Vì sao nhnn bơm tiền - lãi suất vẫn tăng?

Vừa qua, ngày 22.11, Ngân hàng Nhà nước bơm tiền qua thị trường mở với khối lượng gần gấp đôi so với ngày trước đó. 10 thành viên đã trúng thầu hơn 11.315 tỉ đồng, kỳ hạn 14 ngày, lãi suất 6%/năm.

Trái lại với các động thái “bơm tiền” của SBV lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 năm đã rục rịch tăng tại các ngân hàng.

Mức 9%/ một năm đã không còn xa lạ, và đặc biệt mức 11/%năm cho kỳ hạn 36 tháng cũng đã xuất hiện.

Quay trở lại các bài viết trước, chúng tôi có đưa ra dự báo về một đợt tăng lãi suất vào cuối tháng 11 - đầu tháng 12 dựa trên những dự phóng về độ trễ thời gian của lãi suất liên ngân hàng nên việc tăng lãi suất không phải là sự kiện lạ.

Nhưng vì sao SBV “bơm tiền”, lãi suất lại tăng?

Ở đây ta cần phân biệt rõ ràng giữa việt"Bơm tiền - tăng CUNG tiền, và việc bơm tiền - tăng thanh khoản.

Và thời gian qua, SBV bơm tiền thông qua các nghiệp vụ thị trường mở - OMO hay Reverse OMO chỉ là hoạt động thuần Funding - giúp tăng thanh khoản hệ thống chứ không thực sự tăng Cung tiền - tăng phương tiện thanh toán M2 trong hệ thống.

Sở dĩ như vậy, chúng ta hãy nhìn vào kỳ hạn của OMO các đợt phát hành. 7 - 14 - 28 ngày là những kỳ hạn ngắn và siêu ngắn, không đủ để dòng tiền tạo ra nhiều vòng quay tín dụng.

Bản chất là có bơm - thì sẽ tự động hút ngược lại khi đáo hạn.

Do đó, thanh khoản hệ thống vẫn chưa thực sự tác động đến lãi suất thị trường 2 trong ngắn hạn, thay vào đó, chúng thường có độ trễ tầm 3 tháng, và đấy cũng là thời gian cần thiết để các mặt bằng lãi suất + Thanh khoản hệ thống ở thị trường 1 (Giữa SBV và các NHTM) có những tác động rõ ràng qua thị trường 2 (giữa NHTM với cá nhân + tổ chức).
Tóm lại những điều tích cực sẽ hội tụ trong quý 1(khả năng sau tết ta), kỳ vọng đó sẽ là một sóng phục hồi 1-2 tháng cho VNI

2 Likes