BĐS cốt lõi của mình trong những năm tiếp theo.
  • Cơ cấu vốn của CKG được đánh giá tương đối lành mạnh với tỷ trọng nợ vay không quá cao so với quy mô tổng tài sản. Theo đó, tỷ lệ nợ vay/VCSH hợp nhất của CKG giảm từ mức 294.9% tại thời điểm cuối năm 2017 xuống còn 121.2% tại thời điểm cuối Q2/2022
  • Có tỷ lệ nợ vay/VCSH cao hơn so với LDG và TDC nhưng ROE và ROA cũng như tỷ suất cổ tức của CKG cao hơn đáng kể. Điều này cho thấy được hiệu quả hoạt động vượt trội của CKG.

Rủi ro của cổ phiếu ngành xây dựng

Bên cạnh tiềm năng sinh lời lớn, các mã cổ phiếu ngành xây dựng cũng tiềm ẩn một số rủi ro như:

  • Giá cổ phiếu biến động liên tục

  • Doanh thu ngành xây dựng một phần chịu ảnh hưởng của giá thép nên rất khí dự đoán.

Tóm lại khi đầu tư cổ phiếu ngành xây dựng, để đạt được hiệu quả sinh lời tốt nhất thì nhà đầu tư cần thường xuyên xem xét biến động giá trên thị trường và áp dụng các kỹ thuật phân tích hợp lý để đánh giá đúng xu hướng tăng trưởng của các mã cổ phiếu.

5 Likes

CDT tôi thấy cũng khá được nè, nếu mà đầu tư dài hạn

1 Likes

Cứ VCG, LCG là bú