HIỂU SÂU CỔ PHIẾU STB: Kinh doanh cải thiện, Tái cơ cấu viên mãn

Đáo hạn phái sinh nay khá “êm”.

VPB có tin đồn liên quan đến hoàn tất “deal” bán nốt 15% cho SMBC - đối tác từ Nhật đã tham gia “deal” mua 49% FE Credit mà VCI thu xếp trước đó.

Mình không tin lắm vì cũng sắp hết 2022 rồi mà SMBC vẫn chưa thoái vốn kịp khỏi “ông EIB” nữa.

Còn STB chưa có tin mới nào nha các bác.

|

3 Likes

Lại rà soát diễn biến ngoại khối với STB.

Nay mua ròng hơn 120 tỷ. Tính từ đầu năm đến nay được hơn 4,3 ngàn tỷ - con số lớn nhất sàn hiện nay.

Có lẽ “Tây lông” cũng đang chờ câu chuyện tái cơ cấu chăng.

Oh. sao tăng dữ vậy các Cụ

1 Likes

Mình cho rằng do yếu tố dòng tiền thôi bạn.

Còn gần đây không thấy có thông tin mới nào cho STB cả.

Bài báo giật tít hay. Nhớ lại lúc coi banner quảng cáo của các bank thì ông nào cũng giành giải nhất này nhất nọ, vang danh Á châu mà tờ báo từ đâu đâu trao.

Âu đây cũng chỉ là chiêu marketing đã quen bài từ bank mà thôi.

Bữa có thêm anh bán chui trái phiếu bị phạt rồi. Thế mà cũng lên nhận giải “Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh Châu Á 2021”.

Vẫn là tàn tích từ hồi sáp nhập PNB vô STB còn để lại.

Căn bản thì hồi ông Trầm Bê cầm quyền để lại khá nhiều sai phạm mà sau này STB gánh.

Chưa thấy có cập nhật nào mới liên quan đến đấu giá được KCN Phong Phú hay không. Đây mới chính là điều thị trường quan tâm nhất thay vì thửa đất nào đó ở quận Tân Phú này.

Ở An Nam ta vẫn tồn tại nhiều quyết định phi thị trường: chẳng hạn như việc Hiệp hội nhà băng họp rồi kêu gọi, thống nhất các bên áp mức trần huy động 9.5%/năm.

Giờ nhà băng huy động trên thị trường 2 vốn đã “đắt” hơn rồi thì buộc lãi huy động trên thị trường 1 cũng tăng theo thôi.

Xu hướng vẫn sẽ là tăng thôi. Còn một số bank có hạ thì cũng chỉ là kiểu hưởng ứng.

Fireant 3

3 Likes

Nếu nói tái cơ cấu thành công ở bank có STB số một thì TPB xứng đáng thứ ở vị trí thứ hai.

Dòng vốn từ Đỗ gia vực dậy hơn TPB để đến giờ vươn lên quy mô thế này.

Đây cũng là một case study cho chuyển đổi số tại các nhà băng nữa.

Bữa nào rảnh rang ngồi viết thêm vậy.

2 Likes

Bài toán thứ 3 về “sự cố SCB” khả năng là khác biệt nhất trong số nhiều toán tỷ giá, ổn định vĩ mô…

Như chia sẻ trong bài viết lẫn video về trái phiếu, vụ SCB đi xa một chút thì cũng mệt phết chứ không đùa được.

Bởi lẽ một nhà băng gặp thiếu thanh khoản thì không sao, nếu lây lan ra toàn hệ thống thì kinh tế An Nam ta loạn mất.



Thứ nhất, làm thế nào để điều hành chính sách tín dụng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn hệ thống trong khi một số chỉ tiêu tiền tệ như tỷ lệ tín dụng/huy động vốn và dư nợ tín dụng/GDP đang ở ngưỡng cảnh báo.

Thứ hai, làm thế nào ổn định được thị trường ngoại hối khi nền kinh tế của ta có độ mở cửa lớn, sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, đồng USD tăng giá mạnh, Việt Nam đang trong giai đoạn giám sát nâng cao về thao túng tiền tệ của phía Hoa kỳ…

Thứ ba, làm thế nào ổn định được thị trường tiền tệ và thanh khoản hệ thống khi chịu tác động bởi sự cố SCB và niềm tin thị trường suy giảm.

Từ chính sách đến thực tế là quãng đường dài.

Một số kỳ vọng vào cổ phiếu ngân hàng hưởng lợi từ gói hỗ trợ lãi suất dưới đây (theo NĐ31).

Tuy vậy, một số nhà băng còn chưa được nhận tiền hỗ trợ lãi suất hồi năm 2009.

Chưa kể, thủ tục thanh kiểm tra mục đích sử dụng vốn cũng nhiêu khê thành ra khách đến vay cũng ngại.

Chuyển vốn qua NHCSXH là giải pháp phù hợp.

2 Likes

[CẬP NHẬT PHÂN TÍCH] Cổ phiếu STB | Sacombank | HSX

Hoạt động kinh doanh:

  • Quý 4/2022: Dự phóng STB đạt LNTT là 1,9 nghìn tỷ (hay 80 triệu USD, tăng 63,5% so với cùng kỳ) → LNTT năm 2022 đạt 6,3 nghìn tỷ (hay 264 triệu USD, tăng 43,7% so với cùng kỳ).

  • Năm 2023 : Tăng trưởng mạnh hơn, đạt 11,5 nghìn tỷ (hay 481 triệu USD, tăng 83% so với cùng kỳ) do kỳ vọng phần lớn trái phiếu VAMC sẽ được trích lập dự phòng vào năm này.

Tiến độ xử lý tài sản thế chấp:

  • Khu công nghiệp Phong Phú: Gặp khó do 3 lý do sau đồng thời dự kiến bán được trong năm 2023 này.
  1. Tính pháp lý chưa hoàn thiện: Chưa có quy hoạch.
  2. Thời gian hoạt động của KCN chỉ còn 29 năm, ngắn hơn thời hạn của các dự án công nghiệp mới, điều này làm hạn chế thời gian thuê còn lại của nhà đầu tư thứ cấp.
  3. Chi phí đầu tư cho dự án cao (nếu tính trên khoản nợ 5.134 tỷ đồng thì có thể lên tới 46,6 triệu đồng/m2 hay 1.950 USD/m2).
  • Lô 32.5% cổ phần liên quan đến ông Trầm Bê: Phần khó xử lý nhất do cần xin quy trình hướng dẫn từ Ngân hàng Nhà nước. Tạm chưa biết thời điểm nào xử lý xong.

Nguồn: SSI Research

Giao lưu qua z.a.l.o với Xuân Bắc: 0394.748.218.

DC tiếp tục gia tăng sở hữu tại STB. Con số hiện đã hơn 6% so với mức 5% - đủ để trở thành cổ đông lớn đầu tháng 12 trước.

“Cùng ngày, các quỹ thành viên thuộc Dragon Capital vừa thông báo đã hoàn tất mua vào 4,1 triệu cổ phiếu STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) trong ngày 30/12.”

4 Likes

Deal ngon.

2 Likes

Cả năm qua nhóm bank quốc doanh “ăn ra làm nên”, chưa kể lại không liên quan nhiều đến câu chuyện trái phiếu.

Do vị thế lớn thành ra làm tín dụng một số nhà băng lớn dưới đây cũng có phần lợi thế khi hồ sơ tín dụng khách hàng khá chuẩn chỉ chứ không cần “mông má” nhiều.

Hệ thống ngân hàng hiện đã có sức đề kháng hơn nhiều so với giai đoạn 10 năm trước đây, thể hiện rõ nhất qua tỷ lệ bao nợ xấu nhiều bank hơn 100% trong khi nợ xấu đa số dưới mốc 2%.

STB vẫn là cổ phiếu đáng quan sát nhất năm nay.

1 Likes

BCTC mới ra ad có cập nhật điểm gì đặc biệt của STB trong quý này kh??

2 Likes

Thanks bạn đã nhắc. Mình sẽ rà soát và cập nhật sau nha @Hoang_Nguyen21

3 Likes

Từ lúc dùng F247 mới thấy 1 bạn môi giới mà có tâm như bạn. Video phân tích chất đấy. Cố gắng phát huy nhé

4 Likes

Lại đang có gì nóng nóng với Bamboo thì phải ?!
AI báo tụt rating từ 11/7 trước cả tin tức kiểu này thì bái phục. Ko thể bị kẹp hàng nữa nhỉ → XWealth

1 Likes

Rồi xong. STB hộc máo

1 Likes

Đồn vậy chứ có gì phải sợ bạn nhể.

Ông nào đang ôm cổ phiếu Bamboo Airways đang trên OTC mới đang toát mồ hôi.