Liệu có về lại bờ?

,

Triển vọng Ngành Cảng biển & Vận tải trong nửa cuối năm 2022 và năm 2023:

  • Đại dịch Covid-19 dần kết thúc nhưng hệ quả của nó vẫn còn gây áp lực cho nền kinh tế toàn cầu, tình trạng giãn cách xã hội tại Trung Quốc do dịch bệnh Covid-19 cũng làm tắc nghẽn trong việc lưu thông hàng hóa và dẫn đến nhu cầu vận chuyển hàng hóa giảm. Ước tính sản lượng qua cảng có thể tiếp tục đà tăng trưởng cao trong nửa cuối năm 2022 (10% so với cùng kỳ) do mức so sánh thấp trong cùng kỳ năm 2021.

  • Chiến tranh Nga-Ukraine càng làm trầm trọng hơn những vấn đề của nên kinh tế. Lạm phát tăng trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng ảm đạm có thể tác động đáng kể đến nhu cầu tiêu dùng toàn cầu, và ảnh hưởng tới hoạt động vận tải hàng hóa. Việt Nam với nền kinh tế mở khó có thể tránh khỏi những ảnh hưởng này.

📌 Tuy nhiên, ngành này vẫn có triển vọng tăng trưởng dài hạn nhờ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Việc dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang các nước lân cận khiến một số công ty chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều nhà máy vẫn phụ thuộc vào linh kiện nhập khẩu từ chuỗi cung ứng Trung Quốc, làm gia tăng việc luân chuyển hàng hóa ra vào Việt Nam trong dài hạn.

  • Nhu cầu vận tải container có thể giảm tốc về mức tăng trưởng một chữ số, trong khi nhu cầu vận tải dầu khí tăng. Giá cước vận tải container sẽ dần bình thường trở lại, nhưng quá trình bình thường hóa sẽ phụ thuộc lớn vào tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng, ước tính chưa thể khắc phục cho đến nửa cuối năm 2023.

  • Giá cước áp dụng với mỗi container 40 feet từ Việt Nam đi các cảng Los Angeles, Miami và Long Beach (Mỹ) hiện còn khoảng từ 12.000 - 13.000 USD, giảm khoảng 50% so với hồi đầu năm. Cước vận chuyển một container 40 feet đến Bờ Tây nước Mỹ khoảng 5.400 USD, giảm 60%. Vận chuyển một container từ châu Á đến châu Âu 9.000 USD, giảm 42%.

📌 Theo các chủ tàu, cước vận tải biển sẽ giảm thêm cho tới năm 2023 khi nhiều tàu container mới đóng sẽ đi vào hoạt động. Giá xăng dầu cũng đã giảm mạnh sau nhiều đợt điều chỉnh gần đây được xem là những nguyên nhân chính dẫn đến giá cước vận tải biển giảm mạnh.

📌 Ước tính các công ty vận tải dầu khí có thể đạt tăng trưởng lợi nhuận khả quan (PVT, VOS). Tăng trưởng lợi nhuận các công ty vận tải container có thể chậm lại nhưng lợi nhuận duy trì mạnh mẽ đến năm 2023 nhờ các hợp đồng cho thuê tàu được gia hạn với giá cao hơn và thị trường nội địa duy trì ổn định (HAH). Về các công ty cảng, tăng trưởng lợi nhuận có thể ổn định đối với các cảng nước sâu (Gemalink, HICT) trong khi các cảng khác có thể đối mặt với áp lực giảm.

‼️ Top cổ phiếu trong ngành: PVT, HAH

✅ Cổ phiếu PVT:

DT quý 2/2022 tăng 19.6% so với cùng kỳ, đạt 2265 tỷ đồng. Mảng vận tải tăng 30.7% so với cùng kỳ nhờ giá cước chở dầu tăng trong bối cảnh chiến tranh Nga-Ukraine.

Kết thúc nửa đầu năm 2022, PVTrans ghi nhận doanh thu thuần đạt 4.287 tỷ đồng (+19% CK) và lợi nhuận sau thuế công ty mẹ (LNST) đạt 365 tỷ đồng (-2% CK). Với kết quả này, PVTrans đã thực hiện được 66% kế hoạch doanh thu và 96% mục tiêu lợi nhuận sau thuế năm.

Chi phí tài chính (CPTC) là khoản mục ảnh hưởng lớn nhất đến lợi nhuận PVT, cụ thể trong kỳ ghi nhận 122 tỷ đồng CPTC (+90% CK). Nguyên nhân do chi phí lãi vay tăng mạnh khi công ty vay thêm 678 tỷ đồng nợ dài hạn, tương đương với mức tăng tài sản cố định trong kỳ.

Tiếp tục thực hiện chiến lược trẻ hóa đội tàu, trong tháng 3 hai đơn vị thành viên của Tổng công ty đã tiếp nhận thêm 2 tàu chở dầu/hóa chất mới mang tên PVT ESTELLA và PVT FLORA có trọng tải lần lượt 13.102 DWT và 19.957 DWT. Cả 2 cùng được đóng năm 2010 và ngay sau khi nhận bàn giao, hai đơn vị thành viên PVTrans Oil và Thang Long Maritime đã đưa tàu đi khai thác tại thị trường quốc tế.

Tính đến cuối quý 2, PVT sở hữu đội tàu gồm 37 chiếc, tổng trọng tải hơn 1,14 triệu DWT củng cố vị thế dẫn đầu năng lực vận tải biển Việt Nam.

Lợi nhuận đi ngang nhưng mức biên lãi gộp của PVT trong nửa đầu năm đạt mức 17,1%, tiếp tục tạo đỉnh mới trong lịch sử . Mảng vận tải năng lượng (dầu và sản phẩm dầu, khí, than) của PVT hiện đang có nhu cầu trong nước lớn do Việt Nam đang trong giai đoạn hồi phục nhanh. Nhu cầu này được dự báo sẽ vẫn tiếp tục duy trì trong năm 2023 tạo cơ hội gia tăng doanh thu, theo đó tạo điều kiện để LNST vươn lên tầm cao mới.

Thanh lý tàu PVT Athena có thể giúp PVT lãi 140 tỷ đồng trong nửa cuối năm Tháng 7/2022, Công ty CP Vận tải dầu khí Thái Bình Dương (MCK: PVP) là công ty con do PVT sở hữu 64,92% đã thông báo bán đấu giá tàu PVT Athena. Theo dự báo của chúng tôi, giá thanh lý tàu Athena có thể đạt 230 – 250 tỷ, theo đó PVT có khả năng ghi nhận khoảng 140 tỷ đồng LNTT.

Giá cước vận tải năng lượng duy trì mức cao: Cước vận tải dầu thô (BIDY), cước vận tải các sản phẩm từ dầu (BAIT) hiện đang cao hơn nhiều so với mức trung bình 5 năm.

Phần lớn các hợp đồng của PVT là cho thuê hạn định (xác định thời hạn thuê) từ 1 – 2 năm, trong nửa cuối năm công ty sẽ thực hiện gia hạn các hợp đồng này. Chúng tôi kỳ vọng mức giá mới sẽ tốt hơn và giúp công ty củng cố lợi nhuận giai đoạn cuối năm 2022 và trong năm 2023.

PVT gặp phải là rủi ro tỷ giá do vay nợ 150 USD. khi tỷ giá USD/VND tăng sẽ gia tăng áp lực trả nợ. Bù đắp 1 phần rủi ro trên sẽ nhờ vào việc PVT tăng tỷ trọng lượng tàu chạy trên tuyến quốc tế và thu về đồng USD.

PVT đag hình thành mẫu hình cốc tay cầm từ tháng 6, đang ở giai đoạn tay cầm.

✅ Cổ phiếu HAH:

CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) đã công bố BCTC hợp nhất quý 2/2022 với doanh thu đạt 929 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với con số 449 tỷ cùng kỳ. Lợi nhuận gộp tương ứng vào mức 434 tỷ, tăng tới 208%; biên lợi nhuận quý 2 theo đó tăng 49% so với cùng kỳ năm trước lên mức 47%.

Các khoản chi phí tài chính, chi phí QLDN cũng tăng so với quý 2/2022. Kết quả, lợi nhuận sau thuế mà Hải An thu về trong quý 2 vừa qua vẫn tăng gấp 3,3 lần cùng kỳ lên hơn 324 tỷ đồng, trong đó lãi ròng đạt xấp xỉ 240 tỷ đồng - mức lãi theo quý cao kỷ lục trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp.

Công ty đã đầu tư thêm tàu HA East và HA West vào tháng 4 và tháng 5/2021 dẫn đến số lượng tàu quý 2 năm nay nhiều hơn quý 2 năm trước.

Giá cước vận tải nội địa tăng, giá cho thuê tàu cũng tăng mạnh và số tàu cho thuê kỳ này cũng nhiều hơn.

Cuối cùng, lợi nhuận ghi nhận từ các công ty liên kết cũng tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021. Luỹ kế 6 tháng, HAH đạt 1.582 tỷ đồng doanh thu, tăng 96% và LNST 587 tỷ đồng, tăng 220% so với nửa đầu năm ngoái.

Năm 2022, Công ty đặt kế hoạch doanh thu 2.388 tỷ và lợi nhuận hợp nhất sau thuế 550 tỷ đồng. Như vậy, nửa đầu năm Công ty đã lần lượt thực hiện được 66% chỉ tiêu doanh thu và vượt 7% chỉ tiêu lợi nhuận.

Tăng trưởng của HAH nằm cả vào việc khai thác các tuyến mới với tàu mới. HAH đang khai thác với sản lượng rất tốt ở hai tuyến Hải Phòng - Nansha và Hải Phòng - Hongkong, tuyến Hải Phòng - Khâm Châu mới mở trong tháng 6.2022 cũng đang cho tín hiệu khả quan, làm bản lề cho các tuyến xa hơn, Hải Phòng - Thượng Hải và xa hơn có thể là Hải Phòng - Busan.

HAH nhiều khả năng cũng sẽ mở lại tuyến HCM - Singapore với Roku tàu mới mua lại, tuyến này đã gián đoạn trong năm qua vì HAH không đủ đội tàu.

Trong bối cảnh thị trường giảm điểm mạnh, liệu nhóm ngành này có như triển vọng dự báo. Khuyến nghị nên theo dõi, không mua mới.

❌ Bài viết chỉ dựa theo quan điểm ý kiến cá nhân một cách khách quan. Chúc quý anh (chị) NĐT đón nhận và có một buổi tối vui vẻ.

4 Likes