DIG: Bức phá ngoạn mục, chinh phục CLB vốn hóa 8 tỷ USD 2022....!

Gio dig re qua thi tu khac co thang mua thoi, nếu no mua du thi vao cty lam chủ

1 Likes

Nhà chủ tịch còn nắm khoảng 33%. Khéo lại game đổi chủ

1 Likes

Nhà chủ tịch quá sai làm khi làm game phát hành trái phiếu, giờ hại vào thân, phải bán rẻ cổ phiếu của mình.

Toàn bọn bank nó tư vấn đểu đấy. Nên anh Tuấn đã nói rõ trong ĐHCĐ rồi, từ giờ chỉ tin vào các bank quốc doanh, hạn chế làm ăn với bank tư nhân.
Khó khăn mới có giá không tưởng này.

1 Likes

có video không bác?

Chỉ thấy đổ lỗi cho doanh nghiệp, chả thấy vai trò của cơ quan quản lý nhà nước là bộ tài chính và ngân hàng nhà nước ở đâu.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp khiến chuyên gia “kinh ngạc”, Bộ Tài chính không thể chối bỏ trách nhiệm

TS Vũ Đình Ánh cho rằng, vấn đề của trái phiếu doanh nghiệp trách nhiệm thuộc về Bộ Tài chính. Bộ Tài chính không thể chối bỏ hay đổi lỗi cho ai. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, Ngân hàng Nhà nước không thể “đứng ngoài”.*

TS Vũ Đình Ánh – Chuyên gia kinh tế. (Ảnh chụp màn hình)

TS Vũ Đình Ánh: Chuyện về trái phiếu doanh nghiệp, Bộ Tài chính không thể chối bỏ trách nhiệm hay đổ cho ai

Đề cập về thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian tại Diễn đàn Chính sách Tài khóa và Phát triển Việt Nam 2022 tổ chức sáng nay (24/11), TS Vũ Đình Ánh – Chuyên gia kinh tế khẳng định, trách nhiệm về thị trường này chắc chắn thuộc về Bộ Tài chính.

“Trước đây là Nghị định số 153/2020/NĐ-CP của Chính phủ, quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Hiện nay, đã sửa bằng Nghị định 65, tôi khẳng định trách nhiệm về thị trường trái phiếu doanh nghiệp chắc chắn là của Bộ Tài chính. Bộ Tài chính không thể chối bỏ hay đổ cho ai về câu chuyện của thị trường này”, TS. Vũ Đình Ánh nhấn mạnh.

Bàn luận thêm, ông Ánh cho rằng, quá trình phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam không theo thông lệ quốc tế.

"Tôi quan sát thấy sự phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp của chúng ta “hao hao” giống như trước kia chúng ta phát hành trái phiếu công trình, khi chúng ta bắt các nhà phát hành trái phiếu doanh nghiệp tuân thủ việc sử dụng trái phiếu đúng mục đích.

Trong khi bản chất của trái phiếu doanh nghiệp là công cụ tài chính. Doanh nghiệp vay về sử dụng vào việc gì là việc của doanh nghiệp, vấn đề là doanh nghiệp đó có đủ tiền lực tài chính tổng thể để thanh toán cho các khoản nợ này hay không", TS. Vũ Đình Ánh đặt vấn đề và cho rằng, việc đánh giá tiềm lực của doanh nghiệp để doanh nghiệp đưa trái phiếu ra thị trường ai sẽ chịu trách nhiệm? Vấn đề này nằm ở việc xếp hạng tín nhiệm.

Cũng theo vị chuyên gia này, không phải tất cả các trái phiếu trên thị trường đều là “vàng và kim cương” theo như Nghị định 65, ngay cả trái phiếu doanh nghiệp không đáng đầu tư hay cổ phiếu “rác” vẫn có người mua.

TS Nguyễn Đức Thành “kinh ngạc” về sự “vô tổ chức” của thị trường trái phiếu

Tán thành quan điểm của TS Vũ Đình Ánh về sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc VESS bày tỏ “kinh ngạc” về sự “vô tổ chức” của thị trường trái phiếu khi nhìn lại giai đoạn phát triển vừa qua.

Dẫn ý kiến của TS Vũ Đình Ánh cho rằng, vấn đề của thị trường trái phiếu là do Bộ Tài chính chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, theo PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, trên thực tế trái phiếu cho doanh nghiệp phát hành không phát hành được vì “không ai biết doanh nghiệp này là ai”. Do đó, theo ông Thành phát hành trái phiếu doanh nghiệp phải đi qua hệ thống ngân hàng.

"Sự lộn xộn nằm ở chỗ, không biết bằng cách nào để cho các đối tượng liên quan nắm được data của những người gửi tiền để chèo kéo khách hàng rút tiền tiết kiệm để mua trái phiếu doanh nghiệp.

Hay nói cách khác, hạ tầng về thông tin trong thông tin cá nhân có vấn đề, và ngân hàng cùng với phía sau là doanh nghiệp phát hành trái phiếu không theo nguyên tắc nào cả.

Bộ Tài chính quy định thế nào, Ngân hàng Nhà nước quy định thế nào mà để cho những doanh nghiệp đó tiếp cận với khách hàng, để khách hàng chuyển tiết kiệm sang mua trái phiếu.

Tất cả không có kiểm soát và bây giờ nhìn lại mới thấy các điều kiện còn rất mơ hồ", TS. Nguyễn Đức Thành nêu vấn đề.

Cũng theo Giám đốc VESS, ông theo dõi báo cáo tài chính của SCB thấy rằng, khoản phải thu của ngân hàng này lên tới 30% tổng tài sản, thế nhưng ngân hàng vẫn tồn tại được, vẫn đứng ra phát hành trái phiếu, phân phối trái phiếu doanh nghiệp, mở rộng tín dụng,… “Đây là trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước”, ông Thành nói.

Ông Thành cũng e ngại, thị trường Việt Nam sẽ “chạy từ cực này sang cực khác”, khi chính sách chuyển từ “mắt nhắm mắt mở” sang “thắt rất chặt”. Từ đó, tất cả các kênh dẫn vốn về dài hạn sẽ bị ảnh hưởng.

Ngày 23/11/2022, Bộ Tài chính đã tổ chức cuộc họp về thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp với một số công ty chứng khoán và doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã nhấn mạnh tới những khó khăn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại buổi họp.

Bộ trưởng nhấn mạnh, niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã suy giảm và hiện đang ở mức thấp. Một số cá nhân, tổ chức sai phạm bị cơ quan chức năng xử lý và kết hợp với việc nhiều tin đồn thất thiệt đã tác động mạnh tới tâm lý của nhà đầu tư trái phiếu. Thời gian qua, nhiều nhà đầu tư đã tiến hành rút vốn ồ ạt trái phiếu doanh nghiệp trước hạn, gây khó khăn cho doanh nghiệp phát hành và tạo rủi ro cho thị trường chung.

Chính vì vậy, Bộ trưởng mong muốn các thành viên thị trường, các doanh nghiệp đóng góp ý kiến, đề xuất các giải pháp cụ thể thiết thực để lấy lại niềm tin trên thị trường, cùng chung tay kiến nghị các cấp có thẩm quyền tháo gỡ “điểm nghẽn” về thanh khoản dòng tiền trong nền kinh tế, hỗ trợ kinh tế đất nước tăng trưởng ổn định.

1 Likes

Ép cả nhà đầu tư lẫn DN vào thế kẹt vốn, để rồi cả 2 từ bạn đồng hành thành kẻ thù của nhau, tranh nhau số tiền ít ỏi còn lại.
Mà toàn là DN tốt, đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách.

2 Likes

Tất cả các bình luận có dấu hiệu phân biệt chủng tộc sẽ bị report và block !

1 Likes

Cai nay moi quan trong doi voi DIG bay gio, duong nao gia cp cua DIG cung tang manh

Bác có nhận định gì về việc Thiên Tân bán cổ ko?

1 Likes

Nam Vĩnh Yên mở bán gđ3 nhé ae

2 Likes

Gio cứ nhìn dong tien đang vao dig ma chiến bac ah, song hoi nay an 1-2 lan la bt

1 Likes

Ce 20 cây nhé :))

1 Likes

Hâu chặt

1 Likes

CL lên tàu nhiều chưa nhỉ

CL làm j có tiền mà mua

1 Likes

Cụ ị mõm con ó lợn đó giúp anh em cái. À mà ị vào mẹt cmn nữa nhá


Nghe báo đăng thì là chưa!!!

Để trái phiếu ra cơ sự thế này 1 phần do bộ tài chính phanh quá gấp, lại liên tục yêu cầu doanh nghiệp mua lại trước hạn khi sử dụng ko đúng mục đích, can thiệp quá sâu vào doanh nghiệp làm gì khi vay dc tiền.
Trái phiếu doanh nghiệp: Ném chuột đừng để vỡ bình
Cần phải nói rằng việc kiểm soát thị trường trái phiếu doanh nghiệp là hết sức cần thiết và Chính phủ đang thực hiện những giải pháp căn cơ quan trọng. Nhưng những tác dụng phụ của các giải pháp này đang trở nên quá mức và cần có những điều chỉnh để hạn chế những tác động tiêu cực lên thị trường tài chính và ổn định vĩ mô vốn chịu nhiều sức ép trong thời gian gần đây.*

Việc các cơ quan quản lý nhà nước liên tục phát hiện một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) sử dụng vốn sai mục đích, có chất lượng tín dụng thấp (phương án kinh doanh không hiệu quả, tài sản bảo đảm yếu, thiếu biện pháp quản lý dòng tiền kinh doanh hiệu quả,…) khi phát hành TPDN đã gây lo ngại các doanh nghiệp này có khả năng không trả được nợ, khiến nhà đầu tư mất niềm tin và hệ thống tài chính trở nên rủi ro.

Trước thực trạng này, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã áp dụng các biện pháp nhằm kiểm soát hoạt động phát hành TPDN của các doanh nghiệp cũng như các bên tham gia phát hành gồm công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại… Các biện pháp này bao gồm: siết kiểm soát mục đích sử dụng vốn các lô trái phiếu được phát hành; kiểm soát năng lực tài chính, kinh doanh của nhà phát hành; kiểm soát năng lực tư vấn, giám sát của các công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại; thiết lập các điều kiện nắm giữ TPDN của nhà đầu tư (đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân); từng bước xây dựng hệ thống giao dịch TPDN,…

Ném chuột và cú sốc với… cái bình

Phải nói rằng đây là các giải pháp căn cơ nhằm tạo ra sự ổn định và phát triển thị trường TPDN về dài hạn. Tuy nhiên, việc thực thi các giải pháp mạnh tay hiện nay (dù là đúng về mặt luật pháp và quản lý nhà nước) đang gây ra những cú sốc trên thị trường TPDN.

Những cú sốc này bao gồm:

Thứ nhất, việc ngay lập tức xem xét lại các TPDN đã được phát hành, yêu cầu các doanh nghiệp phát hành và công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại (bên liên quan, đặc biệt là với vai trò bão lãnh phát hành, đối tác quan trọng) khắc phục các sai sót liên quan đến các khoản TPDN này đã làm cho các doanh nghiệp, bên liên quan gặp rắc rối lớn về thanh khoản khi các doanh nghiệp và bên liên quan phải huy động khoản tiền mặt khổng lồ (vốn đã đưa vào hoạt động kinh doanh, dù có thể không đúng mục đích của đợt phát hành TPDN) để mua lại các khoản TPDN đã phân phối cho nhà đầu tư. Những rắc rối thanh khoản này làm suy yếu ngay lập tức năng lực tài chính của doanh nghiệp cũng như các bên liên quan và lan sang cả thị trường tài chính (sẽ được phân tích bên dưới).

"Thay vì buộc các doanh nghiệp phát hành mua lại trước hạn các TPDN có sai sót trong quá trình phát hành thì các cơ quan chức năng sẽ làm rõ nếu các sai sót không nghiêm trọng (không có tính hình sự) thì về bản chất việc phát hành và phân phối TPDN là hoạt động dân sự và do vậy tổ chức phát hành và nhà đầu tư có thể thỏa thuận điều chỉnh mục đích phát hành, các điều kiện khác,… để giao dịch đó vẫn tiếp diễn phụ thuộc vào ý chí của hai bên."

Thứ hai, việc siết thị trường TPDN một cách đột ngột và mạnh đã gây khó khăn cho các khoản nợ TPDN đến hạn và cần được vay lại do dòng tiền kinh doanh của doanh nghiệp chưa về kịp như phương án kinh doanh ban đầu (đây là điều bình thường trong kinh doanh và thông lệ, cũng như luật cho phép). Việc các doanh nghiệp này không phát hành lại TPDN được do thiếu người mua hoặc những sai sót trong quá khứ có thể làm doanh nghiệp mất thanh khoản và có thể phá sản về mặt kỹ thuật cho dù thực tế doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả. Điều đó đang diễn ra không chỉ ở các công ty bất động sản mà còn ở cả những công ty đầu ngành về các ngành thiết yếu như tiêu dùng, khai khoáng,…

Thực trạng này là do trong quá khứ việc xác định dòng tiền thiếu cẩn trọng cũng như sự dễ dàng trong việc đảo nợ TPDN đã làm cho các doanh nghiệp này chủ quan và tin tưởng vào công ty chứng khoán cũng như ngân hàng thương mại có thể thu xếp các khoản vay và thanh khoản cho mình.

Tương tự như vậy, các công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại luôn tin rằng trái phiếu phát hành sẽ luôn được nhà đầu tư mua hết cho đến khi các rủi ro như hiện nay xảy ra.

Thứ ba, việc các cơ quan chức năng siết mạnh phát hành TPDN kết hợp với các thông tin về vụ án hình sự liên quan đến một số doanh nghiệp có phát hành TPDN, cũng như sự thổi phồng quá mức rủi ro TPDN đối với thị trường tài chính, đã gây mất niềm tin đối với nhà đầu tư. Từ đó, các nhà đầu tư trước đây vốn xem TPDN là kênh đầu tư hấp dẫn đã bán tống bán tháo TPDN bất kể là trái phiếu tốt hay xấu. Điều này một mặt, làm lợi suất TPDN lên cao (nhưng thanh khoản vẫn không có do niềm tin yếu) dẫn đến trái phiếu phát hành mới không thể bán do lợi suất thấp và thiếu thanh khoản; mặt khác buộc các công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại mua lại các trái phiếu do nhà đầu tư (chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân) bán lại nhằm giữ uy tín cho nhà phân phối. Và do đó làm cho thanh khoản các công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại vốn đang khó càng khó hơn.

Tác động lan truyền

Những tác động này không chỉ gói gọn trong các doanh nghiệp như doanh nghiệp phát hành TPDN, một số công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại có tham gia phát hành TPDN, mà đang lan truyền sang toàn bộ thị trường tài chính, khi mà:

Thứ nhất, các doanh nghiệp phát hành, công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại đang cuống cuồng tìm nguồn tài chính để mua lại các trái phiếu có sai sót, đến hạn hay để giữ uy tín với nhà đầu tư. Và người có thể thu xếp tài chính không ai khác mà chính là các ngân hàng thương mại. Ban đầu các ngân hàng thương mại sẽ tìm đến thị trường liên ngân hàng để xử lý ngay với số tiền lớn. Tuy nhiên, khi nguồn vốn này cạn kiệt cũng như các ngân hàng trở nên dè chừng trong việc cho vay trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh. Sau khi con đường trên thị trường liên ngân hàng trở nên hẹp đi, các ngân hàng thương mại sẽ buộc phải tăng mạnh lãi suất huy động trên thị trường với các tổ chức kinh tế và dân cư và bắt đầu kích hoạt cuộc đua lãi suất huy động như đang diễn ra.

Thứ hai, các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân, vốn dĩ có niềm tin không cao đối với hoạt động tài chính phi ngân hàng thì nay đánh mất phần lớn niềm tin ít ỏi còn lại đối với thị trường TPDN khi mà liên tục những cảnh báo về thị trường này được đưa ra, trong đó phần lớn là cảnh báo thiếu bằng chứng và phi chính thống.

Thứ ba, khủng hoảng trên thị trường TPDN đến lượt nó gây khủng hoảng niềm tin trên thị trường chứng khoán (TTCK) khi mà rất nhiều doanh nghiệp blue-chip đầu ngành có phát hành trái phiếu đang niêm yết bị nhà đầu tư không chỉ quay lưng với trái phiếu mà còn quay lưng cả với cổ phiếu, và sau đó các nhà đầu tư này tiếp tục quay lưng với cả những cổ phiếu không liên quan.

Điều chỉnh giải pháp để giảm tác dụng phụ

Cần phải nói rằng việc kiểm soát thị trường TPDN là hết sức cần thiết và Chính phủ đang thực hiện những giải pháp căn cơ quan trọng. Tuy vậy cần có những điều chỉnh để hạn chế những tác động tiêu cực lên thị trường tài chính và ổn định vĩ mô vốn chịu nhiều sức ép trong thời gian gần đây. Những điều chỉnh này nên là:

Thay vì buộc các doanh nghiệp phát hành mua lại trước hạn các TPDN có sai sót trong quá trình phát hành thì các cơ quan chức năng sẽ làm rõ nếu các sai sót không nghiêm trọng (không có tính hình sự) thì về bản chất việc phát hành và phân phối TPDN là hoạt động dân sự và do vậy tổ chức phát hành và nhà đầu tư có thể thỏa thuận điều chỉnh mục đích phát hành, các điều kiện khác,… để giao dịch đó vẫn tiếp diễn phụ thuộc vào ý chí của hai bên. Ở đây vai trò của công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại trong tư vấn, giám sát và quản lý TPDN phát hành một lần nữa được xem trọng. Và do đó, cơ quan quản lý cần giám sát các tổ chức này thực hiện vai trò của mình một cách chặt chẽ.

NHNN thay vì cung tiền, nâng lãi suất toàn thị trường thì cân nhắc cấp thanh khoản cho các ngân hàng thương mại mua lại TPDN để các ngân hàng này không cần thiết phải đẩy mạnh lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng như thị trường huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư và từ đó không đẩy mặt bằng lãi suất lên cao hơn. Điều này trực tiếp không làm trầm trọng hơn nữa tình trạng căng thẳng thanh khoản và lãi suất tăng cao do chính sách thắt chặt tiền tệ chống lạm phát và bảo vệ tỷ giá của NHNN hiện nay. Chính sách này sẽ giúp giảm mức lãi suất thực huy động (và do đó giảm lãi suất thực cho vay) như đã nói ở trên và từ đó giảm nguy cơ gây bất ổn vĩ mô và suy giảm tăng trưởng trong tương lai nếu tình trạng này được duy trì.

Gây dựng niềm tin vào thị trường TPDN bằng cách xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp ngay lập tức, công bố các doanh nghiệp tốt đang bị dính các tin đồn thiếu căn cứ và NHNN có thể mua vào hoặc tái chiết khấu TPDN cho các NHTM để tạo dựng niềm tin thị trường cũng như thanh khoản trái phiếu. Từ đó từng bước đưa thị trường TPDN trở lại quỹ đạo tăng trưởng với chất lượng cao hơn và góp phần quan trọng trong việc chia sẻ gánh nặng cho vay của các ngân hàng thương mại cũng như thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

Hoàng Xuân Huy

Quay xe rồi à, trước chửi ghê lắm mà giờ lên tàu lại hót hay khen ngon ư :joy::joy::joy: