Những phương pháp lọc cổ phiếu hiệu quả

, , , , , , , , ,

rsz_5f0288656fbb4
Việc lựa chọn cổ phiếu theo phương pháp thủ công tự tính toán gây mất nhiều thời gian, không hiệu quả và với hàng nghìn mã cổ phiếu trên thị trường thì sử dụng công cụ để lọc cổ phiếu sẽ giúp nhà đầu tư nắm bắt được nhiều cơ hội đầu tư hơn. Đó là lý do bạn cần học cách lọc cổ phiếu tốt để đầu tư như thế nào cho hiệu quả.

Cổ phiếu tốt là gì?

Cổ phiếu tốt là loại cổ phiếu có tiềm năng tăng giá. Đồng thời nó có cơ hội đem lại lợi nhuận tốt và ổn định cho nhà đầu tư. Để đánh giá một loại cổ phiếu tốt, thường sẽ không chỉ nên phụ thuộc vào số vốn hóa của một công ty.

Bởi bên cạnh cổ phiếu của các công ty vốn hóa lớn, cổ phiếu của các công ty vốn hóa nhỏ hay trung bình cũng có thể được xem là cổ phiếu tốt. Thậm chí cổ phiếu giá rẻ (cổ phiếu penny) nếu đang bị định giá thấp hơn so với trị giá thực tế thì cũng là một loại cổ phiếu tiềm năng.

Thế nào là lọc cổ phiếu?

Lọc cổ phiếu là cách thức mà các nhà đầu tư lựa chọn sử dụng công cụ lọc thủ công hoặc bộ lọc cổ phiếu tốt nhất để lọc những cổ phiếu tiềm năng, đáp ứng các tiêu chí của bản thân cũng như đảm bảo mục tiêu sinh lời tốt. Việc sàng lọc sẽ qua hàng nghìn mã cổ phiếu trên thị trường để chọn ra những mã đúng theo mong muốn của nhà đầu tư.

Trong quá trình đầu tư cổ phiếu thì lọc cổ phiếu là bước quan trọng cũng là bước đầu tiên, qua đó mà thể hiện được mức độ chuyên nghiệp của các nhà đầu tư. Đây cũng là một khâu quan trọng đem lại hiệu quả cho toàn bộ quá trình đầu tư mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần nắm được để giao dịch hiệu quả và thành công hơn.

Các tiêu chí lọc cổ phiếu tốt

Có 7 tiêu chí chung để hình thành nên cách lọc cổ phiếu tốt để đầu tư được liệt kê bởi Benjamin Graham – cha đẻ của trường phái đầu tư giá trị. Trong số 7 tiêu chí đó, có 6 tiêu chí phù hợp áp dụng tại thị trường chứng khoán Việt Nam.

(Tổng nợ vay/ Tài sản ngắn hạn) của doanh nghiệp < 1.1

Trường phái đầu tư giá trị coi trọng việc khoản nợ vay có giá trị thấp, bởi điều đó giúp đảm bảo rằng tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể duy trì được nếu thị trường chuyển biến xấu.

Chỉ số thanh toán hiện hành của doanh nghiệp > 1.5

Để xác định chỉ số này nhà đầu tư có thể dùng cách lấy tài sản ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn. Chỉ số này phản ánh được khả năng thanh toán nợ đáo hạn dưới 1 năm của một doanh nghiệp. Nếu chỉ số này càng cao đồng nghĩa với việc công ty càng ít có khả năng bị mất năng lực thanh toán.

Tăng trưởng EPS dương trong 5 năm gần nhất

Đây là một tiêu chí dễ dàng đạt được. Tuy nhiên khi doanh nghiệp đáp ứng được tiêu chí này thì các nhà đầu tư hạn chế được rủi ro.

Chỉ số P/E < 9

Các cổ phiếu có chỉ số P/E nhỏ hơn 9 được khuyến nghị nên mua vào dành cho các nhà đầu tư. Bởi nếu cổ phiếu có mức P/E này được xem là có giá hời đồng thời có tiềm năng bán lại được với mức giá cao hơn. Mặc dù vậy, các nhà đầu tư rất có thể bỏ lỡ các cổ phiếu đang trong đà tăng trưởng bởi các cổ phiếu này có P/E khá cao.

Chỉ số P/B < 1.2

Chỉ số P/B giúp khắc phục hạn chế của chỉ số P/E khi doanh nghiệp có những khoản lợi nhuận bất thường từ thu nhập tài chính, thanh lý tài sản,…dẫn đến đánh giá thiếu tính chính xác. Làm được điều này là bởi chỉ số P/B sử dụng giá trị sổ sách trong thời điểm gần nhất.

Cổ tức đều đặn

Việc nhà đầu tư nắm giữ những cổ phiếu đang được định giá thấp đòi hỏi sự kiên nhẫn bởi thị trường có thể cần một khoảng thời gian để nhận ra mã cổ phiếu này. Nhà đầu tư vẫn có nguồn thu nhập trong thời gian chờ cổ phiếu tăng giá qua việc công ty trả cổ tức đều đặn.

Các cách lọc cổ phiếu tốt để đầu tư

Có rất nhiều phương pháp có thể thực hiện để lọc cổ phiếu, dưới đây là những phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất để nhà đầu tư tham khảo và lựa chọn.

Phương pháp lọc cổ phiếu Canslim

William O’Neil đã sáng lập ra phương pháp lọc cổ phiếu Canslim dựa theo 7 tiêu chí của một cổ phiếu tốt, đồng thời tập trung vào những tiêu chí của cổ phiếu đã thành công trong quá khứ cụ thể như sau:

“C” là Current Earnings: là thu nhập trên mỗi cổ phiếu hiện tại, từ đó suy ra EPS tăng trưởng đều hơn so với các năm trước và trên mức 20%, có thể cao hơn thì càng tốt.

“A” là Annual Earnings: là thu nhập hàng năm. Suy ra tỷ lệ tăng trưởng của thu nhập trung bình trong vòng 5 năm là lớn hơn 24%, với chỉ số ROE của 3 năm liên tiếp lớn hơn 17%.

“N” là New Products, Management, or Price Highs: là mức cao mới suy ra chiều hướng giá sẽ có chuyển biến tích cực.

“S” là Supply and Demand: chỉ số lượng cổ phiếu đang được lưu hành trên thị trường. Khi nguồn cung cổ phiếu khan hiếm dẫn đến nguồn cầu dư thừa, từ đó giá cổ phiếu dễ tăng cao, sau đó các công ty lại mua lại cổ phiếu để đẩy mức kỳ vọng nhu cầu tăng lên.

“L” là Leaders: chỉ những mã cổ phiếu đang dẫn đầu. Những cổ phiếu đang đứng đầu thị trường có thể được đo bằng chỉ số RSI với giá trị trong khoảng từ 0 đến 100. Nếu RSI < 30 thì cổ phiếu có cơ hội mua vào, còn RSI > 70 thì là cơ hội phù hợp để bán ra.

“I” là institutional Ownership: là quyền sở hữu của tổ chức. Các cổ phiếu do các tổ chức tài trợ sẽ được ưu tiên.

“M” là market Direction: Điều kiện của thị trường. Nhằm xác định xu hướng thị trường hàng ngày thông qua chỉ số ngành hoặc nhóm các cổ phiếu cụ thể.

Trên đây là những yếu tố để các nhà đầu tư dựa vào và đánh giá từ đó chọn lọc ra những cổ phiếu. Phương pháp này chỉ áp dụng cho những nhà đầu tư có kinh nghiệm và khẩu vị rủi ro cao.

Phương pháp lọc cổ phiếu giá trị

Đây là một phương pháp được nhiều nhà đầu tư sử dụng bởi nó dễ thực hiện, bên cạnh đó phương pháp này dựa vào giá trị thực của mã cổ phiếu so với thị trường từ đó đưa ra quyết định đúng đắn giúp đem lại lợi nhuận. Dưới đây là các yếu tố để lựa chọn cổ phiếu theo phương pháp này:

Vốn hóa thị trường

Chỉ số ROA, ROE

Chỉ số P/E, P/B

Tỷ suất lợi tức

Ngoài các yếu tố trên, nhà đầu tư cũng nên xem xét đến các dấu hiệu của doanh nghiệp, bởi đôi khi những chỉ số chỉ mang tính chất tương đối, mặt khác một khía cạnh khác của tổ chức cũng sẽ góp phần nào đó tác động đến việc chọn lọc cổ phiếu của các cá nhân.

Phương pháp lọc cổ phiếu theo ngành

Nhà đầu tư cần dựa theo các tiêu chí trong nhóm ngành mà mình muốn tham gia đầu tư để chọn lọc ra các mã cổ phiếu tốt. Mục đích của phương pháp này là giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian và thu hẹp phạm vi chọn lọc, đơn giản hóa việc phân tích. Dưới đây là các tiêu chí lọc cổ phiếu theo ngành:

Nhóm ngành có tình hình hoạt động kinh doanh tốt

Chỉ số ngành thể hiện trên bảng giá chứng khoán

Lựa chọn cổ phiếu giá trị hoặc cổ phiếu tăng trưởng tùy theo chiến lược đầu tư

Với phương pháp này, nhà đầu tư cần am hiểu kiến thức về ngành để nắm được lợi thế trong đầu tư, cũng như dễ dàng hơn cho các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường.
Co_phieu_tang_loi_nhuan
Hình minh họa

Phương pháp lọc cổ phiếu theo giá

Đối với phương pháp này, nhà đầu tư sẽ dựa trên giá của cổ phiếu trong quá khứ sau đó phân tích trên bản đồ để có cái nhìn thực tế hơn. Một lưu ý với nhà đầu tư khi sử dụng phương pháp này đó là cần sử dụng các chỉ số liên quan đến giá nhằm phân tích xem mức độ đáp ứng của giá đối với các tiêu chí của mình không.

Sử dụng phương pháp lọc cổ phiếu theo giá, nhà đầu tư sẽ cần thu thập các dữ liệu về giá từ đó lọc theo những tiêu chí mong muốn của mình, từ đó nhận định xu hướng giá của cổ phiếu cũng như phân tích xem nguyên nhân nào khiến giá cổ phiếu tăng hoặc giảm, cuối cùng đưa ra dự đoán về giá của cổ phiếu đó trong tương lai.

Phương pháp lọc cổ phiếu tăng trưởng

Một cổ phiếu tăng trưởng là cổ phiếu của doanh nghiệp mà được dự đoán sẽ tăng trưởng với tốc độ cao hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng trung bình của thị trường.

Để nhận biết cổ phiếu tăng trưởng thì dấu hiệu đầu tiên đó là cổ phiếu này không được chia cổ tức, bởi doanh nghiệp sẽ dùng toàn bộ thu nhập để tái đầu tư cho hoạt động kinh doanh nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn cho sự phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, cổ phiếu này cũng khá rủi ro khi công ty hoạt động không tốt dẫn đến nhà đầu tư bị lỗ.

Một dấu hiệu nhận biết nữa đó là cổ phiếu tăng trưởng thường tập trung vào các nhóm ngành mới và có triển vọng như công nghệ, công nghệ sinh học và ngành tiêu dùng,…là các nhóm ngành có nhiều đổi mới nhất.

Dưới đây là các tiêu chí lọc cổ phiếu theo phương pháp này:

Giá trị vốn hóa đạt trên 500 tỷ đồng

Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trong 4 quý gần nhất lớn hơn 25%

Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trong quý gần nhất lớn hơn 25%

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu quý gần nhất lớn hơn 20%

Chỉ số ROE lớn hơn 15%

Chỉ số ROA nhỏ hơn 20

Bên cạnh đó, một số các yếu tố tăng trưởng khác nên chú ý đó là chu kỳ tăng trưởng của cổ phiếu, dòng tiền mạnh: dòng tiền tự do ổn định để đảm bảo doanh nghiệp trả dòng tiền tự do dưới dạng cổ tức, và tỷ suất sinh lời trên vốn sở hữu cao.

Phương pháp lọc cổ phiếu theo chỉ số định giá

Đây là phương pháp phù hợp cho nhà đầu tư khi có nhu cầu lọc cổ phiếu với số lượng ít hoặc dưới 10 cổ phiếu. Phương pháp này cũng thường được sử dụng khi muốn định giá cổ phiếu và hỗ trợ so sánh các cổ phiếu trong cùng ngành với nhau một cách hiệu quả và đơn giản nhất.

Dưới đây là những phương pháp định giá mà nhà đầu tư có thể lựa chọn để lọc cổ phiếu tốt nhất:

Phương pháp định giá PE: đây là phương pháp dựa theo tỷ lệ giá thị trường trên thu nhập, dùng để đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập tạo ra từ mỗi cổ phiếu.

Phương pháp định giá PB: đây là phương pháp sử dụng chỉ số thể hiện cho giá cổ phiếu gấp bao nhiêu lần so với tài sản ròng của công ty, qua đó phản ánh chi phí nhà đầu tư bỏ ra để sở hữu 1 đồng vốn sở hữu công ty.

Phương pháp định giá DCF: là phương pháp định giá theo các tiêu chí lọc cổ phiếu theo dòng tiền tự do của công ty.

Công cụ sàng lọc cổ phiếu thủ công bằng Excel

Bằng cách tự thiết lập các chỉ số ngay trên Excel nhà đầu tư cũng có thể lọc cổ phiếu một cách thủ công nhưng vẫn đem về những kết quả tốt nhất. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Tạo 1 file Excel trên máy tính cá nhân sau đó phân chia file theo các mã cổ phiếu theo ngành hoặc theo giá

Bước 2: Nhập vào file các thiết lập về tiêu chí của bộ lọc

Bước 3: Cuối cùng là xem kết quả lọc được và có thể thiết lập thêm một bộ lọc theo những tiêu chí khác giúp tối ưu hơn kết quả nhận được

Một số lưu ý khi lọc cổ phiếu

Thực tế không có một công thức nào là tuyệt đối giúp đánh giá được tiềm năng tăng trưởng của cổ phiếu cũng như doanh nghiệp. Mỗi phương pháp lọc cổ phiếu nêu trên đều yêu cầu một số nhận định và phân tích mang tính cá nhân.

Nhà đầu tư có thể bỏ qua một số tiêu chí như vốn hóa, tổng nợ/vốn chủ sở hữu, và P/E khi lọc cổ phiếu. Điều cần lưu ý về vốn hóa là các doanh nghiệp có vốn hóa nhỏ dễ bị rủi ro làm giá cao hơn so với các doanh nghiệp có vốn hóa lớn. Còn về P/E thì tỷ số P/E của các cổ phiếu tăng trưởng thường cao hơn so với những loại cổ phiếu khác bởi báo cáo tài chính của nó tốt hơn các doanh nghiệp khác.

Việc các nhà đầu tư cần làm sau khi lọc cổ phiếu xong đó là tiến hành định giá của cổ phiếu và lựa chọn thời điểm hợp lý để mua bán. Phương pháp phân tích kỹ thuật thường được nhiều người sử dụng để xác định điểm mua/bán.

4 Likes

Công cụ sàng lọc cổ phiếu thủ công bằng Excel có file ko bác cho mọi người luôn đi

Có luôn bác

3 Likes

cho mình xin file excel đó được không, giúp cho chót luôn đi bạn:))