|MỚI| Bất Động Sản 24/7

DIC Corp: Cổ phiếu giảm 86,8%, cổ đông lớn nhất ‘xả’ mạnh hơn 8,3 triệu đơn vị

## Cổ đông lớn nhất của Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, HoSD: DIG) tiếp tục bán ra cổ phiếu để giảm sở hữu.

Cụ thể, từ ngày 21/11 đến ngày 22/11, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thiên Tân (Thiên Tân) đã bán 8.307.300 cổ phiếu DIG để giảm sở hữu từ 13,15% về chỉ còn 11,79% vốn điều lệ.

Việc bán ra của Thiên Tân diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu DIG liên tục bị bán tháo và giảm điểm. Từ ngày 11/1 đến ngày 25/12, cổ phiếu DIG giảm 86,8% từ 98.200 đồng/cp về 13.000 đồng/cp.

Nếu tính theo giá đóng cửa ngày 22/11 là 13.000 đồng/cổ phiếu, ước tính Thiên Tân đã thu về số tiền khoảng 107,99 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 11/10, Thiên Tân đã bán ra 3.362.400 cổ phiếu DIG. Ngày 27/10, Thiên Tân tiếp tục bị bán giải chấp 4.203.500 cổ phiếu DIG.

Đến ngày 10/11, Thiên Tân cũng bị bán giải chấp 5.815.100 cổ phiếu DIG để giảm sở hữu từ 14,1% về còn 13,15% vốn điều lệ.

Theo tìm hiểu, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thiên Tân được thành lập năm 2007, địa chỉ tại số B11/10 Khu đô thị Chí Linh, phường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu (dự án Khu đô thị Chí Linh do DIC Corp làm chủ đầu tư) và đại diện pháp luật là ông Đỗ Thanh Tùng.

Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thiên Tân được giới thiệu không phải là đơn vị liên quan tới DIC Corp. Tuy nhiên, liên tục được ưu đãi mua trong các đợt phát hành riêng lẻ và xuất hiện nhiều giao dịch trực tiếp với DIC Corp.

Về tình hình kinh doanh của DIC Corp, trong quý III/2022, công ty ghi nhận doanh thu đạt gần 424 tỷ đồng, giảm hơn 21% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ gần 1 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi hơn 42 tỷ đồng, tức giảm 43 tỷ đồng. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm gần 33% về còn 26,8%.

Trong quý III/2022, lợi nhuận gộp của DIC Corp giảm gần 36% so với cùng kỳ, tương ứng giảm gần 64 tỷ đồng về hơn 113 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 237%, tương ứng tăng thêm hơn 10 tỷ đồng lên gần 115 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 155%, tương ứng tăng thêm 27 tỷ đồng lên gần 45 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng, DIC Corp ghi nhận doanh thu đạt gần 1.518 tỷ đồng, giảm hơn 8% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận gần 142 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

Trong năm 2022, DIC Corp đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 5.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.900 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm với lợi nhuận trước thuế 193 tỷ đồng, công ty mới đạt hơn 10% kế hoạch lợi nhuận năm, cách rất xa kế hoạch lãi 1.900 tỷ đồng. Về doanh thu, công ty mới hoàn thành được 30% kế hoạch năm.

Giải quyết khủng hoảng bất động sản bắt đầu từ đâu?

Thị trường bất động sản đang xuất hiện các dấu hiệu của một chu kỳ khủng hoảng mới. Doanh nghiệp đang kỳ vọng sẽ có những giải pháp đột phá tháo gỡ khó khăn cho thị trường hiện nay sau khi tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ được thành lập. Tuy nhiên, bắt đầu từ đâu và việc giải quyết, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án ra sao vẫn đang là câu hỏi lớn.

Khi “bữa tiệc” trái phiếu tàn cuộc, những tàn dư tiêu cực bị phơi bày khiến thị trường vốn phần nào khép cửa với bất động sản. Rất nhiều tọa đàm, hội thảo nhắc đến vấn đề vốn cho bất động sản cần được giải tỏa với vấn đề mấu chốt vẫn chỉ xoay quanh đề xuất “nới room cho vay”. Tuy nhiên để giải cứu bất động sản không chỉ là sự chuyển động một chiều từ chính sách tài trợ vốn khơi thông dòng tiền của Nhà nước.

Đi tìm nguồn cơn khủng hoảng

Theo báo cáo vừa gửi tới Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV), doanh nghiệp đang gặp thách thức lớn về tiếp cận nguồn vốn để duy trì sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, một vấn đề lớn khác doanh nghiệp đang đối mặt đó là duy trì các kênh huy động vốn trung và dài hạn để mở rộng đầu tư, phục hồi hoạt động.

Phân tích cụ thể, Ban IV cho biết, vấn đề càng trở nên nghiêm trọng do dòng tiền của các doanh nghiệp đã cạn kiệt sau hơn 2 năm dịch bệnh. Nhiều doanh nghiệp phải bán sản phẩm thấp hơn giá vốn 30-40% để có dòng tiền hoạt động với chi phí lãi vay rất cao, trong lúc chờ đợt phân bổ chỉ tiêu tín dụng tiếp theo.

Doanh nghiệp đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng thực sự về thanh khoản. Ảnh minh họa: Lê Vũ

Trong khi đó, TS. Võ Trí Thành, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính, Tiền tệ Quốc gia cho rằng, nếu có đợt điều chỉnh room cuối năm thì mức tăng trưởng tín dụng 14% năm nay cũng không đủ để đáp ứng hết nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tìm cách huy động tiền ở các thị trường vốn khác như chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp…

Mặc dù vậy, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang lâm vào cuộc khủng hoảng lớn sau sai phạm của Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát. Bộ Tài chính cho biết, sau 10 tháng năm nay khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt 328.900 tỉ đồng, giảm 25,2% so với cùng kỳ năm 2021 và có xu hướng giảm dần qua các quý.

Từ những rủi ro trái phiếu kéo theo đó là sự lao dốc mạnh của thị trường chứng khoán khiến VN-Index thủng đáy 900 điểm. Nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu tăng vốn cũng không còn khả thi khi thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh, giá cổ phiếu giảm sâu và nhiều doanh nghiệp đã buộc phải huỷ phương án phát hành.

Tình hình kinh doanh bất động sản cũng xuống dốc khi giao dịch gần như đóng băng những tháng gần đây, khiến cho doanh thu sụt giảm mạnh. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng bế tắc về nguồn cung do dự án vướng thủ tục pháp lý.

Như vậy, có thể thấy doanh nghiệp đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng thực sự về thanh khoản và câu hỏi đặt ra là điều đó bắt nguồn từ đâu? Từ trái phiếu doanh nghiệp, từ dịch bệnh hay từ những vấn đề của thị trường tài chính?

Nhiều chuyên gia cho rằng, thanh khoản bị đứt gãy nghiêm trọng do nhiều yếu tố. Với chính sách điều hành là việc giải ngân vốn đầu tư công chậm chạp. Trái phiếu Chính phủ phát hành trong mấy năm liên tiếp khiến nguồn tiền huy động về rất lớn lên tới hàng triệu tỉ đồng nhưng lại không giải ngân được, tồn đọng ở đó.

Với thị trường là việc trái phiếu doanh nghiệp ngưng trệ, gây khủng hoảng niềm tin cho nhà đầu tư sẽ khó có thể huy động vốn mới. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, trái phiếu chỉ là điểm cuối cùng trong lộ trình tạo nên khủng hoảng. Câu chuyện chính vẫn là sự lệch pha của thị trường bất động sản được duy trì trong một thời gian dài. Bắt nguồn từ lệch pha về cung cầu, phân khúc sẽ dẫn đến lệch pha về tín dụng và thậm chí là lệch pha về cơ chế.

“Các nhà phát triển chủ yếu sử dụng đòn bẩy tài chính để thực hiện các dự án cao cấp thu lợi nhuận lớn, thị trường phần lớn hướng đến giới đầu cơ khiến giá nhà liên tục bị đẩy lên cao. Về lệch pha cơ chế, có thể thấy thủ tục đầu tư xây dựng một dự án nhà ở xã hội khó hơn đầu tư một dự án nhà ở thương mại, khiến doanh nghiệp ngại đầu tư. Bởi doanh nghiệp khó huy động vốn thông qua tín dụng hay phát hành trái phiếu làm đòn bẩy phát triển dự án”

Bởi vậy, không khó hiểu khi ngân hàng siết room tín dụng, lãi suất tăng cao hoặc doanh nghiệp phát hành trái phiếu gặp rủi ro thị trường sẽ tê liệt thanh khoản. Thị trường sẽ thực sự bước vào khủng hoảng nếu dòng tiền và cả dự án bất động sản không được lựa chọn để tái cơ cấu một cách hợp lý.

Chịu “tổn thương” để thoát hiểm

Dễ nhận thấy, thị trường bất động sản và tài chính – tiền tệ biến động quá nhanh thời gian gần đây khiến doanh nghiệp bất động sản không xoay xở kịp với sự bế tắc của bốn kênh dẫn vốn quan trọng. Sự cạn kiệt thanh khoản hiện nay một phần do thị trường bất động sản đóng băng, tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, cần cân nhắc rất kỹ đối tượng cần giải cứu và cách thức. Bởi, nếu tiếp tục rót tiền cứu bất động sản thì giá nhà, giá đất sẽ còn tiếp tục tăng và thị trường lại tiếp tục diễn tiến không lành mạnh.

T.S Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia cho rằng, việc nới tín dụng thêm 1-2% nữa sẽ giúp nền kinh tế ấm nóng trở lại, thay vì bế tắc như hiện nay. Lượng vốn bơm thêm ra có thể không quá lớn, song nếu quay vòng nhiều lần, sẽ làm thị trường ấm nóng trở lại. Tất nhiên, việc bơm vốn sẽ phải đồng thời với giám sát dòng vốn bơm đúng địa chỉ.

Tuy nhiên, chuyên gia này cũng nêu quan điểm, riêng với bất động sản, biện pháp ưu tiên vẫn là doanh nghiệp phải bán tài sản, tái cấu trúc để tự giải quyết thanh khoản. Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng cần vào cuộc, rà soát để nắm bắt danh sách các doanh nghiệp có nguy cơ xảy ra khủng hoảng thanh khoản và yêu cầu các đơn vị này đưa ra phương án tái cơ cấu với sự giám sát chặt chẽ của Chính phủ.

“Việc tái cơ cấu các tập đoàn này nhằm ngăn sở hữu chéo lan rộng, song nguồn lực vẫn chủ yếu dựa vào tài sản của tập đoàn, không phải từ nguồn lực ngân sách”, TS. Nghĩa cho hay.

Nói cách khác, để giải quyết khủng hoảng thanh khoản hiện nay, doanh nghiệp bất động sản phải chấp nhận chịu đau để tái cấu trúc, đưa bất động sản dần về với giá trị thực, khó có thể trông chờ vào nguồn lực ngân hàng hay trái phiếu doanh nghiệp.

Đã đến lúc doanh nghiệp bất động sản phải chấp nhận chịu đau để tái cấu trúc. Ảnh minh họa: Lê Quân

Gần đây cũng đã bắt đầu xuất hiện nhiều doanh nghiệp lớn chấp nhận tổn thương để chủ động giải quyết vấn đề thanh khoản hay tái cơ cấu lại nợ trái phiếu. Cụ thể, Tập đoàn Novaland vừa công bố nghị quyết của hội đồng quản trị về việc thông qua phương án phát hành cổ phiếu để chuyển đổi trái phiếu. Trước tiên là Novaland phát hành 270.729 cổ phiếu với giá 85.000 đồng/cổ phiếu để hoán đổi 5 trái phiếu (tương đương trên 23 tỉ đồng tính theo mệnh giá 200.000 đô la/trái phiếu) thuộc sở hữu của Citigroup Global Markets Limited

Ngay sau đó, NovaGroup (công ty mẹ của Novaland) đăng ký bán 150 triệu cổ phiếu trong tổng số hơn 710 triệu cổ phiếu NVL đang nắm giữ nhằm tập trung bổ sung các nguồn vốn để thực hiện các phương án xử lý trái phiếu. Sau giao dịch, NovaGroup sẽ hạ tỷ lệ sở hữu tại Novaland từ 36,461% vốn về 28,768% vốn.

Đại diện NovaGroup cho rằng, mục đích thực hiện giao dịch là để tập trung bổ sung các nguồn vốn để thực hiện các phương án xử lý trái phiếu, đưa hệ số tài chính của công ty về mức an toàn. NovaGroup đang cùng làm việc với các đơn vị tư vấn hàng đầu để có đánh giá tổng thể tình hình và đưa ra giải pháp tái cấu trúc toàn diện. Bước đầu tiên, Tập đoàn đã đàm phán thành công với nhà đầu tư và các tổ chức có năng lực tài chính lớn tham gia nhận chuyển nhượng một phần vốn tại Novaland.

Không chỉ NovaGroup, nhiều doanh nghiệp cũng bắt đầu nhìn nhận lại vấn đề và chủ động đưa ra các phương án xử lý trái phiếu của riêng mình. Ông Lê Quốc Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TPHCM (CII) cho rằng các tổ chức phát hành phải là người chịu trách nhiệm hoàn trả nợ trái phiếu đến hạn cho các đầu tư, đây không phải trách nhiệm của nhà nước.

Mặc dù hiện nay, dòng tiền của các doanh nghiệp đang rất khó khăn nhưng doanh nghiệp phải chủ động xoay xở tất cả các kênh huy động, thậm chí phải bán rẻ tài sản, hạ giá sản phẩm để thu hồi dòng tiền về mà thực hiện đúng cam kết với các nhà đầu tư trái phiếu. Có như vậy thì niềm tin của nhà đầu tư trái phiếu mới được vực dậy và thị trường trái phiếu doanh nghiệp mới có thể tiếp tục phát triển.

“Điều doanh nghiệp mong muốn không phải hỗ trợ bằng tiền mà cần hỗ trợ bằng việc giải quyết các hồ sơ pháp lý cho các dự án để chủ đầu tư có thể đưa sản phẩm ra thị trường sớm. Đây là yếu tố giúp doanh nghiệp bán được với giá rẻ và thu hồi vốn thực hiện việc trả nợ trái phiếu cho các nhà đầu tư đúng hạn”, ông Bình cho hay.

Việc tái cấu trúc cơ bản nhất là “hy sinh” các dự án, lĩnh vực không phải cốt lõi để thu gọn tài chính, giảm nợ vay, chỉ tập trung một vài dự án chủ lực của mình để phát triển. Động thái tái cấu trúc nợ trái phiếu, chuyển nhượng cổ phần, dự án của một số doanh nghiệp lớn có thể sẽ giúp thị trường dễ chấp nhận các phương án xử lý khủng hoảng trong thời gian tới.

79 triệu cp khớp lệnh trong phiên ATO, PDR tăng trần trở lại

Diễn biến kịch tính tại CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) diễn ra ngay từ đầu phiên giao dịch ngày 29/11 với hơn 79 triệu cp khớp lệnh.

Chỉ trong vòng 15 phút của phiên ATO, cầu bắt đáy đã quét sạch hơn hơn 79 triệu cp và giúp cổ phiếu PDR lập tức tăng trần. Tính tới lúc 9h18 ngày 29/11, cổ phiếu của Phát Đạt đã được giao dịch hơn 90 triệu cp và dư mua trần hơn 6 triệu cp.

Với PDR, đây là cổ phiếu gây dậy sóng dư luận với những đợt cắt margin và bán giải chấp khối lượng lớn từ phía lãnh đạo công ty. PDR cũng như nhiều công ty bất động sản khác đang gặp rắc rối về thanh khoản khi các kênh tiếp cận vốn bị tắc nghẽn, gần đây nhất là kênh trái phiếu.

Gần đây, Công ty bất động sản này cũng thông báo chuyển nhượng dự án, bán tài sản để giải quyết câu chuyện thanh khoản và tất toán các khoản vay.

Ở một diễn biến khác, cổ phiếu NVL sau khi được “giải cứu” phiên 28/11 thì sáng nay đã tăng kịch trần với dư mua hiện hơn 4 triệu cp.

Trong khi đó, HPX vẫn chưa có tín hiệu được giải cứu khi chỉ mới 71 ngàn cp được khớp lệnh và dư bán sàn hơn 70 triệu cp.

CTCK đã bán giải chấp hơn 41,7 triệu cổ phiếu NVL của NovaGroup và bà Cao Thị Ngọc Sương

(ĐTCK) Số cổ phiếu này là của NovaGroup, bà Cao Thị Ngọc Sương, còn ông Bùi Cao Nhật Quân cũng đã thực hiện bán 5 triệu cổ phiếu.

Theo công bố thông tin mới đây, CTCK đã bán giải chấp 12,722 triệu cổ phiếu NVL do NovaGroup nắm giữ, qua đó làm giảm sở hữu của NovaGroup từ 721,83 triệu cổ phiếu giảm về 710,93 triệu cổ phiếu NVL, tương ứng tỷ lệ sở hữu 36,461% vốn NVL.

Ngày thực hiện giao dịch là 22/11/2022.

Trước đó, NovaGroup có công bố thông tin về việc sẽ bán 150 triệu cổ phiếu NVL nhằm để tập trung bổ sung các nguồn vốn để thực hiện các phương án xử lý trái phiếu, đưa hệ số tài chính của công ty về mức an toàn trong chiến lược tái cấu trúc toàn bộ tập đoàn do Hội đồng quản trị đã thông qua.

Phương thức thực hiện giao dịch là thoả thuận với các nhà đầu tư và tổ chức có năng lực tài chính. Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch là từ 30/11/2022 đến 29/12/2022.

Đồng thời, NVL công bố thông tin về việc ông Bùi Cao Nhật Quân đã bán 5 triệu cổ phiếu NVL, đưa sở hữu về mức 78,24 triệu đơn vị, tương ứng 4,1275% vốn NVL. Thời gian thực hiện là 28/11/2022.

Và bà Cao Thị Ngọc Sương bị CTCK bán giải chấp hơn 29 triệu đơn vị, giảm sở hữu về 54,368 triệu đơn vị, tương ứng 2,7884% vốn NVL. Thời gian thực hiện từ 23/11 đến 28/11/2022.

Trên thị trường chứng khoán, NVL phiên hôm nay tăng kịch trần tạo tâm lý tích cực cho nhà đầu tư. Khối lượng khớp lệnh hơn 21,56 triệu cổ phiếu, dư mua hơn 7 triệu cổ phiếu.

Vietinbank Securities mua trọn lô trái phiếu HDC

CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank Securities, HOSE: CTS) là trái chủ nắm giữ lô trái phiếu HDC mới phát hành.

Mới đây, CTCP Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Hodeco, HOSE: HDC) đã phát hành lô trái phiếu mã HDCH2224001 với khối lượng 300 trái phiếu. Tổng mệnh giá 30 tỷ đồng, được phát hành vào ngày 31/10/2022 với kỳ hạn 24 tháng.

Trái phiếu HDC là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, được đảm bảo bằng giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, nhà ở cùng tài sản gắn liền đất tại 2 thửa đất số 49 và 70 thuộc thành phố Vũng Tàu. Với giá trị hơn 103 tỷ đồng và hơn 20.5 tỷ đồng.

Lãi suất áp dụng cho lô trái phiếu HDC là lãi cố định kết hợp thả nổi, cụ thể là 11%/năm cho 6 tháng đầu (kỳ tính lãi đầu tiên). Các kỳ tính lãi tiếp theo là lãi thả nổi, được xác định bằng lãi cơ sở - được xác định bằng lãi suất huy động tiết kiệm cá nhân kỳ hạn 12 tháng tại Vietinbank. Cộng biên độ 4%/năm nhưng không thấp hơn 11%/năm.

Trái phiếu HDC là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, được đảm bảo bằng giấy chứng nhận quyền sở hữu đất

Lô trái phiếu HDC phát hành sẽ được sử dụng để đầu tư vào Dự án Khu nhà ở Hải Đăng - The Light City của HDC tại phường 12, TP Vũng Tàu.

Theo văn bản công bố, Vietinbank Securities mua trọn lô trái phiếu HDC.

Được biết, Vietinbank Securities vừa trải qua quý 3 với doanh thu hoạt động giảm 28.5%, đạt 144 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 13.2 tỷ đồng, giảm 56%. Công ty giải trình, do tình hình thị trường tiền tệ và nền kinh tế nói chung đã gây ảnh hưởng mạnh đến thị trường chứng khoán, khiến các chỉ số liên tục giảm.

Hoạt động kinh doanh của Vietinbank Securities vì thế cũng bị ảnh hưởng, khi doanh thu từ hoạt động môi giới, đầu tư chứng khoán đều giảm mạnh.

Còn CTCP Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu, trong quý 3 đạt doanh thu 344 tỷ đồng và lãi ròng 72 tỷ đồng, tương ứng tăng 22% và 6% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, doanh thu tăng 22%, lên hơn 1.1 ngàn tỷ đồng. Lãi ròng gần 248 tỷ đồng, tăng 18%.

Đáng chú ý, thời gian gần đây, lãnh đạo HDC liên tục bị các công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu. Gần đây nhất là trường hợp của ông Lê Viết Liên - Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc HDC bị Chứng khoán - VPS bán giải chấp 804,600 cổ phiếu HDC đang sở hữu.

Sau giao dịch, ông Liên giảm số lượng nắm giữ cổ phiếu HDC từ hơn 4.5 triệu cp xuống còn hơn 3.7 triệu cp, tương đương tỷ lệ 3.42%.

Cũng trong phiên 16/11, ông Đoàn Hữu Thuận - Chủ tịch HĐQT HDC bị bán giải chấp 200,000 cổ phiếu HDC. Tuy nhiên, ngay sau khi VPS bán giải chấp, ông Thuận đăng ký mua vào bằng đúng lượng cổ phiếu trên.

Vậy là dường như, Vietinbank Securities đang có cú cứu cánh cho HDC, khi mua trọn lô trái phiếu HDC phát hành.

Nhịp đập Thị trường 30/11: Thận trọng đầu phiên, HPX được “giải cứu”

Thị trường chứng khoán mở của phiên giao dịch tương đối thận trọng. VN-Index giao dịch tăng giảm quanh mức tham chiếu; HNX-Index tăng nhẹ hơn 1 điểm và giao dịch quanh mức 209 điểm.

Bên bán chiếm ưu thế hơn trong rổ VN30 với 20 mã giảm, 9 mã tăng và 1 mã đứng giá. Giao dịch nổi bật trong nhóm là PDR và NVL khi hai cổ phiếu này tiếp tục tăng trần. Theo sau là MWG và SAB với mức tăng hơn 2%. Ở chiều ngược lại, VRE, GAS, CTG, MSN là những mã giảm mạnh nhất rổ.

Các ông lớn nhóm cổ phiếu ngân hàng cùng sụt giảm gây áp lực lớn lên thị trường. Cụ thể, các mã như VCB, BID, CTG cùng giảm trung bình hơn 2%. Theo sau đó là ngành chứng khoán, các mã như SSI, VCI, HCM hay SHS đều giảm giá tiêu cực.

Ở ngành khai khoáng, nhóm cổ phiếu dầu khí lại hiện sắc xanh tích cực. Bộ đôi PVS và PVD tăng lần lượt ở mức 1.9% và 2.94%. Mã PVC tăng hơn 3%, PVB nhích nhẹ lên trên mức tham chiếu.

Đáng chú ý, HPX đã thoát chuỗi giảm sàn và tăng trần với khối lượng khớp lệnh gần 120 triệu cp (tới 10h).

Cập nhật đến 10h30p, HPX đã lệnh gần 130 triệu đơn vị, chiếm hơn 42% tổng khối lượng lưu hành của công ty. Con số này vẫn chưa dừng lại và không loại trừ khả năng sẽ phá kỷ lục của cổ phiếu FLC lập vào ngày 11/1/2022.

Sau khi NVL, PDR lần lượt được giải cứu, sự chú ý đổ dồn về HPX của Hải Phát Invest khi cổ phiếu này đã giảm sàn “trắng bên mua” 13 phiên liên tiếp tính đến trước hôm nay. Trong chưa đầy một tháng, cổ phiếu này giảm đến 67% qua đó rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi niêm yết tháng 7/2018.

Cũng giống như những phiên gần đây, HPX mở cửa phiên 30/11 với gánh nặng là hàng chục triệu cổ phiếu chất bán giá sàn. Tuy nhiên, cầu bắt đáy cuối cùng đã xuất hiện để giải cứu, thậm chí còn nhanh chóng đẩy cổ phiếu này lên chạm trần. Cập nhật đến 10h30p, HPX đã lệnh gần 130 triệu đơn vị, chiếm hơn 42% tổng khối lượng lưu hành của công ty. Con số này vẫn chưa dừng lại và không loại trừ khả năng sẽ phá kỷ lục của cổ phiếu FLC lập vào ngày 11/1/2022.

Trong bối cảnh cổ phiếu liên tục giảm sàn, Hải Phát Invest đã có lần thứ 2 đưa ra văn bản giải trình cho biết công ty hiện vẫn đang hoạt động bình thường, không có thông tin làm ảnh hưởng tới giá cổ phiếu. “Cổ phiếu HPX được niêm yết công khai trên HoSE, giá cổ phiếu giảm là do cung cầu thị trường, yếu tố tâm lý thị trường và một số điều kiện kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bất động sản”.

Trước đà lao dốc chưa từng có, lãnh đạo công ty cũng đã liên tục bị call margin và bán giải chấp cổ phiếu HPX thời gian gần đây. Mới nhất, Mirae Asset (MAS) đã thông báo về việc sẽ bán giải chấp 3,8 triệu cổ phiếu HPX thuộc sở hữu của ông Đỗ Quý Hải - Chủ tịch HĐQT Hải Phát Invest từ ngày 24/11/2022 đến khi đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định của MAS.

Tương tự, Chứng Khoán KBSV cũng thông báo việc bán giải chấp hơn 1,1 triệu cổ phiếu HPX thuộc sở hữu của Chủ tịch Đỗ Quý Hải. Thời gian thực hiện cũng là từ ngày 24/11/2022 đến khi đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định.

Về kết quả kinh doanh quý 3, Hải Phát Invest ghi nhận doanh thu gấp 2,8 lần cùng kỳ, đạt 726 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, doanh nghiệp bất động sản này lãi ròng gần 93 tỷ đồng, gấp 3,1 lần cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, Hải Phát Invest ghi nhận doanh thu đạt 1.308 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 123 tỷ đồng, lần lượt tăng 30% và giảm 35% so với cùng kỳ. Với kết quả đạt được, công ty mới chỉ thực hiện được 48,4% kế hoạch doanh thu và 27,3% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2022.

Novaland bổ sung TSBĐ cho lô trái phiếu 1.300 tỷ

## Lô trái phiếu NVLB2123012 có tổng giá trị gần 1.300 tỷ đồng, được Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland, HOSE: NVL) phát hành dùng để đảo nợ và đầu tư vào Công ty TNHH Đầu tư địa ốc Thành Nhơn.

NovaGroup sẽ bán 150 triệu cổ phiếu NVL để bổ sung vốn xử lý trái phiếu

HĐQT Novaland vừa thông qua Nghị quyết về việc thế chấp bổ sung tài sản thuộc sở hữu của bên thứ ba để đảm bảo các nghĩa vụ thanh toán của công ty liên quan đến trái phiếu NVLB2123012.

Bên bảo đảm là Công ty TNHH Delta Valley – Bình Thuận (gọi tắt là Delta – Valley), tài sản bảo đảm là động sản và quyền tài sản phát sinh từ phân khu A và phân khu B thuộc dự án NovaWorld Phan Thiết.

Được biết, dự án NovaWorld Phan Thiết có tên pháp lý là Tổ hợp Khu du lịch Thung lũng đại dương, do Delta – Valley là chủ đầu tư, có quy mô gần 1.000ha.


Novaland dùng một phần dự án NovaWorld Phan Thiết để thế chấp bổ sung cho lô trái phiếu NVLB2123012. Ảnh minh hoạ

Trong đó, phân khu A có tổng diện tích 20,6ha, nằm trên các lô đất có ký hiệu Z2-58-C, Z2-12, Z2-58-D, và Z2-11-B trên bản vẽ quy hoạch chi tiết Tổ hợp Khu du lịch Thung lũng đại dương (Khu thương mại dịch vụ du lịch kết hợp nghỉ dưỡng số 3), cùng các sửa đổi, bổ sung từng thời điểm; nhưng không bao gồm các sản phẩm bất động sản thuộc Phân khu A mà các đơn vị thực hiện dịch vụ tư vấn và/hoặc môi giới ký với Delta – Valley đã giới thiệu, tư vấn, thỏa thuận, hoặc thực hiện bất kỳ hình thức nào khác tương tự cho các bên thứ ba trước ngày 25/11/2022 (phần loại trừ).

Điều kiện tổng số lượng sản phẩm bất động sản của Phần Loại Trừ không vượt quá 166 sản phẩm và diện tích khuôn viên đất của các sản phẩm bất động sản thuộc Phần Loại Trừ không vượt quá 2,3ha.

Còn phân khu B có diện tích khoảng 7ha nằm trên các lô đất có ký hiệu K6-6, K6-8 và TMDV trên bản vẽ quy hoạch chi tiết (Khu thương mại dịch vụ du lịch kết hợp nghỉ dưỡng số 4).

“HĐQT Novaland đã thông qua việc bổ sung biện pháp bảo đảm là bảo lãnh thanh toán không hủy ngang và vô điều kiện của Delta – Valley để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của công ty liên quan đến lô trái phiếu NVLB2123012”, phía Novaland nhấn manh.

Theo công bố thông tin về tình hình sử dụng trái phiếu ngày 24/6/2022, lô trái phiếu NVLB2123012 có tổng khối lượng phát hành là 13 triệu trái phiếu với tổng giá trị là 1.300 tỷ đồng. Mục đích sử dụng vốn là để tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp và tăng quy mô hoạt động của tổ chức phát hành.

Cụ thể, thanh toán trước hạn 800 tỷ đồng trái phiếu NVLB2122005 được phát hành bởi Novaland ngày 26/5/2021 và góp thêm 500 tỷ đồng vốn vào Công ty TNHH Đầu tư địa ốc Thành Nhơn.

L14: Cổ phiếu tăng 156% trong 2 tuần, lãnh đạo L14 khẳng định luôn công khai minh bạch

Sau nhiều chuỗi giảm liên tiếp đẩy cổ phiếu về đáy 3 năm trong phiên 15/11, cổ phiếu L14 của CTCP Licogi 14 đã quay đầu tăng trần liền 10 phiên lên mức 46.900 đồng/CP chốt phiên 29/11.

Trong văn bản giải trình ngày 29/11 gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UNBCKNN) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) về việc cổ phiếu tăng trần liên tiếp từ 23/11 – 29/11, lãnh đạo L14 cho biết hiện tại doanh nghiệp vẫn đang hoạt động bình thường, không có biến động gì ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.

Theo đó, cổ phiếu L14 tăng mạnh nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty, do việc cung cầu của thị trường chứng khoán, quyết định mua bán cổ phiếu là do nhà đầu tư quyết định phụ thuộc vào tâm lý, cảm xúc của nhà đầu tư trong từng giai đoạn của thị trường chứng khoán.

“Công ty cổ phần Licogi 14 thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán công khai, minh bạch và luôn tuân thủ các quy định của pháp luật”, văn bản nêu rõ.

Đây là lần thứ 2 Licogi 14 phải có biên bản giải trình về việc cổ phiếu tăng bất thường thời gian gần đây. Trước đó, trong văn bản giải trình gửi UBCKNN và HNX về việc cổ phiếu tăng trần liên tiếp từ 16/11 – 22/11, lãnh đạo L14 cho biết cổ phiếu tăng do các nhà đầu tư, các cổ đông quyết định đầu tư do có niềm tin vào doanh nghiệp, phụ thuộc vào tâm lý, cảm xúc trong từng giai đoạn, thời kì của thị trường, đồng thời sự can thiệp quyết liệt, điều hành linh hoạt, thích ứng về chính sách kinh tế vĩ mô và chính sách tín dụng tiền tệ của chính phủ.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu L14 từng có đợt tăng mạnh vào cuối năm 2021 và chạm đỉnh 440.000 đồng/CP phiên 12/1/2022 (giá chưa được điều chỉnh), tại thời điểm này L14 chính là cổ phiếu có thị giá đắt đỏ nhất trên thị trường chứng khoán. L14 sau đó giảm rất mạnh và chính thức chạm đáy 18.300 đồng/CP phiên 15/11, tương ứng mức giảm 95% so với đỉnh.

Dù có nhịp hồi ấn tượng với 10 phiên tăng trần liên tiếp trong thời gian gần đây, tính tới thời điểm hiện tại, cổ phiếu này chỉ bằng 12,2% so với đỉnh.

Về tình hình kinh doanh, sau 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần L14 đạt 129 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ, song lỗ sau thuế hơn 15,6 tỷ đồng, cách rất xa so với mục tiêu lãi ròng 254 tỷ đồng đã được ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 thông qua.

Cổ phiếu giảm 95%, Louis Capital hủy kế hoạch tăng vốn khủng, chỉ tiêu lãi điều chỉnh về 0 đồng

15 tháng sau ngày tạo đỉnh 74.800 đồng (phiên 22/9/2021) cổ phiếu TGG đã liên tục giảm mạnh về còn 2.300 đồng (phiên 15/11/2022) - mức thấp nhất kể từ tháng 3/2021.

CTCP Louis Capital (Mã TGG - HOSE) công bố tài liệu họp ĐHCĐ bất thường lần 3 năm 2022 trong đó có một số nội dung đáng chú ý như thay đổi kế hoạch kinh doanh, thay đổi trụ sở công ty, hủy kế hoạch tăng vốn, kiện toàn nhân sự các vị trí Thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát,…

Đáng nói, trước đó, Louis Capital đã 2 lần tổ chức họp bất thường vào giữa tháng 10 và đầu tháng 11 song đều không đủ điều kiện tiến hành do lượng cổ đông tham dự không đủ theo quy định.

TGG dự kiến trình cổ đông thông qua việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2022 với doanh thu hợp nhất giảm hơn 50% từ 1.071 tỷ đồng xuống còn 550 tỷ đồng; mục tiêu lợi nhuận sau thuế giảm từ 122 tỷ đồng được chuyển thành KHÔNG LỖ.

HĐQT công ty đề xuất hủy bỏ thực hiện phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu cũng như phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư đã được phê duyệt tại Nghị quyết ĐHCĐ thường niên 2022 ngày 15/4/2022.

Lý do được đưa ra là do HĐQT TGG nhận thấy các phương án phát hành trên không còn phù hợp với tình hình hiện tại.

Ghi nhận tại biên bản họp ĐHCĐ thường niên 2022, HĐQT TGG đã thông qua phương án chào bán 27,3 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (tỷ lệ 1/1) nhằm tăng vốn điều lệ lên gấp đôi (đạt 546 tỷ đồng); giá chào bán được chốt là 12.500 đồng/cổ phiếu; thời gian dự kiến trong năm 2022 - 2023 (sau khi được UBCKNN chấp thuận.

Toàn bộ số tiền dự kiến thu về sau phát hành sẽ được sử dụng để đầu tư vào CTCP Louis Mega Mall với tổng số vốn dự kiến là 350 tỷ.

Louis Capital cũng đồng thời duyệt phương án phát hành cổ phiêu riêng lẻ với gần 27,3 triệu đơn vị, giá chào bán 12.500 đồng/cổ phiếu; toàn bộ số tiền thu về sẽ được dùng để mua lại cổ phần của CTCP Sợi Việt Phú để sở hữu trên 70% vốn công ty này.

Đáng chú ý, tại phần thảo luận tại Đại hội, cổ đông công ty cũng từng chất vấn lãnh đạo TGG về việc “Tại sao hủy tờ trình tăng vốn tại ĐHCĐ bất thường năm 2021 cùng như thời gian thực hiện tăng vốn trở lại?”.

Nguồn Biên bản ĐHCĐ thường niên 2022

Ngoài ra, theo tài liệu hợp ĐHCĐ bất thường tới đây, Louis Capital sẽ tiến hành miễn nhiệm chức danh Thành viên HĐQT đối với các ông Nguyễn Mai Long, Ngô Thục Vũ, Trịnh Văn Bảo và Cao Bá Trung đồng thời bầu bổ sung 4 nhân sự thay thế.

Danh sách dự kiến bầu Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2021 - 2025

Công ty cũng đồng miễn nhiệm và bầu mới 3 vị trị trong Ban Kiểm soát.

Kết quý 3/2022, Louis Capital ghi nhận doanh thu 68,8 tỷ đồng - giảm gần 100 tỷ so với cùng kỳ năm 2021; lãi sau thuế đạt hơn 5,2 tỷ đồng - bằng 1/4 mức ghi nhận trong quý 3 năm ngoái.

Lũy kế 9 tháng năm 2022, công ty đạt gần 576 tỷ đồng doanh thu - gấp 3,1 lần cùng kỳ năm 2021 song mới chỉ tương ứng hơn 50% kế hoạch năm; lỗ ròng gần 25 tỷ đồng so với mức lãi 65 tỷ trong cùng thời điểm.

Kể từ sau biến cố liên quan đến việc ông Đỗ Thành Nhân - người có liên quan bị bắt vì tội thao túng giá cổ phiếu, nhóm doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Louis (trong đó có TGG) liên tiếp gặp bất lợi và đều báo lỗ sau nửa đầu năm 2022.

Ở một diễn biến liên quan, không còn những thương vụ M&A đình đám như khoảng 1 năm trước, Louis Holdings giờ đây đang liên tục tái cơ cấu các khoản đầu tư trong đó hồi nửa cuối tháng 9/2022, công ty này đã bán toàn bộ 3,9 triệu cổ phiếu TGG - tương ứng 14,3% vốn sở hữu tại Louis Capital.

Trên thị trường chứng khoán, 15 tháng sau ngày tạo đỉnh giá 74.800 đồng (phiên 22/9/2021) cổ phiếu TGG đã liên tục giảm mạnh về còn 2.300 đồng (phiên 15/11/2022) - mức thấp nhất kể từ tháng 3/2021 - tương ứng giảm 97% thị giá. Đây cũng là diễn biến chung của các mã BII, SMT, AGM,… thời gian qua.

Từ mức 2.140 đồng (phiên 16/11), gần 3 tuần trở lại đây, mã bất ngờ tăng mạnh theo sóng hồi của thị trường chung và hiện đang giao dịch tại ngưỡng 3.570 đồng (phiên 30/11/2022) - tương ứng mức tăng gần 67%.

Dù vậy, mức giá hiện tại của cổ phiếu TGG vẫn là quá thấp so với mức giá chào bán cổ phiếu đã được duyệt cách đây 7 tháng (12.500 đồng/cổ phiếu). Cộng với việc tình hình kinh doanh bất lợi, đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc Louis Capital thông báo dừng kế hoạch tăng vốn dù đã lên kế hoạch hơn 1 năm qua.

Vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát: 20 doanh nghiệp được Bộ Công an gỡ phong tỏa tài sản

TPO - CQĐT Bộ Công an đã thực hiện gỡ phong tỏa tài sản cho 20 công ty bị tạm dừng giao dịch tài sản nhằm phục vụ điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, trong đó có doanh nghiệp xuất khẩu nông sản lớn nhất tỉnh Gia Lai.

Ngày 30/11, theo nguồn tin của Tiền Phong, CQĐT Bộ Công an đã thực hiện gỡ phong tỏa tài sản cho 20 công ty trong số 762 công ty bị bộ này tạm dừng giao dịch tài sản, để phục vụ điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát: 20 doanh nghiệp được Bộ Công an gỡ phong tỏa tài sản ảnh 1
Bộ Công an đã gỡ phong tỏa giao dịch tài sản cho công ty Vĩnh Hiệp ở Gia Lai

Trong số doanh nghiệp được gỡ phong tỏa có Công ty TNHH Vĩnh Hiệp, trụ sở 404 Lê Duẩn, phường Thắng Lợi, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Tại tỉnh này, Công ty TNHH Vĩnh Hiệp được xem là doanh nghiệp xuất khẩu nông sản lớn nhất tỉnh. Công ty này do ông Thái Như Hiệp (SN 1963), làm Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm giám đốc.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, công ty này được gỡ phong tỏa tài sản vì chỉ giao dịch với Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) để vay vốn kinh doanh cà phê chứ không liên quan đến bất động sản của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Trước đó, vào tháng 10, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Viện KSND tối cao) đã có văn bản gửi Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an về việc nhận đơn Công ty TNHH Vĩnh Hiệp.

Trong đơn, doanh nghiệp này trình bày đã ký kết một số hợp đồng vay vốn tại ngân hàng SCB. Hiện tại dư nợ của Công ty TNHH Vĩnh Hiệp tại ngân hàng SCB hơn 71 tỷ đồng, mục đích vay vốn để liên kết thu mua cà phê của 10.000 hộ nông dân và các Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai, không liên quan vụ án Vạn Thịnh Phát. Việc tạm dừng giao dịch đối với tài sản thế chấp tại ngân hàng theo yêu cầu của Cơ quan điều tra đã gây ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Doanh nghiệp không được giải ngân, không có hàng hóa để xuất khẩu, không tiêu thụ được nông sản cho nông dân…

Từ đó, Viện KSND tối cao (Vụ 3) chuyển đơn của ông Thái Như Hiệp đến Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C03).

Viện KSND tối cao đề nghị Cơ quan CSĐT Bộ Công an khẩn trương rà soát đối với Công ty TNHH Vĩnh Hiệp và tất cả các doanh nghiệp khác. Nếu thấy không liên quan đến hành vi của các bị can, đối tượng trong vụ án thì tháo gỡ, hủy bỏ yêu cầu tạm dừng giao dịch để doanh nghiệp thực hiện các giao dịch hợp pháp với ngân hàng, tránh thiệt hại cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

Tín hiệu lạc quan cho ngành kinh doanh bất động sản

11 tháng, gần 4,19 tỷ USD từ nhà đầu tư nước ngoài “chảy” vào ngành kinh doanh bất động sản và có hơn 8.200 doanh nghiệp thuộc ngành này thành lập mới. Đây là những số liệu cho thấy sức hút, tín hiệu lạc quan của ngành dù thị trường đang ảm đạm.

Số liệu của Bộ KH&ĐT cho thấy, sau 11 tháng, ngành kinh doanh bất động sản (BĐS) đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài với tổng vốn gần 4,19 tỷ USD, chỉ đứng sau ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Sau 11 tháng, kinh doanh BĐS có 8.202 doanh nghiệp (DN) thành lập mới, 1.081 DN giải thể. So với cùng kỳ năm 2021, kinh doanh bất động sản có 6.713 DN thành lập mới, 751 giải thể. Cùng kỳ năm 2020, kinh doanh bất động sản 6.087 DN, 885 DN giải thể.

Từ số liệu này có thể thấy, dù thị trường đang trầm lắng bởi dòng tiền trục trặc, nhiều DN đã cắt giảm nhân sự, tinh gọn bộ máy để “cầm hơi”, song, như nhiều chuyên gia đã nhận định, thị trường vẫn dành cơ hội cho những DN có tiềm lực và kế hoạch tài chính dài hạn.

Tín hiệu lạc quan cho ngành kinh doanh bất động sản - Ảnh 1.

Sau 11 tháng, kinh doanh BĐS có 8.202 DN thành lập mới. Ảnh: AG

Vẫn là kênh đầu tư an toàn

Trao đổi với Nhadautu.vn về vấn đề nhiều doanh nghiệp ngành BĐS vẫn được thành lập dù thị trường đang trầm lắm, ông H.N, chuyên gia BĐS độc lập cho biết, thị trường đang rất trầm lắng, giao dịch “xuống đáy”, sản phẩm nhiều nhưng ít người mua.

Tuy nhiên, đối với BĐS, đây vẫn là kênh đầu tư được ưu tiên hàng đầu bởi tính an toàn và lợi nhuận. Lợi nhuận từ BĐS cao chính là sức hấp dẫn khiến nhiều DN trong lĩnh vực này được thành lập.

“Nhà đầu tư, khách hàng có tiền nhàn rỗi mua một mảnh đất rồi để đó vài năm là có thể sinh lời. Việc sinh lời từ BĐS hấp dẫn hơn rất nhiều so với ngành nghề khác. Mà như chúng ta thấy, ở thời điểm này, giá bất động sản vẫn không hề giảm, nhất là ở phân khúc căn hộ…”, ông H.N nói.

Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam trong khoảng 6 năm gần đây đang phát triển, mức thu nhập bình quân đầu người cũng đang được cải thiện, tầng lớp người có tiền mới cũng tăng lên. Từ đây kéo theo nhu cầu về nhà ở, đầu tư BĐS.

Ngay cả trong “cơn bão” COVID-19, nền kinh tế ảnh hưởng trầm trọng nhưng BĐS vẫn phát triển, giá nhà ở vẫn không ngừng tăng. Có chăng, từ giữa năm nay, khi động thái siết tín dụng của cơ quan Nhà nước mới ảnh hưởng rõ nét đến thị trường.

Tuy nhiên, nhìn về dài hạn, BĐS vẫn là kênh đầu tư sinh lời rất tốt. Thêm nữa, một yếu tố quan trọng khiến DN thành lập mới ở lĩnh vực BĐS vẫn rất cao, đó chính là nhu cầu, nhu cầu về nhà đất vẫn rất lớn, đặc biệt là phân khúc vừa túi tiền.

Trong khi đó, ông N.P.Q, Giám đốc DN địa ốc TP.HCM chia sẻ, dù DN đang gặp vô số khó khăn nhưng chúng ta cũng nên nhìn thẳng vào thực tế đó là một DN nào đóng cửa lại chính là cơ hội cho những DN mới thành lập. Lĩnh vực nào cũng vậy, không riêng gì ngành kinh doanh BĐS.

“DN kinh doanh BĐS đang ở trong môi trường rất sòng phẳng. Đối với lĩnh vực BĐS, các DN cũng rất khác nhau về cách vận hàng, chiến lược marketing, định hướng kinh doanh, phân khúc chủ đạo… Và có một điều tạo nên sức hấp dẫn của BĐS đó chính là lợi nhuận. Lợi nhuận mang lại từ BĐS là sức hấp dẫn khó chối từ và nhận được nhiều sự quan tâm”, ông N.P.Q cho hay.

Một yếu tố khác là tính ổn định và duy nhất. Hiện nay, với tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì ổn định, quy hoạch đang được điều chỉnh, tốc đô thị hóa ở Việt Nam đang đẩy mạnh và còn chưa hoàn chỉnh. Số m2 nhà ở/dân số ở Việt Nam vẫn đang còn thấp so với các nước trong khu vực. Chính vì vậy, dư địa ngành BĐS, hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội đang còn rất lớn. Các DN mới họ nhìn thấy cơ hội và sẵn sàng tham gia thị trường.

Bên cạnh đó rủi ro về BĐS ít hơn các lĩnh vực, nó chỉ có ở những sản phẩm từ chủ đầu tư làm ăn chộp giật, kém uy tín. Còn lại, khi nhà đầu tư, khách hàng mua từ những chủ đầu tư tên tuổi, uy tín, dự án pháp lý minh bạch thì sản phẩm đó chỉ có tăng hoặc đi ngang mà không giảm giá. Giá BĐS trung trung bình tăng khoảng 10%/năm.

Nếu như sở hữu các sản phẩm ở những nơi quy hoạch, hạ tầng giao thông phát triển thì có thể tăng từ 20-30%, thậm chí là 50%/năm. Đây chính là tính dài hạn của BĐS mà không phải ngành nghề nào cũng có được.

Ngoài ra, trong bối cảnh hiện nay, khi tham gia vào thị trường các DN đặc biệt quan tâm về năng lực tài chính, bởi hiện nay các kênh huy động vốn đều gặp khó khăn và còn có thể kéo dài đến hết năm 2023. Song song, DN cũng phải lựa chọn một phân khúc nhất định để phát triển và đặc biệt là phù hợp với khả năng thanh toán của nhà đầu tư và đáp ứng nhu cầu ở thực.

DN nổ lực vì chữ tín

Ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com.vn khu vực phía Nam cho biết, để vực dậy thị trường trong bối cảnh hiện nay, các DN cần đảm bảo uy tín, thương hiệu và trách nhiệm với khách hàng, bàn giao nhà đúng tiến độ, đúng chất lượng cam kết. Đây là thời điểm mà năng lực của DN đang được kiểm tra và thị trường đang trong giai đoạn sàng lọc mạnh mẽ.

Thời điểm này, các DN phát triển dòng sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu sẽ được khách hàng lựa chọn. Nhưng để có thanh khoản tốt thì sản phẩm phải có pháp lý rõ ràng, có giá cả hợp lý, đáp ứng tiến độ như cam kết… Đảm bảo tiến độ xây dựng dự án đúng cam kết là một trong những yếu tố quan trọng để ổn định tâm lý người mua nhà trong giai đoạn khó khăn.

Một số DN địa ốc TP.HCM vẫn duy trì tiến độ các dự án xây dựng và đưa về đích như cam kết với khách hàng. Còn một DN khác lại đang chuẩn bị kế hoạch cho năm sau để đưa ra nhiều sản phẩm thiết thực hơn.

Đơn cử như Nam Long vẫn đang duy trì tiến độ triển khai dự án đúng cam kết, bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người mua. Hiện 3 dự án chủ lực Nam Long đang triển khai tại TP.HCM và Long An là Akari City, Mizuki Park và Waterpoint Bến Lức vẫn đáp ứng tiến độ xây dựng.

Trong đó, dự án Akari City (quận Bình Tân) sau khi hoàn thiện bàn giao nhà giai đoạn 1 hiện đã hoàn thành đóng nắp hầm theo đúng tiến độ tổng thể của giai đoạn 2. Dự kiến, 4 block của giai đoạn này sẽ đi vào bàn giao cho khách hàng như cam kết là vào quý III/2024.

Dự án KĐT Mizuki Park (huyện Bình Chánh) cũng hoàn thiện bàn giao nhiều dự án thành phần. Riêng căn hộ Flora Panorama đang đi vào hoàn thiện xây dựng và chuẩn bị bàn giao giai đoạn 1, giai đoạn 2 đang xây dựng theo đúng lộ trình đã đề ra.

Tại Long An, Nam Long cũng hoàn thiện bàn giao và đón cư dân vào sinh sống tại các block đầu tiên thuộc giai đoạn 1 dự án EHome Southgate nằm trong khu đô thị Waterpoint. Giai đoạn 2 của dự án này cũng đang được xây dựng và về đích trong thời gian tới.

Trong khi đó, Vạn Phúc Group đã dời kế hoạch mở bán dự án căn hộ cao cấp nằm trong Khu đô thị Vạn Phúc trong năm nay sang năm 2023. Thay vào đó, tập đoàn tiếp tục tập trung vào hoàn thiện xây dựng các hạng mục tiện ích và dịch vụ, không đẩy mạnh bán hàng trong năm nay mà chờ đợi các diễn biến trong năm 2023 để có kế hoạch chi tiết hơn…

Thắng Lợi Group cũng đang dành thời gian còn lại của năm 2022 cho việc tái cấu trúc, tiếp tục mở rộng quỹ đất nhằm chuẩn bị nguồn lực khi thị trường sôi động trở lại. Đồng thời, DN cũng nâng cấp sản phẩm để tăng tính cạnh tranh, tập trung vào phân khúc vừa túi tiền, đáp ứng nhu cầu ở thực. Năm 2023, DN sẽ phát triển thêm dòng sản phẩm chung cư vừa túi tiền.

Nguồn: cafef

Tập đoàn Kinh Bắc dự kiến vay tín chấp 110 tỷ đồng từ công ty con

Tính tới 30/9, Kinh Bắc đang sở hữu 86,54% vốn tại Công ty TNHH Phát triển Cơ sở hạ tầng Công nghiệp Tân Tập và ghi nhận là đầu tư vào công ty con.

Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (KBC) thông qua kế hoạch vay bên liên quan là Công ty TNHH Phát triển Cơ sở hạ tầng Công nghiệp Tân Tập để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, hạn mức vay là 110 tỷ đồng, kỳ hạn 1 năm và hình thức vay là tín chấp.

Tính tới 30/9, Kinh Bắc đang sở hữu 86,54% vốn tại Công ty TNHH Phát triển Cơ sở hạ tầng Công nghiệp Tân Tập và ghi nhận là đầu tư vào công ty con, đơn vị có địa chỉ tại 531E Khu phố 5, thị trấn Đức Hòa, huyện Đức Hòa, Long An và hoạt động chính là kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan.


KBC vay tín chấp từ công ty con.

Ở một diễn biến khác, Kinh Bắc sẽ bổ sung 1,1 triệu cổ phiếu của CTCP Khu công nghiệp Sài Gòn – Bắc Giang vào tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu mã KBCH2123002.

Trong đó, giá trị tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu bằng tối thiểu 160% tổng giá trị mệnh giá trái phiếu đang lưu hành. Việc bổ sung tài sản bảo đảm không gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ gốc, lãi trái phiếu đã phát hành.

Trái phiếu là mã KBCH2123002 phát hành ngày 3/6/2021, mệnh giá 1.000 tỷ đồng, kỳ hạn 24 tháng, lãi suất 10,5%/năm và tài sản đảm bảo là 70,7 triệu cổ phiếu KBC thuộc sở hữu của bên thứ 3.

Thêm nữa, CTCP Khu công nghiệp Sài Gòn – Bắc Giang được thành lập năm 2005, địa chỉ tại KCN Quang Châu, xã Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang và người đại diện pháp luật là ông Mai Tuấn Dũng. Trong đó, Công ty hoạt động chính là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.

Profile các nhà tư vấn tái cấu trúc Novaland: 1 công ty tư vấn toàn cầu, 1 hãng luật góp mặt tại loạt thương vụ M&A tỷ đô của Masan, VPBank

Profile các nhà tư vấn tái cấu trúc Novaland: 1 công ty tư vấn toàn cầu, 1 hãng luật góp mặt tại loạt thương vụ M&A tỷ đô của Masan, VPBank

YKVN từng tư vấn giao dịch VPBank bán 49% cổ phần FE Credit cho Tập Đoàn Sumitomo Mitsui Financial Group của Nhật Bản

Trong thông báo vừa được phát đi của CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No va (Novaland, NVL), Công ty này cho biết đang cùng các cổ đông, đối tác nước ngoài, các đội ngũ chuyên gia hàng đầu của EY - Parthenon, Công ty luật YKVN… đánh giá tổng thể tình hình và đưa ra các giải pháp tái cấu trúc toàn diện.

EY – Parthenon là một thành viên của hãng kiểm toán EY, chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn chiến lược cho doanh nghiệp. Hiện EY-Parthenon là một trong những đơn vị tư vấn chiến lược toàn cầu top đầu cùng với những tên tuổi khác như Bain, McKinsey, BCG…

Trong khi đó, YKVN cũng có rất nhiều điểm đáng chú ý.

Công ty luật YKVN ra đời năm 1999, do các luật sư Trương Nhật Quang và Diệp Hoài Nam thành lập. Hiện nay YKVN đã phát triển thành hãng luật độc lập với hơn 90 luật sư làm việc tại 3 văn phòng tại Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh và Singapore.

Theo giới thiệu, trong năm 2022, YKVN là bên tư vấn luật Việt Nam (hợp tác với Slaughter & May) cho Swire Beverage Holdings Limited, một công ty con của Swire Pacific Limited trong giao dịch mua lại các nhà máy đóng chai Coca-Cola tại Việt Nam và Campuchia trị giá 1,015 triệu đô la Mỹ.

YKVN là đơn vị tư vấn cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan trong giao dịch đầu tư vào Công ty Cổ phần Trusting Social, một công ty khởi nghiệp về đánh giá điểm tín dụng có trụ sở tại Singapore và Việt Nam. Giao dịch đầu tư trị giá 65 triệu USD được thực hiện thông qua Công ty TNHH The Sherpa, một công ty con của Masan cho lượt hoàn tất đầu tiên của vòng gọi vốn Series C.

YKVN cũng tư vấn cho Vietcombank với tư cách là ngân hàng đầu mối thu xếp và bảy ngân hàng thương mại Việt Nam tham gia đồng tài trợ liên quan đến khoản tín dụng trị giá 35.000 tỷ VND (tương đương khoảng 1,5 tỷ USD) cho dự án khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2.

Trước đó, ba giao dịch do YKVN tư vấn từng được trao giải Giao Dịch Có Ảnh Hưởng Của Năm.

Thứ nhất là giao dịch Alibaba và Baring Private Equity Asia đầu tư vào The CrownX trị giá 400 triệu USD - Được Tạp chí Asialaw đánh giá là “Giao Dịch Đầu Tư Vốn Chủ Sở Hữu Tư Nhân lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam”, YKVN (cùng với Milbank) đã tư vấn cho Masan và The CrownX trong giao dịch này.

Thứ hai là giao dịch VPBank bán 49% cổ phần FE Credit cho Tập Đoàn Sumitomo Mitsui Financial Group của Nhật Bản - Giao Dịch Mua Bán & Sáp Nhập với quy mô lớn nhất tại Việt Nam vào năm 2021 và là giao dịch với quy mô lớn nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Giá trị giao dịch được công bố rộng rãi ước tính lên tới 150 tỷ yên (khoảng 1,4 tỷ USD).

Thứ ba là một giao dịch phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) tại Hoa Kỳ.

Nói về cuộc tái cấu trúc tại Novaland, bà Đào Thị Thiên Hương, Lãnh đạo EY - Parthenon Việt Nam, là đơn vị tư vấn chiến lược và tái cấu trúc thuộc EY toàn cầu, cho biết: “Đây là giai đoạn thị trường trong nước cũng như quốc tế đang đối diện với rất nhiều thách thức và có những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động cũng như thanh khoản của nhiều doanh nghiệp.

Với đội ngũ EY - Parthenon, đây không chỉ là một dự án tái cấu trúc nợ của một doanh nghiệp đơn thuần, mà còn là câu chuyện ảnh hưởng đến hàng trăm ngàn gia đình người lao động, bao gồm hàng ngàn cán bộ nhân viên của Novaland, và hàng trăm ngàn người lao động trong hệ sinh thái hợp tác với Novaland từ xây dựng, vật liệu, sắt thép, các dịch vụ vệ sinh, cây xanh, bảo vệ, bán lẻ…, hàng ngàn cổ đông và hàng chục ngàn khách hàng đang chờ mong nhận một mái nhà”.

https://markettimes.vn/profile-cac-nha-tu-van-tai-cau-truc-novaland-1-cong-ty-tu-van-toan-cau-1-hang-luat-gop-mat-tai-loat-thuong-vu-m-a-ty-do-cua-masan-vpbank-10084.html

1 Likes

Màn “Come-back” cực mạnh của cổ phiếu Licogi 14 (L14)

## Trên thị trường, trước khi bước vào giai đoạn “tăng vùn vụt”, giá cổ phiếu L14 giảm sâu, mất hơn 95% giá trị. Do đó, giá cổ phiếu này vẫn đang nằm ở mức thấp nhất 1 năm trở lại đây dù đã đánh dấu 10 phiên tăng trần liên tiếp.

Giá cổ phiếu L14 của Công ty CP Licogi 14 (HNX: L14) nối dài thêm 5 phiên tăng hết biên độ, đánh dấu chuỗi 10 phiên tăng trần liên tiếp. Cụ thể, qua theo dõi giao dịch trên sàn chứng khoán, giá cổ phiếu L14 tiếp tục tăng trần 05 phiên liên tiếp (23-29/11/2022), từ 32.200 đồng/cp lên mức 46.900 đồng/cp.

Màn

Giải trình về diễn biến trên, L14 cho biết: “Hiện tại, Công ty chúng tôi vẫn hoạt động ổn định bình thường, không có biến động đặc biệt nào trong hoạt động. Việc cổ phiếu tăng trần 05 phiên liên tiếp nằm ngoài tầm kiểm soát của Công ty, do cung cầu của thị trường chứng khoán, việc mua bán cổ phiếu do nhà đầu tư quyết định, phụ thuộc vào tâm lý, cảm xúc của nhà đầu tư trong từng giai đoạn của thị trường chứng khoán”.

Trước đó, L14 cũng khẳng định không bao giờ có tác động làm biến động tăng, giảm giá cổ phiếu, gây ảnh hưởng đến thị trường, lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và quyền lợi của nhà đầu tư sau khi giá cổ phiếu L14 tăng trần 05 phiên liên tiếp (16-22/11/2022), từ 20,100 đồng/cp lên 29.300 đồng/cp.

Như vậy, với 5 phiên “trần cứng” vừa qua, giá cổ phiếu L14 đánh dấu 10 phiên tăng trần liên tiếp, ghi nhận giá trị cao gấp 2.3 lần trong vòng 2 tuần trở lại đây.

Trên thị trường, trước khi bước vào giai đoạn “tăng vùn vụt”, giá cổ phiếu L14 giảm sâu, mất hơn 95% giá trị. Do đó, giá cổ phiếu này vẫn đang nằm ở mức thấp nhất 1 năm trở lại đây dù đã đánh dấu 10 phiên tăng trần liên tiếp.


Diễn biến giá cổ phiếu L14 thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)

Kinh doanh kém sắc, báo lỗ 15,61 tỷ đồng 9 tháng đầu năm 2022

Quý III/2022, Licogi 14 ghi nhận doanh thu đạt 35,08 tỷ đồng, tăng 99,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 8,12 tỷ đồng, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 77,1% về chỉ còn 62,7%.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 62% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 8,42 tỷ đồng lên 21,99 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 45,6%, tương ứng giảm 1,2 tỷ đồng về 1,43 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 35,53 lần, tương ứng tăng thêm 6,04 tỷ đồng lên 6,21 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 45,5%, tương ứng tăng thêm 1,86 tỷ đồng lên 5,95 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, Licogi 14 ghi nhận doanh thu đạt 129,1 tỷ đồng, tăng 51,2% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 15,61 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 39,05 tỷ đồng.

Với việc ghi nhận lỗ trong 9 tháng đầu năm 2022, tính tới 30/9/2022, tổng lợi nhuận sau thuế lũy kế chưa phân phối ghi nhận 18,6 tỷ đồng, giảm 55,8 tỷ đồng so với đầu năm.

Xét về dòng tiền, trong 9 tháng đầu năm, dòng tiền kinh doanh chính âm 115,9 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 41,3 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư dương 90,6 tỷ đồng và dòng tiền tài chính âm 3,37 tỷ đồng. Được biết, trước đó năm 2021, Công ty cũng ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 184,61 tỷ đồng.

Tính tới 30/9/2022, tổng tài sản của Licogi 14 giảm 3,4% so với đầu năm về 553,9 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 205 tỷ đồng, chiếm 37% tổng tài sản; tồn kho đạt 155,9 tỷ đồng, chiếm 28,1% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 71,5 tỷ đồng, chiếm 12,9% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn đạt 56,1 tỷ đồng, chiếm 10,1% tổng tài sản và các tài sản khác.

Trong đó, đáng chú ý danh mục đầu tư chứng khoán kinh doanh đầu năm là 0 đồng, tính tới 30/9/2022 đã là 105,3 tỷ đồng, Công ty đã trích lập dự phòng giảm giá tới 68,7 tỷ đồng, tương ứng mức lỗ 65,2% tổng danh mục. Mặc dù ghi nhận lỗ lớn do đầu tư chứng khoán nhưng Licogi 14 không thuyết minh danh mục cổ phiếu đang đầu tư.

Phát Đạt bán dự án, chi gần 200 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn

Ban Lãnh đạo Phát Đạt cho biết đã chuẩn bị kế hoạch và lộ trình để thanh toán đúng hạn các khoản vay, cũng như đảm bảo quyền lợi của các trái chủ.

CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) cho biết đã hoàn tất việc chuyển nhượng cổ phần tại CTCP địa ốc Hòa Bình. Đây là công ty sở hữu dự án 197 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh.

Theo thông báo trưa 2/12, Bất động sản Phát Đạt cho biết đã chuyển nhượng thành công 28.476.800 cổ phần phổ thông, tương đương với 88,99% vốn điều lệ của CTCP Địa ốc Hòa Bình. Đây là chủ đầu tư dự án tại 197 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, hay còn được biết đến với tên gọi “Khu phức hợp Hòa Bình – Thanh Yến”. Dự án này mới về tay Phát Đạt sau khi công ty chuyển nhượng thành công dự án Astral City và mang về 3.340 tỷ đồng tiền mặt.

“Việc chuyển nhượng cổ phần tại CTCP Địa ốc Hòa Bình nằm trong chiến lược tái cơ cấu danh mục đầu tư của Phát Đạt với mục đích tối ưu nguồn lực đầu tư, đảm bảo dòng tiền, tăng khả năng thanh khoản nợ vay và tất toán trái phiếu trước hạn”, đại diện Phát Đạt nói rõ trong thông báo.

Trong thông cáo báo chí trước đây, Phó tổng giám đốc Bùi Quang Anh Vũ đánh giá dư nợ trái phiếu của Phát Đạt không quá lớn xét trên tổng tài sản công ty. Bên cạnh đó, với chiến lược tái cơ cấu danh mục đầu tư, công ty đang tập trung triển khai các dự án tiềm năng trong năm 2023. Cụ thể, Phát Đạt có kế hoạch triển khai ra thị trường hơn 12.000 sản phẩm đến từ các dự án tại Bình Định, Bình Dương vào cuối quý I/2023 và Bà Rịa Vũng Tàu vào cuối quý II/2023…

Ở một diễn biến khác, theo thông báo sáng 2/12 gửi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bất động sản Phát Đạt đã tiến hành mua lại 188,7 tỷ đồng trong số 475 tỷ đồng trái phiếu của lô trái phiếu PDRH2123007, phát hành ngày 2/12/2021 và đáo hạn ngày 2/12/2023.

Quyết định mua lại trái phiếu của Phát Đạt phần nào gây bất ngờ cho nhà đầu tư khi vào ngày 14/11 vừa qua, HĐQT công ty này đã thông qua việc sử dụng tài sản là quyền sở hữu và quyền khai thác tài sản thuộc dự án chung cư 239 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 4, Quận 3, TP HCM do CTCP Đầu tư Thương Mại Dịch vụ AKYN làm chủ đầu tư, để bổ sung tài sản bảo đảm cho các lô trái phiếu PDRH2123001, PDRH2123003, PDRH2123006, PDRH2123007, PDRH2224001.

Đầu tư Thương Mại Dịch vụ AKYN là bên có liên quan tới Chủ tịch HĐQT PDR ông Nguyễn Văn Đạt và Phó Chủ tịch HĐQT PDR ông Nguyễn Tấn Danh.

Như vậy, tính từ cuối Tháng 10/2022 đến nay, Phát Đạt đã tất toán tổng cộng 558,7 tỷ đồng các khoản vay, trong đó có 338,7 tỷ tất toán trước hạn trái phiếu. Căn cứ theo báo cáo tài chính Quý 3/2022, ước tính đến hiện tại tổng nợ vay của Phát Đạt giảm từ mức 5.265 tỷ đồng xuống khoảng 4.700 tỷ đồng, trong đó số dư nợ trái phiếu xuống còn 2.500 tỷ đồng. Ban Lãnh đạo công ty cho biết đã chuẩn bị kế hoạch và lộ trình để thanh toán đúng hạn các khoản vay, cũng như đảm bảo quyền lợi của các trái chủ.

Nguồn bài viết: Phát Đạt bán thành công dự án 197 Điện Biên Phủ, chi gần 200 tỷ đồng mua lạ | Mekong ASEAN

BCG giải trình cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp

CTCP Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) đã tăng trần 5 phiên liên tiếp kể từ ngày 25/11 đến ngày 01/12. Qua 5 phiên, thị giá tăng gần 40%, đạt 7,550 đồng/cp.

BCG đã tăng trần 5 phiên liên tiếp từ ngày 25/11 đến ngày 01/12

Trong văn bản giải trình với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, BCG nhận định giá cổ phiếu tăng trần là do cung cầu trên thị trường. Yếu tố tác động này do thị trường quyết định và nằm ngoài kiểm soát của công ty. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của BCG vẫn diễn ra bình thường và không có biến động đặc biệt nào.

Trước đợt tăng trần liên tiếp này, do ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường, cổ phiếu BCG đã có giai đoạn giảm mạnh. Tuy nhiên, đại diện công ty cho rằng thị giá hiện nay đang thấp hơn giá trị thực của BCG. Việc liên tục tăng trần đã phần nào cho thấy các công ty có nền tảng tốt, dư địa phát triển như BCG sẽ có sức hồi phục mạnh mẽ và bật lên ngay khi thị trường lạc quan.

Sau 3 quý đầu năm 2022, BCG đạt doanh thu 3,310.6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 885.3 tỷ đồng. Theo mức lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, Công ty vẫn giữ được đà tăng trưởng trung bình hàng năm từ năm 2018 đến nay, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 41.1% và 158%. Biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng 9 tháng đầu năm 2022 đạt 35.2% và 27.7%.

Trong hội thảo gặp gỡ nhà đầu tư hồi đầu tháng 11/2022, ông Phạm Minh Tuấn – Phó Chủ tịch HĐQT BCG từng chia sẻ: “Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp đều gặp khó khăn, BCG cũng không phải ngoại lệ. Công ty đã thay đổi kế hoạch kinh doanh, bám sát thị trường, tìm ra các phương án kinh doanh phù hợp. Có thể bước phát triển ở giai đoạn hiện nay chưa đạt kết quả cao như kỳ vọng, nhưng ban lãnh đạo BCG tin tưởng bức tranh dài hạn tới năm 2025-2026 vẫn sẽ đạt như kỳ vọng”.

https://fili.vn/2022/12/bcg-giai-trinh-co-phieu-tang-tran-5-phien-lien-tiep-830-1021649.htm

Cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp, Tập đoàn CEO (CEO) và Petrosetco (PET) nói gì?

Cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp, Tập đoàn CEO (CEO) và Petrosetco (PET) nói gì?

Công văn giải trình cho biết giá cổ phiếu CEO và PET tăng hoàn toàn phụ thuộc cung - cầu thị trường và thị hiếu nhà đầu tư.

Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (mã CK: CEO) vừa có công văn giải trình về việc giá cổ phiếu CEO tăng trần 5 phiên liên tiếp từ ngày 24/11 đến 30/11.

Giá cổ phiếu CEO tăng hoàn toàn phụ thuộc vào cung – cầu của thị trường chứng khoán và thị hiếu, nhu cầu của nhà đầu tư. Công ty không có bất cứ tác động nào gây ảnh hưởng trực tiếp đến giá giao dịch trên thị trường”, công văn giải trình nêu rõ.

Đồng thời, Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (mã CK: PET) cũng giải trình về giá cổ phiếu PET tăng trần 5 phiên liên tiếp kể từ ngày 25/11 đến ngày 1/12. Công ty cho biết nguyên nhân do cung cầu trên thị trường, quyết định mua bán cổ phiếu do nhà đầu tư quyết định nằm ngoài tầm kiểm soát của Tổng Công ty.

PET cũng thông tin thêm các hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra bình thường và không có sự kiện biến động đặc biệt nào.

“Văn mẫu” giải trình với nguyên nhân từ cung cầu thị trường và thị hiếu của nhà đầu tư đã không còn quá xa lạ.

Trên thị trường chứng khoán, 2 cổ phiếu CEO và PET đang có những nhịp tăng ấn tượng trở lại sau khi thiết lập đáy vào ngày 15/11.

Đà tăng trần nhiều phiên liên tiếp của cổ phiếu CEO diễn biến theo bối cảnh hồi phục của thị trường chung. Sau khi rơi không phanh về mức đáy 8.100 đồng/cp phiên 15/11, cổ phiếu này đang có nhịp hồi ấn tượng khi tăng trần 8/10 phiên gần nhất; tương ứng mức tăng 2,5 lần so với đáy. Hiện, CEO dừng ở mức giá tham chiếu 20.000 đồng/cp; tuy nhiên vẫn giảm tới 78% so với đỉnh hồi đầu năm.

Cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp, Tập đoàn CEO (CEO) và Petrosetco (PET) nói gì? - Ảnh 1.

Đối với PET, nhờ 5 phiên trần liên tiếp cổ phiếu này qua đó hồi về mức 19.800 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức tăng 43% so với đáy hồi giữa tháng 11. Tuy nhiên, so với đỉnh hồi đầu tháng 4, cổ phiếu PET vẫn còn thấp hơn khoảng 71%. Giá trị vốn hóa cũng theo đó “bốc hơi” khoảng 4.400 tỷ đồng sau 8 tháng, còn khoảng 1.800 tỷ đồng.

Cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp, Tập đoàn CEO (CEO) và Petrosetco (PET) nói gì? - Ảnh 2.

Về kết quả kinh doanh, C.E.O Group ghi nhận doanh thu thuần trong quý 3/2022 đạt 334 tỷ đồng, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ. Khấu trừ chi phí, CEO báo lãi sau thuế 41 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 58 tỷ đồng. Song với với kế hoạch lợi nhuận cả năm thì CEO mới chỉ hoàn thành 37% mục tiêu đề ra sau 9 tháng.

Lũy kế trong 10 tháng đầu năm, Petrosetco ghi nhận doanh thu đạt 14.494 tỷ đồng, và lợi nhuận trước thuế đạt 236 tỷ đồng, lần lượt tăng 8,8% và giảm 13,6% so với cùng kỳ. Doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm chủ yếu đến từ chi phí tài chính tăng do trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh. Với kết quả đạt được công ty đã hoàn thành 72% kế hoạch doanh thu và 70% mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.

Mới đây, PET bất ngờ thông báo về việc dừng hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Theo kế hoạch ban đầu, Petrosetco sẽ triển khai phương án chào bán cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 2:1, cổ đông sở hữu 2 cổ phiếu sẽ nhận quyền mua thêm 1 cổ phiếu mới với giá 15.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng phát hành thêm 44,9 triệu cổ phiếu để huy động 673,78 tỷ đồng.

Thị trường hồi phục mạnh, loạt doanh nghiệp giải trình cổ phiếu tăng “nóng” với cùng "văn mẫu

image

Thực tế, “điệp khúc” mỗi khi doanh nghiệp giải trình nguyên nhân cổ phiếu tăng trần hay giảm sàn liên tiếp nhiều phiên đã không còn xa lạ với nhà đầu tư bởi sự hao hao giống nhau

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang có chuỗi phiên tăng điểm tích cực từ vùng đáy ngắn hạn. Dòng tiền ồ ạt đổ vào trên diện rộng kéo hàng loạt cổ phiếu bứt phá mạnh, thậm chí tăng kịch trần nhiều phiên liên tiếp để lấy lại hàng chục phần trăm từ đáy giá. Từ đây, nhiều doanh nghiệp đã buộc phải công bố văn bản giải trình về những chuỗi tăng hết biên độ của giá cổ phiếu.

Ngay trong chiều phiên giao dịch cuối tuần 2/12, đồng loạt 4 doanh nghiệp đã công bố giải trình về cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp. Công ty Cổ phần Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (mã chứng khoán: TDC) đã công bố thông tin, cho biết cổ phiếu TDC được niêm yết và giao dịch công khai minh bạch trên HoSE, thị giá tăng trần 5 phiên liên tiếp là do thị trường chứng khoán có tín hiệu phục hồi và niềm tin của các nhà đầu tư vào chính sách điều hành của Chính phủ. " Giá cổ phiếu TDC tăng trần 5 phiên liên tiếp là việc nằm ngoài tầm kiểm soát của Công ty", TDC nhấn mạnh.

Chốt phiên 2/12, thị giá TDC tăng sát trần lên 11.850 đồng/cp, tương ứng tăng 65% sau hơn nửa tháng.

Thị trường hồi phục mạnh, loạt doanh nghiệp giải trình cổ phiếu tăng nóng với cùng văn mẫu - Ảnh 1.

Tương tự, Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (mã chứng khoán VOS) cũng có văn bản giải trình về việc thị giá VOS tăng trần liên tục từ 25/11-1/12, cho rằng diễn biến tích cực này là nhờ sự phục hồi của thị trường chứng khoán chung trong và ngoài nước cũng như yếu tố cung - cầu của TTCK. VOS khẳng định công ty không có sự tác động đến giá cổ phiếu và hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn đang diễn ra hoàn toàn bình thường.

Có lối văn phong “hao hao” hai doanh nghiệp trên, Công ty cổ phần Tư vấn Thương mại Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân trong văn bản giải trình về giá cổ phiếu HQC tăng kịch trần 5 phiên liên tiếp từ 25/11-1/12 đã khẳng định hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang ổn định theo đúng chủ trương kế hoạch năm 2022, không có biến động bất thường tới giá cổ phiếu. Việc thị giá HQC tăng mạnh do nhà đầu tư và cổ đông quyết định đầu tư khi đánh giá tích cực vào hoạt động doanh nghiệp và thị trường tài chính diễn biến thuận lợi theo từng thời kỳ của thị trường. Đồng thời, sự can thiệp quyết liệt, điều hành linh hoạt, thích ứng về chính sách kinh tế vĩ mô và chính sách tín dụng tiền tệ của Chính phủ.

HQC chốt phiên 2/12 tăng trần phiên thứ 6 liên tiếp lên 3.010 đồng/cp, lấy lại gần 87% giá trị sau nửa tháng. Thị giá VOS phiên 2/12 cũng tăng trần lên mức 10.750 đồng/cp.

Thị trường hồi phục mạnh, loạt doanh nghiệp giải trình cổ phiếu tăng nóng với cùng văn mẫu - Ảnh 2.

Trong khi đó, sau chuỗi tăng trần 5 phiên, Công ty cổ phần DRH Holdings (mã chứng khoán: DRH) cũng đã giải trình do thị trường chứng khoán nói chung có nhiều khởi sắc sau chuỗi giảm giá kéo dài, lượng giao dịch tăng cao, đặc biệt là nhiều mã cổ phiếu bất động sản nhận lại được sự quan tâm của nhà đầu tư. DRH khẳng định công ty đang tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật.

Thị trường hồi phục mạnh, loạt doanh nghiệp giải trình cổ phiếu tăng nóng với cùng văn mẫu - Ảnh 3.

Trước 4 doanh nghiệp liệt kê bên trên, trong sáng 2/12, hai doanh nghiệp là Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (mã: CEO)Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (mã: PET) cũng có công văn giải trình về việc giá cổ phiếu CEO và PET tăng trần 5 phiên liên tiếp từ ngày 24/11 đến 30/11.

Lý do đưa ra đều xuất phát từ cung – cầu của thị trường chứng khoán và thị hiếu, nhu cầu và quyết định mua bán của nhà đầu tư. Công ty không có bất cứ tác động nào gây ảnh hưởng trực tiếp đến giá giao dịch trên thị trường và hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra bình thường, không có sự kiện biến động đặc biệt nào.

Điệp khúc giải trình thường xuyên được lặp lại

Thực tế, “điệp khúc” mỗi khi doanh nghiệp giải trình nguyên nhân cổ phiếu tăng trần hay giảm sàn liên tiếp nhiều phiên đã không còn xa lạ với nhà đầu tư bởi sự hao hao giống nhau. Điểm lại quá khứ, kể từ ngày 16/5/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có công văn hướng dẫn các Sở Giao dịch Chứng khoán về việc yêu cầu tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch giải trình khi giá cổ phiếu tăng trần hoặc giảm sàn liên tiếp từ 5 phiên liên tiếp trở lên. Đây là một trong những giải pháp mang tính đồng bộ mà Bộ Tài chính, UBCKNN đưa ra nhằm ổn định thị trường, tăng cường giám sát, đảm bảo thị trường hoạt động công khai, minh bạch, nhất là sau nhiều vụ thao túng giá đã được phanh phui trước đó.

Yêu cầu giải trình khi cổ phiếu tăng trần hoặc giảm sàn 5 phiên liền đã làm hoạt động công bố thông tin nhộn nhịp hơn nhiều. Tuy nhiên văn bản giải trình từ phía doanh nghiệp thường không thật sự làm thỏa mãn nhà đầu tư. Hầu hết các văn bản chỉ dừng lại ở mức giá cổ phiếu biến động theo cung cầu thị trường và khẳng định doanh nghiệp không có tác động gì tới sự biến động đó.

Dòng tiền chảy mạnh vào cổ phiếu bất động sản, chứng khoán

Thị trường chứng khoán bùng nổ thanh khoản trong tuần 28/11 - 02/12, trong đó, nhóm bất động sản và chứng khoán là hai nhóm hút tiền nổi bật nhất.

Tuần giao dịch 28/11 - 02/12, chứng khoán có một tuần bùng nổ về cả điểm số và thanh khoản. VN-Index tăng hơn 11% lên mức 1,080.01 điểm, HNX-Index tăng gần 10% lên 216 điểm.

Thanh khoản bứt phá cùng với đà tăng của thị trường. Khối lượng giao dịch bình quân sàn HOSE tăng 71% lên hơn 1.1 tỷ đơn vị phiên. Theo đó, giá trị giao dịch đạt hơn 18.3 ngàn tỷ đồng, tăng 78.5%.

Còn ở HNX, khối lượng giao dịch cũng tăng 75% lên hơn 119.2 triệu đơn vị/phiên, giá trị giao dịch tăng 86% lên hơn 1.4 ngàn tỷ đồng.

Tổng quan thanh khoản tuần 28/11 - 02/12

Dòng tiền mạnh tập trung nhiều ở một số nhóm như bất động sản, chứng khoán, ngân hàng.

Trường hợp đáng chú ý nhất tuần qua là cổ phiếu HPX với thanh khoản bình quân tăng phi mã hơn 12,600% lên gần 53 triệu đơn vị/phiên. Kết quả tăng này là nhờ HPX được giải cứu khỏi chuỗi giảm sàn không thanh khoản.

Phiên 30/11, cổ phiếu bất động sản này tăng trần lên mức 9,100 đồng/cp với khối lượng giao dịch hơn 165 triệu cp. Đáng chú ý, con số này tương đương hơn 54% số lượng cổ phiếu đang lưu hành của Hải Phát.

Tương tự PDR tiếp tục có một tuần tăng mạnh thanh khoản. Khối lượng giao dịch bình quân của mã này tăng gần 460% lên 45.5 triệu đơn vị/phiên. Giá cổ phiếu cũng theo đó tăng gần 21%.

Nhiều đại diện khác của nhóm bất động sản cũng có một tuần hút tiền mạnh. EVG, VHM, VRE, VC3, NDN đều lọt top tăng thanh khoản của cả 2 sàn.

Ở nhóm chứng khoán, ORS có thanh khoản bình quân tăng 255% so với tuần trước, đạt hơn 3.5 triệu đơn vị/phiên. CTS, MBS, SHS, VIG cũng có thanh khoản tăng mạnh so với tuần trước. Nhờ dòng tiền mạnh, nhóm này đồng loạt tăng giá với mức từ 15 - 30%.

Nhóm ngân hàng cũng có nhiều mã hút tiền như TPB, VIB, SHB. Tuy vậy, dòng tiền ở nhóm này không sôi nổi như hai nhóm kể trên.

Bên cạnh các nhóm này, nhóm xây dựng cũng có một tuần khá sôi động. KPF có khối lượng giao dịch bình quân tăng 300% so với trước. Đồng thời, HTN, VNE, LIG, IDJ tăng mạnh thanh khoản trên cả 2 sàn.

Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HOSE

Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HNX

  • Danh sách các mã tăng, giảm thanh khoản nhiều nhất xét đến khối lượng giao dịch bình quân trên 100,000 đơn vị/phiên.

HOREA: Nới room tín dụng, tín hiệu sáng cho thị trường bất động sản

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. HCM, việc Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng thêm 1,5-2% là tín hiệu tích cực cho đà phục phồi của nền kinh tế nói chung cũng như thị trường bất động sản nói riêng.

Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng thêm 1,5-2%. Tăng trưởng tín dụng cho cả năm nay được tăng lên thành 15,5-16% so với mục tiêu đầu năm là 14%.

Ngân hàng Nhà nước vừa phát đi thông báo về việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng cho năm nay, với mức tăng 1,5-2%. Việc điều chỉnh, theo cơ quan quản lý, trong bối cảnh tác động từ bên ngoài dịu bớt, thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng cải thiện hơn.

Nguyên tắc điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng theo hướng các tổ chức tín dụng có thanh khoản tốt hơn, lãi suất thấp hơn sẽ được tăng trưởng tín dụng cao hơn.

Bên cạnh đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các đơn vị cân đối vốn phù hợp để cấp tín dụng, tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên, như nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc mở rộng tín dụng phải đi đôi với việc kiểm soát rủi ro kỳ hạn để đảm bảo thanh khoản, an toàn, đảm bảo khả năng chi trả, nhất là dịp Tết Nguyên đán.

Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi sát diễn biến tình hình, có giải pháp hỗ trợ thanh khoản kịp thời qua các kênh, trường hợp cần thiết hỗ trợ với kỳ hạn dài hơn, kể cả kéo dài thời hạn qua Tết để các tổ chức tín dụng yên tâm khi cấp tín dụng.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HOREA), việc Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng thêm 1,5-2% là tín hiệu tích cực cho đà phục phồi của nền kinh tế nói chung cũng như thị trường bất động sản nói riêng.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HOREA

“Nguồn vốn tín dụng bổ sung này sẽ còn tác động tích cực, lan tỏa đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp để vượt qua khó khăn hiện nay để dần trở thành kênh huy động vốn xã hội hóa quan trọng để chia sẻ, làm giảm bớt áp lực cho các tổ chức tín dụng”, ông Châu nhận định.

Cũng theo ông Châu, trong 11 tháng đầu năm 2022, chỉ số CPI chỉ tăng 3,02%, khả năng cả năm 2022 thì CPI tăng dưới 4% như mục tiêu đề ra, thu ngân sách nhà nước đạt 116% kế hoạch cả năm đã cho thấy nền kinh tế nước ta có sức chống chịu khá vững chắc và đang trong quá trình phục hồi, tăng trưởng trở lại.

Do đó, giải pháp có tác động lan tỏa nhanh nhất, hiệu quả nhất chính là giải pháp tăng nguồn cung tín dụng cho nền kinh tế, cho sản xuất kinh doanh, trong đó có doanh nghiệp bất động sản, người mua nhà từ nay đến Tết Quý Mão, ông Châu nhận định.

"đây không phải là để “giải cứu” thị trường bất động sản hay doanh nghiệp bất động sản mà Nhà nước chỉ hỗ trợ thông qua cơ chế chính sách, pháp luật tạo điều kiện để thị trường bất động sản tự điều chỉnh"

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HOREA

Nhận định về tác động của động thái nới room tín dụng của Ngân hàng nhà nước với thị trường bất động sản, vị Chủ tịch HOREA nhận định đây không phải là để “giải cứu” thị trường bất động sản hay doanh nghiệp bất động sản mà Nhà nước chỉ hỗ trợ thông qua cơ chế chính sách, pháp luật tạo điều kiện để thị trường bất động sản tự điều chỉnh, tự điều tiết, đi đôi với một số giải pháp kích cầu trực tiếp hỗ trợ cho người mua nhà để ở, người mua nhà lần đầu với lãi suất hợp lý.

“Phần room tín dụng tăng thêm sẽ bổ sung nguồn vốn tín dụng cho sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cao điểm tháng 12/2022 và trước Tết Quý Mão. Điều đó là rất quan trọng trong bối cảnh thị trường bất động sản, các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư bất động sản đang rất khó khăn, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, trong đó có nhiều doanh nghiệp thiếu thanh khoản hoặc mất thanh khoản do thiếu dòng tiền hoặc âm dòng tiền”, ông Lê Hoàng Châu nhận định.

"Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp bất động sản phải thấy rõ trách nhiệm của mình để nỗ lực, đồng hành cùng với Nhà nước, chủ động tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu sản phẩm"

Chủ tịch HOREA Lê Hoàng Châu

Bên cạnh đó, khuyến nghị với các doanh nghiệp, Chủ tịch HOREA cho rằng trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp bất động sản phải thấy rõ trách nhiệm của mình để nỗ lực, đồng hành cùng với Nhà nước, chủ động tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu sản phẩm hướng về nhu cầu thực và thực hiện giảm giá nhà tương đối, thực chất để thị trường bất động sản và doanh nghiệp bất động sản, người mua nhà, nhà đầu tư vượt qua khó khăn…