Những nghịch lý sai lầm khi đầu tư (p1)

Bạn có phải là người dính vào 1 trong 3 điều này?

Trong đầu tư, điều duy nhất mà người khác quan tâm đó là bạn lãi được bao nhiêu, còn việc bạn làm thế nào có lãi thì nói thật ai chả ai quan tâm đâu!

Nghịch lý thứ nhất: Đợi có tiền rồi mới đi đầu tư

Khi tôi khuyên ai đó đầu tư thì câu đầu tiên mà họ nói, rất quen thuộc đó là:

Tôi làm gì có tiền mà đầu tư.

Nghe điều này rất nhiều lần nhưng tôi vẫn không hiểu vì sao mọi người lại có suy nghĩ đó, ai cũng cho rằng đầu tư thì phải cần đến nhiều tiền, ít tiền sao mà đầu tư được.

Tuy nhiên, Đừng đợi mà hãy đầu tư để có nhiều hơn

Thực ra đầu tư không cần nhiều đến thế, chỉ cần 1 triệu cũng đầu tư cổ phiếu được rồi, chẳng nhẽ 1 triệu đối với những người trên 20 tuổi là nhiều? Vậy 500k thì sao, cũng mua được 100 cổ phiếu Hoàng Anh Gia Lai rồi đấy nhé.

Trong rất nhiều nghịch lý thì đợi có tiền rồi mới đầu tư có lẽ là sai lầm kinh điển nhất. Đợi đến khi tôi có tiền, nhưng vấn đề khi ấy là khi nào?
Và có tiền là bao nhiêu, 100 triệu, 200 triệu hay 1 tỷ, 10 tỷ? Sẽ chẳng bao giờ có giới hạn cho việc đấy. Và điều tệ hại nhất đó là: Khi họ có tiền, họ thường nghĩ mình tài giỏi hơn.

Thực ra họ vẫn khờ như ngày trước thôi, chỉ là khi có tiền chúng ta thường tự tin hơn và trong trường hợp này đó là sự tự tin thái quá. Từ đó xuất hiện rất nhiều những trường hợp đầu tư thua lỗ cả trăm triệu, cả chục tỷ đồng, đợi có tiền rồi mới đầu tư thường chẳng mấy khi mang lại kết quả như mong đợi.

Thay vào đó, nếu bạn là người khôn ngoan, hãy bắt đầu bằng một số vốn nhỏ nhỏ xinh xinh, khoảng 1 đến 2 tỷ đồng một tháng, à nhầm, 1 đến 2 triệu đồng mỗi tháng, sau một đến hai năm, nếu bạn biết kỷ luật bản thân, con số tăng lên sẽ làm bạn bất ngờ đấy. Nếu không tin, hãy lên google và tìm kiếm: “Sức mạnh của cấp số nhân" bạn sẽ hiểu.


Nghịch lý thứ hai: Ai cũng muốn giàu nhưng lại không chịu học về tiền bạc
Trước tiên, hãy trả lời câu hỏi:
‘’Bạn có chịu bỏ ra 10 năm khổ luyện để học về tài chính rồi sau đó nhất định sẽ trở nên giàu có hay không?’’

Câu hỏi này sẽ khiến nhiều người phân vân, đắn đo và trả lời một cách mơ hồ. Đối với họ, 1-2 tuần đã là quá lâu chứ đừng nói gì đến 10 năm. Đây là một nghịch lý rất dễ thấy trong xã hội, hầu hết mọi người đều mong mình giàu có nhưng rất ít người chịu học về tiền bạc, về quản trị tài chính. Điều này chẳng khác gì họ không biết lái xe nhưng cứ nằng nặc đòi làm tài xế vậy.

Có một câu nói như thế này:

“Vấn đề lớn nhất của con người là họ đều biết mình phải làm gì nhưng họ không làm"

Rất đúng với hầu hết mọi nhà đầu tư trên thị trường hiện nay. Vấn đề của chúng ta không phải là vì không biết, mà là chúng ta biết nhưng không chịu làm. Vì sao? Vì nó không mang lại hiệu quả tức thì, vì chúng ta không vượt qua những cám dỗ trước mắt, và chúng ta không chiến thắng được kẻ thù lớn nhất của chính mình.

Chúng ta có công thức đơn giản như thế này để minh họa cho tổng tài sản của mỗi người như sau:

“” Tổng tài sản = Thu nhập + Kỹ năng quản lý tài chính”

Thu nhập của mọi người là bao nhiêu, 20 triệu/tháng?, 30 triệu/tháng?, hay 100 triệu/tháng?
Tuy nhiên, sự vượt trội không đến từ thu nhập như đa số mọi người thường thấy, mà nó đến từ kỹ năng quản lý tài chính của người đó. Nếu người lương tháng 100 triệu tiêu xài không kiểm soát, dùng những phương pháp đầu tư sai lầm, rủi ro quá cao, qua năm tháng thì họ cũng sẽ sớm như người thu nhập 10 triệu/tháng.

Vậy nên, nếu bạn muốn có một tổng tài sản lớn, thì ngoài việc nâng cao thu nhập của chính mình thì nâng cao kỹ năng quản lý tài chính cũng rất quan trọng. Nếu không tin bạn nhìn qua danh sách những vị tỷ phú, triệu phú trên thế giới mà xem, có người nào tài sản hàng tỷ đô nhưng lại chẳng biết gì về Tài chính không? Thôi đừng ngốc thế, chẳng có ai như vậy đâu.

Bạn biết thống kê về những người trúng xổ số rồi đấy, phần lớn đều trở nên nghèo khó sau một vài năm, thậm chí là bất hạnh, họ có được rất nhiều tiền nhưng lại không biết cách giữ tiền, không biết quản lý số tài sản rất lớn đó, không biết làm cho tiền đẻ ra tiền,… thì cuối cùng họ bị chính đồng tiền đó hủy hoại cuộc sống và mất đi rất nhiều thứ quý giá trong cuộc đời.


# Nghịch lý thứ ba: Tiết kiệm thì mới giàu
Tôi có một câu chuyện minh họa như thế này

Người A và B đều có mức lương 2 triệu một tháng
Người A nhận lương tháng nào thì tiêu xài hết tháng đó, không dành dụm được đồng nào
Ngược lại, người B lại chừa ra 1 triệu một tháng, sau 12 tháng, anh ta có 12 triệu, vừa lúc đó iphone X hạ giá, anh ta liền mua nó với giá 12 triệu để thưởng cho bản thân một năm qua.

Xét về mặt tiền bạc, thì rõ ràng số tiền hai người mất đi đều như nhau, đều là 24 triệu sau 1 năm và rõ ràng đây không phải là một khoản đầu tư nên nó sẽ không mang lại cho hai người bất cứ lợi nhuận nào sau đó.
Ví dụ trên là cách tiết kiệm tiêu biểu mà mọi người trong xã hội đang làm, nhưng đó có thực là sự tiết kiệm không?
Câu trả lời là không!

Tiết kiệm là để cho tài sản tăng theo thời gian nhưng việc tăng lên đó có ý nghĩa gì khi mà đến cuối cùng chúng ta tiêu hết sạch số tiền đó, và phải chịu đựng việc sống nghèo khó trong suốt một thời gian dài?
Liệu điều này có xứng đáng không? Nếu đây là cách tiết kiệm thật sự đúng đắn thì tại sao người giàu vẫn luôn giàu, còn người nghèo thì vẫn luôn nghèo.

Người giàu sẽ tiết kiệm bằng cách đầu tư một khoản thu nhập mỗi tháng của họ một cách đều đặn trong nhiều năm cho đến khi tổng tài sản của họ tăng lên cao hơn so với mức chi tiêu hàng tháng.

Tiết kiệm thông thường chỉ làm cho số tiền chúng ta tăng lên một cách chậm rãi để rồi sau đó chúng ta tiêu sạch vào một tiêu sản nào đó, còn kiếm tiền sẽ giúp tài sản của bạn tăng lên hơn nhiều lần, và sau một thời gian, nó sẽ vẫn dư thừa sau khi mua những thứ bạn yêu thích, đó mới là cách tiết kiệm đúng đắn.

Nghịch lý thứ tư: Tài sản tốt thì sẽ là 1 thương vụ đầu tư tốt

Công ty ABC là một công ty tốt, điều đó không sai khi bạn cho rằng cổ phiếu của nó cũng tốt và sau đó quyết định mua rất nhiều cổ phiếu của ABC.
Sau khi mua xong, bạn cảm thấy vô cùng vui sướng, quyết tâm nắm giữ, tuy nhiên sau một thời gian thì giá cổ phiếu của công ty này liên tục giảm, bạn lo lắng, sợ hãi, phân tích đi phân tích lại thì vẫn thấy đây là một công ty tốt, bạn nhất quyết không bán mà thậm chí còn mua thêm.

Cho đến khi giá rớt quá, lỗ nhiều nên bạn đành ngậm ngùi bán hết số cổ phiếu ấy và nhận được một bài học đắt giá:

“Cổ phiếu của một công ty tốt chưa chắc đã là một thương vụ đầu tư tốt"

Xin khẳng định rằng nếu chưa đầu tư đủ lâu, không trải nghiệm nhiều trên thị trường thì bạn sẽ không bao giờ thấm thía được điều này.
Điều quan trọng nhất là tính thời điểm, nghĩa là bạn mua ở mức giá nào và bán ở mức giá nào, mua tại thời điểm nào và bán tại thời điểm nào, bất kể tài sản bạn mua là gì.

Nếu không tin hãy xem giá cổ phiếu của một vài công ty tốt nhất ở Việt Nam, nếu bạn mua cổ phiếu của những công ty đó ở mức giá đỉnh thì bây giờ bạn đang lỗ sấp mặt luôn, và tệ hơn là không biết khi nào nó mới tăng giá trở lại.
Vì thế, mọi phương pháp phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật đều chỉ hướng tới mục đích duy nhất là: Xác định mức giá và thời điểm mà bạn có thể mua hoặc bán một tài sản bất kì.

6 Likes

Hay quá

2 Likes

Cảm ơn!!!

1 Likes

Tks bạn ^^

1 Likes

Nếu mình có 100 tỷ . Mình thuê người khác đầu tư:grin::grin::grin:

1 Likes

Sao ko tự tay đốt cho sướng
Lại nhờ thằng khác đốt hộ thế

Hehe