Nhận định thị trường tuần 18-22/10

TÓM TẮT THỊ TRƯỜNG TUẦN QUA VÀ NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN ( 18/10 – 22/10 )

Các thông tin trên thế giới như sau:

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu (15/10), các chỉ số chứng khoán Mỹ đều tăng điểm. Dow Jones tăng 382,2 điểm, tương đương 1,09%, lên 35.294,76 điểm. S&P 500 tăng 33,11 điểm, tương đương 0,75%, lên 4.471,37 điểm. Nasdaq tăng 73,91 điểm, tương đương 0,5%, lên 14.897,34 điểm. Chốt tuần, Dow Jones tăng 1,6%, tuần tăng tốt nhất kể từ 25/6. S&P 500 tăng 1,8%, tuần tăng tốt nhất kể từ 23/7, còn Nasdaq tăng 2,2%.

Dù mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý III khởi đầu tốt, nhà đầu tư vẫn tiếp tục theo dõi tình hình trong những tuần tới để tìm kiếm dấu hiệu tác động từ tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng và chi phí tăng, đặc biệt là năng lượng. Giới phân tích dự báo tăng trưởng lợi nhuận quý III của S&P 500 là 32% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính này dựa trên kết quả kinh doanh đã công bố của 41 công ty trong S&P 500, tăng so với con số 29,4% đưa ra hồi đầu tháng.

Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 1,5% lên 82,53 USD/thùng vào ngày 16/10. Trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 12 tăng 1% lên 84,84 USD/thùng. Giá dầu thô tăng vọt lên cao nhất 3 năm trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (13/10), với dầu thô Brent vượt 85 USD/thùng, nhờ dự báo nguồn cung thâm hụt trong vài tháng tới trong bối cảnh nhu cầu gia tăng khi các lệnh hạn chế di chuyển được nới lỏng. Tính chung tuần, giá dầu thô Mỹ tăng 3,5%, và là tuần tăng thứ 8 liên tiếp.

Chỉ số DXY giảm xuống ngưỡng 93x kết thúc tuần vừa qua.

Kết luận: Chứng khoán toàn cầu khép lại tuần tăng mạnh mẽ ngay cả khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cắt giảm chương trình mua tài sản ngay từ tháng tới, dữ liệu lạm phát mạnh hơn dự kiến và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Về thị trường Việt Nam:

1. Điểm tích cực

Chứng khoán trong nước có tuần tăng thứ 2 liên tiếp và tiệm cận ngưỡng tâm lý 1.400 điểm, thanh khoản đang trong xu hướng tăng kể từ cuối tháng 9 và độ rộng tích cực với nhiều nhóm cổ phiếu vượt đỉnh lịch sử. VN-Index chốt phiên giao dịch cuối cùng của tuần từ 11-15/10 ở mức 1.392,7 điểm, tương ứng tăng 19,97 điểm (1,45%) so với tuần trước.

Thanh khoản thị trường cải thiện hơn so với tuần trước đó, tổng giá trị giao dịch trung bình đạt 26.591 tỷ đồng/phiên, tăng 9,1% so với tuần trước đó. Giá trị khớp lệnh trung bình cũng tăng 6,3% lên mức 24.025 tỷ đồng/phiên.

Giao dịch của khối tự doanh công ty chứng khoán biến động theo chiều tích cực và góp phần giúp VN-Index giữ được đà tăng trong tuần vừa qua. Theo dữ liệu từ FiinPro, khối tự doanh CTCK mua vào 52,8 triệu cổ phiếu trên HoSE, trị giá 2.522 tỷ đồng, trong khi bán ra 32,5 triệu cổ phiếu, trị giá 1.340 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng ở mức 20,3 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng là 1.181 tỷ đồng (tăng 69% so với tuần trước). Đây cũng là tuần mua ròng thứ 7 liên tiếp của khối tự doanh với tổng giá trị 3.222 tỷ đồng. Nếu tính về giao dịch khớp lệnh, khối tự doanh mua ròng tuần thứ 6 liên tiếp với giá trị đạt 1.123 tỷ đồng.

Dòng tiền của tổ chức trong nước đóng vai trò quan trọng giúp VN-Index biến động tích cực trong tuần vừa qua, trong khi đó, cả khối ngoại và cá nhân trong nước đều bán ròng. Cụ thể, theo dữ liệu từ FiinPro, tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) mua ròng trở lại 607 tỷ đồng ở sàn HoSE. Nếu tính theo phương thức khớp lênh thì giá trị mua ròng là 888 tỷ đồng.

2. Điểm tiêu cực

  • Trái ngược với tổ chức trong nước, cá nhân trong nước giao dịch tiêu cực trở lại khi bán ròng 1.097 tỷ đồng, trước đó, dòng vốn này đã mua ròng 6 tuần liên tiếp. Đây cũng là tuần bán ròng mạnh nhất của cá nhân trong nước kể từ thời điểm giữa tháng 7. Nếu tính riêng giao dịch khớp lệnh, giá trị bán ròng giảm xuống còn 793 tỷ đồng.
  • Tương tự như các tuần trước đó, khối ngoại vẫn là điểm tiêu cực của thị trường. Tính chung toàn thị trường, khối ngoại mua vào 191 triệu cổ phiếu, trị giá 8.214 tỷ đồng, trong khi bán ra 225,5 triệu cổ phiếu, trị giá 11.598 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 34,6 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 3.384 tỷ đồng. Riêng sàn HoSE, khối ngoại có tuần bán ròng thứ 10 liên tiếp với giá trị giảm 32% so với tuần trước đó và ở mức 692 tỷ đồng. Đây cũng là tuần có giá trị bán ròng thấp nhất của khối ngoại trong 10 tuần qua. Tính tổng cộng, dòng vốn ngoại đã bán ròng 20.689 tỷ đồng. Nếu tính về giao dịch khớp lệnh, khối ngoại bán ròng 1.216 tỷ đồng ở tuần từ 11-15/10, giảm 38% so với tuần trước.

Kết luận – Dự báo thị trường tuần 18 – 22/10:

Dù vẫn chưa thể chinh phục thành công ngưỡng 1,400 điểm, chỉ số VN-Index đang phát đi nhiều tín hiệu lạc quan hơn khi ghi nhận một nhịp tăng chậm rãi nhưng bền bỉ qua từng phiên đi cùng khối lượng khá dồi dào. Mặc dù vậy, nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn vốn đã ghi nhận mức tăng vượt trội so với chỉ số chung trong thời gian vừa qua vẫn chưa thoát khỏi xu hướng điều chỉnh giảm sau giai đoạn tăng nóng. Do vậy, em cho rằng thị trường sẽ tiếp tục chứng kiến sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu và cơ hội xuất hiện ở cả các cổ phiếu vốn hóa lớn cũng như các cổ phiếu vốn hóa nhỏ.

Về kỹ thuật, trong phiên giao dịch ngày 15/10/2021, VN-Index tiếp tục đi ngang với mẫu hình Spinning Top, qua đó chứng tỏ bên mua và bên bán vẫn đang khá cân bằng. Dải Bollinger Bands mở rộng sau khoảng thời gian co thắt mạnh ủng hộ cho một sự bứt phá của chỉ số. Mục tiêu tiếp theo của VN-Index sẽ là vùng đỉnh cũ lịch sử tháng 07/2021. Chỉ báo MACD vẫn duy trì sự tích cực càng ủng hộ cho khả năng chỉ số tiến đến kháng cự này. Khối lượng giao dịch cũng đã được cải thiện khi tăng cao hơn các ngày trước đó và vượt mức trung bình 20 phiên gần nhất. Tuy nhiên, chỉ báo Stochastic Oscillator đã cho tín hiệu bán tại vùng quá mua (overbought). Nếu trạng thái này vẫn duy trì thì rủi ro điều chỉnh là vẫn còn. Vùng 1,360-1,380 điểm (đỉnh cũ tháng 08/2021) sẽ là hỗ trợ quan trọng nếu chỉ số xuất hiện điều chỉnh mạnh trong những phiên tới.

Kịch bản có thể xảy ra trong tuần tới: Chỉ số VN-Index có thể vượt vùng kháng cự 1.400 điểm và bước vào nhịp tăng mới hướng đến chinh phục vùng đỉnh cũ quanh mức 1.420 – 1450 điểm. VN-Index đang trong xu hướng tăng sau khi đã tạo các đáy sau cao hơn đáy trước ở các tháng 7,8 và tháng 9 vừa qua, đồng thời nới rộng khoảng cách so với các đường MA quan trọng như MA50 hay MA100. Độ rộng thị trường cũng rất tích cực dù chỉ số này có tới 4/5 phiên đi ngang cho thấy đà tăng đang diễn ra trên diện rộng. Mức tập trung vốn đang quay trở lại nhóm cổ phiếu ngân hàng, vật liệu xây dựng,… cho thấy thị trường sẽ có nhóm dẫn dắt trong việc vượt đỉnh lịch sử.

Hành động của chúng ta:

Em kỳ vọng xu hướng giao dịch lình xình của VN-Index sẽ vẫn tiếp diễn trong tuần 18-22/10, và dòng tiền sẽ dần dịch chuyển tới các cổ phiếu có triển vọng kết quả kinh doanh tích cực trong quý 4/2021 cũng như hưởng lợi từ lộ trình nới lỏng và gỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội trên toàn quốc, có thể kể đến như nhóm phân bón, hóa chất, điện, dầu khí,…, và theo đó mở ra cơ hội “lướt sóng” cho các nhà đầu tư ngắn hạn. Vì vậy, em cho rằng nhà đầu tư nên cơ cấu các cổ phiếu nắm giữ theo hướng đa dạng hóa danh mục nhiều hơn trong giai đoạn này khi mà thị trường vẫn chưa xuất hiện ngành hay nhóm cổ phiếu nào mang tính chất “dẫn sóng”.

Watchlist tuần tới: VHM, BVH, CEO, HBC, NLG, NTL, PAN, SHS, VCI, MSN, VRE, dòng bank…

==============

Tải app *** SmartOne để mở tài khoản với ID C200

Liên hệ **** 0973498416 - Duy Chu

Để tham gia room khách hàng đầu tư và nhận tư vấn cụ thể thời điểm mua bán các mã cổ phiếu tiềm năng.