SÓNG THẦN XÂY DỰNG HẠ TẦNG - “Tăng 200%”

Có bác nào nhận cổ tức c4g ko hay bán hết rồi :slight_smile:

investor cứ hô con nào là con đấy sập là sao ta

TCD quả này hưởng lợi đầu tư công 6x thẳng tiến

hô khản cổ mà nó cứ đỏ dài hạn thế nhỉ

1 Likes

vẫn nhận cổ tức đều nhé bác.

Từ từ nó mới lên được, không phải hô là lên ngay. Chú nhìn cái nhóm này anh hô từ 13/7 ai mua từ đó con nào cũng lãi từ 50% đến 100%.

1 Likes

ảo tung chảo,cứ thẩm du đi

1 Likes

chứ ko như mấy con của chú SGT, DIG FOMO anh e vào rồi chết cả lũ. :smiley:

BCC anh mua lúc giá 10 lên 15 là anh chốt dần rồi. FRT anh mua lúc nó có 28 lên 40 là anh chốt.
VGT giá 15 còn hold dài.

C4G e mua lúc giá 8 lên 11 chốt rồi vào lại đợi vòng 2 dài hạn.

Các bác túc tắc nhặt dần CEO rồi giữ trung dài hạn là vừa, con này mở cửa trở lại thì bất động sản và bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tiềm năng lớn.

bác nào mà múc từ lúc e đề cử thì ăn lồi mồm rồi:

Đầu tư công nay thê thảm

CEO hàng nhiều dự án khủng tại những khu đất du lịch nghĩ dưỡng giàu tiềm năng như Phú Quốc, Vân Đồn. Ngoài ra nó có rất nhiều dự án khu đô thị lớn ở trung tâm các tỉnh thành phố lớn. Các bác thao hồ mà đếm cua.

Tin xấu đối với CEO thì ra hết rồi, giờ đến lúc CEO hái quả các dự án.

Mới giảm có tí mà bác, lên bao nhiêu rồi thì giảm có tí là bình thường bác.

C4G chú ăn 100000% và chốt rồi nhỉ,CEO chú ăn 100000000% cũng chuẩn bị chốt nhỉ

2 con này thì anh để đó lên 2x anh chốt. SGT của chú thảm quá lên được tí lại cấm đầu.

Bộ Giao thông vận tải “chạy nước rút” giải ngân hơn 20.000 tỷ đồng

VnEconomy | Hôm qua lúc 22:48

Chia sẻĐăng lạiBình luận (46)

"Chạy nước rút" giải ngân hơn 20.000 tỷ đồng cuối năm trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp và cao điểm mùa mưa lũ, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh tiến độ, nhưng chất lượng phải đặt lên hàng đầu…

Thi công trên các công trường đang gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19 và cao điểm mùa mưa lũ.

Bộ Giao thông vận tải vừa có thông báo số 352/TB-BGTVT về kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông tại cuộc họp trực tuyến về tiến độ các dự án xây dựng cơ bản và tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Theo đó, Bộ Giao thông vận tải chỉ rõ nhiều tồn tại cần phải khắc phục để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công giai đoạn về đích.

Cụ thể, công tác giải ngân vốn đầu tư công tuy có cao hơn bình quân chung của cả nước nhưng chủ yếu vẫn là ứng hợp đồng, thanh toán nợ đọng, thu hồi vốn ứng trước, phần giải ngân cho khối lượng thi công còn thấp. Công tác quản lý, điều hành dự án của một số chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án còn bị động, chưa đạt hiệu quả cao.

Ngoài ra, còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc kéo dài chưa thể xử lý triệt để, ảnh hưởng đến tiến độ thi công như công tác giải phóng mặt bằng, nguồn cung ứng vật liệu, dịch bệnh diễn biến phức tạp…

"Các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án chủ động phối hợp chặt chẽ với các địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan kiện toàn công tác chỉ đạo, điều hành, theo dõi sát theo phương châm 03 tại chỗ. Tập trung rà soát, tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng, nguồn cung ứng vật liệu".

Bộ Giao thông vận tải.

Bộ Giao thông vận tải nhấn mạnh, nhiệm vụ giải ngân từ nay đến cuối năm là hết sức nặng nề trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, giai đoạn cao điểm mùa mưa lũ, yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan phải hết sức tập trung, nỗ lực thực hiện với quyết tâm cao nhất.

Đồng thời, tập trung rà soát, xây dựng, triển khai phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục xử lý các công việc trong quá trình thi công, giải ngân như: công tác nghiệm thu, thanh toán, cung ứng vật liệu, điều kiện phát sinh…để đẩy nhanh tiến độ thi công, rút ngắn thời gian giải ngân vốn đầu tư công.

Rà soát, sắp xếp, điều chỉnh, bố trí nhân sự, trong đó lưu ý phải bố trí lãnh đạo cơ quan trực tiếp tại hiện trường để chỉ đạo, điều hành dự án. Đồng thời, xây dựng, triển khai phương án điều hành dự án, phương án thi công, vận chuyển vật liệu tối ưu nhất, phù hợp trong điều kiện dịch bệnh, mưa bão để đảm bảo triển khai với hiệu quả cao nhất.

Đối với những dự án trọng điểm, cấp bách, các dự án có mốc thời gian hoàn thành trong năm 2021 như dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, dự án nâng cấp, cải tạo đường lăn, sân đỗ cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất, dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, các dự án đường sắt, đường bộ quan trọng, cấp bách…, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án phải tập trung chỉ đạo xử lý tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thi công, tiến độ giải ngân, kịp thời báo cáo những vấn đề vượt thẩm quyền để có chỉ đạo, xử lý.

Đối với các dự án ODA, đặc biệt là 2 dự án giao thông kết nối phía Bắc và Tây Nguyên, hiện nay các dự án này đều chậm tiến độ, yêu cầu các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án phải có các giải pháp quyết liệt xử lý vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thi công, tiến độ nghiệm thu thanh toán để quyết tâm giải ngân hết số vốn được giao theo đúng tiến độ yêu cầu.

Đối với các dự án PPP, nhóm 03 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông: Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo, hiện nay 03 dự án này đã được Bộ Giao thông vận tải ký kết hợp đồng với nhà đầu tư nhưng còn một số vướng mắc về tài chính do nhà đầu tư chưa ký kết được hợp đồng tín dụng với ngân hàng.

Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Vụ Đối tác công - tư, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông phải nghiên cứu kỹ lưỡng, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến pháp lý, đồng thời khẩn trương xây dựng các kịch bản có thể xảy ra để chủ động tham mưu cho Bộ chỉ đạo, xử lý và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định kịp thời…

“Tuy việc đẩy nhanh tiến độ thi công là rất quan trọng nhưng chất lượng phải được đặt lên hàng đầu, do đó Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông phải tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ, yêu cầu các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án chỉ đạo tư vấn, nhà thầu chấp hành nghiêm các quy trình, quy định về tổ chức thi công, sử dụng vật liệu cho dự án, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm liên quan đến công tác quản lý chất lượng”, Bộ Giao thông vận tải lưu ý.

"Tổng kế hoạch vốn năm 2021 của Bộ Giao thông vận tải được giao khoảng 43.401 tỷ đồng. Đến hết tháng 8/2021, Bộ đã giải ngân khoảng 22.386 tỷ đồng, đạt 52% kế hoạch cả năm. Một số dự án có tỷ lệ giải ngân cao như cao tốc Bắc - Nam, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ. Những tháng cuối năm, ngành giao thông tiếp tục “chạy nước rút” để giải ngân hơn 20.000 tỷ đồng. "

Vậy đá, nhựa, điện, viễn thông hưởng lợi

Vật liệu xây dựng, xây dựng hạ tầng và cuối cùng là Bất Động Sản tăng giá.