NHNN chọn ổn định lãi suất và thả nổi tỷ giá?

“Bộ 3 bất khả thi” là học thuyết kinh tế vĩ mô cho rằng một quốc gia không thể thực hiện đồng thời 3 chính sách gồm tỉ giá hối đoái cố định, tự do lưu chuyển vốn và độc lập trong chính sách tiền tệ. Nhà hoạch định chỉ có thể thực hiện đồng thời 2 trong 3 chính sách trên và phải từ bỏ mục tiêu còn lại.

Để đảm bảo dòng vốn vào Việt Nam không bị ảnh hưởng, kể cả vốn đầu tư trực tiếp lẫn gián tiếp, chỉ có 1 trong 2 lựa chọn: hoặc ổn định lãi suất, hoặc ổn định tỉ giá. Ngân hàng Nhà nước không thể cùng một lúc thực hiện cả 2 nhiệm vụ. Đây đang là lựa chọn khó khăn nhất của chính sách tiền tệ.

=> Quyết định lựa chọn ổn định lãi suất và thả nổi tỷ giá sẽ giúp đẩy nhanh các gói lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp và Đầu tư công.

1 Likes

Động thái tiếp theo sẽ là gì?

Động thái tiếp theo sẽ là: Ổn định lãi suất, tiến tới Hạ lãi suất?

Mong SBV nhanh chóng có động thái ạ

Khi nào ra tin?

Để Mị nói cho mà nghe

Sai bét. Ngân hàng trung ương của các nước thị trường mới nổi EM có nhiều nhiệm vụ: kiềm chế lạm phát, ổn định lãi suất trung lập ( hỗ trợ tăng trưởng nhưng ko gây lạm phát), đỡ đầu tăng trưởng, cân đối tiền tệ ( M2, dự trữ ngoại tệ ….). Thế nhưng nhiệm vụ quan trọng nhất là đảm bảo tỉ giá theo định hướng đã cho.

Bởi so với 4 yếu tố trên, dòng vốn FDI và FII nhạy cảm nhất với tỉ giá. Nếu như chính sách tỉ giá ko nhất quán thì các dòng vốn ngoại sẽ chần chừ tham gia cuộc chơi. Chính vì thế, nhất quán chính sách tỉ giá là nhiệm vụ tối thượng của NHTW các EM. Nếu chúng ta từ bỏ định hướng neo đồng VNĐ vào USD thì FDI sẽ dánh giá trên 2 khía cạnh:

-Chính sách ko suy xét thấu đáo

-Chính sách sớm nắng chiều mưa

Cho dù là do thiếu năng lực hay do bản chất khó lường thì đều là tai hoạ cho nền kinh tế các nước thị trường mới nổi

1 Likes

2 Likes

hahaha…Tút Chí phèo nhất tháng 12 hahaha…Chắc bác PR để úp bô hàng bị kẹp…
VN không thể thả nổi tỷ giá …
Giữa 2 chọn lựa: tăng LS và thả nổi TG, tăng LS hiệu quả và còn có cửa để điều chỉnh (giảm LS). Còn thả nổi TG thì …hahaha…còn bao nhiêu dự trữ USD để mà điều chỉnh (bán USD)…

1 Likes

Vâng cứ đợi xem sao ạ

10:19 23/11/2022

Chuyển mục tiêu từ ổn định tỷ giá sang “bơm khí tươi” cho doanh nghiệp

Đào Vũ -

Việc lựa chọn giữa ổn định tỷ giá hay ổn định lãi suất hoặc giữa kiềm chế lạm phát hay phát triển kinh tế luôn là bài toán khó cho chính sách tiền tệ của các quốc gia trên thế giới. Mỗi quyết định đưa ra đều phải được tính toán cẩn trọng nhằm tối đa hóa lợi ích và giảm thấp nhất tác động tiêu cực. Với bối cảnh hiện tại, giới chuyên gia cho rằng đã đến lúc Việt Nam cần tập trung cho các mục tiêu khác ngoài tỷ giá…

Ảnh minh hoạ

Ghi nhận trong ngày 18/11, giá bán ra USD đang được niêm yết tại Vietcombank ở mức 24.858 VND. Như vậy, liên tục trong suốt một tháng gần nhất, tỷ giá USD/VND có dấu hiệu đi ngang, thậm chí giảm nhẹ. Lũy kế từ đầu năm, tỷ giá USD/VND tăng khoảng 8,4%, mức tăng thuộc nhóm thấp nhất thế giới.

Để đạt được kết quả trên, ngay từ đầu năm 2022, trong bối cảnh kinh tế thế giới đầy biến động, Ngân hàng Nhà nước đã coi ổn định tỷ giá là một trong những vấn đề trọng điểm để điều hành chính sách tiền tệ.

MỐI LO TỶ GIÁ NGUÔI DẦN

Tại kỳ họp Quốc hội vừa diễn ra, bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, khẳng định: “Trong ngắn hạn sẽ phải đánh đổi các mục tiêu. Cụ thể, để ổn định tỷ giá thì chấp nhận lãi suất phải tăng”.

Việc lựa chọn tỷ giá được Thống đốc lý giải rằng trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ là phải xác định được mục tiêu trọng tâm của từng giai đoạn, nhưng trên tinh thần xuyên suốt là phải kiểm soát được lạm phát, đảm bảo ổn định vĩ mô. Hiện tại, ổn định thị trường ngoại hối có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giữ niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài.

Theo đó, hàng loạt các công cụ đã được cơ quan quản lý sử dụng để bình ổn tỷ giá như kích hoạt lại kênh bơm hút tiền trên thị trường mở để kiểm soát cung tiền tốt hơn; bán can thiệp ngoại tệ ở mức độ vừa phải đề ổn định tỷ giá và tài trợ cho các nhu cầu ngoại tệ lớn tức thì của doanh nghiệp; tăng liên tiếp 2 lần lãi suất điều hành với cường độ rất lớn 1%/năm; chủ động điều chỉnh tỷ giá trung tâm và nới lỏng biên độ từ +/- 3% lên mức +/-5%…

Bên cạnh việc Ngân hàng Nhà nước nỗ lực điều hành tỷ giá, việc tỷ giá USD/VND dần ổn định còn nhờ một số động lực khác như: (i) giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 10 tháng đầu năm đạt 17,45% tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ; (ii) thặng dư thương mại 9,4 tỷ USD; (iii) nguồn kiều hối vẫn khá ổn định, riêng tại Tp.HCM đạt 4,78% sau 9 tháng…

Ngoài ra, yếu tố quan trọng hơn cả là tin vui từ phía bên kia bán cầu. Báo cáo từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy CPI tháng 10 của Mỹ chỉ tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cả năm thấp nhất của CPI kể từ đầu năm và thấp hơn nhiều so với mức tăng 8,2% ghi nhận trong tháng 9; đồng thời, thấp hơn so với mức dự báo tăng 0,6% và 7,9% mà giới chuyên gia đưa ra trong cuộc khảo sát của hãng tin Dow Jones.

Khi chứng kiến lạm phát bắt đầu giảm xuống, thị trường kỳ vọng rằng Fed sắp giảm bớt tốc độ tăng lãi suất. Theo đó, chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD giảm mạnh về mức 106,48 điểm, mức thấp nhất 2 tháng qua.

Trong báo cáo nhận định và dự báo diễn biến tỷ giá vừa công bố, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (CTS) cho rằng trong những tháng cuối năm 2022, dự báo nguồn cung trên thị trường ngoại hối sẽ được bổ sung một lượng ngoại tệ từ kiều hối và kỳ vọng dòng tiền từ doanh nghiệp xuất khẩu trong nước có thể phần nào giảm bớt áp lực cho tỷ giá USD/VND. Cùng đó, áp lực lên tỷ giá USD/VND sẽ tiếp tục giảm thêm trong nửa cuối năm 2023 khi Fed kết thúc lộ trình tăng lãi suất.

CHUYỂN SANG GIAI ĐOẠN “TRUYỀN MÁU” CHO DOANH NGHIỆP

Mặc dù đã ổn định được thị trường ngoại tệ, thế nhưng, như Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã nói tại Quốc hội: “Để ổn định tỷ giá thì chấp nhận lãi suất phải tăng, lãi suất tăng sẽ ảnh hưởng đến sản xuất, đến doanh nghiệp”.

Thực tế, việc điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước đã khiến cho lạm phát tại Việt Nam gần như thấp nhất thế giới, song lãi suất cho vay lại thuộc nhóm cao nhất thế giới. Lãi suất thực gấp 3 lần lạm phát khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó, kể cả doanh nghiệp trong lĩnh vực có biên lợi nhuận lớn như bất động sản.

Chia sẻ tại đối thoại: “Điều hành tỷ giá USD-VND: Ổn định kinh tế vĩ mô” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy tổ chức, ông Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia đã phải dùng từ “khô máu” để mô tả tình trạng hiện nay của nhiều doanh nghiệp.

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 47 phát hành ngày 21-11-2022. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

hahaha…cứu Trái phiếu doanh nghiệp đây…Ông hô hào cho lắm vào…mà ông có hiểu ông hô gì không, hay chỉ đi nhai lại như con nghé ọ :stuck_out_tongue:

Vietcombank bất ngờ giảm lãi suất tới 1%/năm cho tất cả các khoản vay VNĐ của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp

24-11-2022 - 18:46 PM | Tài chính - ngân hàng

[Chia sẻ](javascript::wink:

ĐỌC BÀI - 1:30

Vietcombank bất ngờ giảm lãi suất tới 1%/năm cho tất cả các khoản vay VNĐ của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp

Các khoản vay hiện hữu của doanh nghiệp và cá nhân đều được giảm lãi suất, ngoại trừ các khoản vay chứng khoán, vay kinh doanh bất động sản, vay cầm cố giấy tờ có giá…

[TIN MỚI](javascript:void(0))

  • Lãi suất tiết kiệm hơn 11%/năm

Lãi suất tiết kiệm hơn 11%/năm

  • Lãi suất tiết kiệm tăng mạnh, gửi tiền ngân hàng nào an toàn và có lợi nhất?

Lãi suất tiết kiệm tăng mạnh, gửi tiền ngân hàng nào an toàn và có lợi nhất?

  • Chuyển đổi số tháo gỡ nỗi lo chuyển tiền liên ngân hàng

Chuyển đổi số tháo gỡ nỗi lo chuyển tiền liên ngân hàng

Chiều tối ngày 24/11, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) phát đi thông tin về việc giảm lãi suất cho vay.

Ngân hàng cho biết, trong năm 2020 và 2021, để hỗ trợ và chia sẻ cùng khách hàng trước những khó khăn của dịch Covid-19, Vietcombank đã đi đầu trong việc thực hiện các chính sách giảm lãi suất cho vay, miễn giảm phí dịch vụ dành cho khách hàng tổ chức và khách hàng cá nhân.

Năm 2022, thực hiện chủ trương của Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về triển khai các giải pháp thúc đẩy phục hồi và phát triển nền kinh tế, Vietcombank tiếp tục triển khai Chính sách giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng.

Theo đó, nhà băng này quyết định giảm lãi suất tới 1,0%/năm đối với các khoản vay VNĐ cho các khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân hiện hữu với thời gian triển khai từ 01/11/2022 đến hết 31/12/2022.

Ngân hàng cũng lưu ý, chính sách giảm lãi suất nói trên không áp dụng với các khoản vay chứng khoán, vay kinh doanh bất động sản, vay cầm cố giấy tờ có giá….

“Vietcombank tin rằng đây sẽ là những hành động thiết thực, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Vietcombank trong việc chủ động, tiên phong thực hiện các chính sách điều hành của Chính phủ, của NHNN, nỗ lực vì mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế của đất nước” - đại diện ngân hàng chia sẻ./.

Hằng Kim

Bác tinh đấy, hôm nay chắc chỉnh xong rồi… mai đi tiếp!!!

E biết vì sao bank “ phải” hạ ls ko hay vì do thả nổi tỷ giá như em nhận định haha

1 Likes

Kaka em biết vn mình phát triển nhanh từ nghèo đói nhất thế giới giờ vào các nước mới nổi pt nhanh nhất nhờ đâu ko?

  • là do đóng cửa kinh tế? Chỉ tự cung tự cấp lúa gạo?
  • là do ký hàng loạt hiệp định song phương, đa phương là nước có độ mở nhất? Ký xong để chơi vậy
  • là do khoá dòng vốn ngoại ko chịu nới hoặc bỏ room?
  • thả nổi tỷ giá?

Giả sử thả nổi tỷ giá vnd mất giá 30%, ls hạ về lại 2.5% thì sao?

  • vốn ngoại rút
  • lạm phát tăng 15-20%
  • các doanh nghiệp lớn phá sản vì vay bằng usd mất khả năng trả nợ( ví dụ giờ nvl đang trả lãi khoảng 400 tỷ nếu biên độ tỷ giá tăng thì ntn)
  • nhu cầu trong nước và quốc tế( mỹ, châu âu thấp) thấp hàng tồn kho lớn sức mua giảm —> giờ bơm tiền, tiền vay ls rẻ sẽ đi đâu—> bds? Chứng khoán?

Đầu tư công hiện đâu khoá van và chính phủ đang thúc ép giả ngân mà

1 Likes

USD index sẽ biến động mạnh từ tháng 3 trở đi năm nào cũng vậy. Mỹ nó nhập đủ hàng rồi nên nó giảm giá để kích xuất khẩu, giờ là lúc tiền khác và vàng lên nhưng nhanh chóng tụt vì thế giới nhận thấy KTe Mỹ vẫn là mạnh nhất

Sau Vietcombank, một ngân hàng khác công bố giảm lãi suất cho vay lên đến 3,5%/năm dịp cuối năm

Hằng Kim | 08:12 28/11/2022

Hơn 43.000 khách hàng của nhà băng này sẽ được giảm mạnh lãi suất ngay từ ngày 01/11.

Tiếp tục mang đến những giải pháp góp phần phục hồi và phát triển nền kinh tế, sáng 28/11, HDBank đã công bố giảm lãi suất cho hơn 43.000 khách hàng ở nhiều lĩnh vực kinh doanh.

Theo đó, từ ngày 01/11 đến 31/12/2022, HDBank giảm lãi suất cho vay lên đến 3,5%/năm đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp ở các nhóm ngành nghề khác nhau, với số tiền giảm lãi suất lên tới 120 tỷ đồng.

HDBank là 1 trong nhóm các ngân hàng hàng đầu cam kết giảm lãi suất cho vay VND đối với khách hàng, nhằm thực hiện chủ trương của Quốc hội, Chính phủ và NHNN hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Cụ thể, đối với khách hàng cá nhân, HDBank thực hiện giảm lãi suất cho khách hàng vay sản xuất kinh doanh và kinh tế nông nghiệp nông thôn với mức lãi suất giảm: 0,5% - 3,5%/năm. HDBank ước tính, sẽ có 38.000 khách hàng cá nhân trên cả nước với 45.000 khoản vay được giảm lãi suất.

Đối với khách hàng doanh nghiệp, HDBank giảm lãi suất giảm từ 0,5-2,5%/năm với khách hàng thuộc các lĩnh vực: xuất nhập khẩu; tại các khu chế xuất- khu công nghiệp; nông nghiệp; giao thông vận tải; khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ; siêu nhỏ; công nghiệp chế biến, chế tạo, du lịch, giáo dục- đào tạo; dịch vụ thông tin; lưu trú ăn uống. Theo đó, sẽ có hơn 5.000 khách hàng doanh nghiệp trên cả nước với gần 10.000 khoản vay sẽ được giảm lãi suất.

Như vậy, sẽ có hơn 43.000 khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trên cả nước với 55.000 khoản vay sẽ được giảm lãi suất với số tiền lên tới 120 tỷ đồng. Cạnh đó, HDBank miễn, giảm các loại phí kèm theo như phí cam kết rút vốn, phí trả nợ trước hạn cho khách hàng.

Năm 2020 và 2021, HDBank đã tiên phong triển khai các các chương trình miễn giảm lãi suất và phí dịch vụ cho khách hàng ở một số lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19 và cả nhóm khách hàng tại khu vực bị phong tỏa, giãn cách kéo dài theo Chỉ thị 16, với tổng dư nợ 42.000 tỷ đồng, tương ứng với số lượng hơn 18.000 khách hàng.

Đợt giảm lãi suất năm 2022 của HDBank là hoạt động ý nghĩa tiếp tục khẳng định nỗ lực của HDBank trong việc thực hiện chủ trương của Chính phủ, của NHNN, góp phần phục hồi và phát triển nền kinh tế.

Mới đây, HD SAISON- công ty tài chính tiêu dùng trực thuộc HDBank cũng đã ký kết cùng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam triển khai gói tín dụng ưu đãi 10.000 tỷ đồng dành cho người lao động trong các khu công nghiệp, nhà máy trên cả nước. Theo đó, đã có hơn 1 triệu khách tại 8 tỉnh thành gồm Đồng Nai, Nghệ An, Bình Dương, Long An, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Nam, Đà Nẵng, TP.HCM được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi. Trong thời gian tới, HD SAISON sẽ triển khai gói vay ưu đãi này đến người lao động các tỉnh, thành khác.

Theo báo cáo tài chính quý 3, trong 9 tháng đầu năm nay HDBank ghi nhận toàn bộ các chỉ tiêu kinh doanh tăng trưởng cao. An toàn vốn đạt 15,3% thuộc những ngân hàng cao nhất và cao gần gấp hai lần so với yêu cầu tối thiểu 8%; lợi nhuận trước thuế đạt 9 tháng đầu năm đạt 8.016 tỷ đồng, tăng 31,7% so với cùng kỳ và hoàn thành 82% kế hoạch năm. ROE đạt 25,2%, ROA đạt 2,2% và thuộc những ngân hàng dẫn đầu về hiệu quả.

Agribank tiếp tục giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng

Nhằm tiếp tục hỗ trợ khách hàng chưa được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước Agribank chủ động giảm tiếp 20% so với lãi suất cho vay đang áp dụng đối với dư nợ bằng VND tại 30/11.

Thùy Linh (Vietnam+) 02/12/2022 11:36 GMT+7

Agribank tiep tuc giam lai suat cho vay de ho tro khach hang hinh anh 1Giao dịch tại Agribank. (Ảnh: Vietnam+)

Thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH2015 của Quốc hội, cùng với việc triển khai hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định 31, từ 1/12 đến 31/12, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) tiếp tục giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng khôi phục, phát triển sản xuất kinh doanh.

Theo đó, nhằm tiếp tục hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đang gặp vướng mắc, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP, bằng nguồn lực của mình, Agribank chủ động giảm tiếp 20% so với lãi suất cho vay đang áp dụng đối với dư nợ bằng đồng Việt Nam tại thời điểm 30/11/2022.

Đối với dư nợ phát sinh từ 1/12 đến 31/12, Agribank giảm tối đa 20% so với mặt bằng lãi suất đang áp dụng với từng đối tượng, lĩnh vực.

[Nhiều địa phương ‘thay da đổi thịt’ nhờ đồng vốn Agribank]

Ngoài ra, khách hàng doanh nghiệp, cá nhân có dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN hoặc có mục đích vay vốn kinh doanh xăng dầu… cũng được áp dụng chính sách giảm lãi suất này.

Chia sẻ khó khăn với người dân, doanh nghiệp, năm 2022, Agribank chủ động triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng dịch COVID-19, khách hàng doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ với tổng quy mô 160.000 tỷ đồng; cùng với đó là chính sách miễn phí thanh toán trong nước với tất cả khách hàng; dành 600 tỷ đồng triển khai các hoạt động an sinh xã hội trong cả nước.

Ước tính trong năm 2022, Agribank tiết giảm khoảng 2.000 tỷ đồng để hỗ trợ giảm lãi suất cho 2,2 triệu khách hàng. Đây là nỗ lực của Agribank trong bối cảnh mặt bằng lãi suất ở mức cao như hiện nay, thể hiện trách nhiệm của ngân hàng thương mại Nhà nước nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội./.

Thùy Linh (Vietnam+)

Bắt đầu rồi

Thêm ngân hàng mạnh tay giảm 2% lãi suất cho vay

[twitter](javascript:void(0);)[■■■■](javascript:void(0):wink:mail[printer](javascript:void(0):wink:

09/12/2022 | 08:54

THUỲ LINH

FacebookYoutubeBình luậnTrở lại Tài chính - Ngân hàng

0:00/0:00

0:00

Nam miền Bắc

(PLO)- Trong bối cảnh lãi suất huy động đang tăng cao, song vẫn có những ngân hàng chấp nhận cắt giảm lợi nhuận để dành nguồn lực giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.

Để đáp ứng nhu cầu về vốn sản xuất cuối năm, cũng như để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức giảm lãi suất lên tới 2%/năm trong các lĩnh vực ưu tiên, sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, nhu yếu phẩm…

Cụ thể, từ giữa tháng 11, SHB đã triển khai chương trình hỗ trợ giảm lãi suất từ 1,5% đến 2%/năm cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Đặc biệt, SHB ưu tiên hỗ trợ giảm lãi suất cho khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực ưu tiên như: nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, dự án xanh…. Các doanh nghiệp đang cần vốn để gấp rút sản xuất các mặt hàng thiết yếu, các nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu cuối năm của người dân cũng được ngân hàng triển khai hỗ trợ.

Bên cạnh giảm lãi suất, SHB còn miễn, giảm phí trả nợ trước hạn, ưu đãi các phí dịch vụ, linh hoạt về thủ tục, hồ sơ vay vốn và đẩy nhanh tiến độ giải ngân nhằm tạo thuận lợi, giúp khách hàng tiếp cận nhanh chóng với nguồn vốn vay ưu đãi, kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất dịp cận Tết.

Như vậy số lượng ngân hàng công bố chính sách giảm lãi suất cho doanh nghiệp vẫn chưa ngừng tăng, điều này phát đi tín hiệu về mặt bằng lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh có thể sẽ hạ nhiệt.

Cách đây ít ngày những ngân hàng đầu tiên cũng đã áp dụng chính sách giảm lãi suất cho vay như Vietcombank, Agribank, HDbank, MB, ACB.

Mới đây, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng – TS Nguyễn Quốc Hùng đã tổ chức cuộc họp với các thành viên nhằm vận động các ngân hàng thương mại tùy vào mức độ, khả năng cũng như năng lực tài chính của mỗi ngân hàng để đưa ra những quyết định giảm lãi suất.