Cai lỗ

Rượu là vấn đề của gã nghiện rượu. Lỗ là vấn đề của nhà đầu tư thua lỗ. Muốn thoát khỏi cơn bĩ cực của gã nghiện rượu thì phải đi cai rượu. Và nhà đầu tư cũng phải học cách làm của gã nghiện rượu là phải “Cai Lỗ” - Alexander Elder.

Thị trường lên và xuống, sideway và downtrend nhưng chắc chắn ở mọi lúc, luôn có NGƯỜI THUA LỖ. Vậy tại sao lại thua lỗ, mọi người có từng đặt câu hỏi không?

BÀI HỌC VỠ LÒNG

Trải qua 2 năm tham gia thị trường, từng lên đỉnh và cũng từng xuống đáy, thì thực sự ĐÁY không phải là một điểm. Chứng khoán là một thị trường có tính cung cầu, nếu lực bán nhiều hơn lực mua thì cổ phiếu sẽ giảm giá. Chính vì thế, liệu 1 phiên lực bán bị hấp thụ hết, cổ phiếu trần hàng loạt, có ai chắc rằng phiên hôm sau lực bán tan biến hay không?

Một phiên phục hồi mạnh không có nghĩa là ngay tại thời điểm đó đã là đáy. Giống như việc bạn leo từng bật xuống cầu thang, bật sau thấp hơn bật trước thì tới 1 lúc nào đó, sẽ đến vùng đất bằng phẳng. Tương đương với lực bán, lực bán cần phải giảm dần qua từng phiên, tới một lúc nào đó cũng sẽ tới vùng cân bằng ! Đếm ngày hồi phục của thị trường, rồi các cổ phiếu đồng lòng tiến lên phía trước, đấy mới thực sự tạo đáy.

Từ đầu tháng 10 trở lại đây, VN-Index có những phiên hồi phục tích cực nhưng không kéo dài, cho thấy vùng cân bằng được nói tới vẫn chưa xuất hiện. Cốt lõi mỗi con người đều có lòng tham, mình cũng thế, cũng bắt đáy và từng thua lỗ, sau đó lại nhận ra rằng mình sai ở bài học vỡ lòng. Chậm hơn một chút, cải thiện kiến thức và kinh nghiệm thì chúng ta có thể đi xa hơn.

HIỆU ỨNG ĐÁM ĐÔNG

Mỗi màu sắc đều có ý nghĩa riêng của từng màu, trong chứng khoán cũng thế. Màu tím tượng trưng cho sự sung sướng, xanh dương tượng trưng cho những đau thương. Chung quy lại, chúng ta phần nào đó bị màu sắc làm lu mờ suy nghĩ. Khi lời lỗ trong phiên của người khác là thứ tạo ra quyết định của chúng ta, thì đấy không phải là đầu tư.

Hạn chế fomo, vì sau tất cả còn lại, người lời thì ít người lỗ thì nhiều. Giá cổ phiếu chiết khấu khá sâu, nhưng có ai chắc giá sẽ ngừng giảm? Ngay cả dòng tiền với lòng tham cũng đã đổ lệ khi VN-Index thủng 1.000 điểm.

Nhìn về quá khứ kìa, HPG từng có giá 7.000đ/cổ phiếu, HSG có giá 4.000đ/cổ phiếu, thì liệu bây giờ mua chả khác gì đặt cược. Mình không nói, cổ phiếu sẽ giảm về mức đó, nhưng trong quá khứ nó đã từng. Tại sao World War 1 kết thúc rồi lại xảy ra World War 2, vì lịch sử là thứ có thể lặp lại.

CAI LỖ

Lỗ lần 1 có thể trách môi giới, lỗ lần 2 có thể trách nhà điều hành, còn lỗ lần 3 thì chắc chắn phải trách bản thân mình, trách bản thân bị cuốn vào trò chơi và tiếp tục nuôi hy vọng dành chiến thắng.

Thị trường cơ sở khác thị trường phái sinh, không phải zerosum game, chính vì thế chờ đợi sẽ nhận trái ngọt. Nếu chúng ta là một gã nghiện rượu, chỉ chăm chăm vào tìm đến rượu suốt ngày, thì sớm muộn sẽ phải nhận trái đắng. Thì nghiện mua cổ phiếu cũng vậy, càng mua càng lỗ rồi đến một ngày số vốn tích góp cũng sẽ ra đi. Thay vào đó, trở thành 1 người uống xả giao, uống có chừng mực, biết lúc nào nên dừng, sẽ tốt hơn.

9 Likes

bài chia sẻ hay

2 Likes

Cảm ơn bác, bác nghĩ đáy chưa?

Chưa có thời gian đọc bài của Lão, chắc hay, để đêm nay ngâm cứu vậy

1 Likes

Ok bác ơi, nói về WW thì chắc bác sẽ có nhiều điều để chia sẻ í

1 Likes

Nếu là PTKT thì chờ thêm 10 - 15 phiên nữa bác ạ, tích lũy đi ngang biên độ hẹp khả năng cao là đáy kỹ thuật.

Còn về vĩ mô, TPDN khó hấp thụ và lãi suất cao → DN gặp khó khăn về vốn. Đầu tư công chưa giải ngân được do sợ đốt lò. Niềm tin của NĐT vẫn chưa phục hồi. Cuộc họp của CP vẫn chưa có giải pháp và hành động thực tế…

Chung quy là tiền đang bị ứ đọng thiếu thanh khoản, nên có thể đây vẫn chưa là đáy

1 Likes

Thị trường trái phiếu 2022 đóng băng từ tháng 4 sau vụ Tân Hoàng Minh. Nhìn lại TP đã phát triển hơi nhanh, sản lượng lưu hành từ cuối 2020 14%GDP, 2021 18% GDP, đà tăng chủ yếu từ nhóm BĐS ( chiếm 43% giá trị lưu hành).

NHNN siết chặt tín dụng BĐS, nên doanh nghiệp BĐS chuyển hướng ồ ạt sang trái phiếu để huy động vốn. Tình hình TP hầu như ko còn phát hành lượng mới nào cả sau vụ Vạn Thịnh Phát và lượng mua lại cũng tăng gần như gấp đôi gấp ba. Việc mua lại trái phiếu trước hạn trước kia là chủ yếu từ ngân hàng nhưng hiện tại BĐS chiếm tỉ trọng mua lại lớn kể từ quý 2 (T9 mua lại 15k tỉ, T10 mua lại 10k tỉ). Thanh khoản trên thị trường khá căng cứng, NĐT cá nhân bán tháo, các DN BĐS để lấy lại niềm tin họ tập trung mua lại và kiếm nhiều nguồn có thể huy động được để giải quyết vấn đề trái phiếu.

TP đáo hạn áp lực lớn vào T12 lên đến hơn 50k tỉ, T1 riêng BĐS đến 25k tỉ đáo hạn, việc đáo hạn này sẽ khó khăn trong khi thanh khoản thị trường căng thẳng

=> Các nhà chức trách cần có những biện pháp, chính sách rõ ràng với nhau (hiện tại thì đang theo hướng tự giải quyết với nhau, chưa có hành động thật sự). Thông tin cho phép các NHTM mua lại các TP trên thị trường thứ cấp gần đây có thể hiểu là sẽ ở mức hạn chế và chỉ áp dụng với các DN có dòng tiền, tài sản tốt. Và việc giảm trả nợ đối với các DN khó khăn thì sẽ gia hạn trong thời gian ngắn (tháng 12 đáo hạn thì có thể kéo dài đến T3 hoặc T6).

Đề xuất thêm biện pháp: NHNN có thể sửa đổi thông tư 16 về việc hạn chế các ngân hàng mua lại trái phiếu có thể hoãn hoặc nới các quy định về các chỉ số an toàn thanh khoản ở ngân hàng như LDR,… để có nguồn lực cơ cấu lại danh mục trái phiếu của mình.
Chút thông tin về TP bác ạ, Q4 giải quyết xong thì còn năm sau nữa

1 Likes

Hay

1 Likes

:handshake:

Bật thang Novaland

:smiling_face_with_tear:

Cảm ơn đã chia sẻ

1 Likes

Ok bác ơi

Hmm