Tản mạn về ĐỘI LÁI PHÁI SINH ngày đáo hạn

, , , ,

Một bữa nọ như thường ngày mình bám bảng đến phút cuối đợi xem ATC có biến gì không thì bỗng dưng bị “tào tháo đuổi” nên chạy vô WC mấy phút. Đến khi quay lại thì thấy Vnindex bỗng dưng tăng mấy chục điểm mà chủ yếu là Vn30 kéo. Ban đầu cũng hoang mang đoạn mới chợt nhớ ra hôm đó là ngày đáo hạn phái sinh quen thuộc, thứ Năm lần thứ ba mỗi tháng.

Trước khi tìm ra lý do cho biến động lạ thường này, mình cắt nghĩa một chút về mảng phái sinh này. Nói đến phái sinh Việt Nam mình thì đúng ra tính cả Chứng quyền (CW) nữa song mọi người hay chú ý đến Hợp đồng tương lai (HĐTL) Vn30, mô phỏng vận động Vn30, do tính phổ cập của sản phẩm này. Thành thử ra trong phạm vi bài viết này mình sử dụng từ “phái sinh” cho thân thuộc chứ viết HĐTL thì dài dòng quá.

Dĩ nhiên chức năng “sinh lời” là điểm mà ai đầu tư phái sinh cũng mong đợi song chức năng Phòng hộ (Hedging) cũng được mọi người quan tâm, đặc biệt mỗi khi thị trường rớt giá. Chuyện là phái sinh cho phép NĐT kiếm lời được từ cả hai chiều lên-xuống: vị thế LONG cho ai kỳ vọng tăng giá, ngược lại vị thế SHORT với ai bi quan thị trường giảm giá. Chính tính năng SHORT trên giúp ai thực hiện “hedging” cân bằng lại vị thế thua lỗ bên cơ sở mỗi khi thị trường trường không thuận lợi.

Trong bất cứ thời điểm nào, thị trường luôn có 4 mã hợp đồng phái sinh có thời điểm đáo hạn khác nhau mà mỗi khi một mã hợp đồng đáo hạn sẽ tự động sinh ra mã mới tương ứng theo quy định. Mã hợp đồng đáo hạn ngay trong tháng thường là mã được giao dịch sôi động nhất – có dạo giao dịch đến cả 2 tỷ đô chứ hề ít, tương ứng mã VN30F1M mà với tháng 10 này là VN30F2210. Khi VN30F2210 đáo hạn, mọi người vắt qua giao dịch mã đáo hạn tháng 11 (VN30F2211) luôn.

Sở dĩ có đáo hạn phái sinh là bởi mảng này có đơn vị giao dịch là hợp đồng – như mua 1 HĐ, 2 HĐ hay n HĐ vậy – trong khi bên cổ phiếu thì đơn vị giao dịch lại là 1 cổ phiếu hay 100 cổ phiếu. Cần lưu ý, ai đầu tư phái sinh thì căn cứ vào chỉ số phái sinh mà đặt lệnh chứ không phải chỉ số Vn30 dẫu phái sinh mô phỏng sát vận động Vn30 song cũng có lúc chênh nhau đến cả mấy chục điểm.

Đến đây, khai mở được cơ chế tính giá đóng cửa cho ngày đáo hạn chính là điểm mấu chốt để vén mở bức màn bí ẩn này.

Chuyện là, đối với ai chưa kịp chốt vị thế trước phiên ATC ngày đáo hạn, giá kết phiên để tính lời/ lãi KHÔNG PHẢI là giá ATC của phái sinh mà lại là giá ATC của Vn30. Thành thử ra bất kỳ biến động nào bất thường của Vn30 dẫn đến khoản lời – hay lỗ tùy vị thế Long/ Short mỗi người – mà điều này xảy ra khá thường xuyên giai đoạn đầu hoạt động của thị trường phái sinh (từ 2017). “Giết Short” trong trường hợp này hàm ý rằng ai mà đang cầm LONG nhiều sẽ có xu hướng “kích trụ” – tác động đến nhóm hóa lớn Vn30 như VIC-VHM, VCB và đặc biệt là SAB – nhằm mục đích đẩy chỉ số Vn30 lên hòng thu lời từ những ai vẫn còn lại SHORT. “Giết Long” được hiểu theo nghĩa ngược lại như vậy.

Dẫu VSD (Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam) có Quyết định số 61 đầu năm để điều chỉnh cách tính giá này bằng cách lấy trung bình giá Vn30 30 phút cuối song vẫn có cách để lách được quy định mới này!

Thực tế vẫn còn một giải thích khác bên cạnh thuyết âm mưu kể trên. Đó chính là những giao dịch Arbitrage liên thông giữa thị trường Phái sinh – Cơ sở với thí dụ rõ nhất là vào phiên đáo hạn phái sinh tháng 11/2019.

Thị trường giao dịch vẫn bình thường song đến cuối phiên khối tự doanh bất ngờ bán mạnh 800 tỷ đồng khiến cho cả Vnindex và Vn30 đồng loạt lao dốc, tương ứng gần 13 điểm và 18 điểm. Đà bán tháo này có hai điểm đáng chú ý: (1) Diễn ra vào ATC sau chuỗi 8 phiên khối này miệt mài mua ròng liên liếp và (2) 760 tỷ đồng trong 800 tỷ đồng bán tháo tập trung vô rổ Vn30. Nhiều hoài nghi rằng đội tự doanh đã tiến hành Arbitrage để hiện thực hóa lợi nhuận và rằng đội này đã xây được vị thế SHORT phái sinh đồng thời LONG bên cơ sở - thường CTCK xây dựng rổ 10-15 mã mà toàn “cổ trụ" mô phỏng lại Vn30 - để rồi tại thời điểm ATC là lúc đóng cơ sở (bán tháo), giữ SHORT thu lời từ phái sinh. Dựa vào con số 760 tỷ trên thì giả thuyết này hoàn toàn hợp lý dẫu mức lời mà khoản giao dịch này mang lại không đáng mấy, cụ thể khoảng 3.8 tỷ đồng (+0.5% từ vốn gốc) – con số khiêm tốn quen thuộc từ những giao dịch loại này.

Túm lại, hai học kinh nghiệm nhỏ mình thấy các bạn có thể áp dụng: (1) với ai “đánh phái sinh" thì nên đóng hết - hoặc đóng bớt - vị thế trước khi thị trường phái sinh vô ATC dịp đáo hạn và (2) ai đầu tư cơ sở thì chưa nên mừng vội mấy phiên tăng sốc nhờ “kích trụ" những ngày này do diễn biến “trả điểm” hoàn toàn có cửa xẩy đến.

Hy vọng bài viết mang lại cho các bạn thêm một góc nhìn về chủ đề tháng nào cũng nóng này^^

Liên hệ tôi khi bạn cần: 0394.748.218 (Xuân Bắc TVI)

5 Likes

Bài viết rất hay, rất tận tâm, cảm ơn bạn

1 Likes

Không có chi anh nhé :blush:

Bác giải thích thêm hộ vụ T0 trong phái sinh là gì thế, em ko hiểu. Hợp đồng có nghĩa là VN30 đang 1050, mình Long thì sẽ mua hợp đồng dự kiến lên 1055 , lúc chỉ số VN30 lên tới đó thì mình ăn 5 điểm hả bác ? Còn T0 là sao ?

1 Likes

Bà con có bình luận gì cho mình biết ở phần bình luận với nha

Câu hỏi bác có hai ý. Mình giải thích đơn giản như sau:

  1. T0 Phái sinh: Vị thế Long hay Short thì có thể đóng ngay trong ngày để hiện thực hóa lợi nhuận. Thí dụ, bác có 2 LONG thì đóng bằng cách đặt 2 SHORT, miễn là giá đặt hợp lý thì cân là đóng ngay trong ngày. Còn không đóng thì để qua đêm.
  2. Đặt giá nào?: Mình trình bày rõ kể trên là có hai loại cần phân biệt - Chỉ số Vn30 và Chỉ số phái sinh Vn30F1M. Đặt lệnh thì phải đặt chỉ số phái sinh chứ không lấy giá Vn30 đặt, mặc dù hai cái này chênh nhau không nhiều.
  • Tại một thời điểm Vn30 là 1050 mà Vn30F1M là 1060 thì bác đặt theo giá quanh 1060 chứ không đặt 1050. Lệnh này căn cứ vào giá Vn30F1M để ra lời/lỗ: Long tại 1060 mà tăng lên 1070 bác đóng Short → Lời 10 điểm (1 triệu/ HĐ).
2 Likes

Rất chi tiết, bài chia sẻ rất hay thanks Bắc nhé!

1 Likes

Không có chi anh :blush:

Bài hay quá bác ơi

1 Likes

Thanks bác PinkPanther. Lịch show của bác bận thế mà vẫn qua chú ý bài của em :blush:

Tuần tới thị trường lại có phiên đáo hạn phái sinh.

100 điểm là biên giao dịch hôm nay. Ai mà không kịp xoay xở dễ cháy TK luôn rồi.

Giao dịch vẫn ở mức cao với hơn 500k HĐ trước phiên kết tuần kèm OI mở hơn 45k lận.

Bài viết trích dẫn nhiều nhận định của các CTCK song chưa chắc diễn biến sẽ ra sao cho phiên ngày mai, vốn ngày đáo hạn vẫn có nhiều biến động vậy.

Vẫn còn những cách để “đẩy đưa” giá Vn30 để có cái ATC như ý muốn dù quy định mới ra mấy tháng rồi.

Đáo hạn phái sinh vẫn là ẩn số. Cần chú ý một số mã trụ nằm trong rổ Vn30 như SAB.

Fireant 2