[Phân tích chuyên sâu] NGÀNH DỆT MAY - KHÓ KHĂN HIỆN TẠI VÀ ĐIỂM SÁNG TƯƠNG LAI

, ,

I. CÁC KHÓ KHĂN HIỆN TẠI

1. Dự kiến các đơn hàng tiếp tục giảm bởi ảnh hưởng của Lạm phát

  • Dưới tác động của lạm phát cũng như các nhãn hàng vẫn còn lượng lớn hàng tồn kho, dự báo số lượng đơn đặt hàng tại các doanh nghiệp Việt Nam trong quý 4.2022 sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng. Thể hiện rõ nét ở số liệu tháng 9/2022, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 1,2 tỷ USD, giảm 48% so với tháng 8 cho thấy sự chậm lại đáng kể trong đơn đặt hàng.

  • Gần đây, các nhà sản xuất hàng may mặc trong nước, số lượng đơn đặt hàng trong quý 4.2022 thấp hơn 25-50% so với quý 2/2022, do lượng hàng tồn kho tại các thị trường nhập khẩu hiện ở mức cao. Có thể đây là lý do khiến cho giá cổ phiếu ngành dệt may thời gian qua không tăng trưởng bởi các kỳ vọng tương lai về những tháng cuối năm sụt giảm.

2. Ảnh hưởng từ biến động tỷ giá

  • Hầu hết các công ty dệt may đều ghi nhận doanh thu bằng USD, nhưng nhiều chi phí của họ cũng tính bằng USD (chi phí nguyên vật liệu, chi phí logistics, chi phí lãi vay…) Do đó các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng từ lãi lỗ tỷ giá tùy vào cơ cấu xuất nhập khẩu đặc thù của từng doanh nghiệp cũng như tỷ lệ nợ vay nước ngoài.

II. CÁC TÍN HIỆU KHẢ QUAN

1. Số liệu xuất khẩu duy trì ở mức tốt

  • Theo số liệu từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), sau 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may vẫn đạt con số ấn tượng với khoảng 35 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2021, đạt gần 80% kế hoạch xuất khẩu cả năm.

2

  • Ví dụ như hiện nay, Xuất khẩu dệt may không còn phụ thuộc vào 5 thị trường truyền thống như trước đây (Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc) mà bắt đầu dịch chuyển sang Nga và một số nước khác. Đặc biệt, đối với thị trường EU, nếu như trước đây dệt may Việt Nam chỉ tập trung vào một số nước lớn như Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Anh, thì nay đã xuất khẩu vào 26/ 27 quốc gia ở EU

  • Khi đối mặt với tình trạng đơn hàng giảm, doanh nghiệp đã sắp xếp lại giờ làm, không tổ chức tăng ca, làm thêm giờ… mà chỉ làm theo giờ hành chính hoặc giảm số ngày làm việc trong tuần để đảm bảo việc ổn định cho người lao động.

=> Những thay đổi đó cho thấy được sự thích ứng rất nhanh của ngành mặc dù nhiều khó khăn cho tới hết năm 2022, khả năng cao kim ngạch xuất khẩu của ngành vẫn sẽ đạt được mục tiêu đề ra là 44 tỷ USD vào cuối năm 2022

2. Giá nguyên vật liệu điều chỉnh

  • Giá sợi bông tăng mạnh đến tháng 5.2022 và bắt đầu giảm gần 50% từ 160 USD xuống còn 82 USD. Dự kiến giá sợi bông có thể sẽ tiếp tục giảm đến cuối năm 2022 khi nhu cầu may mặc vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục.

  • Việc giá sợi bông giảm sẽ làm giảm chi phí đầu vào của các doanh nghiệp ngành dệt may, cải thiện biên lợi nhuận gộp và đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh

3. Hiệp định FTA là động lực tăng trưởng cho ngành dệt may

  • Trị giá xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang các khối nước EU, Anh và ASEAN vẫn tăng trưởng trong 8 tháng 2022 lần lượt là 41%, 43% và 11% so với cùng kỳ nhờ các hiệp định mới bao gồm EVFTA, UKVFTA và RCEP.

  • Dự kiến quý 1/2023, Ngành dệt may sẽ tươi sáng hơn do các sản phẩm dệt may sẽ được giảm thuế xuất khẩu vào thị trường EU vào năm 2023 nhờ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Theo FTA này, các loại hàng may mặc bao gồm B5, B7 sẽ được giảm 4 – 6% thuế xuất khẩu vào năm 2023

  • Ngoài ra, Ủy ban Châu Âu dự báo lạm phát trong khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ đạt 8,3% vào năm 2022, trước khi giảm xuống 4,3% vào năm 2023. Lạm phát thấp hơn sẽ kích thích nhu cầu mua sắm các mặt hàng thời trang trong năm 2023. Do đó, một số doanh nghiệp dệt may xuất khẩu com-lê, áo sơ mi, quần và váy sang châu Âu như May Sông Hồng (MSH), May 10, Việt Tiến… sẽ được hưởng lợi từ EVFTA.

III. ĐÁNH GIÁ CỦA SimpleInvest

=> SimpleInvest đánh giá ngành dệt may sẽ gặp khó khăn trong giai đoạn cuối năm, khi các đơn hàng bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về lạm phát và suy thoái. Mặc dù giá nguyên liệu đầu vào đang giảm sẽ tác động tích cực đến biên lợi nhuận gộp nhưng giá bán bình quân đang chịu áp lực giảm giá từ các nhà bán lẻ. Tuy nhiên, SimpleInvest cho rằng giá cổ phiếu đã phản ánh những khó khăn của ngành trong thời gian tới, để doanh nghiệp tiếp tục tăng giá thì cần chờ đợi các câu chuyện mới, cũng như các thông tin hỗ trợ và kỳ vọng các đơn đặt hàng sẽ cải thiện.

*CỔ PHIẾU ĐÁNG CHÚ Ý

TCM: TCM là một trong số ít doanh nghiệp có chuỗi giá trị Sợi – Đan/ Dệt – Nhuộm – May hoàn thiện, có khả năng đáp ứng yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ của các hiệp định FTA hơn so với các doanh nghiệp khác. Kết quả kinh doanh quý 2.2022 của TCM có sự sụt giảm về lợi nhuận, mặc dù biên lãi đang tốt dần lên, và đang bị ảnh hưởng bởi lỗ tỷ giá khiến doanh nghiệp ảnh hưởng về lợi nhuận sau thuế. TCM đã vận hành nhà máy Vĩnh Long giai đoạn 2, mặc dù hiện tại khó khăn về thiếu hụt sản lượng đơn đặt hàng, nhưng thời gian tới khi triển vọng của ngành được cải thiện thì TCM là một cổ phiếu đang để quan tâm

TNG: TNG có kết quả kinh doanh khá tốt do thị trường xuất khẩu chủ đạo của TNG là Mỹ và EU đánh dấu sự tăng trưởng vượt trội trong trị giá xuất khẩu hàng may mặc nửa đầu năm 2022. Tuy nhiên, TNG bị ảnh hưởng bởi chênh lệch tỷ giá nên chi phí tài chính tăng mạnh làm giảm lợi nhuận sau thuế mặc dù biên lợi nhuận có tăng tốt. Kế hoạch năm 2022, TNG sẽ tăng thêm 95 chuyền may thuộc quản lý của xưởng Đại Từ, Đồng Hỷ, Võ Nhai. Vì vậy, khi ngành dệt may phục hồi, cổ phiếu TNG cũng rất đáng để quan tâm.

GIL: GIL có mối quan hệ lâu năm với các đối tác lớn tại Hoa Kỳ và châu Âu. Công ty chủ yếu cung cấp sản phẩm cho Amazon chiếm khoảng 85% doanh thu, 15% doanh thu còn lại chủ yếu đến từ 2 khách hàng lớn IKEA (Châu Âu) khoảng 12% và Ballard (Mỹ) khoảng 2%. Kết quả kinh doanh của GIL trong 6 tháng đầu năm khá tích cực, được hưởng lợi từ chênh lệch tỷ giá, và lượng tiền mặt của GIL tăng trưởng rất tốt. Tuy nhiên, biên lợi nhuận của doanh nghiệp duy trì ở mức đều đều nên kết quả kinh doanh chưa có sự đột biến. GIL vẫn đủ đơn hàng cho tới tháng 10/2022, tuy nhiên, trong bối cảnh đơn đặt hàng đang chững lại nên GIL vẫn bị ảnh hưởng. Chờ khi ngành dệt may có sự hồi phục cũng như có thêm các thông tin hỗ trợ thì cổ phiếu GIL có thể xem xét thêm.


=> Nhà đầu tư có chưa có vị thế mong muốn được hỗ trợ điểm MUA phù hợp hoặc bàn luận thêm về cổ phiếu hãy trao đổi bên dưới phần Bình luận để được hỗ trợ.

=> THEO DÕI TÀI KHOẢN CỦA SimpleInvest ĐỂ THAM KHẢO NHIỀU BÀI PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU CHUYÊN SÂU HƠN NỮA NHÉ!

CHÚC NHÀ ĐẦU TƯ CHIẾN THẮNG MỌI THỊ TRƯỜNG!

5 Likes

Cái quan trọng là nhu cầu hàng dệt may dưới tình hình lạm phát lan rông. TCM mạnh về mảng nào? Bạn phân tích rõ Thun hay Jacket? Còn các công ty may mặc khác thay vì nhập vải TQ giá rẻ hơn giờ FTA khách yêu cầu có CO ưu đãi đội chi phí lên rất nhiều. Hưởng lợi các FTA lương thực, thực phẩm nhiều hơn

1 Likes

Đúng rồi. Hiện tại trong bối cảnh lạm phát lan rộng thì nhu cầu hàng dệt may đang bị ảnh hưởng. Đó là sự khó khăn của ngành
Còn cổ phiếu thì mình chỉ chia sẻ sơ lược. Từng cổ phiếu sẽ có bài phân tích riêng, k khuyến nghị mua bán

2 Likes

Dệt may đơn hàng sụt giảm, bảo sao giá cổ phiếu ko ngóc lên được

2 Likes

khó cả ngành bạn ạ. Theo dõi thêm tgian nữa

2 Likes

ngành dệt may Việt Nam chủ yếu gia công cắt may là tốt, còn phải phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài nhiều

1 Likes

dệt may như ngành thép, đều dựa vào bơm tiền của các nền kte lớn

1 Likes