Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo với cổ phiếu ngành dầu ? ( Phần 2)

, ,
  • Cơ quan Thông tin Năng lượng gần đây dự báo sản lượng dầu ở Permian (Mỹ) sẽ đạt mức cao kỷ lục trong tháng này. Tuy nhiên, điều đó không đủ để bù đắp sự mất cân bằng dầu toàn cầu. Nhiều nhà sản xuất dầu Mỹ cho biết họ không muốn - hoặc không thể thúc đẩy sản xuất vì thiếu hụt các nguồn lực cần thiết.

Tại Canada, sản lượng đang tăng cao. Tổng sản lượng của nước này có thể tăng gần 1 triệu thùng/ngày nhưng đó là việc của tương lai. Tại Brazil, sản lượng cũng đang tăng nhưng cho đến nay vẫn chưa tạo được khác biệt nào về giá.

Tất nhiên, lý do lớn nhất dẫn đến tình trạng mất cân bằng cung cầu hiện nay là các lệnh trừng phạt nhắm vào Nga, nước xuất khẩu dầu và nhiên liệu lớn nhất thế giới. Thứ 2, OPEC không thể sản xuất nhiều như cam kết vì các vấn đề kinh niên của họ. Trong khi đó, 2 thành viên của OPEC có đủ công suất dự phòng để bù đắp lượng dầu bị mất đi của Nga là Ả Rập Xê Út và UAE lại đang dè dặt trong việc bơm thêm dầu.

Thông tin mới nhất từ quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới (Mỹ) là họ sẽ đưa ra các giới hạn về xuất khẩu. Điều này chắc chắn dẫn đến giảm giá xăng dầu trong nước nhưng đẩy giá quốc tế tiếp tục tăng. Trong khi đó, nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới (Trung Quốc) lại đang tăng cường tích trữ dầu thô trong khi sản lượng từ các nhà máy lọc dầu giảm. Có vẻ như, tích trữ là điều thông minh trước cơn bão này.

  • Khoảng thời gian đóng cửa do Covid-19 là lúc Trung Quốc cần ít năng lượng hơn cho nền kinh tế của mình. Giờ đây, dòng chảy của hàng hóa Trung Quốc đến nền kinh tế toàn cầu đang được bình thường hóa, nhu cầu năng lượng của Trung Quốc đương nhiên sẽ tăng lên.
    Các nhà hoạch định chính sách ở nhiều nơi trên thế giới đang phải vật lộn với giá năng lượng ngày một tăng cao, làm trầm trọng thêm mức độ lạm phát. Tuy nhiên, giá dầu tiếp tục tăng đột biến trong ngắn hạn có thể là minh chứng cho việc nền kinh tế Trung Quốc đang bùng nổ trở lại trên tất cả các lĩnh vực.

Việc chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn do đại dịch Covid-19 đã nhấn mạnh vai trò trọng tâm của Trung Quốc đối với sự vận hành trơn tru của nền kinh tế toàn cầu. Dây chuyền sản xuất của Trung Quốc dừng hoạt động đã làm suy giảm nguồn cung hàng hóa mà cả thế giới phụ thuộc vào, và việc cung không đáp ứng được cầu đã góp phần làm tăng lạm phát giá tiêu dùng (CPI) trên toàn cầu.

Phải thừa nhận một điều rằng mặc dù có lẽ hơi muộn màng, nhưng các ngân hàng trung ương lớn, đứng đầu là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, đã cẩn trọng hơn với lạm phát. Fed hiện đang tăng lãi suất và bắt đầu thắt chặt định lượng. Lạm phát của Mỹ vẫn ở mức cao. Dữ liệu công bố cho thấy chỉ số CPI hàng năm của nước này ở mức 8,6% trong tháng 5, đây là mức cao nhất kể từ năm 1981.

Điểm mấu chốt là Trung Quốc đóng vai trò như huyết mạch cung cấp cho thế giới nhiều mặt hàng thiết yếu. Khi huyết mạch đó phần nào bị tắc nghẽn, các nền kinh tế khác không thể tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, để thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc, điều kiện tiên quyết chính là năng lượng.

Khoảng thời gian đóng cửa do Covid-19 là lúc Trung Quốc cần ít năng lượng hơn cho nền kinh tế của mình. Giờ đây, dòng chảy của hàng hóa Trung Quốc đến nền kinh tế toàn cầu đang được bình thường hóa, nhu cầu năng lượng của Trung Quốc đương nhiên sẽ tăng lên.

Cảng Long Beach ở California, một trong những cửa ngõ huyết mạch mà hàng hóa Trung Quốc chảy vào Mỹ, hiện đang sẵn sàng “cho đợt tăng đột biến vào mùa hè khi Trung Quốc phục hồi sau một đợt đóng cửa kéo dài”, giám đốc điều hành cảng Mario Cordero cho biết vào ngày 9/6. Sự lạc quan của ông dường như không đặt nhầm chỗ. Dữ liệu được công bố vào tuần trước cho thấy xuất khẩu trong tháng 5 của Trung Quốc đã tăng 16,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Khi Trung Quốc gia tăng sản xuất, sự mất cân bằng cung và cầu đó sẽ càng trầm trọng và dẫn đến giá dầu thậm chí còn cao hơn, vì OPEC + hiện dường như không thể tăng thêm sản lượng để đáp ứng nhu cầu.

Nguồn đầu tư vào các dự án dầu mỏ mới đã giảm mạnh trong vài năm qua, trong bối cảnh toàn cầu nỗ lực chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo để chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, sự chênh lệch về cung và cầu hiện tại đã khiến giá dầu trở nên ngày càng cao hơn khi nền kinh tế Trung Quốc phục hồi.cho dù nền kinh tế của Trung Quốc chậm lại hay hoạt động hết công suất, những gì xảy ra ở đất nước tỷ dân sẽ luôn tác động đến nền kinh tế toàn cầu.

Sau nhịp giảm mạnh, vốn hoá thị trường nhiều doanh nghiệp đã giảm về gần với giá trị khoản mục tiền mặt - tài sản được xem là có tính an toàn cao trong giai đoạn trồi sụt. Như vậy, việc dự trữ được nguồn tiền mặt dồi dào có thể giúp nhiều doanh nghiệp phòng thủ tốt và thậm chí hưởng lợi trong bối cảnh hiện tại.

Đáng chú ý, việc tăng lãi suất tạo ra sóng gió cho thị trường tài chính toàn cầu trong đó có cả Việt Nam. Chỉ số VN-Index ghi nhận mức giảm hàng chục phần trăm chỉ sau hơn 1 tháng. Nhịp chỉnh sâu của thị trường đã kéo theo nhiều cổ phiếu lao dốc, thậm chí ghi nhận các mức giảm lớn hơn nhiều lần, dao động từ 40% - 60% với những mã thanh khoản cao. Báo cáo gần đây của Mirae Asset đánh giá, sau nhịp giảm mạnh, vốn hóa nhiều doanh nghiệp đã giảm về gần với giá trị khoản mục tiền mặt - tài sản được xem là có tính an toàn cao trong giai đoạn trồi sụt. Như vậy, việc dự trữ được nguồn tiền mặt dồi dào có thể giúp nhiều doanh nghiệp phòng thủ tốt và thậm chí hưởng lợi trong bối cảnh hiện tại.

Xét riêng các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh vực sản xuất, nhiều doanh nghiệp hiện đang có dòng tiền cải thiện tốt trong quý 1/2022, thêm vào đó các doanh nghiệp này cũng đang sở hữu lượng tiền mặt lớn. Dầu khí đang là những doanh nghiệp dự trữ nhiều tiền mặt với đại diện dẫn dầu danh sách là Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí PTSC (mã chứng khoán: PVS) với giá trị tiền ròng/vốn hóa đạt hơn 72%. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của PVS cũng cải thiện mạnh từ mức -1.356 tỷ đồng trong Q1/2021 lên mức 667 tỷ đồng trong quý 1 vừa qua.

VNINDEX nay chạm mốc 1160 thì có phục hồi nhẹ tạo cây nến Doji lưỡng lự ngay vùng đáy. 1 phiên giao dịch nếu nhìn VNINDEX tuy con số và % giảm không quá lớn nhưng thực sự các cổ phiếu riêng lẻ thì giảm rất rát.Trọng trách giữ vững vùng hỗ trợ cuối được để lại cho các phiên giao dịch tiếp theo của tuần.Cùng nín thở quan sát các phiên tới và mong chờ những gì tích cực nhất.

DJ tăng hơn 500đ phiên nay dự báo ngày mai có thể là sự bùng nổ của vnindex, nếu điều đó xảy ra thì sẽ tạo ra mô hình sao mai đảo chiều vô cùng ui tín ở đáy . Chưa kể mỗi khi giá xăng tăng thì vni lại tăng và hôm nay giá xăng tăng thêm 500 đồng tiếp tục lập đỉnh mới . Vậy điều gì sẽ xảy ra vào ngày mai?