Phân tích ngành điện trong quý 4 2022

, , , ,

Những tháng cuối năm 2022 ngành điện có khá nhiều triển vọng và rất đáng được kì vọng.
Cơ cấu nguồn điện huy động quý II/2022
điện 1

  • Cơ cấu nguồn điện huy động trong quý II/2022 đã có sự thay đổi mạnh. Sản lượng huy động từ thủy điện đã tăng 152% so với quý đầu năm, qua đó, nâng tỷ trọng đóng góp trong cơ cấu huy động từ 26,2% (quý I) lên mức 35,7%.
  • Việc thủy điện được tăng sản lượng huy động cũng đã khiến cho giá thu mua điện trên thị trường điện cạnh tranh mất đi đà tăng trước đó, rơi từ mức đỉnh 1.800 đồng/kwh (tháng 4) xuống còn quanh 1.200 đồng/kwh, do giá huy động từ thủy điện thấp. Tuy nhiên, mức giá điện giao dịch trung bình của cả quý II/2022 vẫn cao hơn 30% so với cùng kỳ - điều kiện tuyệt vời cho tăng trưởng của nhóm sản xuất điện.

  • Lượng mưa bất thường trong tháng 5 và tháng 6 giúp sản lượng thủy điện gần như tương đương với tháng cao nhất cao điểm mùa mưa năm 2020 với hơn 8.31 tỷ kWh (+50% so với 2 tháng liền kề).

Nhóm cp hưởng lợi GEG, PC1.

  • ENSO có khả năng tiếp tục duy trì ở trạng thái La Nina từ nay đến hết năm 2022 với xác suất khoảng 55 - 65%. Theo đó, lượng mưa cơ bản tại khu vực Bắc bộ được dự báo cao hơn trung bình năm ngoái từ 10 - 25% với xác suất hơn 60%.
  • Các khu vực Trung bộ, Nam bộ và Tây Nguyên cũng có lượng mưa cao, đặc biệt tại một số khu vực như Trung Trung bộ và Nam Trung bộ có thể cao hơn 15 - 35% so với cùng kỳ với xác suất xảy ra từ 70 - 90%. Các nhà máy thủy điện sẽ tiếp tục được hưởng lợi, khi nguồn nước tiếp tục dồi dào hơn, đặc biệt là các nhà máy thủy điện tại miền Trung, có thể kể đến như Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh (VSH - HOSE), Thủy điện miền Trung (CHP - HOSE)…
  • Nhóm thủy điện sẽ được hưởng lợi trong phần còn lại của năm 2022 đó là sản lượng huy động từ nguồn điện tái tạo mới (điện mặt trời và điện gió) biến động mạnh trong ngày và giữa các ngày trong tháng, đồng thời duy trì ở mức thấp trong các tháng đầu năm. Một số mã đáng chú ý như: GEG, REE, TV2,TTA.
  • Ngành điện gió, năng lượng tái tạo không chịu áp lực chi phí đầu vào như các ngành than, dầu khí. Do đó, dòng tiền mà các nhà đầu tư rót vào doanh nghiệp vẫn sẽ âm thầm chảy và sản sinh ra lợi nhuận lâu dài.
  • Công nghệ BIM được áp dụng trong các hạng mục: Scan-to-BIM hạng mục Khu xử lý nước Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 MR; Số hóa công trình trên nền tảng BIM (Scan-to-BIM – S2B) công trình sân phân phối 500kV Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 và ứng dụng sản phẩm từ công tác số hóa công trình (S2B) hỗ trợ công tác quản lý vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa công trình. Điều này góp phần làm cho ngành điện tiếp cận được với công nghệ 4.0 Và tăng hiệu suất trogn quá trình hoạt động.
  • Quy hoạch điện 8 - Chính phủ đặt mục tiêu nâng tỷ trọng nguồn điện khí để đạt được mục tiêu giảm khí thải. Công suất điện khí sẽ được nâng lên gần 55 GW trong năm 2035 trong đó điện khí từ LNG là 40 GW, tăng rất mạnh so với tổng công suất điện khí ở mức hiện tại là 9 GW vào cuối năm 2021. → NT2, POW, GAS