Plx update VCSC

Khuyến nghị khả quan cho PLX với giá mục tiêu 62.400 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC)

Tập đoàn ENEOS Corporation, công ty có liên quan đến nhà đầu tư chiến lược JX Nippon Oil & Energy Vietnam của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX), đã đăng ký mua 25 triệu cổ phiếu của PLX. Thời gian thực hiện của giao dịch này trong giai đoạn 01/3-30/03.

Ngày 18/02, PLX công bố kế hoạch bán 25 triệu cổ phiếu quỹ trong tổng số 75 triệu cổ phiếu hiện tại. Số tiền thu được (ước tính 1,4 nghìn tỷ đồng theo giá hiện tại 56.800 đồng/CP) sẽ được sử dụng để tài trợ cho hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Theo PLX và quy định của HOSE, giá chào bán mua ít nhất sẽ tương ứng ít nhất 96,5% giá tham chiếu. Lấy ví dụ, nếu giá đóng cửa phiên trước đó (giá tham chiếu) là 56.800 đồng/CP, giá chào mua sẽ tương ứng hoặc cao hơn 54.800 đồng/CP. Giao dịch sẽ được thực hiện thông qua khớp lệnh trên sàn HOSE.

Nếu giao dịch này thành công, sẽ giúp tăng tỷ lệ sở hữu của ENEOS Corporation tại PLX lên 10,9% từ 9,0% hiện tại.

Chúng tôi hiện có khuyến nghị khả quan dành cho PLX với giá mục tiêu 62.400 đồng/CP (tổng mức sinh lời dự phóng 13,7%, bao gồm lợi suất cổ tức 3,9%)

Tham gia room tư vấn tại
https://zaloapp.com/g/nlkxwa365
phí giao dịch 0.15 %,margin lãi 9.9 %
Liên hệ zaalo 0986344056

VCBS: Khuyến nghị nắm giữ PLX Trong 6 tháng đầu năm 2021, Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (HoSE: PLX) đạt doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 84.886 tỷ đồng (tăng 30%) và 2.250 tỷ đồng - cải thiện mạnh mẽ khoản lỗ cùng kỳ. Sản lượng tiêu thụ nội địa đạt 4,7 triệu tấn, cao hơn 1,5% nửa đầu năm ngoái. Điều này cho thấy, PLX đã có sự phục hồi mạnh mẽ lợi nhuận của mình, mặc dù sản lượng kinh doanh vẫn ở mức thấp. Trước khi làn sóng Covid-19 thứ 4 xuất hiện, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo năm 2021 sẽ là một năm nổi bật của ngành dầu khí toàn cầu, nhờ nhu cầu dầu phục hồi cũng như triển vọng kinh tế toàn cầu góp phần thúc đẩy giá dầu tăng trong tương lai gần. Bên cạnh đó, nhiều loại hàng hóa đồng thời trải qua xu hướng tăng mạnh do chính sách tiền tệ nới lỏng ở các nước phát triển, đặc biệt là do dự trữ đồng USD tăng ở các nước bên ngoài nước Mỹ xảy ra như một điều hiển nhiên khi Cục dự trữ Liên bang (FED) thực hiện nới lỏng định lượng. Dù vậy, hiện nay giá dầu thế giới đang diễn biến dưới tác động của cả yếu tố tích cực và tiêu cực. Trong đó, thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+ giúp giá dầu trong nửa cuối năm 2021, nhưng ngược lại, làn sóng lây nhiễm mới của Covid-19 gây ra lo ngại về sự phục hồi hình chữ V của nền kinh tế toàn cầu. Do đó, VCBS dự báo giá dầu Brent có thể không ổn định ở mức 70 USD/thùng trong nửa cuối năm 2021. Việc này ảnh hưởng khá lớn đến PLX, bởi nếu giá dầu Brent ổn định sẽ đảm bảo hoạt động kinh doanh xăng có lượng hàng tồn kho dự trữ cao không bị mất mát. Cũng có nghĩa là sẽ không xuất hiện các khoản trích lập dự phòng hàng tồn kho như đợt sóng Covid-19 hồi đầu năm ngoái. Sau khi làn sóng thứ 4 của dịch bệnh xuất hiện, Chính phủ nước ta đã buộc phải áp đặt giãn cách xã hội quyết liệt hơn những lần trước. VCBS đánh giá, nó sẽ ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nửa cuối năm 2021, đặc biệt là các thành phố lớn như TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng… Theo ước tính của công ty chứng khoán này, tiêu thụ xăng dầu trong nước cũng sẽ giảm nhanh trong nửa cuối năm 2021, với tổng doanh thu đạt 4,2 triệu tấn sản phẩm (giảm 15% cùng kỳ); mức độ ảnh hưởng đến tổng cầu cũng sẽ đáng kể hơn những lần trước. VCBS cũng dự báo chi phí bất thường sẽ xuất hiện trên báo cáo tài chính giai đoạn tới của PLX do tác động của chính sách “3 tại chỗ” theo quy định của Chính phủ. Với quy mô hoạt động của PLX, khoản chi phí này sẽ khá lớn trong giai đoạn này. Từ đó, VCBS đưa ra khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu PLX, giá mục tiêu là 48.500 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 4,1% thị giá hiện tại.

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu PLX CTCK Phú Hưng (PHS) Chúng tôi kỳ vọng doanh thu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX – sàn HOSE) sẽ tăng vào năm 2022 khi đại dịch được kiểm soát với tỷ lệ tiêm chủng ngày càng tăng với tốc độ cao. Theo chúng tôi kỳ vọng, khi giá dầu ổn định ở mức 70 USD/thùng, doanh thu có thể đạt 77,6 nghìn tỷ đồng (tăng 18% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế đạt 4,2 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 39%). Kể từ năm 2021, biên lợi nhuận đã có sự cải thiện khi nền kinh tế nhanh chóng phục hồi trở lại trạng thái bình thường, dẫn đến giá dầu thô và giá các sản phẩm xăng dầu tăng nhanh. Điểm nhấn đầu tư: Petrolimex đã và đang chiếm lĩnh thị trường nội địa nhờ hệ thống kho bãi lớn nhất cả nước và mạng lưới phân phối quy mô lớn dẫn đầu về số lượng cửa hàng bán lẻ xăng dầu trực thuộc. Bên cạnh đó, chính sách về giá sẽ ổn định hơn khi Nghị định 95/2021/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 02/01/2022. Theo đó, thời gian điều chỉnh giá sẽ giảm xuống còn 10 ngày thay vì 15 ngày như trước đây và số ngày tồn kho tối thiểu cũng giảm từ 30 ngày xuống còn 20 ngày. Điều này được kỳ vọng sẽ giúp giá bán lẻ tiến gần đến cơ chế thị trường và do đó, giúp đảm bảo lợi nhuận của công ty trước những biến động bất lợi của giá cả quốc tế. Ngoài ra, trong khi mức tiêu thụ xăng dầu trên đầu người của Việt Nam thuộc hàng thấp nhất trong khu vực, thì tốc độ tăng trưởng ô tô đang diễn ra rất nhanh chóng và người dân có xu hướng di cư ra xa các trung tâm đô thị. Xu hướng này được kỳ vọng sẽ kích thích tiêu thụ xăng dầu và thắp sáng triển vọng dài hạn cho PLX. Sử dụng phương pháp DCF và P/E, chúng tôi ước tính giá hợp lý là 62,800 VND/cổ phiếu. Do đó, chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua với mức tăng giá tiềm năng là 14%. Định giá của chúng tôi không bao gồm dự án LNG Mỹ Giang (Nam Vân Phong) do sự không chắc chắn và thiếu thông tin cần thiết trong giai đoạn được định giá.

Khuyến nghị mua cổ phiếu PLX với giá mục tiêu 70.200 đồng/CP CTCK MB (MBS) Kết quả kinh doanh Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX – sàn HOSE) hồi phục tốt trong năm 2021 mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid19. Trong quý 4, sản lượng xăng dầu kinh doanh đã phục hồi tốt so với quý 3, tuy vậy vẫn giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. Do giá dầu trong kỳ đạt mức cao khi tăng 76% so với cùng kỳ năm trước, đưa doanh thu tăng mạnh 58% so với cùng kỳ năm trước, đạt 49.372 tỷ đồng, lợi nhuận gộp đạt 3.050 tỷ đồng (giảm 18%), lợi nhuận trước thuế đạt đạt 830 tỷ đồng (giảm 30%). Lũy kế cả năm 2021, mặc dù sản lượng kinh doanh nội địa giảm 7%, nhờ giá dầu tăng mạnh, doanh thu đạt 169.113 tỷ đồng, tăng 37%, lợi nhuận gộp đạt 12.706 tỷ đồng, tăng 27%, lợi nhuận trước thuế đạt 3.781 tỷ đồng, tăng 168% so với mức thấp của năm 2020, hoàn thành 113% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Hoạt động quản lý tài chính trong kỳ cũng mang lại hiệu quả tốt, tại thời điểm cuối năm, công ty đang duy trì khoản tiền, tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn và dài hạn là 20.025 tỷ đồng, trong khi đó, nợ vay ngắn và dài hạn là 14.800 tỷ đồng, việc này đưa khoản thu nhập từ lãi tiền gửi đạt 683 tỷ đồng, vượt qua cả chi phí lãi vay trong kỳ là 602 tỷ đồng. Trong năm 2021, với tình hình dịch covid19 diễn biến phức tạp, đặc biệt là dịch bùng phát trong quý 3, Việt Nam phải thực hiện phong tỏa, giãn cách nhiều tình thành, dẫn đến sản lượng kinh doanh xăng dầu đạt mức thấp. Trong năm 2022, với việc dỡ bỏ hoàn toàn giãn cách, thúc đẩy hoạt động kinh tế xã hội, chúng tôi dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu sẽ tăng mạnh trở lại ở mức từ 6 - 8%, đây là cơ hội lớn cho công ty tiếp tục hồi phục và phát triển. Chúng tôi dự báo sản lượng xăng dầu kinh doanh trong năm 2022 của công ty sẽ đạt mức từ 12,4 - 12,6 triệu tấn, tương ứng mức tăng từ 8 - 10% so với 2021. Giá dầu trong 2 tháng đầu năm tiếp tục tăng mạnh nhờ nhu cầu tiêu thụ dầu tăng lên trong khi nguồn cung tiếp tục hạn chế và đặc biệt từ khi xung đột Nga Ukraine bùng phát cuối tháng 2/2022, giá dầu có lúc đã chạm mức 139 usd/thùng và còn dự báo có thể chạm mức 150 usd/thùng (dầu Brent). Với kịch bản cơ sở, chúng tôi dự kiến lấy mức giá dầu đạt 90 usd/thùng cho năm 2022. Chúng tôi cũng lưu ý giá dầu tăng giảm thực tế tác động một phần không lớn đến lợi nhuận hoạt động của công ty bởi giá bán xăng dầu được kiểm soát chặt chẽ và điều chỉnh dựa trên biến động giá dầu quốc tế. Từ đầu năm 2022, kinh doanh xăng dầu được thực hiện theo Nghị định số 95/2021/NĐ-CP, theo đó, giá xăng dầu bán lẻ trong nước được điều chỉnh 3 lần/tháng để sát với tình hình biến động giá xăng dầu trên thị trường quốc tế, giá cơ sở cũng được tính theo tỷ lệ nguồn xăng dầu sản xuất trong nước và nhập khẩu. Điều này sẽ hỗ trợ hoạt động kinh doanh của công ty bám sát với thị trường thế giới, tránh những cú sốc lớn tác động, ổn định hiệu quả kinh doanh. Dự báo doanh thu và lợi nhuận trước thuế năm 2022 của công ty lần lượt đạt 228.000 tỷ đồng và 5.790 tỷ đồng, tăng trưởng 35% và 53% so với 2021. Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PLX với giá mục tiêu ở mức 70.200 đồng/CP trên cơ sở kết quả kinh doanh năm 2021 có sự phục hồi mạnh mẽ bất chấp dịch covid19 trong năm vẫn diễn biến phức tạp, doanh thu tăng 37%, lợi nhuận trước thuế tăng 148% so với 2020. Trong năm 2022, chúng tôi dự báo hoạt động kinh doanh tiếp tục tăng trưởng tốt nhờ nhu cầu xăng dầu phục hồi và giá dầu tăng cao. Doanh thu và lợi nhuận dự kiến tăng 35% và 53% so với 2021.