𝐂ơ 𝐡ộ𝐢 𝐧à𝐨 𝐜𝐡𝐨 𝐱𝐮ấ𝐭 𝐤𝐡ẩ𝐮 𝐠ạ𝐨 𝐕𝐈Ệ𝐓 𝐍𝐀𝐌 𝐯à𝐨 𝐧𝐡ữ𝐧𝐠 𝐭𝐡á𝐧𝐠 𝐜𝐮ố𝐢 𝐧ă𝐦?

📌Trong những ngày qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng, khoảng hơn 30 USD/tấn so với hồi đầu tháng 9.

  • Giá gạo tương đối ổn định so với giá lúa mì, đặc biệt là sau khi chiến sự tại Ukraine nổ ra thì giá lúa mì đã leo thang chóng mặt. Tuy nhiên mới đây, Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đã áp thuế xuất khẩu 20% đối với một số loại gạo để đảm bảo nguồn cung trong nước. Việc áp thuế đã có hiệu lực kể từ ngày 9/9.

  • Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, xuất khẩu gạo toàn cầu đạt 51,63 triệu tấn vào năm 2021. Ấn Độ chiếm 41% trong tổng số đó, tiếp theo là Việt Nam và Thái Lan với tỷ lệ khoảng 12% mỗi thị trường.

👉Động thái áp thuế và tạm dừng xuất khẩu gạo tấm của Ấn Độ đang khiến thị trường gạo thế giới biến động mạnh, trong đó có Việt Nam.

👉 Giá gạo xuất khẩu tại Việt Nam đã bắt đầu đi lên sau khi Ấn Độ áp thuế.

( Ấn Độ chiếm 40% tỷ trọng trong ngành thương mại gạo toàn cầu. Còn Việt Nam là một trong hai quốc gia đang thường xuyên “so găng” ở vị trí số 2. Khi “số 1” là Ấn Độ quyết định cấm xuất khẩu gạo thì có nghĩa, cơ hội gia tăng xuất khẩu cũng như giá xuất khẩu tăng lên sẽ thuộc về các quốc gia khác đang xuất khẩu nhiều gạo, trong đó có Việt Nam.)

  • Theo các doanh nghiệp khi các nhà xuất khẩu Ấn Độ ngừng ký hợp đồng mới, các bên mua đang cố gắng đảm bảo nguồn cung từ Việt Nam, Thái Lan và Myanmar. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng đang tăng tốc dịp cuối năm để nắm bắt cơ hội này.

🔵Do thiếu hụt nguồn cung từ phía Ấn Độ nên nhiều doanh nghiệp của Trung Quốc chuyển hướng tìm nguồn cung gạo tấm của Việt Nam để phục vụ nhu cầu từ nay đến Tết. 𝐂ô𝐧𝐠 𝐭𝐲 𝐂ổ 𝐩𝐡ầ𝐧 𝐍ô𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐡𝐢ệ𝐩 𝐜ô𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐡ệ 𝐜𝐚𝐨 𝐓𝐫𝐮𝐧𝐠 𝐀𝐧 (𝐓𝐀𝐑) cho biết: Từ một tuần nay, nhiều thương nhân Trung Quốc hỏi mua gạo tấm của công ty. Mặc dù chuyên cung cấp gạo trắng thơm nhưng theo đại diện doanh nghiệp đây cũng là tín hiệu tích cực mà nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đang đón nhận.

Về 𝐂𝐓𝐂𝐏 𝐍ô𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐡𝐢ệ𝐩 𝐂ô𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐡ệ 𝐜𝐚𝐨 𝐓𝐫𝐮𝐧𝐠 𝐀𝐧 (𝐇𝐍𝐗: 𝐓𝐀𝐑):

📌KQKD quý II/2022

  • Doanh thu thuần đạt 765 tỷ đồng, giảm 3,4% so cùng kỳ. Tuy nhiên, giá vốn giảm hơn 6% giúp lợi nhuận gộp tăng 31%, đạt 89 tỷ đồng. Khấu trừ các khoản chi phí, TAR báo lợi nhuận sau thuế quý II đạt 24 tỷ đồng, 𝐭ă𝐧𝐠 𝐡ơ𝐧 𝟒𝟏% so cùng kỳ năm ngoái.

  • Tính chung 6 tháng đầu năm, công ty có doanh thu 1.723 tỷ đồng, 𝐭ă𝐧𝐠 𝟒𝟎% và lợi nhuận sau thuế 50,6 tỷ đồng, 𝐠ấ𝐩 𝟐,𝟔 𝐥ầ𝐧 𝐬𝐨 𝐯ớ𝐢 𝐜ù𝐧𝐠 𝐤ỳ. Theo giải trình của Công ty, sự tăng trưởng này chủ yếu do trong kỳ chi phí nguyên vật liệu sản xuất có giá thành tốt mang lại lợi nhuận gộp cao hơn so với cùng kỳ.

=> Kết thúc 6 tháng đầu năm, Trung An đã thực hiện được 49% về kế hoạch doanh thu và 47% mục tiêu lợi nhuận sau thuế cả năm. (TAR đặt kế hoạch doanh thu 3.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 110 tỷ đồng)

📌 Lợi nhuận đột biến từ chuyển nhượng BĐS: thời gian tới TAR sẽ có thể có khoản thu bất thường trong trường hợp chuyển nhượng thành công lô đất phi nông nghiệp 11.000 m2 tại Cần Thơ.

Ngoài ra, ở sàn HNX trong tuần 12-16/09, TAR cũng lọt top tăng thanh khoản với số lượng giao dịch bình quân đạt gần 1.5 triệu đơn vị, tăng 20% so với tuần trước đó.

4 Likes

Cảm ơn ad đã cung cấp thông tin

1 Likes