Tóm lược cổ phiếu BMP - CTCP Nhựa Bình Minh

TÓM LƯỢC CỔ PHIẾU BMP - CTCP NHỰA BÌNH MINH
𝗦𝗧𝗢𝗖𝗞 𝗕𝗥𝗜𝗘𝗙 – 𝗕𝗠𝗣 (CTCP Nhựa Bình Minh)

  1. Mô hình – hoạt động kinh doanh

#BMP là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng đầu và có uy tín tại Việt Nam về các sản phẩm ống nhựa và phụ tùng ống nhựa các loại phục vụ cho ngành cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, điện lực, xây dựng công nghiệp và dân dụng.

a, Đầu vào

Nguyên liệu chính được sử dụng gồm nhựa PVC, HDPE, PP… được mua từ những nhà sản xuất nổi tiếng trên thế giới như: TPC Vina, AGC VN, Borouge, Sabic, Basell… Nguyên liệu đều theo chuẩn quốc tế ISO 9001 và ISO 14001.

b, Năng lực sản xuất.

  • Công ty có 4 nhà máy sản xuất tại TP. HCM, Bình Dương, Long An và Hưng Yên với công suất 150.000 tấn/năm. Với sản phẩm là Nhóm ống và phụ tùng ống PP-R, HDPE, PVC-U, bình xịt nông nghiệp. Đáp ứng nhu cầu cung ứng hàng hóa cho thị trường cả nước, đẩy mạnh nghiên cứu phát triển, đa dạng hóa chủng loại và kích thước sản phẩm.

  • Sở hữu 29% cổ phần DPC (CTCP Nhựa Đà Nẵng) với mục đích cùng liên kết phát triển thương hiệu Nhựa Bình Minh tại khu vực miền Trung và Cao nguyên.

  • Di chuyển và mở rộng công suất nhà máy Nhà máy Nhựa Bình Minh Sài Gòn về Hậu Giang. Trong đó, BMP góp 53 tỉ đồng tương ứng với tỷ lệ sở hữu 26%.

  • BMP có khoảng 1.930 cửa hàng rộng khắp trên cả nước đảm bảo cung ứng hàng hóa nhanh chóng, kịp thời theo yêu cầu của khách hàng.

c, Đầu ra

  • BMP chiếm khoảng 43% thị phần ống nhựa và phụ tùng tại khu vực miền Nam, khoảng 5% thị phần ống nhựa và phụ tùng tại khu vực miền Bắc và chiếm khoảng 28% thị phần ống nhựa trong cả nước (theo nguồn SCG Research).

  • Ngoài ra, Công ty còn tham gia vào các dự án lớn trọng điểm quốc gia, là đơn vị cung cấp sản phẩm ống nhựa cho các doanh nghiệp ngành cấp nước, xây dựng…

  1. Triển vọng
  • Cổ tức cao và đều đặn. ( quan trọng trong bối cảnh thị trường hiện tại)

  • Sản lượng tiêu thụ phục hồi dần về mức công suất tối đa nhờ dịch bệnh được kiểm soát và lợi thế chi phối thị phần ống nhựa khu vực phía Nam.

  • Tỷ suất sinh lợi tiếp tục hưởng lợi nhờ giá đầu vào có xu hướng giảm, trong khi giá bán giảm chậm hơn giá vốn (Giá hạt nhựa đã giảm 20% kể từ đầu tháng 7 xuống 1.000~1.100 USD/tấn, thấp hơn 20~30% so với giá bán bình quân trong quý 2/2022).
    𝗦𝗧𝗢𝗖𝗞 𝗕𝗥𝗜𝗘𝗙 – 𝗕𝗠𝗣 (CTCP Nhựa Bình Minh)

  1. Mô hình – hoạt động kinh doanh

#BMP là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng đầu và có uy tín tại Việt Nam về các sản phẩm ống nhựa và phụ tùng ống nhựa các loại phục vụ cho ngành cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, điện lực, xây dựng công nghiệp và dân dụng.

a, Đầu vào

Nguyên liệu chính được sử dụng gồm nhựa PVC, HDPE, PP… được mua từ những nhà sản xuất nổi tiếng trên thế giới như: TPC Vina, AGC VN, Borouge, Sabic, Basell… Nguyên liệu đều theo chuẩn quốc tế ISO 9001 và ISO 14001.

b, Năng lực sản xuất.

  • Công ty có 4 nhà máy sản xuất tại TP. HCM, Bình Dương, Long An và Hưng Yên với công suất 150.000 tấn/năm. Với sản phẩm là Nhóm ống và phụ tùng ống PP-R, HDPE, PVC-U, bình xịt nông nghiệp. Đáp ứng nhu cầu cung ứng hàng hóa cho thị trường cả nước, đẩy mạnh nghiên cứu phát triển, đa dạng hóa chủng loại và kích thước sản phẩm.

  • Sở hữu 29% cổ phần DPC (CTCP Nhựa Đà Nẵng) với mục đích cùng liên kết phát triển thương hiệu Nhựa Bình Minh tại khu vực miền Trung và Cao nguyên.

  • Di chuyển và mở rộng công suất nhà máy Nhà máy Nhựa Bình Minh Sài Gòn về Hậu Giang. Trong đó, BMP góp 53 tỉ đồng tương ứng với tỷ lệ sở hữu 26%.

  • BMP có khoảng 1.930 cửa hàng rộng khắp trên cả nước đảm bảo cung ứng hàng hóa nhanh chóng, kịp thời theo yêu cầu của khách hàng.

c, Đầu ra

  • BMP chiếm khoảng 43% thị phần ống nhựa và phụ tùng tại khu vực miền Nam, khoảng 5% thị phần ống nhựa và phụ tùng tại khu vực miền Bắc và chiếm khoảng 28% thị phần ống nhựa trong cả nước (theo nguồn SCG Research).

  • Ngoài ra, Công ty còn tham gia vào các dự án lớn trọng điểm quốc gia, là đơn vị cung cấp sản phẩm ống nhựa cho các doanh nghiệp ngành cấp nước, xây dựng…

  1. Triển vọng
  • Cổ tức cao và đều đặn. ( quan trọng trong bối cảnh thị trường hiện tại)

  • Sản lượng tiêu thụ phục hồi dần về mức công suất tối đa nhờ dịch bệnh được kiểm soát và lợi thế chi phối thị phần ống nhựa khu vực phía Nam.

  • Tỷ suất sinh lợi tiếp tục hưởng lợi nhờ giá đầu vào có xu hướng giảm, trong khi giá bán giảm chậm hơn giá vốn (Giá hạt nhựa đã giảm 20% kể từ đầu tháng 7 xuống 1.000~1.100 USD/tấn, thấp hơn 20~30% so với giá bán bình quân trong quý 2/2022).

1 Likes