TID ông trùm giá trị tầm nhìn 2021-2025 phiên bản 2 NTC xứng đáng 3 con số!

ngon quá em…thế này lai là 1xx ah…

1 Likes

chúc mừng…anh em cổ đông TID đã kiên nhẫn cẩm cổ…kể cả qua những đợt sóng gió vừa qua

1 Likes

Tid chỉ cần sử dụng vốn hiệu quả minh bach là thành siêu khủng long bạo chúa

2 Likes

Thật ra doanh nghiệp Nhà nước luôn có 2 mặt của nó.
Với TID, rõ ràng yếu tố Nhà nước giúp có những lợi thế về quỹ đất, ưu đãi chính sách…
Phần còn lại là BLĐ minh bạch. Trong quá trình tiến lên sự minh bạch đó cần có tiếng nói của mọi cổ đông.
Gần đây nhất, mình cũng email đề xuất thêm với họ một vài điểm để tiếp tục tái cơ cấu và dần dần trở nên minh bạch nhất có thể.
Hai quí cuối năm 2021 rõ ràng có những sự thay đổi rất lớn.
Hy vọng 2021 là năm bản lề, 2022 -2025 là giai đoạn vàng giúp TID bước vào nhóm những doanh nghiệp có vốn hóa lớn như mục tiêu HĐQT đã đề ra.- DHCD 2022 bước tiên vững chắc về quá trình tái cơ câu nhân sự - bắt sâu bọ để giúp TID tốt dần lên - đề ra rât nhiều chiên lược quan trọng đẻ cho TID lột xác

2 Likes

Bác chủ là salomon abla bên 319 có phải k ạ.

1 Likes

ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2022 – CÔNG TY CP TỔNG CÔNG TY TÍN NGHĨA: TẬP TRUNG VÀO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 2021-2026 Sáng ngày 17/6/2022, Công ty Cổ phần Tổng Công ty Tín Nghĩa (sau đây gọi tắt là “Tổng Công ty Tín Nghĩa”) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 theo hình thức trực tuyến với đầu cầu chính tại văn phòng trụ sở Tổng Công ty (Số 96, Hà Huy Giáp, phường Quyết Thắng, Biên Hòa, Đồng Nai). Khách mời tham dự Đại hội có bà Nguyễn Thị Thanh Yên - Phó Chánh Văn phòng Tỉnh uỷ và bà Phạm Thị Tuyến - Trưởng phòng Tài chính VPTU, đại diện Tỉnh ủy Đồng Nai và đại diện Công ty TNHH PWC (Việt Nam), đơn vị kiểm toán độc lập tham dự. Về phía Tổng Công ty Tín Nghĩa, có bà Đặng Thị Thanh Hà - Chủ tịch Hội đồng quản trị, ông Nguyễn Văn Hồng - Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc; ông Trần Tấn Nhật - Trưởng Ban kiểm soát cùng các thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban Tổng Giám đốc Tổng Công ty Tín Nghĩa và các cổ đông, đại diện ủy quyền theo quy định của pháp luật. Đại hội đã nhận được sự nhất trí, đồng thuận cao từ kết quả biểu quyết của các cổ đông thông qua các vấn đề thuộc thẩm quyền phê duyệt của Đại hội đồng cổ đông theo quy định pháp luật, trong đó có một số nội dung đáng lưu ý như sau: Đại hội đã nhất trí thông qua kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho năm 2022 với chỉ tiêu tổng doanh thu hợp nhất đạt 9.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 400 tỷ đồng, tương ứng mục tiêu tăng trưởng lần lượt đạt 121% và 106% so với cùng kỳ. Đồng thời, Đại hội đã thông qua phương án phân phối lợi nhuận của Tổng Công ty Tín Nghĩa năm 2021, theo đó, thống nhất chia cổ tức năm 2021 với mức là 10%/ mệnh giá cổ phần bằng tiền mặt và dự kiến tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2022 tối thiểu 10%/mệnh giá cổ phần. Bên cạnh việc thông qua sửa đổi, bổ sung Điều lệ, Quy chế nội bộ về quản trị, Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Tín Nghĩa nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị doanh nghiệp, tăng cường công tác quản trị rủi ro phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành và tình hình thực tế tại Tổng Công ty; Đại hội cũng đã nhất trí bầu cử bổ sung thành viên Hội đồng quản trị mới là ông Trần Trung Tuấn - Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Tín Nghĩa, thay thế ông Quách Trọng Nguyên - Thành viên Hội đồng quản trị đã có Đơn từ nhiệm vào tháng 05/2022. Đáng lưu ý trong nội dung Đại hội thường niên năm 2022, Hội đồng quản trị trình Đại hội đồng cổ đông thông qua Phê duyệt chủ trương và phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 2.500 tỷ đồng nhằm huy động vốn cho nhu cầu đầu tư xây dựng khu công nghiệp Ông Kèo. Đây cũng đồng thời là mục tiêu được quan tâm đặc biệt của Tổng Công ty Tín Nghĩa trong năm 2022 nhằm tiếp tục ưu tiên nguồn lực cho nhu cầu đầu tư, tích cực khai thác quỹ đất của các dự án hiện có và mở rộng lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp và bất động sản bên cạnh việc duy trì chỉ tiêu tăng trưởng nhằm giữ vững quy mô, nâng cao vị thế và giá trị thương hiệu của Tổng Công ty. Trong chương trình Đại hội, Chủ tọa đoàn đã thảo luận trao đổi với nhà đầu tư và cổ đông về tình hình triển khai các dự án của các đơn vị thuộc lĩnh vực bất động sản công nghiệp và bất động sản dân cư, kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh,… Với các nội dung hoạt động năm 2022 đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 thông qua, Tổng Công ty Tín Nghĩa vững tin đạt mục tiêu trọng tâm là ưu tiên phát triển nhanh, bền vững và có hiệu quả ở các lĩnh vực hoạt động chính ở Công ty Mẹ và các Công ty thành viên, chuẩn bị nguồn lực cho mục tiêu phát triển dài hạn, tiếp tục kế hoạch phát triển giai đoạn 5 năm (2021 – 2026) như đã triển khai thành công bước đầu trong năm qua

1 Likes

sự quyết tâm về chiến lược của BLD đã thể hiện rất rõ mục tiêu tăng trưởng DN trong giai doạn 2021-2026 chắc chắn chiên lược BLD đề ra rât tốt và sẽ hoàn toàn thực hiện được! - bà đăng thị Thanh HÀ là thac sĩ quản trị kinh doanh đưoc ăn học bài bản có tầm nhìn và được tiêp cận cách vận hành của nước tư bản - hiẻu rõ giá trị sư phát triển vị thế kinh tế kinh tế vùng để nắm chắc cơ hôi để đưa TID lên tầm cao mới! Lãnh đạo TID bây giờ lột xác quá hoàn toàn về ý chí, trách nhiệm và cách làm - yên tâm nắm giữ chò ngày hươgr trái ngọt

1 Likes

Tid có dự án. Núi dòng dài cực tiềm năng. Cách dự aqua của nova và izumi của nlg vài trăm m. Nova làm hạ tầng bài bản đất bên đó tăng phi mã. Bên đây cũng phải lên tương ứng.

1 Likes

dự án đó nó cực kỳ tiềm năng nó dự an ven sôngXét về dự án được bao quanh bởi 4 dự án lớn gồm: Khu đô thị Aqua City (Novaland), KĐT New Time City (Hưng Thịnh), KĐT Long Hưng, KĐT Sơn Tiên. Dự án nằm trên trục đường 60m (đường Nam Cao). TID năm 48-50%

Lái IDJ đi bác ;))

1 Likes

TID là câu chuyện dài với nhiều triển vọng tích cực - con ngắn hạn thì vẫn chưa nói được nhiều

1 Likes

IDJ kệ đi pic kia nhiều thằng vớ vẩn quá - IDJ tuần này hấp thụ nốt cổ tức 13% thì sẽ có phiên bút phá kéo lên 2x trong tháng 9-10 cuôi năm về 3x-4x là bình thường khi mà hạch toán mũi né quy 3 trở đi - LN idj 2022-2023 KHỦNG KHIẾP ! để thời gian trả lời IDJ vốn hoá so CEO DIG bé lắm cho nên ko trách may con chym lợn ngu ko hiẻu DN nên toàn chém bừa - lởm như CRE nó còn vôn hoá 8k tỷ - idj mới 2k tỷ thôi thoai mái chê đi - đơi 2x lai quay lai chém gió mây con gà đó

2 Likes

Thấy có ăn chúng nó mới lao vào chim lợn đó em…toàn lũ bẩn tính vì muốn mua được cổ rẻ hơn vài line mà chúng nó làm thế.

2 Likes

Chuẩn a nên e kệ thôi a càng chym lợn thì tương lai chúng nó lại lao vào xúc mới nhiều a. cũng như thi trường đọt rùi index điều chỉnh 1k150 nhiều NDT sợ ko dám lao vào xúc người cắt lỗ cầm tiền đúng ngoai người thì sợ đièu chỉnh 9xx-1000 nên nằm chờ gio index kéo lên nghi ngờ lên 1k300 thì chúng nó mới nhảy vào xúc.kkkk đâu tư nó là thế lúc hưng phấn nhất là lúc ăn bô.kkk

1 Likes

TID chuẩn bị tăng vốn bán ra 50 triêu cổ giá 18.000 đồng để triên khai dự án ÔNG KÈO TID ưu tiên vốn giải phóng mặt bằng cho khu công nghiệp Ông Kèo

  • Hà Bùi
  • Chủ nhật, 13/6/2021 07:57 (GMT+7)

Giải phóng mặt bằng cho dự án khu công nghiệp Ông Kèo (Nhơn Trạch, Đồng Nai) nằm trong kế hoạch kinh doanh dự kiến trình đại hội cổ đông thường niên của Tổng công ty Tín Nghĩa.

Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2020 và kế hoạch năm 2021 gửi đến các cổ đông, Tổng công ty Tín Nghĩa (TID) đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất năm 2021 đạt 10.500 tỷ đồng, tăng 42% so với thực hiện năm 2020, lãi sau thuế hợp nhất là 300 tỷ đồng, cao gấp 3,7 lần năm 2020. Công ty cũng dự kiến trả cổ tức năm 2020 với tỷ lệ 5%.

Với mục tiêu này, TID đặt kế hoạch đầu tư phát triển tập trung vào việc hoàn thành thủ tục đầu tư, triển khai các dự án lớn thuộc lĩnh vực khu công nghiệp (KCN), bất động sản và một số dự án còn dở dang.

Tỷ đồngTID đặt kế hoạch lợi nhuận 2021 cao gấp 3,7 lầnKết quả kinh doanh TID từ trong 5 năm.Doanh thuLợi nhuận sau thuế2017201820192020KH202102.5k5k7.5k10k12.5k

Tổng vốn đầu tư dự kiến năm 2021 là 1.745 tỷ đồng, trong đó ưu tiên cho KCN Ông Kèo trong công tác giải phóng mặt bằng. Đây là dự án KCN có quy mô lớn nhất tại huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) với 823 ha.

Cụ thể, trong năm 2021, doanh nghiệp dự kiến thực hiện xong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng KCN Ông Kèo. Hoàn thành thủ tục đầu tư các dự án Cảng tổng hợp Phú Hữu, Khu đô thị du lịch Đại Phước. Riêng đối với dự án Khu trung tâm dịch vụ Hiệp Phước, TID sẽ xin chuyển đổi quy hoạch và có phương án đền bù để kinh doanh hiệu quả.

Ngoài ra, TID cũng đặt kế hoạch thoái vốn đầu tư tại Công ty Cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm Đồng Nai (Donafoods) và các công ty khác ngoài hệ thống Tín Nghĩa.

Để duy trì quy mô doanh thu trên 10.000 tỷ đồng, doanh nghiệp sẽ tiếp tục duy trì mua bán xuất khẩu cà phê nhân với kế hoạch sản lượng 75.000 tấn và kim ngạch 112 triệu USD.

Trong quý I vừa qua, TID ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 1.745 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước, lãi ròng 38 tỷ đồng. Doanh nghiệp cho biết nguyên nhân là tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hạ tầng KCN trong kỳ. Kết quả kinh doanh này tương đương với 13% kế hoạch lợi nhuận năm 2021 mà Tín Nghĩa đề ra.


khu công nghiệp Ông Kèo nằm ở xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, có tổng diện tích khoảng 856ha.

Theo bộ gtvt trong tháng 9 sẽ khởi công đường vành đai 3 đoạn nhơn trạch tân vạn. Trong năm TID phát hành thêm 900 tỉ vốn để triển khai KCN Ông kèo Hơn 800 ha, đã có HD thuê gần 1/2, đường vd3 có tầm quan trọng rất lớn khi hoàn thành nó nối trực tiếp kcn ông kèo với tphcm, bình dương, long an hứa hẹn hẹn doanh thu kcn ông kèo tăng trưởng vượt bật.

1 Likes

http://www.baodongnai.com.vn/tintuc/202209/de-xuat-khoi-cong-cau-nhon-trach-noi-dong-nai-va-tphcm-trong-thang-9-2022-3134585/index.ht

Cổ phiếu của ‘vua đất’ Đồng Nai bao giờ ‘bừng tỉnh’?

Thanh Long - 11:09 13/09/2022

(VNF) - TID sở hữu quỹ đất “khủng” và đây là điểm khiến giới doanh nhân khao khát có được. Điều đặc biệt hơn các “ông lớn” đất đai khác là TID không chỉ sở hữu nhiều dự án bất động sản khu công nghiệp mà còn sở hữu không ít dự án bất động sản dân cư.

Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 của TID

Tổng công ty Tín Nghĩa (UPCoM: TID), thường được mệnh danh là “vua đất” Đồng Nai, gần đây đã công bố Nghị quyết của HĐQT về việc tổ chức thực hiện tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 2.500 tỷ đồng, thông qua phát hành 50 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Cụ thể, cổ đông sở hữu 4 cổ phiếu được quyền mua thêm 1 cổ phiếu với giá 18.000 đồng.

Nếu phát hành thành công, tổng số tiền mà TID thu được là 900 tỷ đồng, toàn bộ được sử dụng để đầu tư vào dự án Khu công nghiệp Ông Kèo, trong đó 700 tỷ đồng là chi phí bồi thường còn 200 tỷ đồng là chi phí xây dựng hạ tầng.

Điểm cần lưu ý trong đợt phát hành trên là liệu rằng thương vụ này có tạo ra sự thay đổi lớn trong cơ cấu cổ đông của TID hay không?

Hiện nay, cổ đông lớn nhất tại TID là Tỉnh ủy Đồng Nai khi sở hữu 96.125.000 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu 48,06%. Tính toán cho thấy, nếu Tỉnh ủy Đồng Nai tham gia góp vốn đầy đủ, cơ quan này sẽ phải chi ra 432 tỷ đồng. Điều quan trọng là với một đơn vị sử dụng tiền ngân sách như Tỉnh ủy Đồng Nai thì liệu có tham gia đợt góp vốn này hay không? Nếu không tham gia, tỷ lệ sở hữu của Tỉnh ủy Đồng Nai tại TID có thể sẽ giảm xuống còn 38,45%. Điều này tạo ra thêm cơ hội cho doanh nhân/doanh nghiệp tư nhân thâu tóm thêm cổ phiếu TID, không loại trừ khả năng đưa tỷ lệ sở hữu lên trên 50%, qua đó chi phối “vua đất” Đồng Nai, đưa TID vào giai đoạn phát triển mới.

Trước khi thương vụ này diễn ra, chỉ trong thời gian ngắn gần đây, nội bộ ban lãnh đạo TID đã đồng loạt bán ra cổ phiếu theo phương thức thỏa thuận.

Cụ thể, ngày 4/8/2022, ông Nguyễn Văn Hồng, Tổng giám đốc TID, đã bán ra 773.614 cổ phiếu. Tiếp đó, từ ngày 24/8 đến ngày 29/8, ông Trần Trung Tuấn, Phó tổng giám đốc TID, đã bán toàn bộ 140.277 cổ phiếu TID mà ông nắm giữ. Sang tới ngày 30/8/2022, bà Đặng Thị Thanh Hà, Chủ tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc TID, đã bán toàn bộ 159.249 cổ phiếu. Mức giá trao tay trong các giao dịch trên theo dữ liệu công khai bình quân vào khoảng 40.000 - 41.000 đồng/cổ phiếu.

Mới đây, một phó tổng giám đốc nữa của TID là ông Lê Văn Danh cũng đã đăng ký bán ra 128.662 cổ phiếu. Ngày dự kiến bắt đầu giao dịch là hôm nay (13/9).

Định danh “vua đất” Đồng Nai

TID sở hữu quỹ đất “khủng” và đây là điểm khiến giới doanh nhân khao khát có được. Điều đặc biệt hơn các “ông lớn” đất đai khác là TID không chỉ sở hữu nhiều dự án bất động sản khu công nghiệp (KCN) mà còn sở hữu không ít dự án bất động sản dân cư.

Cụ thể, hiện TID trực tiếp quản lý và đầu tư, kinh doanh 4 KCN với tổng diện tích 1.800 ha. Trong đó, 3 KCN đã hoàn tất đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là KCN Nhơn Trạch 3, KCN An Phước và KCN Tân Phú. KCN còn lại có tên là “Ông Kèo” – chính là KCN mà TID chuẩn bị phát hành cổ phiếu để tăng vốn đầu tư vào đây – hiện đang được đầu tư cơ sở hạ tầng, bên cạnh đó, khoảng 1/3 diện tích đất vẫn phải tiếp tục bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB).

TID cũng gián tiếp sở hữu nhiều KCN khác. Theo đó, TID hiện đang sở hữu 56,74% cổ phần Công ty Phát triển KCN Tín Nghĩa (HoSE: TIP). TIP đang sở hữu KCN Tam Phước, đồng thời hợp tác với Công ty Dầu khí đầu tư khai thác Cảng Phước An (UPCoM: PAP) khai thác KCN Phước An; ngoài ra, đang tham gia đấu thầu KCN Long Đức 3.

TID cũng đang là công ty mẹ của Công ty KCN Tín Nghĩa – Phương Đông (nắm 80% cổ phần). Đây là pháp nhân đang sở hữu KCN Đất Đỏ 1.

Cùng với đó, không thể không kể đến công ty liên kết của TID (nắm 29,52% cổ phần) là Công ty Thống Nhất (HNX: BAX). Pháp nhân này đang sở hữu KCN Bàu Xéo và đang xin đầu tư KCN Bàu Xéo 2.

Ngoài ra còn có dự án KCN Long Khánh do Công ty KCN Long Khánh (TID nắm 19% vốn điều lệ) làm chủ đầu tư.

Với các dự án bất động sản dân cư, đầu tiên phải kể đến dự án Khu dân cư Phú Thạnh – Long Tân (dự án Đông Sài Gòn). Dự án này có quỹ mô lên tới 723ha, do Công ty Đầu tư Nhơn Trạch làm chủ đầu tư. Được biết, TID hiện đang nắm 51,76% cổ phần của Công ty Đầu tư Nhơn Trạch.

Dự án tiếp theo là khu dân cư Cù Lao Tân Vạn do Công ty Đầu tư Tín Nghĩa – Á Châu (TID nắm 51% cổ phần) làm chủ đầu tư.

Dự án đáng chú ý nữa là Khu đô thị du lịch Đại Phước có diện tích 130,9ha do TID làm chủ đầu tư.

Bên cạnh đó còn có dự án Khu dân cư Đất Đỏ 1 có diện tích 98,36ha do Tín Nghĩa – Phương Đông làm chủ đầu tư.

Một số dự án bất động sản nhà ở do công ty con của TID là TIP làm chủ đầu tư gồm: Dự án Khu dân cư và tái định cư Tam Phước với diện tích 18ha; dự án Khu dịch vụ thương mại, logistics Xã Lộ 25 có tổng diện tích lên tới gần 250ha, cách sân bay Long Thành 16km.

Đặc biệt, phải kể đến dự án Khu dân cư Thạnh Phú do công ty con của TIP là Công ty Tín Khải (TIP nắm 80% cổ phần) làm chủ đầu tư; dự án Khu dân cư Núi Dòng Dài do Công ty Thương mại và Xây dựng Phước Tân (TIP nắm 40% vốn điều lệ) làm chủ đầu tư.

Ngoài ra còn có Khu trung tâm dịch vụ KCN Bàu Xéo với diện tích 38,53ha, nằm bên cạnh KCN Bàu Xéo, trên tuyến đường đi sân bay Long Thành. Công ty liên kết của TID là BAX làm chủ đầu tư dự án này.

Không ít dự án khác cũng đáng chú ý thuộc hệ sinh thái của TID là Khu trung tâm dịch vụ Hiệp Phước, Cảng tổng hợp Phú Hữu, dự án Chợ đầu mối Dầu giây, dự án Chợ Tam Phước…

Tựu trung, việc TID là “vua đất” Đồng Nai không phải bàn cãi. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng nhiều dự án liệt kê ở trên đang vướng không ít thủ tục pháp lý, thủ tục đầu tư; trong đó, “đau đầu” nhất là vấn đề bồi thường, GPMB.

KCN An Phước của TID

Chờ đợi những câu chuyện mới

Như đã đề cập, thương vụ phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu sắp tới có thể mở ra cơ hội cho doanh nhân/doanh nghiệp tư nhân gia tăng thêm tỷ lệ sở hữu, hoàn toàn có thể vượt lên trên mốc chi phối 50%, nếu như Tỉnh ủy Đồng Nai không tham gia vào đợt tăng vốn này.

Cơ hội “đổi chủ” càng cao hơn bởi trong giai đoạn 2021 – 2026, nhằm tạo nguồn lực tài chính mạnh để thực hiện các dự án đầu tư lớn, HĐQT TID đang nghiên cứu, chuẩn bị phương án tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng, cũng có nghĩa là sau đợt tăng vốn lên 2.500 tỷ đồng sắp tới, sẽ có thêm đợt tăng vốn mới trong tương lai.

Trên thực tế, nhu cầu huy động vốn, nhất là vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp rất lớn bởi đặc thù của ngành này là cần vốn chủ sở hữu để đối ứng khi tham gia đấu thầu dự án, đặc biệt là cần vốn để bồi thường, GPMB. Vấn đề là các chi phí đầu tư lớn này đều phát sinh trước khi dự án KCN đủ điều kiện vay vốn ngân hàng cũng như phát hành trái phiếu.

Với riêng TID, chính việc không đủ nguồn lực tài chính đã khiến tiến độ triển khai nhiều dự án bất động sản khu công nghiệp cũng như dự án bất động sản dân cư chậm chạp, thậm chí có lúc bị mất cân đối nguồn vốn tạm thời.

Các thương vụ tăng vốn vừa giúp TID bổ sung nguồn lực tài chính, lại có khả năng tạo cơ hội cho tư nhân gia tăng vai trò tại doanh nghiệp lên mức chi phối, có thể chưa giúp TID “lột xác” ngay nhưng cũng đủ tạo ra kỳ vọng về một giai đoạn phát triển mới.

Có nhiều yếu tố khác hỗ trợ cho những kỳ vọng tích cực trong tương lai. Đầu tiên phải kể đến “của để dành” mang tên: Doanh thu chưa thực hiện. Nếu TID thay đổi phương án hạch toán kết quả kinh doanh mảng khu công nghiệp từ hạch toán thường xuyên sang hạch toán 1 lần (tương tự như cách làm của IDICO) thì TID có thể ghi nhận khoản lợi nhuận rất lớn trong tương lai gần, bởi lẽ tính đến cuối tháng 6/2022, tổng doanh thu chưa thực hiện của TID lên đến hơn 4.700 tỷ đồng (chủ yếu là doanh thu từ hoạt động cho thuê hạ tầng KCN). Con số này… gấp đôi tổng doanh thu kinh doanh hạ tầng KCN của TID từ năm 2018 đến giữa năm 2022.

Thứ hai là khả năng mở room ngoại (tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa). Hiện nay, TID chưa mở room ngoại do vướng mảng kinh doanh xăng dầu. Nếu room ngoại được mở thì đây sẽ là “cú hích” cho thanh khoản khi cần thiết cũng như mở ra cơ hội huy động vốn ngoại.

Thứ ba là khả năng chuyển sàn. Thực ra việc này đã từng được Dragon Capital nhiều lần đề nghị nhưng đến khi nhóm cổ đông này thoái vốn khỏi TID vào tháng 6/2020 thì vẫn còn bỏ ngỏ trong tương lai.

Tựu trung, với tầm nhìn dài hạn, ở TID còn nhiều câu chuyện hấp dẫn. Những “tín hiệu” mà nhà đầu tư cần theo dõi gồm: (1) Tỉnh ủy Đồng Nai có tham gia mua cổ phần trong đợt huy động vốn sắp tới hay không (2) Có thay đổi nhân sự cấp cao như Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc bằng người được cổ đông tư nhân đề cử hay không (3) Có đổi phương thức hạch toán từ thường xuyên sang 1 lần hay không (4) Có thoái vốn khỏi mảng kinh doanh xăng dầu để mở room ngoại hay không (5) Có lộ trình chuyển sàn hay không. Ngoài ra, khi cân nhắc thời điểm đầu tư, nhà đầu tư cũng cần theo dõi triển vọng chung của thị trường chứng khoán.

Những “tín hiệu” trên nếu xảy ra đều có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu TID, thậm chí có thể ảnh hưởng rất lớn bởi TID là cổ phiếu chưa có tính đại chúng cao, thanh khoản thấp. Chẳng hạn như tính tới thời điểm chốt danh sách cổ đông tham gia đại hội thường niên 2021, doanh nghiệp này chỉ có tổng cộng 1.082 cổ đông, trong đó, 17 cổ đông đã nắm tới 92,27% vốn điều lệ. Sang đến đại hội thường niên 2022, TID có tổng cộng 1.937 cổ đông, trong đó, 72 cổ đông tham dự hoặc ủy quyền tham dự đại hội sở hữu tổng cộng 94,4% vốn điều lệ.

3 Likes