Bức tranh lãi suất đã rõ ràng

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHÍNH THỨC TĂNG LÃI SUẤT

LÃI SUẤT ĐÓ LÀ GÌ ? VÀ TÁC ĐỘNG NTN LÊN NỀN KINH TẾ ?

📍 Ngày 22/9/2022, Ngân hàng Nhà nước quyết định điều chỉnh các mức lãi suất, có hiệu lực từ ngày 23 tháng 9 năm 2022 như sau:

  1. Với lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu:
  • Tăng lãi suất tái cấp vốn từ 4,0%/năm lên 5,0%/năm;

  • Lãi suất tái chiết khấu từ 2,5%/năm lên 3,5%/năm;

  • Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng từ 5,0%/năm lên 6,0%/năm.

  1. Với lãi suất của cá nhân, tổ chức tại tổ chức tín dụng:
  • Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng từ mức 0,2%/năm lên 0,5%/năm;

  • Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng từ 4,0%/năm lên 5,0%/năm,

  • Lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô từ 4,5%/năm lên 5,5%/năm;

  • Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do tổ chức tín dụng ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.


📍 Hiểu về các loại lãi suất trên như thế nào ? Tác động ra sao với nền kinh tế ? Đơn giản như sau:

Lãi suất dự trữ, vượt dự trữ bắt buộc: Khi hạ lãi suất này, NHNN chỉ trả cho tổ chức tín dụng số tiền lãi ít hơn cho lượng tiền gửi dự trữ bắt buộc mà họ bị bắt gửi tại NHNN

Do đó, hạ lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc làm giảm bớt lượng tiền mà tổ chức tín dụng có thể cho nền kinh tế vay, và ngược lại

Lãi suất chiết khấu: Trong trường hợp NHTM cho vay quá bị thiếu hụt thanh khoản, phải lấy giấy tờ có giá gửi NHNN để lấy tiền về.

Lãi suất tái cấp vốn: Khi NHTM thiếu hụt thanh khoản phải lấy tiền của NHNN ( ứng vốn ngắn hạn ) thường đây sẽ là loại lãi suất phạt

➡️ 3 loại lãi suất trên mang tính chất hành chính, định hướng nhiều hơn

Lãi suất ngắn hạn: có mối quan hệ gắn kết với lãi suất dài hạn, chúng thường biến động cùng xu hướng, sự tăng lên của lãi suất ngắn hạn có tác động làm tăng lãi suất dài hạn.

➡️ Việc thay đổi, tăng lãi suất ngắn hạn chính là mục tiêu điều hành của NHNN trong 3 cơ sở : lạm phát, tăng trưởng, lãi suất ngắn hạn để nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng, ổn định.

➡️ Chính phủ đã cho thấy rõ mục tiêu của mình và dự báo về lãi suất dài hạn được xác định rõ hơn ( trong ngắn hạn chỉ có thể tăng)


📍 Vậy chính sách tác động như thế nào ?

Doanh nghiệp: Việc tăng lãi suất tiền gửi ngắn hạn đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp đi vay vốn tài trợ cho các hoạt động thương mại sẽ phải chi tiều tiền hơn để có nguồn vốn đó.

Tiền không còn rẻ nên việc sử dụng vốn hiệu quả sẽ phải được ưu tiên doanh nghiệp dùng vốn không hiệu quả phải chịu áp lực lớn.

Đồng thời tiền gửi ngắn hạn của DN vào các tổ chức tín dụng có xu hướng tăng lên làm giảm sản lượng trong ngắn hạn.

Cá nhân : Lãi suất vay ngắn hạn tăng lên lãi suất kì hạn dài có xu hướng sẽ tăng lên theo, lãi suất tiền gửi vào quỹ tín dụng nhân dân tăng => tiền trong dân được hút về => Giảm chi tiêu tiêu dùng

➡️ Tiền chảy về các lớp tài sản gần như phi rủi ro, các lớp tài sản mang tính chất rủi ro cao hơn như chứng khoán, BĐS sẽ chịu tác động trực tiếp đồng nghĩa với việc giảm thanh khoản, giá tài sản đi xuống.

Câu chuyện về việc lãi suất của Việt Nam đã rõ ràng sẽ có những bên hưởng lợi, bên chịu bất lợi, ngành nào hưởng lợi, ngành nào bất lợi đã rõ. Bức tranh đã rõ giờ sẽ là câu chuyện chính sách tác động mạnh hay yếu ? Trong thời gian bao lâu ? đó sẽ là những vấn đề cần quan tâm trong thời gian tới.


Quan điểm được đưa ra mang tính chất cá nhân, đóng góp thêm góc nhìn cho NĐT quan tâm.

1 Likes

Xu hướng này đa số phán đoán đc còn thiểu số NDT vẫn nằm bên DIG CEO kkk

1 Likes

Có khi là bị tẩy não đấy anh ạ, công ty gì mà họp cổ đông chỉ chăm chăm vào giá cổ phiếu.

:grin: