Phân tích kỹ thuật là nghệ thuật hay chỉ là công cụ vặt lông gà?

Những lầm tưởng làm hủy hoại nhiều cuộc đời trong đầu tư chứng khoán!!!

I. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT LÀ NGHỆ THUẬT HAY CHỈ LÀ CÔNG CỤ VẶT LÔNG GÀ Ở THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM?

Cách sử dụng phân tích kỹ thuật tương đối đơn giản dễ hiểu, được sử dụng phổ biến bởi các nhà đầu tư cá nhân, nhà môi giới chứng khoán. Nhưng lại không còn được sử dụng ở hầu hết các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp. Vì sao???

Kinh nghiệm càng đỉnh cao, tài sản càng hao, cố gắng học mãi mà mãi không xuống đỉnh được! 😅

1- PHÂN TÍCH KỸ THUẬT MANG TÍNH LỖI THỜI:

Các chỉ báo, đường giá, biểu đồ, mô hình, nến… của phân tích kỹ thuật trở lên lạc hậu với sự phát triển của công nghệ thuật toán, big data, trí tuệ thông minh… (AI, Machine learning, Quantitative…).

Các quỹ đầu tư chuyên nghiệp (nổi bật là hedge fund) thường xây dựng các phần mềm với thuật toán phức tạp và “khó tính” hơn để tăng tính hiệu quả cho trading.

Cơ sở dữ liệu chính của các ứng dụng này cũng tương tự phân tích kỹ thuật tức là sử dụng lịch sử giá cả và khối lượng giao dịch để xây dựng model.

Tuy nhiên dù ngay cả khi backtest nhiều lần (thử nghiệm xác suất chính xác) của các phần mềm, ứng dụng này, thì độ hiệu quả cũng… rất 50/50.

Do đó xu hướng giao dịch của các quỹ Hedge fund trên thế giới trong nhiều năm trước đại dịch đều giảm, nhằm hạn chế lại các chi phí phát sinh khi tiến hành trading quá nhiều.

2 PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ĐƯỢC ÁP DỤNG RẤT PHỔ BIẾN VÌ:

  • Dễ sử dụng, dễ ứng dụng và được khuyến khích bởi các công ty môi giới chứng khoán.

  • Tạo niềm tin có thể kiếm lời từ việc giao dịch, lướt sóng

  • Gia tăng giao dịch hi vọng có thể kiếm tiền nhanh chóng, dễ dàng.

  • Ai cũng có thể học và sử dụng nhanh chóng nhưng vẫn giữ được vẻ khoa học thần bí, phân tích chuyên sâu và nghệ thuật đỉnh cao. :sweat_smile:

Kinh nghiệm càng đỉnh cao, tài sản càng hao, cố gắng học mãi mà mãi không xuống đỉnh được.

3 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT KHÔNG RÕ RÀNG VÀ THIẾU KIỂM CHỨNG

“Lịch sử luôn luôn lặp lại???”

Về căn bản sự ghi chép và thống kê dữ liệu lịch sử giúp hỗ trợ con người nhận diện được tình hình hiện tại so với quá khứ.

Tuy nhiên việc dựa vào xu hướng biến động giá trong lịch sử và kỳ vọng rằng điều đó sẽ lặp lại, rồi đưa ra các quyết định mua bán kiếm lời dựa trên những kỳ vọng đó, thì liệu có phải phương pháp hiệu quả???

Lịch sử liệu có thực sự lặp lại hay chỉ là ảo tưởng của sự ngẫu nhiên:

  • Tâm lý và hành vi của con người thường có sự thay đổi phát triển theo nhận thức, kinh nghiệm từ các sự kiện đã trải qua, đồng thời cũng thay đổi theo xu hướng của xã hội và các yếu tố xung quanh.

  • Mỗi tài sản tài chính ở các giai đoạn khác nhau sẽ ẩn chứa các cơ hội và rủi ro đầu tư có bản chất khác nhau.

Đây là lý do vì sao mỗi khi các thông tin quan trọng bất ngờ xảy ra, thì mọi mô hình, đường giá và chỉ báo của phân tích kỹ thuật đều bị phá hỏng.

Bởi lúc này bản chất đã thay đổi, lịch sử không còn lặp lại nữa.

đúng là cái áo giấy dễ mang, ai cũng có thể trở thành chuyên gia!