Quất Mạnh Vào

Thak bài viết của bác nhiều

3 Likes

Em là F0 và đang full margin đây.

2 Likes

Bài tôi mới post lên FB Quất Mạnh Vào - các bạn đọc cho vui. Lý thuyết thôi nhé :slight_smile:

Bài 6: Nhận diện và vận dụng thời điểm vào – ra.

Tôi đã viết bài này từ vài ngày trước nhưng đã không đăng vội vì e rằng thời điểm quá nhạy cảm. Tôi không muốn các bài viết mang tính học thuật tìm hiểu tâm lý thị trường nhằm mục đích “làm giàu kiến thức” được liên hệ với thị trường theo bất kỳ nghĩa nào. Nếu bạn muốn trở thành một người giao dịch chứng khoán lâu dài, hãy trang bị kiến thức.

Trong giao dịch chứng khoán, đều khó khăn nhất có lẽ là nhận diện được đâu là thời điểm nên ra và nên vào. Trong đó thời điểm nên ra còn khó khăn, và quan trọng, hơn gấp nhiều lần thời điểm nên vào bởi nó là quyết định mang tính chuyển “lãi tiền giấy” thành “lãi tiền thật”. Nhiều người hay mắc lỗi này. Tôi cũng đã từng mắc lỗi này chỉ bởi vì tôi không tuân thủ nguyên tắc.

Khi nào gấu thắng thế?

Khi một thị trường tăng điểm, do sự luân chuyển 3 lớp cổ phiếu trong quá trình đi lên, thị trường thông thường sẽ tạo ra 2 điểm nghỉ chân mà chúng ta hay gọi là điều chỉnh. Chính vì lý do này mà trong phân tích kỹ thuật chúng ta có cái gọi là 5 bước sóng tăng Elliot. Nếu chúng ta quan sát thấy các lớp cổ phiếu thực sự đã thay đổi mà thị trường gần như không có sự điều chỉnh nào, hoặc rất nhẹ, cần phải hiểu rằng bên mua (phía bò) đã thể hiện hết mọi sức mạnh của họ một cách không ngừng nghỉ. Nói cách khác họ đã tấn công liên tục và sử dụng hết mọi nguồn lực mà họ có cho đến khi nó không thể.

Nguồn lực mà phía bò có chính là thông tin và tiền. Tiền bao giờ cũng bao gồm tiền mới và tiền vay (margin). Những người nắm giữ cổ phiếu và “mong” thị trường lên không bao giò là bò cả - họ thực ra đang là những con gấu chờ ra đòn. Khi các thông tin không còn mới, hoặc bị lặp đi lặp lại, nó thực chất không còn là vũ khí nữa. Khi tiền hết, khối lượng giao dịch không thể tăng, bởi vì đặc trưng của một giai đoạn tăng giá luôn là giá tăng cùng với giá trị giao dịch tăng nhẹ dần lên. Việc sử dụng tiền vay làm cho giá tăng nhanh và mạnh bởi vậy nếu giá bỗng nhiên chững lại một thời gian, nó thường là dấu hiệu rằng khả năng vay đã hết. Điều này cần đặc biệt chú ý khi các thông tin về việc nới hay cấp thêm margin cho khách hàng được thông báo. Nó thường là dấu hiệu của việc hạn mức đã đến giới hạn và rất dễ dàng tạo ra bẫy tăng (bulltrap) cho những người mới.

Tại những vùng giá cao như vậy với những đặc điểm trên, chúng ta ban đầu thường sẽ chứng kiến giá dao động lên xuống, giá trị giao dịch vẫn ở mức cao nhưng không tăng dần thêm. Hai phía bò và gấu khá cân băng. Vùng giá cao không nhất thiết phải là một ngưỡng kháng cự, nhưng nếu là ngưỡng kháng cự thì tâm lý càng mạnh. Dần dần, do phía bò đã cạn kiệt nguồn lực, phía gấu sẽ dần chiếm ưu thế do sức ép chốt lời và sức ép giảm margin. Đáng chú ý là sức ép margin lại thường tập trung vào các mã vốn hóa lớn, tạo ra sức ép giảm chỉ số, càng làm cho tâm lý thị trường trở nên tiêu cực hơn. Bởi vậy, bao giờ cũng tồn tại ít nhất một phiên chạy toán loạn làm mọi người ngơ ngác.

Nhưng cuộc chiến tâm lý không kết thúc đơn giản như vậy. Cả hai phía đều có xu hướng chờ đợi nhưng kết cục chủ yếu phụ thuộc vào nguồn lực của phía bò đến đâu. Còn nguồn lực của phía gấu là lượng cố phiếu đang lãi “trên giấy” đủ để họ có thể chạy bất kỳ lúc nào. Khi các thông tin vĩ mô không có gì mới hơn là những gì đã biết, hai câu hỏi quan trọng mà phía bò muốn có câu trả lời tích cực sẽ là “Dòng tiền bán ra do chốt lời có quay lại ngay với thị trường không hay nghỉ ngơi? Dòng tiền margin có quay trở lại không?” còn đường nhiên phía gấu sẽ có câu trả lời tiêu cực. Nếu giá trị giao dịch cứ giảm dần, mỗi bên có thể thắng một vài trận đánh, nhưng cuộc chiến cuối cùng thường sẽ nghiêng về bên gấu.

Vậy, khi nào thì gấu sẽ thua?

Không nên lấy điểm số làm mốc mặc dù như đã nói ở trên, giống như các ngưỡng kháng cự, các mức hỗ trợ có thể có sức mạnh tâm lý khi thị trường giảm. Điều thị trường cần bao giờ cũng là tâm lý và nguồn lực. Cả hai điều này đều cần thời gian và bởi vậy thời gian quan trọng hơn điểm số. Nếu tâm lý cân bằng (theo cách nói của tôi là dùng lý trí để suy xét chứ không phải tham lam hay sợ hãi – xem Bài 1) thì điểm số chỉ là hệ quả.

Chúng ta lặp lại cách phân tích tâm lý và hành vi của quá trình nêu trên sẽ có câu trả lời cho việc khi nào bò sẽ lại thắng thế. Tôi muốn để cái này cho các bạn tự suy nghĩ và tìm câu trả lời có lẽ sẽ tốt hơn nếu bạn có suy nghĩ giống tôi ở những phân tích bên trên. Quá trình thị trường đi xuống bao giờ cũng bắt đầu từ từ, giống như lúc nó đi lên trong nghi ngờ. Quá trình đi xuống bao giờ cũng gắn liền với khối lượng giao dịch giảm dần do phía gấu bán ra mà phía bò chống chọi yếu hơn, không hẳn là vì họ không có tiền, mà còn bởi vì họ chưa thấy hấp dẫn. Phía gấu sẽ cạn kiện nguồn lực khi khoảng lãi “trên giấy” bé dần, hoặc những người lỗ quyết định rời cuộc chơi (cũng giống như những người chốt lãi rời cuộc chơi vậy). Cho đến khi khối lượng giao dịch thấp và dường như không giảm nữa, thậm chí tăng lên nhẹ, thì đó rất có thể là lúc phía bò dần dần chiếm ưu thế trở lại.

Điều cuối cùng của bài viết mà tôi muốn chia sẻ là tất cả các thị trường chứng khoán trên thế giới trong dài hạn đều đi lên. Tâm lý con người ai cũng muốn kiếm lãi nhanh, giá trị thời gian của tiền, nhưng cũng sẽ có rất nhiều người chuyển sang đầu tư dài hạn và bỏ đấy và đó cũng là lý do làm thị trường khi xuống thường chậm rãi chứ không hối hả như khi thị trường đi lên. Nhưng nếu bạn sử dụng tiền vay thì câu nói của John M Keynes – một nhà kinh tế mà chắc bạn nào học kinh tế đều biết – nên luôn là bài học nằm lòng mà tôi tạm dịch nôm na là: “Thị trường có thể vô lý lâu hơn bạn có thể chịu đựng được khoản vay”.

Tôi chủ động bỏ phần cuối là “vận dụng để vào – ra” để tránh những hiểu lầm không đáng có về mục tiêu “làm giàu kiến thức”.

22 Likes

Nhớ cụ lắm rồi đấy

2 Likes

Bài viết hay quá cảm ơn bác nhiều ạ! Bác làm ơn cho em xin link của Bài 1 và bài 2 ạ, em tìm trong topic này mà không thấy đâu nhỉ?

2 Likes

@Tun35: Mình post bài mới, còn mấy bài cũ trước đó ở FB. Bạn cứ vào tìm Quất Mạnh Vào chắc là ra :slight_smile:

3 Likes

Nay múc được chưa sếp ơi? Em ngứa quá hôm qua làm trước tí rồi

1 Likes

@Tank: chỉ lý thuyết thôi không biết gì đâu :slight_smile:

2 Likes

bạn viết hay quá, thanks bạn!

2 Likes

bài 6 này của anh đúng vs bản chất thị trường vn,

còn phần phân tích kỹ thuật ở trên thì f0 trình độ mầm non đọc rất hợp lý

4 Likes

@LCTV: uh, phan PTKT cung nhu phan tich noi chung anh hien tai dang huong vao doi tuong moi bat dau lam quen. co viet them cac phai nua roi nhung chua post de moi nguoi doc dan dan cho ngam :slight_smile:

3 Likes

lâu không thấy Lòi lên , đang tận bẹn rùi ah

1 Likes

bác hào có bài mới chưa

1 Likes

Hôm nay bận họp cả ngày chưa viết được gì :slight_smile: Chắc cuối tuần mới có bài mới.

2 Likes

Xin chào bác Quách Mạnh Hào
https://vietstock.vn/2021/01/ong-quach-manh-hao-muon-ban-1-trieu-cp-ibc-739-823326.htm

1 Likes

Tin xấu, tin dữ gì cũng tung ra hết. Thị trường cũng đã được những kỷ lục vô tiền khoáng hậu rồi.

Chốt: mai sẽ giảm thêm tí và hồi chậm, rất chậm.
Anh chị em mai xuống tiền được rồi.

2 Likes

Tôi vừa viết bài này và post trên FB group Quất Mạnh Vào - các bạn đọc cho vui nhé :slight_smile:

Bài 7: Đón nhận và xử lý thông tin

Là một nhà đầu tư, thực ra chủ yếu là giao dịch, chứng khoán, bạn cần phải quen sống trong một thế giới thông tin tốt xấu và thật giả lẫn lộn. Các lý thuyết kinh tế về thông tin không cân xứng cho rằng việc thiếu thông tin là nguyên nhân chủ yếu của việc ra quyết định sai. Việc quá nhiều thông tin tồn tại làm nhiều người nghi ngờ điều này. Nhưng sự thật là chúng ta thiếu thông tin trọng yếu mà thường bị phân tán bởi thông tin nhiễu. Tất cả là do bộ vi xử lý – cái đầu của bạn. Việc phân biệt thông tin nhiễu với thông tin trọng yếu là quan trọng. Nói cách khác, trước khi đến bước ra quyết định, bạn cần phải tỉnh táo để nhận biết đâu là tin nhiễu, đâu là tin đáng tin cậy.

4 nhóm tin

Có nhiều nguồn tin khác nhau, nhưng 4 nhóm tin sau thường là phổ biến: thông tin báo chí, bình luận chuyên gia kinh tế, bình luận của công ty chứng khoán và thông tin rò rỉ trên các diễn đàn hoặc truyền tai nhau. Chúng ta thường có một sai lầm phổ biến là lướt qua tiêu đề và chọn đọc thông tin củng cố suy nghĩ của mình, hoặc nếu có đọc hết thì thường tin nhiều hơn vào những thông tin giống mình nghĩ. Đó là một dạng hành vi mà các lý thuyết về tài chính hành vi đều đã chỉ ra. Vậy, làm thể nào để vượt qua để vượt qua?

Báo chí

Bạn sẽ để ý rằng thông tin báo chí thường là mang tính đưa tin. Đó thường là những thông tin đáng đọc nếu bạn là một người hiểu về các lý thuyết kinh tế tài chính. Bởi vậy, khác với nhiều người nghĩ lý thuyết sách vở là không hữu ích trong đầu tư, tôi cho rằng hiểu một chút về các lý thuyết kinh tế tai chính sẽ giúp bạn xử lý nó.

Chuyên gia

Nhóm thông tin đến từ các chuyên gia kinh tế công khai trên truyền thông thường là những thông tin đã được xử lý qua bộ não của họ.Tất nhiên bộ não mỗi người khác nhau, nhưng ít nhất nó giúp bạn hình dung thông tin báo chí mà bạn đọc được đã được xử lý thế nào. Điều quan trọng lúc này là bạn cần phải đọc và hiểu các lập luận của họ, thay vì những phát biểu mang tính khẩu hiệu. Lập luận của họ mới là thứ thông tin trọng yếu bạn cần.

CTCK

Trong khi nhóm thông tin số 2 thường khách quan, bởi ít nhất họ không có lợi ích cụ thể nào được nhìn thấy – thậm chí họ còn phải rất cân nhắc sử dụng câu chữ khi xuất hiện, thì nhóm thông tin thứ 3 – các công ty chứng khoán – lại thường không thể khách quan, hoặc nhìn nhận chung của thị trường sẽ là như vậy, mặc dù họ cố tỏ ra như vậy. Điều này là vì các công ty chứng khoán thường có lợi nhất khi thị trường giao dịch sôi động và họ có thể phát huy dịch vụ tài chính, không nhất thiết phải là thị trường tăng, nhưng thực tế Việt nam thì thường chỉ sôi động khi thị trường tăng. Bởi vậy, thông tin đến từ các công ty chứng khoán thường sẽ có xu hướng tốt hơn điều họ thực sự nghĩ. Các khuyến cáo công khai của họ về cổ phiếu cụ thể thường mang tính an toàn. Nhưng họ cũng rất có ích nếu bạn sử dụng các báo cáo phân tích cổ phiếu của họ để lấy thông tin và xếp hạng cổ phiếu (Bài 3) thay vì chỉ nhìn vào định giá.

Xã hội

Điều thú vị nằm ở nhóm thông tin cuối cùng - diễn đàn, mạng xã hội hoặc rỉ tai nhau – những thông tin không chính thống nhưng lại thường là nhóm thông tin có tác động mạnh nhất tới suy nghĩ của bạn bởi nó là tâm lý đám đông. Cá nhân tôi thích sự tồn tại của nhóm thông tin này bởi nó tạo ra một thế giới thực ảo – nghĩa là nếu bạn hiểu rõ về tâm lý và hành vi, bạn sẽ thấy nó trở nên rất thú vị và giúp bạn ra quyết định rất nhiều.

Khi đọc thông tin hay tham gia vào diễn đàn, nên ghi nhớ rằng mục tiêu là để nạp thông tin thay vì tin. Nhưng bạn chỉ nên tham gia hoặc tìm những nhóm tin này nếu bạn đã có một nguyên tắc giao dịch cho riêng mình (khóa học miễn phí tôi đang triển khai là để giúp bạn điều này). Trong mỗi con người, tâm lý cảm xúc đều đến từ chính mình và đến từ đám đông. Tâm lý đám đông là thứ dễ làm chúng ta rơi vào trạng thái lo sợ hoặc tham lam nhiều nhất và điều này thường dẫn tới từ bỏ nguyên tắc. Bởi vậy, nếu bạn chưa có nguyên tắc thì rủi ro càng lớn, nguy cơ bạn trở thành thỏ càng cao.

Mọi thông tin đưa ra đề có mục đích. Nhưng nó không vô nghĩa, thậm chí rất ý nghĩa nếu bạn hiểu tâm lý hành vi. Có hai loại tin trong nhóm này là nhận định thị trường và phím hàng. Đối với nhận định thị trường, khi những người phân tích và nhận định rằng thị trường sẽ tăng, thường điều đó đã hàm ý họ đang giữ cổ phiếu rồi. Đặc biệt, nếu họ chẳng may tiết lộ rằng họ đang full cổ phiếu – đó là lúc tôi thấy lo ngại bởi thực ra là họ “mong muốn” thị trường tăng điểm. Nói khác đi, nếu là một con gấu thì tôi sợ người có tiền chứ không sợ người có cổ phiếu bởi vì họ thực ra là giống tôi bởi vì họ đang chờ bán. Giữa việc có cổ phiếu với việc cầm tiền mà đứng ngoài thì thực ra không khác gì nhau trong việc giúp thị trường đi lên, bởi họ đều là gấu cả.

Ngược lại khi mà ai đó nhận định rằng thị trường sẽ xuống và nói rằng họ đang cầm tiền, tôi lại không thấy sợ bởi vì họ thực ra không có khả năng làm thị trường giảm thêm nữa. Tôi sợ người có cổ phiếu hơn. Và tất nhiên, người có cổ phiếu thì muốn giá tăng. Bởi vậy, người có tiền nếu muốn thị trường xuống thực ra là để lôi kéo người khác bán để họ mua giá rẻ hơn.

Đối với loại tin phím hàng, nói sang hơn là khi có ai đó giới thiệu cho bạn một cơ hội đầu tư, cần hiểu rằng họ muốn bạn đi theo họ. Những hãy đón nhận nó một cách khách quan, như một thông tin và dùng kiến thức của mình để phân tích. Nó có thể không phải là cơ hội lúc này, nhưng nhất định một lúc nào đó nó sẽ là cơ hội – đơn giản bởi nó là cổ phiếu có lẽ được dòng tiền quan tâm. Tôi thường đọc và thầm cám ơn những người đó bởi họ ít nhất giúp tôi có một cổ phiếu để xem thay vì mất công tìm kiếm trong cả nghìn công ty. Nhưng chỉ vậy thôi. Việc quyết định là do chính mình.

Thế giới vốn không công bằng và bạn cần phải hiểu người khác để tồn tại. Cuộc dạo chơi của dòng tiền luôn thú vị nếu bạn hiểu những nguyên lý cơ bản của tâm lý hành vi. Thị trường luôn thay đổi, nguyên nhân tăng giảm thay đổi, nhưng tâm lý hành vi là thứ thật khó thay đổi. Bao lâu nay vẫn vậy.

27 Likes

cụ quách mạnh hào đợt này nằm ngoài thị trường ah
phần 5 này hay quá

2 Likes

Mình xin lỗi không trả lời câu hỏi này nhé :slight_smile:

1 Likes

FIT có tái cơ cấu làm vòng 2 nữa ko bác, để e biết còn vào, dạo này a e nghe theo FIT chết ngoài cầu cũng nhiều rồi

1 Likes