VSC update SSI

SSI: Khuyến nghị mua dành cho VSC

Công ty Cổ phần Container Việt Nam (Viconship, HoSE: VSC) vừa công bố kết quả kinh doanh sơ bộ quý III khá ấn tượng, trong đó doanh thu đạt 473,6 tỷ đồng (tăng 10,4% cùng kỳ), lợi nhuận trước thuế đạt 149,3 tỷ đồng (tăng 73,4%).

Lũy kế 9 tháng, doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 1.385 tỷ đồng (tăng 12,6%) và 357,7 tỷ đồng (tăng 48,3% cùng kỳ), hoàn thành 82% và 107% kế hoạch cả năm. Kết quả ấn tượng này chủ yếu là nhờ tăng trưởng sản lượng vượt trội so với thị trường và biên lợi nhuận được cải thiện sau tái cấu trúc.

Trong khi đó, giai đoạn vừa qua cảng biển ở các tỉnh miền Nam (đặc biệt là TP. HCM) đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ đợt bùng phát Covid-19, khiến tổng sản lượng qua các cảng biển cả nước giảm 5% trong quý III, theo số liệu từ Cục Hàng hải Việt Nam. Tuy nhiên, cụm cảng Hải Phòng ít bị ảnh hưởng hơn, thậm chí còn tăng nhẹ 4% về tổng sản lượng qua cảng.

Hai cảng chính của VSC là Green Port và VIP Green Port cũng ghi nhận tăng trưởng tốt trong quý III, một phần là nhờ VSC đã chuyển chiến lược để giữ tàu cập các cảng chính và hạn chế chuyển ra cảng ngoài, sản lượng cảng liên kết PTSC Đình Vũ đã giảm 30% trong quý. Đó cũng là một trong những lý do chính giúp VSC cải thiện được biên lợi nhuận.

Trước kết quả kinh doanh khả quan, Công ty Chứng khoán SSI (SSI) tại báo cáo mới nhất đã nâng mức dự báo lợi nhuận trước thuế của VSC lên 474 tỷ đồng, (tăng 41% cùng kỳ) và 604 tỷ đồng (tăng 27% cùng kỳ) cho năm 2021 và năm 2022.

Cùng với đó, SSI đưa ra dự báo tích cực về triển vọng tăng trưởng kinh doanh và tiềm năng lấy lại đà tăng trưởng sau nhiều năm lợi nhuận ổn định của VSC. Công ty chứng khoán này khuyến nghị mua VSC với P/E mục tiêu 12 lần, giá mục tiêu 1 năm trước phát hành thêm là 80.800 đồng/cổ phiếu (cao hơn 26% so với giá hiện tại), giá mục tiêu sau phát hành thêm là 46.500 đồng/cổ phiếu.

Sắp tới, VSC sẽ chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1 (giao dịch không hưởng quyền ngày 25/10), áp lực bán có thể gia tăng trong ngắn hạn do một số cổ đông lớn đã đăng ký bán 1,5 triệu cổ phiếu trong thời gian tới.

Trong dài hạn, rủi ro có thể gia tăng từ các dự án đầu tư mới đòi hỏi nguồn vốn lớn nhưng triển vọng lợi nhuận khó nói trước. Tuy nhiên, đây sẽ là cơ hội lớn đưa VSC trở thành một công ty tăng trưởng.

E hàng trung hạn ngon như này mà k ai quan tâm nhỉ

Vsc đếm cua: 6k*13= 78k (mạnh tay thì 8x hết sức bthuong)

Ngành chứng khoán có 3 mảng doanh thu chính: 1 là môi giới, 2 là cho vay margin, 3 là tự doanh. Trong đó phí môi giới có 1 vài ông nắm nhiều nhứ vps, tcbs, ssi, vnd tuy nhiên mảng này k đáng kể, k phải là mảng mang lại lợi nhuận đột biến giai đoạn này. 02 mảng còn lại mới mang nhiều LN, các bác đều thấy các cty ck đua nhau tăng vốn để tăng cho mảng margin và tự doanh, cho thấy mảng nào làm ra nhiều lợi nhuận, có dự địa phát triển thì sẽ tăng vốn mảng đó. Hiện margin thị trường rất cao, luôn ở mức kỷ lục, các cty đều căng margin, lợi thé nhất là ssi và vnd ở mảng này, các cty khác cũng đều tăng cho vay margin rất mạnh nhưng chưa đáp ứng đủ thih trường, dự kiến 2022 các cty ck lại tiếp tục tăng vốn, ln mảng này đem lại tốt tuy nhiên vẫn chưa đột biến bằng mảng thứ 3. Mảng tự doanh luôn đem lại lợi nhuận đột biến hơn cả trong một thị trường uptrend mà tự doanh nắm đung cổ mà cổ đó nhân 2 nhân 3 thì toác mỏ ( bằng chứng fpts nắm may sông hồng, nhờ cp này mà fpts coa lợi nhuận đột biến, giá cổ dựng đứng trong thời gian trước) và giờ quý 4 mảng tự doanh cty nào ngon thì cty đó bốc đầu. Các bác nên tìm cp chứng khoán có mảng tự doanh đang lãi đậm nhé. Và đặc biệt các bác đều thấy dòng bds là dòng tăng điên nhất quý 4 và vẫn còn nhiều dư địa tăng trưởng vậy nên các bác nên tìm cty chứng khoáng đang nắm cổ đất nhé. T xin đề cử top 1 là VIX với danh mục có idc, gex, ijc, tdc… toàn cổ đất, cổ sóng kinh điển. Kim cương sắp được đánh bóng rồi, k nhặt phí 1 đời😀123

Tháng 10 LN 45.6 tỷ quá tốt ! Bản tin tài chính tháng 10 và lũy kế 10 tháng đầu năm 2021 | Công ty Cổ Phần Container Việt Nam


22a9acf94ba381fdd8b2
Nhìn chung là vẫn bám sát nhận định Q4 LNTT tối thiểu 120 tỷ tăng 160% so với cùng kỳ năm trước

Tính đến hết 11 tháng đầu năm 2021, Công ty cổ phần Tập đoàn Container Việt Nam (VSC) đã đạt được kết quả kinh doanh rất khả quan. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế đạt 450 tỷ đồng, tăng 48,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 134,41% chỉ tiêu kế hoạch do ĐHĐCĐ công ty giao, và đạt 101,18% chỉ tiêu sau điều chỉnh của HĐQT. Trong bối cảnh hoạt động thương mại toàn cầu đang phục hồi mạnh mẽ nhờ (1) Tỷ lệ dân số tiêm vaccine tăng nhanh bởi mục tiêu miễn dịch cộng đồng ở nhiều quốc gia và (2) Tình trạng thiếu container rỗng được cải thiện khi nguồn cung container gia tăng, từ đó sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển tăng. Chúng tôi kỳ vọng kết quả kinh doanh của VSC tiếp tục đà tăng trưởng tích cực trong năm 2022. Luận điểm đầu tư chính của chúng tôi bao gồm: (1) Kỳ vọng tăng trưởng tích cực tại cảng Vip Green và VIMC Đình Vũ; (2) Động lực tăng trưởng trong dài hạn đến từ dự án cảng nước sâu; (3) Định hướng xây dựng chuỗi Logistics đầy đủ và có quy mô lớn. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng nên lưu ý một số điểm tiêu cực như: (1) Cạnh tranh cao ở cụm cảng Hải Phòng;(2) Dự án cảng nước sâu không được phê duyệt và (3) Rủi ro pha loãng thu nhập trên một cổ phiếu.

cái gì cũng hay cũng đẹp mà k tăng nổi !

Q1 tăng trưởng 35% so với cùng kỳ đạt 120 ty LNTT VSC khả năng đạt 600ty LNTT 2022 ( kế hoạch 500 nhưng thực tế sẽ cao hơn như truyền thống khiêm tốn )

hàng dài hạn mà bác cứ đòi tăng như hàng ngắn hạn thì khó

nay bật mạnh. VCS siêu tăng trưởng

Công ty Chứng khoán Agribank (AGR) cho biết, Tập đoàn Container Việt Nam (HoSE: VSC) là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận hành cảng như bốc xếp, khai thác kho bãi. Với triển vọng khả quan của ngành cảng biển trong năm 2022, VSC có nhiều động lực để tăng trưởng với vị thế là một trong các doanh nghiệp đầu ngành. VSC kết thúc năm 2021 với doanh thu 1.892 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 414 tỷ đồng, lần lượt tăng 12% và 40% so với năm trước. Kết quả kinh doanh khả quan và biên lợi nhuận cải thiện là nhờ sản lượng hàng hóa cập cảng tại khu vực Hải Phòng có sự phục hồi và tăng trưởng tích cực; hiệu suất cảng Green và Vip Green được hồi phục nhờ tích hợp với hệ thống kho bãi, logistics. Tiếp nối diễn biến tích cực, AGR ước tính kết quả kinh doanh quý I/2022 của VSC tăng trưởng tốt với doanh thu và lợi nhuận trước thuế là 446 tỷ đồng (tăng 2,4% cùng kỳ năm ngoái) và 120 tỷ đồng (tăng 35%). Năm 2022, AGR kỳ vọng cảng Vip Green tiếp tục nâng cao hiệu suất bất chấp áp lực cạnh tranh với các cảng khác tại khu vực, khi sản lượng hàng hóa cập cảng tại Hải Phòng dự báo tăng trưởng trên 2 chữ số, trong điều kiện nền kinh tế trở lại trạng thái bình thường sau khi dịch bệnh được kiểm soát; Hải Phòng tiếp tục là địa phương đầu tàu thu hút FDI của cả nước. Ngoài ra, hệ thống kho bãi, logistics được tích hợp sẽ giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh của VSC với các cảng khác cũng khu vực. Bên cạnh đó, việc cảng VIMC Đình Vũ (VSC đã hoàn tất mua lại 36% vốn từ tháng 9/2021) vận hành từ quý III cũng là động lực tăng trưởng cho doanh nghiệp thời gian tới. Cảng này sở hữu vị trí khá thuận lợi có thể đón được những tàu trọng tải lớn, phù hợp với xu hướng dồn chuyến của các hãng tàu trước tính trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hiện nay, dự kiến đóng góp lợi nhuận từ năm 2023. VSC đang hoàn thiện chuỗi giá trị, xây dựng chuỗi logistics tích hợp quy mô lớn, trong đó triển khai thương vụ mua lại cảng ICD Quảng Bình - Đình Vũ (Hải Phòng) với diện tích 20ha và vốn đầu tư trên 400 tỷ đồng, dự kiến hoàn tất và hợp nhất vào kết quả kinh doanh từ quý III năm nay. Mặt khác, dự án cảng nước sâu Cát Hải tại khu vực Lạch Huyện nếu được phê duyệt sẽ là động lực tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp. AGR nhận định VSC có đủ tiềm lực để thực hiện các hoạt động M&A này, với lượng tiền mặt khoảng 1.100 tỷ đồng trong bối cảnh không ghi nhận nợ vay. Công ty chứng khoán này dự phóng doanh thu và lợi nhuận trước thuế của VSC đạt lần lượt 2.250 tỷ đồng (tăng 19% cùng kỳ) và 620 tỷ đồng (tăng trưởng 29%) đồng thời đưa ra khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu VSC, giá mục tiêu 65.000 đồng/cổ phiếu, mức sinh lời dự kiến 38,2% cho năm 2022.

Chúng tôi khuyến nghị giữ với VSC của Công ty cổ phần Tập đoàn Container Việt Nam với giá mục tiêu là 50.800 đồng (tăng 11% so với mức tham chiếu ngày 15/06/2022) bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF), phản ánh kỳ vọng về sự tăng trưởng mạnh mẽ trong hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc sáp nhập và mua lại cổ phẩn tại các dự án cảng và ICD mới, trở thành một logistic holdings với chuỗi dịch vụ bao gồm cả cảng nước sâu, ICD, bãi depot, kho CFS, sửa chữa container. Kết thúc quý 1/2022, VSC, doanh thu thuần tăng gần 8% so với cùng kỳ, đạt gần 470 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng mạnh gần 43%, đạt gần 110 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp tăng từ mức trung bình khoảng 33.2% của 3 quý liền trước lên gần 34.6% cho quý 1/2022. Mức biên lợi nhuận gộp đã cải thiện mạnh mẽ so với những năm về trước khi tỷ số này của năm 2020 là 26.6% và năm 2019 là gần 24.4%. ĐHCĐ đã thông qua mức cổ tức năm 2021 gồm 5% cổ tức tiền mặt và 10% cổ tức cổ phiếu. VSC dự kiến phát hành hơn 11 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 1,102 tỷ đồng lên 1,212 tỷ đồng. VSC đã mua một ICD ở Đình Vũ, Hải Phòng với diện tích 20ha và vốn đầu tư 200 tỷ đồng, dự kiến đi vào hoạt động đầu quý III/2022, cùng thời điểm cảng VIMC Đình Vũ mà VSC nắm 36% cổ phần đi vào hoạt động. VSC là một doanh nghiệp có cơ cấu tài chính lành mạnh với nguồn tiền lớn và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh dương và có xu hướng tăng đều đặn qua các năm, hoàn toàn không sử dụng nợ vay trong 2 năm gần đây. Xu hướng chung của ngành cảng biển thời gian gần đây là không ngừng mở rộng quy mô sản xuất và hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics - cảng biển thông qua góp vốn vào các dự án mới và sáp nhập.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Container Việt Nam (HoSE: VSC) ghi nhận doanh thu thuần quý II đạt hơn 511 tỷ đồng, tăng 7% so với mức thực hiện cùng kỳ năm 2021. Trừ đi giá vốn chỉ tăng nhẹ 3%, lãi gộp của VSC đạt hơn 177 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng là 16%. Doanh thu tài chính cũng tăng đột biến lên gấp 2 lần, đạt hơn 7,5 tỷ đồng. Chốt quý, VSC báo lãi sau thuế hơn 113 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt hơn 980 tỷ đồng và hơn 222 tỷ đồng, tương ứng tăng 8% và tăng 23% so với cùng kỳ. Theo Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam, VSC có cơ cấu tài chính lành mạnh, khi chỉ ghi nhận khoảng vay ngắn hạn hơn 2 tỷ đồng và không có bất kỳ khoản vay dài hạn nào. Tháng 4/2022 VSC đã mua lại thành công Công ty Cổ phần Cảng cạn Quảng Bình – Đình Vũ từ QBS với mức chuyển nhượng gần 500 tỷ đồng và dự kiến đưa vào hoạt động trong quý III/2022. Điều này sẽ giúp tăng doanh thu của VSC khi 2 cảng VIP Green và Green đang hoạt động gần full công suất. Theo MASVN, khu vực Hải Phòng trong tháng 6/2022 đã giao giấy chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với quy mô bao gồm 4.600 tỷ đồng và 231,5 triệu USD. Điều này giúp cho hoạt động cảng biển tại khu vực này tiếp tục được đẩy mạnh phát triển. Cùng với đó, cảng VIMC Đình Vũ (VSC sở hữu 36% cổ phần) sẽ được đi vào hoạt động chậm nhất trong quý III/2022 giúp doanh thu của VSC cải thiện tốt hơn trong 6 tháng cuối năm. MASVN dự phóng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ VSC năm 2022 lần lượt đạt 2.176 tỷ đồng và 477 tỷ đồng, tương ứng tăng 15% và tăng 36,4% so với mức thực hiện năm 2021. Biên lợi nhuận ước tính duy trì ở mức cao, đạt 34% so với mức 31,8% trong năm 2021. Ngược lại, lợi nhuận từ công ty liên kết giảm mạnh ở mức hơn 1 tỷ đồng so với 4 tỷ đồng trong cùng kỳ. MASVN đánh giá khả quan về dài hạn đối với VSC dựa trên 2 cơ sở. Thứ nhất là giá cước vận tải biển kỳ vọng sẽ tăng trong năm sau. Thứ hai, cơ cấu tài chính lành mạnh sẽ là một lợi thế giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn để đầu tư thêm các cầu tàu trong tương lai.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, Công ty cổ phần Tập đoàn Container Việt Nam (VSC – sàn HOSE) ghi nhận doanh thu thuần 1.488 tỷ đồng (tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái), lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 264 tỷ đồng (tăng 2%).Trong đó: (1) doanh thu Vận tải ước tăng 23% do giá tăng; (2) doanh thu Bốc dỡ cảng giảm 5%, nhờ sản lượng giảm 6%, giá đi ngang. 9 tháng đầu năm 2022, biên lợi nhuận gộp tăng 2 điểm % do tiết giảm chi phí dịch vụ mua ngoài ở cảng. So với quý II/2022, biên lợi nhuận gộp trong quý III giảm 2 điểm %. BSC cho rằng nguyên nhân đến từ ghi nhận lỗ từ cảng ICD mới. Chi phí SG&A tăng 32% do cảng ICD mới đi vào hoạt động từ đầu quý III. Chi phí tăng mạnh, khiến cho lợi nhuận trước thuế chỉ tăng 9%. Trong năm 2022, BSC dự báo VSC ghi nhận doanh thu đạt 1.979 tỷ đồng (tăng trưởng 5% so với năm trước), lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 332 tỷ đồng (giảm 5%), tương đương EPS FWD 3.015 đồng/CP, P/E FWD = 10.2x, P/B FWD = 1.0x. Trong năm 2023, BSC dự báo VSC ghi nhận doanh thu đạt 1.904 tỷ đồng (giảm 4% so với năm trước), lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 342 tỷ đồng (tăng trưởng 3%),tương đương EPS FWD 3.110 đồng/CP, P/E FWD = 9.9x, P/B FWD = 0.9x Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý năm 2023 của VSC là 31.000 đồng/CP, dựa trên phương pháp P/E mục tiêu = 10x, chiết khấu 12% so với P/E trung bình năm 2021 – 2022 = 11-12x, do (1) mức tăng trưởng lợi nhuận thấp và (2) mặt bằng lãi suất đang tăng cao trong năm 2023. Trong dài hạn, BSC cho rằng mức định giá này có thể thay đổi, khi (1) vị thế VSC tăng lên & (2) VSC bước vào chu kỳ tăng trưởng mới nhờ khai thác hiệu quả các tài sản M&A. Tuy nhiên, đối với triển vọng ngắn hạn (1) hoạt động xuất nhập khẩu chậm lại, (2) tiến độ M&A cảng mới chưa rõ, BSC giữ quan điểm tương đối thận trọng.