“Thiếu máu”, Vnindex thoi thóp ở ngưỡng cửa “thiên đường” 1000 điểm…

“Thiếu máu”, Vnindex thoi thóp ở ngưỡng cửa “thiên đường” 1000 điểm….

Điểm nhấn chính vẫn là câu chuyện DÒNG TIỀN - TIN ĐỒN - TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP.

Vnindex hình thành nến rút chân cuối phiên vào ngày thứ 06 + khối lượng cao hơn phiên hôm trước. Chủ yếu đến từ cầu đảo hàng bán nhóm BĐS, mua gom nhóm ngân hàng ở các quỹ ETF. Vì Ngân hàng là nhóm được mua vào nhiều nhất trong kỳ cơ cấu vừa qua của các ETF.

Các cổ phiếu giao dịch mạnh là VPB, STB, MBB, CTG, TCB, ACB, LPB, SHB, TPB, VIB, trong nhóm này có 4/10 mã tăng điểm, cho thấy có sự phân hóa mạnh giữa các cổ phiếu ngân hàng, đặc biệt MBB tăng điểm vào phiên ATC khi có hơn 3 triệu cổ phiếu trao tay.

Dòng tiền ETF - “Cứu nguy” cho thị trường: Xét chung cả tuần, nhà đầu tư cá nhân trong nước mua ròng hơn 329 tỷ đồng, nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng hơn 209,5 tỷ đồng còn tổ chức nước ngoài bán ròng hơn 601,6 tỷ đồng. Tính riêng nhóm ETF, các quỹ mua ròng hơn 176,2 tỷ đồng riêng phiên thứ Sáu và mua ròng hơn 854 tỷ đồng trong tuần qua → Lũy kế từ đầu năm, các quỹ ETF đã thu hút thêm 12.000 tỷ đồng.

Chi tiết: Các quỹ ETF nước ngoài dẫn đầu trong việc giải ngân vốn trị giá 75,2 triệu USD, các quỹ ETF trong nước cũng mua ròng trị giá 2,8 triệu USD. Trong đó, quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF tiếp tục dẫn đầu các quỹ ngoại khi giải ngân 54,7 triệu USD, trong khi quỹ DCVFMVN30 ETF (5,9 triệu USD) dẫn dắt nhóm quỹ nội.

Thứ 06 được xem là phiên phân phối mạnh của Vnindex sau ngày bùng nổ theo đà FTD. Vnindex đang gặp khó tại các đường MA. Và vẫn chưa thấy câu chuyện động lực hay dòng tiền đủ mạnh để phá vỡ các cản kháng cự này.

Áp lực chính ở nhóm BĐS: NVL và PDR chiến tỷ trọng vốn hóa lớn làm tác động mạnh đến Vnindex. Nhìn chung thì câu chuyện TPDN liên quan đến tiền trong dân, và quy mô lớn nên cần thời gian và động lực để giải quyết. Quan trọng nhất là cần có sự can thiệp của nhà nước.

Vì DN trong thế “lưỡng nan” và cực kỳ “khát vốn”: Lãi suất tín dụng tăng cao lại full room + Trái phiếu DN phát hành khi thấy cầu + Chứng khoán giảm từ đầu năm khó huy động vốn + LNST giảm tốc dần…

→ Hiệp hội trái phiếu doanh nghiệp đã có các buổi hội thảo cùng các quỹ trái phiếu, CTCK và đã có một số đề xuất một số phương án để trình lên Bộ Công Thương. Rủi ro đáo hạn TPDN giá trị lớn trong năm 2023.

Mặc dù thị trường hay CP đã giảm về vùng cực kỳ hấp dẫn, quan trọng nhất vẫn cần có sự tham gia và đồng thuận của Dòng Tiền.

Vùng hỗ trợ gần trên Vnindex hiện là 968 – 950 điểm.

Vnindex có thể hồi phục theo quán tính và kiểm định vùng kháng cự 1000 – 1011 điểm. Rồi sau đó tìm điểm cân bằng.

Phái sinh hình thành nến rút chân cuối phiên, thanh khoản vẫn còn cao cho thấy một lượng lớn dòng tiền dịch chuyển từ cơ sở sang thị trường phái sinh. Và phái sinh hôm trước hay báo trước thị trường cơ sở hôm sau + Vùng 1000 điểm là hỗ trợ mạnh của nhiều năm → “Tia hi vọng” còn sót lại nào cho Vnindex?

Tóm lại dòng tiền trên TTCK như dòng máu của con người, chỉ khi nào dòng tiền được khơi thông thì Vnindex mới có thể “sống sót”.

—------------------------------

Tiêu điểm tuần sau ở thế giới: Bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ + kỳ vọng mở cửa ở TQ. Một vài thông tin khác:

  • Đồng USD “hạ nhiệt”. Lý do là các nước đối trọng tăng lãi suất, làm kiểm soát phần nào đà tăng giá của USD. Trước việc FED tăng lãi suất, tháng 10 VN cũng đã tăng 2 lần → 1 yếu tố tích cực cho hiện tại.

  • Xoay quanh kỳ vọng mở cửa ở TQ: TTCK nước này hồi phục mạnh. Việc nước này mở cửa sẽ tháo gỡ phần nào nỗi lo lạm phát khi chuỗi cung ứng được mở trở lại và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Giá dầu cũng tăng do USD suy yếu, thiếu hụt nguồn cung Mỹ và cầu sử dụng dầu khi TQ mở cửa.

Ngọc Hiệp
(Tham gia cộng đồng trên tường nhà mình)

1 Likes

Trend mới: Các doanh nghiệp đẩy mạnh mua lại TPDN trước hạn trong Q3/2022

Chờ bão tan…

Xu hướng chính của Vnindex về cơ bản không đổi. Ad ko đề cập đến những yếu tố dòng tiền - Trái phiếu DN trước đó, hôm nay ngắn hạn có 1 vài thông tin bổ trợ sau:

  1. S&P 500 bật tăng mạnh mẽ nhờ số liệu CPI giảm tốc → Kỳ vọng tác động tích cực đến tâm lý của NĐT.

Link: Dow Jones tăng hơn 1,200 điểm, S&P 500 vọt hơn 5.5% | Vietstock

  1. Hôm qua Vnindex bị bán toàn sàn, ở tứ trụ: Bank - Chứng - Thép - BĐS. Và “cục tạ” NVL với PDR vẫn chưa được “cứu”. Về cơ bản timing ad vẫn chờ đến cuối tháng 12.
  2. Phiên qua giảm chủ yếu do tâm lý bán tháo, hoảng loạn và xoay quanh các tin đồn, lại là tin đồn của media. Thì tối qua tin đố đã được đính chính. Ad cảnh báo là trong xu hướng này, tâm lý của NĐT rất yếu nên nhà mình cũng hạn chế đọc và share những thông tin không đáng có nhé!

  1. ETF vào ròng vẫn tăng mạnh và tin đồn ở trên, đồn tiền từ quỹ ETF từ Thái Lan bị rút ròng là không có. 1 trong những lý do họ chọn VN là vì định giá hiện tại hấp dẫn, họ cầm lâu được + đồng bath Thái bị mất giá so với VND.

baodautu

Bắt xu hướng đầu tư thời thượng, các quỹ ETF Thái Lan chọn Việt Nam

Các quỹ ETF (Exchange Traded Fund - quỹ hoán đổi danh mục) Thái Lan có xu hướng chọn đầu tư dài hạn khi nhìn thấy cơ hội tiềm năng từ thị trường Việt Nam.

image

  1. Chỉ xét riêng về kỹ thuật: Vnindex chạm trendline dưới và có rút chân cuối phiên. Có 2 kịch bản như sau:

  • Kịch bản 1: Tiếp nối đà rút chân hôm qua, hôm nay sẽ bật hồi trong ngắn hạn hoặc lình xình đi ngang, tích cực nhất là không giảm thêm
  • Kịch bản 2: Gãy trendline dưới với khối lượng lớn thì sẽ xác nhận Vnindex tiếp tục rơi về vùng sâu hơn

→ Tất cả mọi yếu tố đều phụ thuộc vào DÒNG TIỀN.

"Cuộc chiến" của Tiền lớn, để Tiền lớn xác nhận.

Giải chấp - Vẫn là giải chấp!

“Đè nặng trên vai” Vnindex: thứ 06 tuần rồi là 1 phiên biến động mạnh sau 14h. Chủ yếu do áp lực giải chấp. Call margin và force sell toàn thị trường dẫn tới tình trạng CP bị bán lan. Tính đến ngày 30/9/2022, tiền mặt trên TTCK là 75k tỷ. Margin là 165k tỷ. Kết quả là tiền sức mua âm 90k tỷ. TTCK bằng margin nên bị trọng thương.

Đây là tình trạng chung của toàn thị trường, không riêng gì 1 CP hay nhóm ngành nào, nặng nhất ở nhóm BĐS. Trong bối cảnh đang thanh tra, tránh bị bắt bớ, thì các DN hiện giờ đang ưu tiên đáo hạn trái phiếu.

Trong bối cảnh:

  • Lãi suất NH thì tăng, tín dụng full room → ko huy động được tiền từ NH
  • Trái phiếu DN phát hành mới không ai mua
  • KQKD quý 3 bắt đầu có dấu hiệu giảm tốc, quý 4 chịu áp lực chi phí vốn lớn do tỷ giá tăng, lãi suất tín dụng tăng
  • Người mua trả trước tiền bán cũng hạn chế
  • CTCK năng lãi suất margin + cắt giảm margin

    → Khiến do dòng tiền bị “nghẽn”. Nên dẫn đến tình trạng giải chấp: đến cả ban lãnh đạo và “tay to” - lái cầm deals CP cũng bị call margin, nên NĐT cá nhân có dùng margin cũng khó tránh khỏi.

Nâng đỡ thị trường chủ yếu đến từ nhóm CP Ngân hàng (VCB, ACB, BID) và nhóm CP vốn hóa lớn ít có sự tham gia của NĐT cá nhân (MSN, SAB và GAS). Chủ yếu là những CP ít có sự tham gia của NĐT cá nhân và ít có margin sử dụng.

Dòng vốn nội đang ưu tiên trả trước đáo hạn Trái phiếu doanh nghiệp**. Dòng vốn ETF trở thành điểm nhấn của thị trường chứng khoán, qua đó nâng đỡ vận động của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.**

Theo thống kê của SSI Research, Fubon ETF mua ròng gần 297 tỷ đồng trong phiên cuối tuần và mua ròng cũng là xu hướng chung của các quỹ ETF có dòng vốn đến từ Thái Lan như VFMVN30 (+71 tỷ đồng), VN Diamond (+104,1 tỷ đồng) hay FinLead (+56,3 tỷ đồng). Tính chung cả tuần qua, nhóm ETF đã mua ròng hơn 2 nghìn tỷ đồng trên thị trường Việt Nam, trong đó hơn 1,4 nghìn tỷ đồng đến từ Fubon ETF. Tính từ đầu năm nay, ETF đến từ Đài loan cũng đóng góp lớn nhất về giá trị mua ròng (+8,9 nghìn tỷ đồng), xếp sau là Diamond (+4,9 nghìn tỷ đồng).

Diễn biến phiên thứ 06 cho thấy điều này - Một cuộc trao hàng cực lớn từ NĐT trong nước cho nước ngoài. Mặc dù mua ròng tận gần 2.5k tỷ nhưng kết phiên hình thành nến doji giằng co, cung áp đảo cầu.

Khác với những tuần khác, cuối tuần này ra khá nhiều tin tức tốt để xoa dịu tâm lý NĐT:

  • Hàn Quốc công bố gói hỗ trợ 7 tỷ USD ‘cứu’ TT BĐS.
  • Trung Quốc đưa ra gói tài chính 56 tỷ USD hỗ trợ thị trường bất động sản
  • Mỹ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách giám sát thao túng tiền tệ
  • Phó Thủ tướng Lê Minh Khái sẽ chỉ đạo rà soát, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, ổn định thị trường trái phiếu doanh nghiệp: https://markettimes.vn/pho-thu-tuong-le-minh-khai-se-chi…
  • Đề xuất tính tới giải pháp cho NHTM mua lại trái phiếu sắp tới hạn, cứu nguy doanh nghiệp và nền kinh tế: https://vietnambiz.vn/de-xuat-tinh-toi-giai-phap-cho-nhtm…
  • Thêm việc các BLD cầm cố tài sản để không bị call margin
    v.v

→ Hiệp đánh giá: Những tin tức này tạm thời xoa dịu tâm lý NĐT, áp lực giải chấp vẫn còn. Cho đến khi nào có biện pháp cụ thể của nhà nước thể hiện ở việc dòng tiền được khơi thông, trên đồ thị giá - khối lượng thì Vnindex mới ổn.

Sự kiện chính tuần này: Đáo hạn phái sinh ngày 17.11, rung lắc lớn khi thị trường cơ sở chủ yếu giảm giai đoạn vừa qua, khối lượng giao dịch phái sinh tăng. Cả nhà chú ý thêm nhé.

Trao đổi thêm!

Tâm lý NĐT: vẫn còn lo sợ do vừa trải qua giai đoạn downtrend vừa qua. Các phiên gần nhất Hiệp đánh giá là những phiên tìm vùng cân bằng tích lũy nhấp nhả, số mã tăng gấp rưỡi mã giảm, biến động trong phiên, sắc xanh lan tỏa nhiều nhóm ngành. CP khi hồi mạnh lên vùng kháng cự, ở mức 3-4 cây trần thì cần tích lũy mới đi tiếp được, nhà đầu tư bắt đáy lãi nhiều, mua được số lượng ít, trải qua giai đoạn vừa rồi nên luôn trong tâm lý “nôn” muốn bán. Vẫn có niềm tin là tích lũy đủ thị trường sẽ tiếp tục đi lên vì cơ bản việc call margin hay force sell toàn thị trường đã vơi bớt. Những CP xấu nhất như NVL, PDR hay EIB muốn “cứu” giá sàn… nhưng chưa thành công → Hãy xem NVL PDR hay EIB… là những tác nhân xấu nhất, và hành động ở nhóm này thêm tiêu chí để theo dõi thị trường thay vì “thử vận may”.

Thị trường đã và đang “thiếu máu”, thế nhưng đáng buồn là dòng máu mới lại bị bơm cho những vết thương khó lành - NVL EIB PDR

Thị trường bây giờ không khác gì một người bệnh nặng mới ốm dậy, cần thời gian - công sức - nỗ lực - MÁU… để dần dần hồi phục trở lại

Sẽ khó là một vài phiên, mà cần hàng THÁNG