Thủy điện tô điểm rực rỡ sóng năng lượng

, , , ,

Khuyến mại nhiều quá, nhặt các cổ mà dự đoán chắc chắn quý 2-2022 rực rỡ thôi các bạn :slight_smile:

2 Likes

oil sập mạnh,đỉnh lạm phát chăng?
1 vài cổ nên chọn vì dự đoán được kết quả Qúy 2 sáng rực rỡ như:
FMC ACL PC1 TAR CMX VGC…

2 Likes

Số liệu xk thủy sản lũy kế đến 15/6/2022. Vẫn mức tăng trưởng 42% - Kỳ vọng một tháng tiếp theo thủy sản chạm mốc 1 tỷ đô :slight_smile:

2 Likes

Các cổ phiếu dẫn dắt như P, điện, thủy sản. Sau 2 phiên bán tháo nay chỉ cần vol 2/3 thậm chí 1/2 phiên hôm qua đã có thể kéo hết biên độ. Phải chăng bà con cutloss sạch rồi và đang cầm tiền ăn phở ngó :slight_smile:
P.s: Hiện index có 1 cản rất mạnh quanh 1186 các a muốn thể hiện sức mạnh cần vượt qua 1 cách dễ dàng để phở ngó vào múc nhé :smiley:

2 Likes

CE nhiều quá, con nào chưa CE mai ace múc mạnh nhé nhất là cặp thủy sản ACL FMC =))

xếp số ghê quá, bảo cản 1186 các a cho hẳn 1188.88 =))

Chủ tịch Sao Ta: Lợi nhuận nửa đầu năm tăng 45%, cả năm chắc chắn hoàn thành kế hoạch

1 Likes

Chọn cổ phiếu đón sóng kết quả kinh doanh quý 2-2022

1 Likes

Quý 1 tăng 37% vậy quý 2 tăng hơn 50% roài, TQ vẫn khát tôm. Giá nào cho FMC CMX… đây :joy:

Xuất khẩu tôm tháng 5 chững lại ở thị trường Mỹ, tăng bật ở Trung Quốc

Trong khi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong tháng 5 chững lại so với các tháng trước đó thì xuất khẩu sang Trung Quốc tăng bật 3 con số trong 3 tháng liên tiếp.

Nhập khẩu tôm của Mỹ sẽ chững lại cho đến tháng 9

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) trong tháng 5, kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 457 triệu USD, tăng 31% so với tháng 5/2021. Lũy kế 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 1,9 tỷ USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong tháng 5, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ chững lại trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc bật tăng.

Cụ thể, xuất khẩu tôm sang Mỹ trong tháng 5 đạt 99 triệu USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, xuất khẩu tôm sang thị trường này trong 4 tháng đầu năm chứng kiến mức tăng trưởng dao động 25-61% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 390 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong vài tháng qua, Mỹ nhập khẩu tôm với số lượng lớn từ các nước như Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ và Ecuador, dẫn đến tồn kho hiện ở mức cao. Điều này có thể làm giảm nhu cầu mua của các công ty nhập khẩu.

Ngoài ra, lạm phát tại Mỹ tăng cao kỷ lục, chính sách mới của Trung Quốc về phong tỏa nhằm hạn chế COVID, chiến sự ở Ukraine, tình trạng thiếu lao động và những khó khăn trong chuỗi cung ứng tại Mỹ có thể tác động tới doanh thu bán hàng tại Mỹ và nhu cầu tiêu thụ tôm của người tiêu dùng nước này.

VASEP dự báo xuất khẩu tôm sang Mỹ trong những tháng tới sẽ không tăng mạnh như các tháng đầu năm. Song đến tháng 9, nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ có thể phục hồi nhờ vào dịp Lễ Tạ ơn và mùa lễ hội cuối năm.

5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 1,9 tỷ USD. (Ảnh: Fimex)

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng trưởng 3 con số

Ở chiều ngược lại, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc lại tăng bật 126-140% từ tháng 3 đến tháng 5.

Riêng tháng 5, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc đạt 88 triệu USD, tăng 126% so với tháng 5/2021. Lũy kế 5 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 275 triệu USD, tăng 101%.

Hiện, chính sách phòng chống dịch bệnh COVID-19 của Trung Quốc đã bắt đầu được nới lỏng, kích thích nhập khẩu tôm của Trung Quốc tăng mạnh trở lại.

Nhập khẩu tôm của Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm nay tăng 26% về lượng và tăng 51% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, lên 224.000 tấn và 1,45 tỷ USD.

Hiện, hai nguồn cung tôm lớn nhất cho Trung Quốc là Ecuador và Ấn Độ đều có những lô hàng tôm bị giới chức Trung Quốc từ chối trong tháng 4 do có dấu vết của virus Sar-CoV-2 trên bao bì sản phẩm.

Do đó, nhập khẩu tôm từ Ecuador và Ấn Độ vào Trung Quốc giảm lần lượt 28% và 30%. Và Trung Quốc có thể sẽ tăng nhập khẩu tôm từ các nguồn cung khác trong đó có Việt Nam.

Chính phủ Trung Quốc đang thảo luận để đưa ra các chính sách kinh doanh thuận lợi và cung cấp các gói kích cầu để khuyến khích chi tiêu của người tiêu dùng.

Điều này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng tiêu thụ tôm tại thị trường Trung Quốc. XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc dự kiến vẫn tăng trưởng mạnh trong các tháng tới.

Đánh giá về triển vọng thị trường tôm, VASEP cho rằng xuất khẩu tôm trong tháng 6 sang các thị trường chính dự kiến sẽ không biến động nhiều so với tháng 5 và phụ thuộc nhiều vào diễn biến nguồn cung tôm nguyên liệu.

Bởi từ đầu tháng 5, thời tiết có chiều hướng bất lợi cho tôm nuôi, mưa đầu mùa sớm hơn mọi năm, ảnh hưởng đến sản lượng tôm. Do vậy, vài tháng tới có khả năng nguyên liệu tôm sẽ thiếu hụt hơn và xuất khẩu tôm quý II có thể sẽ tăng trưởng chậm hơn so với quý I.

Với tồn kho lớn và vùng nuôi hiện đại. FMC tồn kho ~1000 tỏi, CMX tồn kho ~ 1300 tỏi thì liệu có như cá tra giá rẻ ko khi tình trạng thiếu tôm nguyên liệu và giá tôm đang tăng nhanh :smile:

1 Likes

DN nào tồn kho lớn, vùng nuôi lớn + công nghệ hiện đại sẽ thắng lớn :slight_smile:

Xuất khẩu tăng đột biến: Nguyên liệu thủy sản có thiếu?

Xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm 2022 tăng trưởng mạnh, tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu cho thấy việc thiếu nguồn cung nguyên liệu cho 6 tháng cuối năm có nguy cơ xảy ra.

>>> Xuất khẩu thuỷ sản “hụt hơi”, doanh nghiệp cần làm gì?

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt gần 4,7 tỷ USD, tăng hơn 44% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, dẫn đầu là mặt hàng tôm với gần 1,9 tỷ USD, tăng hơn 41% so với cùng kỳ năm trước; cá tra đạt hơn 1,2 tỷ USD tăng gần 90%; cá ngừ hơn 462 triệu USD tăng hơn 58%…

Xuất khẩu tôm những tháng đầu năm tăng trưởng tích cực với nguồn nguyên liệu dự trữ, tồn kho (ảnh minh họa)

Với tốc độ tăng trưởng và bối cảnh “cầu vượt quá cung” hiện nay, trong khi đó, giá thức ăn chăn nuôi tăng vọt, con giống, nguyên vật tư đầu vào cũng tăng nhanh dù giá bán nguyên liệu có tăng, quan ngại về vấn đề thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu phục vụ xuất khẩu giai đoạn 6 tháng cuối năm là điều không tránh khỏi.

Ông Trần Đình Luân, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, 6 tháng đầu năm, ngành thủy sản Việt Nam đã chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu. Chính vì thế, xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm nay đạt mức tăng trưởng ấn tượng, bắt nguồn từ những dự báo về tình hình phục hồi sản xuất và thị trường sau đại dịch.

Ông Trần Đình Luân

Ông Trần Đình Luân

Dự báo tình hình 6 tháng cuối năm 2022, ông Luân cho rằng ngành thủy sản Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thách thức lớn, đặc biệt chủ chốt chi phối vẫn là giá thức ăn chăn nuôi và chi phí logistics tăng cao do giá xăng, dầu tăng xuất phát từ tình hình bất ổn chính trị thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ có thể kiểm soát tình hình và đưa ra các giải pháp kịp thời.

“Trước bối cảnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các ngành hàng họp đánh giá tình hình, khả năng cung ứng và đặc biệt là khuyến cáo để tổ chức làm sao chúng ta tranh thủ được cơ hội thị trường và chi phí của sản xuất ở mức tương đối, duy trì được lợi nhuận cho người dân và doanh nghiệp”. – Ông Luân nhấn mạnh.

Theo đó, Tổng Cục Thủy sản cũng đưa ra 4 giải pháp đồng hành cùng các doanh nghiệp để nắm bắt tình hình và có hướng giải quyết kịp thời:

Một là, Tổng Cục Thủy sản sẽ cùng các doanh nghiệp hạn chế mức thấp nhất các trung gian, để làm sao giá vật tư đầu vào tăng, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến trong quá trình sản xuất.

Hai là, bàn bạc với những doanh nghiệp, sử dụng một số nguyên liệu trong nước để thay thế trong các thành phần cung cấp thức ăn trong thời gian tới để kết nối các vùng nguyên liệu có sẵn như sắn, ngô,… đến các doanh nghiệp chế biến. Hiện nay, Việt Nam cũng có thể không xuất khẩu để sử dụng ngay cho các doanh nghiệp trong nước.

Ba là, bên cạnh tổ chức sản xuất là áp dụng khoa học công nghệ để giảm thiểu rủi ro, đây là khuyến cáo rất mạnh đối với người dân của ngành thủy sản Việt Nam. Nếu người dân, doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, chủ động sản xuất và đầu tư một cách bài bài để hạn chế rủi rõ, từ đó chi phí sản xuất cũng giảm để tăng sức cạnh tranh.

Bên cạnh đó, trong thời gian vừa qua, các doanh nghiệp cũng có những lợi nhất định. Trong bối cảnh khó khăn này, Tổng Cục Thủy sản đã làm việc với các doanh nghiệp, ngành hàng để hạn chế đến mức tối đa việc tăng giá đột biến, cùng đồng hành, chia sẻ cùng với bà con để giữ nhịp sản xuất và giữ đầy đủ nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu, duy trì thị trường và duy trì chuỗi ngành hàng không bị đứt gãy.

Với tốc độ tăng trưởng mạnh như hiện nay, các chuyên gia dự báo xuất khẩu thủy sản năm nay sẽ đạt mốc kỷ lục 10 tỷ USD.

1 Likes

4 cổ phiếu tứ bất tử thủy sản vòng này ACL FMC CMX THP :joy:

3 Likes

Xuất khẩu thủy sản thu về hơn 1 tỉ USD/tháng trong 3 tháng liên tiếp, đạt mức tăng trưởng 10%-90% tùy thị trường, giá bán bình quân tăng 10%-15%

Ngày 22-6, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức hội nghị toàn thể hội viên năm 2022 sau 2 năm gián đoạn do dịch Covid-19.

Mục tiêu thận trọng

Thông tin tại hội nghị, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP, cho hay xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm 2022 đạt 4,7 tỉ USD, tăng trưởng 44% so với cùng kỳ năm ngoái. Các thị trường đều đạt mức tăng trưởng 10%-90%, giá bán bình quân tăng 10%-15%. “Đáng chú ý, trong các tháng 3, 4 và 5, xuất khẩu thủy sản đạt mức kỷ lục với 1 tỉ USD/tháng. Ước tính 6 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản đạt xấp xỉ 6 tỉ USD” - ông Hòe nêu.

Ngành thủy sản hồi phục nhanh - Ảnh 1.

Cá tra có cơ hội tăng trưởng xuất khẩu trong nửa cuối năm Ảnh: AN NA

Tuy nhiên, Tổng Thư ký VASEP cho rằng xuất khẩu những tháng cuối năm không có nhiều thuận lợi và dự báo cả năm chỉ đạt ngưỡng 10 tỉ USD. Nguyên nhân là do lạm phát ở mức cao đang lan rộng ở các thị trường Mỹ, châu Âu khiến nhu cầu sụt giảm. Bên cạnh đó, Trung Quốc - thị trường lớn của thủy sản Việt Nam - tiếp tục áp dụng chính sách “zero Covid” làm giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam với các loại hàng hóa nói chung.

Chưa kể, thị trường Trung Quốc còn có nhiều chính sách mang tính đặc thù địa phương và thay đổi thất thường, gây rủi ro cho đối tác. “Về nội tại ngành, vấn đề thiếu nguyên liệu cả trong nước và nhập khẩu cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp (DN) trong việc duy trì tăng trưởng. Đặc biệt, DN còn phải đối mặt với việc chi phí hoạt động tăng trong khi giá bán ra không tăng tương ứng” - ông Hòe phân tích.

Riêng với ngành tôm (chiếm khoảng 40% giá trị thủy sản xuất khẩu), xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm đạt 1,9 tỉ USD. Tốp thị trường xuất khẩu lớn của tôm đều ghi nhận có sự tăng trưởng với mức gần 7% đến gần 130%; tăng trưởng trung bình đạt 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Thành tích của ngành này khả quan là vậy nhưng ông Đỗ Ngọc Tài, Tổng Giám đốc Công ty CP Chế biến Thủy sản Ngọc Trí (Bạc Liêu), vẫn ví von: “Mặt trời mọc rất sớm nhưng mây đen ùn ùn ngay phía sau”. Ông Tài phân tích: Thị trường lớn nhất của ngành tôm là Mỹ với tỉ trọng chiếm 21%, tăng trưởng các tháng quý I/2022 so với cùng kỳ năm ngoái đạt 25%-61%.

Tuy nhiên, xuất khẩu trong tháng 4 và 5 đã có sự giảm sút nên bình quân tăng trưởng 5 tháng đầu năm chỉ bằng 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Những thách thức tại các thị trường này đến từ lạm phát, chi phí xăng dầu và người dân bị cắt trợ cấp. Dự báo xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ sẽ còn sụt giảm trong vài tháng tới và chỉ có thể kỳ vọng tăng nhẹ trở lại vào mùa mua sắm cuối năm. Tình trạng này cũng tương tự ở thị trường Nhật Bản và châu Âu.

Kỳ vọng vào cá tra

Với giá trị xuất khẩu 1,2 tỉ USD trong 5 tháng đầu năm, tăng 90% so với cùng kỳ năm ngoái, ngành cá tra được đánh giá là hồi phục nhanh và có nhiều triển vọng.

Bà Trương Thị Tuyết Hoa, thành viên HĐQT Công ty CP Vĩnh Hoàn, nêu rõ thách thức trong 6 tháng cuối năm nay đối với ngành cá tra là thiếu nguyên liệu và chi phí tăng. Thế nhưng, cơ hội “vàng” của cá tra vẫn còn khi có khả năng thay thế cá minh thái (cùng phân khúc cá thịt trắng) ở châu Âu và Mỹ trong lúc nguồn cung cá này bị ảnh hưởng do xung đột Nga - Ukraine.

"Một nhà máy ở châu Âu mà chúng tôi mới đến thăm đã phải đóng cửa do không có nguyên liệu là cá minh thái. Với thị trường này, ngành cá tra cần chiến dịch truyền thông và bảo đảm chất lượng trong toàn ngành để giữ niềm tin của khách hàng.

Còn tại Mỹ, có khách hàng đề nghị chúng tôi sản xuất một số sản phẩm giá trị gia tăng bằng nguyên liệu cá tra, thay cá minh thái đang thiếu hụt. Chúng tôi mong muốn các cơ quan chức năng đẩy mạnh đàm phán để tháo gỡ việc Cơ quan Thanh tra và An toàn Thực phẩm Mỹ (FSIS) chưa chấp thuận mặt hàng này" - bà Hoa trình bày.

Với thị trường Trung Quốc, các DN Việt Nam kiến nghị cơ quan chức năng tổ chức đàm phán để nước bạn chấp nhận chứng nhận kiểm soát virus SARS-CoV-2 trên lô hàng từ Việt Nam để hạn chế rủi ro khi kiểm tra tại cảng nhập khẩu như hiện nay.

Ông Đỗ Ngọc Tài bày tỏ hy vọng khi xung đột Nga - Ukraine kết thúc, lạm phát giảm, kinh tế thế giới phục hồi thì ngành thủy sản sẽ thuận lợi hơn. “Các DN cũng phải tổ chức lại bộ máy quản lý, sắp xếp lại sản xuất, chuyển sang chế biến hàng giá trị gia tăng để giảm áp lực thiếu nguyên liệu. Đồng thời, tiết giảm những chi phí không cần thiết để tăng trưởng bền vững” - ông Tài nói.

Trao đổi với báo chí bên lề hội nghị, ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), nhận định ngành thủy sản có kết quả xuất khẩu kỷ lục trong các tháng đầu năm nhờ dự báo tốt được thị trường nên chủ động nguyên liệu và tranh thủ cơ hội xuất khẩu. Song, thực tế cũng phát sinh những vấn đề mới liên quan đến tăng chi phí và nguy cơ thiếu nguyên liệu vào cuối năm.

“Bộ NN-PTNT đã cùng các hiệp hội, ngành hàng đánh giá và khuyến cáo nông dân, DN tranh thủ cơ hội sản xuất và kiểm soát chi phí để duy trì lợi nhuận. Giải pháp hiện nay là hạn chế khâu trung gian, dùng nguyên liệu trong nước (bắp, khoai mì…) để thay thế một phần nguyên liệu nhập khẩu. Bên cạnh đó, ứng dụng khoa học công nghệ để hạn chế rủi ro, giảm giá thành; khuyến cáo DN hạn chế tăng giá đột biến, giữ nhịp sản xuất, duy trì ổn định ngành hàng” - ông Luân lưu ý.

Cần tăng tính chủ động

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan ghi nhận những đóng góp của ngành thủy sản với tổng thể ngành nông nghiệp Việt Nam. Trong đó, giá trị xuất khẩu hơn 4,7 tỉ USD trong 5 tháng đầu năm 2022 cho thấy nỗ lực rất lớn của cộng đồng DN, doanh nhân. “Trước mắt, còn nhiều khó khăn. Tôi mong các DN tích cực, chủ động tìm ra giải pháp tháo gỡ. Ví dụ, nếu không thể giảm được chi phí đầu vào thì tìm cách tăng giá trị bán ra bằng sản phẩm chế biến sâu, thay cho các sản phẩm chế biến đơn giản. Khi các tài nguyên về mặt nước, đất có giới hạn, không thể gia tăng sản lượng thì có thể đầu tư cho kinh tế tri thức để tạo giá trị lớn hơn” - Bộ trưởng Lê Minh Hoan gợi ý.

2 Likes

Ấn cũng đang khát nguyên liệu của thủy sản, Ấn cùng Ecu là 2 đống trọng lớn của tôm Việt. Cơ hội đến cho ngành tôm bứt tốc chăng :))

Doanh nghiệp Ấn Độ có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu thô thủy sản

1 Likes

Số liệu xk tháng 4+5 của ACL đã bằng quý 1-2022, trong bối cảnh cá tra tăng giá + cước tàu cont giảm các bạn tự suy ra Ln quý 2 nhé,chỉ biết quý 1 ACL lợi nhuận đã tăng 6 lần =))
https://vietstock.vn/2022/04/doanh-nghiep-ca-tra-dau-tien-bao-lai-rong-quy-1-gap-gan-6-lan-737-953945.htm

Doanh nghiệp cá tra đầu tiên báo lãi ròng quý 1 gấp gần 6 lần

18-04-2022 09:15:52+07:00

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2022 vừa công bố, CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang ([HOSE](https://finance.vietstock.vn/HOSE-so-giao-dich-chung-khoan-thanh-pho-ho-chi-
minh.htm): ACL) ghi nhận lãi ròng tăng đột biến lên gần 63 tỷ đồng, gấp 5.7 lần cùng kỳ.

1 Likes

Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đạt trên 1,1 tỷ USD

08:40 24/06/2022

(vasep.com.vn) Mới 5 tháng đầu năm 2022, XK thuỷ sản Việt Nam sang Mỹ đã đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 65% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo XK thủy sản sang Mỹ năm 2022 sẽ đạt 2,4 - 2,5 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2021.

Xuất khâu thủy sản sang Mỹ đạt trên 11 tỷ USD

Mỹ giữ vị trí số 1, chiếm 23% XK thuỷ sản của Việt Nam. Mỹ đồng thời là thị trường số 1 của tôm Việt, chiếm 21% (riêng tôm chân trắng XK sang Mỹ chiếm 25%), với cá ngừ XK Mỹ chiếm tỷ trọng áp đảo 54%. Với cá tra, Mỹ là thị trường số 2 sau Trung Quốc, chiếm 25,6%.

Tại thị trường Mỹ, trừ nhuyễn thể có vỏ giảm 10%, XK tôm, cá tra , cá ngừ và các mặt hàng chủ lực khác đều ghi nhận tăng trưởng cao vọt so với năm trước, nhất là mặt hàng cá tra với tăng trưởng 131% so với cùng kỳ.

Có 5 yếu tố chính khiến cho XK cá tra sang Mỹ 4 tháng đầu năm nay tăng đột phá. Đó là: sản lượng cá da trơn của Mỹ giảm, lạm phát cao, thuế CBPG giai đoạn POR17 có lợi cho nhiều DN cá tra, số DN cá tra được phép XK sang Mỹ tăng, giá XK cá tra trung bình sang Mỹ đạt đỉnh…

5 tháng đầu năm nay, XK tôm chân trắng và tôm sú sang Mỹ tăng lần lượt 33% và 29% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam là một nguồn cung cấp tôm thịt hàng đầu cho thị trường Mỹ. Tổng XK tôm sang Mỹ đạt gần 390 triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái.

[image]

Đối với cá ngừ, Việt Nam XK chủ yếu là cá ngừ loin/phile đông lạnh sang Mỹ, chiếm 74%. Trong 5 tháng đầu năm nay, XK cá ngừ sang Mỹ đạt 251 triệu USD, tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Riêng sản phẩm loin cá ngừ đạt 186 triệu USD, tăng 184%.

4 tháng đầu năm nay, Mỹ NK hơn 1 triệu tấn thuỷ sản, trị giá trên 10 tỷ USD, tăng lần lượt 14% và 34% so với cùng kỳ năm 2021, giá trung bình NK tăng 17%. Trong đó, tôm vẫn được tiêu thụ nhiều nhất, chiếm 28%, giá trị NK tăng 32% do giá trung bình NK tăng 13%.

Dù nhu cầu tiêu thụ và NK thủy sản vào Mỹ dự báo vẫn cao trước tác động của chiến sự Nga - Ukraine, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp diễn. Tuy nhiên, sau khi tăng trưởng nóng trong nửa đầu năm, XK thủy sản Việt Nam sang Mỹ trong nửa cuối năm sẽ tăng trưởng thấp hơn nửa đầu năm trước xu hướng cung - cầu và các yếu tố logistic được các chuyên gia đánh giá như sau:

  • •Nguyên liệu thô từ các nước khác tăng mạnh có thể sẽ đẩy giá nhập khẩu giảm
  • •Cạnh tranh giữa các nhà cung cấp rất mạnh
  • •Tồn kho nhiều + giá cả xu hướng giảm khiến các nhà nhập khẩu dè dặt hơn trong việc mua số lượng lớn
  • •Đợt mua hàng lớn tiếp theo sẽ vào khoảng đầu quý 3 để chuẩn bị cho lễ Tạ ơn
  • •Những bế tắc về hậu cần như chi phí vận chuyển cao, vận chuyển chậm trễ và thiếu container kéo dài cũng dẫn đến tình trạng mua hàng dè dặt
  • •Chi phí đóng gói cao và xe tải giao hàng hạn chế
  • Lạm phát giá dầu toàn cầu làm trầm trọng thêm vấn đề
3 Likes

cá thịt trắng mà tăng mạnh, thì cá tra cũng sẽ tăng giá nhé :joy:

1 Likes
2 Likes