|MỚI| Bất Động Sản 24/7

Thị giá DIG tăng mạnh từ đáy, DIC Corp muốn triển khai chào bán 100 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu giá 15.000 đồng/cp

Cổ phiếu DIG đã tăng gần 78% từ đáy hồi giữa tháng 11 tuy nhiên vẫn còn thấp hơn đến 82% so với đỉnh đạt hồi giữa tháng 1 năm nay.

Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp – mã DIG) vừa thông qua phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu từng nhiều lần “nâng lên, đặt xuống”.

Cụ thể, DIC Corp dự kiến chào bán 100 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 1.000:163,97) với giá 15.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý 1/2023, sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép.

Toàn bộ số tiền 1.500 tỷ đồng huy động được sẽ được DIC Corp sử dụng để đầu tư vào dự án Khu đô thị du lịch Long Tân. Trong đó, 780 tỷ đồng là chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng; 250 tỷ đồng chi phí xây lắp; 220 tỷ đồng lãi trái phiếu; 200 tỷ đồng tiền sử dụng đất; và còn lại 50 tỷ đồng là chi phí tư vấn.

Dự án Khu đô thị du lịch Long Tân nằm tại xã Long Tân và xã Phú Thạnh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai với quy mô 331,998 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến ban đầu chỉ là 12.618 tỷ đồng. Chia sẻ tại ĐHĐCĐ bất thường lần 2 vào ngày 12/10/2022, ban lãnh đạo DIC Corp cho biết đã đền bù giải phóng được 156,15ha/331ha với tổng kinh phí 1.324,5 tỷ đồng và dự kiến đầu năm 2023 sẽ được giao đất đợt 1 với diện tích 82,11ha, đủ điều kiện khởi công đầu tư xây dựng.

Trên thị trường, sau nhịp hồi mạnh từ đáy, DIG vừa có phiên giảm sàn về mức 17.950 đồng/cổ phiếu. So với mức giá thấp nhất trong hơn 2 năm xác nhận vào phiên 15/11, cổ phiếu này đã tăng gần 78% nhưng vẫn còn thấp hơn đến 82% so với đỉnh đạt hồi giữa tháng 1 năm nay. Như vậy, mức giá chào bán cho cổ đông sẽ thấp hơn khoảng 16% so với thị giá hiện tại.

Mới đây, cổ đông lớn nhất của DIC Corp là CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân đã bán ra 8,3 triệu cổ phiếu DIG của DIG trong 2 ngày 21-22/11 với mục đích giảm sở hữu. Sau giao dịch, tổ chức này chỉ còn sở hữu 118% cổ phần nhưng vẫn là cổ đông lớn nhất tại DIC Corp. Trước đó, tổ chức này đã bị ép bán tổng cộng hơn 10 triệu cổ phiếu DIG trong 2 ngày 27/10 và 10/11.

Không chỉ có cổ đông lớn, gia đình Chủ tịch HĐQT DIC Corp Nguyễn Thiện Tuấn cũng liên tục bị công ty chứng khoán “call margin” và bán giải chấp trong giai đoạn cổ phiếu liên tục lao dốc mạnh về đáy. Theo thống kê, trong khoảng thời gian từ 27/10 đến 10/11, gia đình ông Tuấn đã bị bán giải chấp tổng cộng hơn 26 triệu cổ phiếu DIG.

Về kết quả kinh doanh quý 3/2022, DIC Corp ghi nhận doanh thu thuần sụt giảm 21% so với cùng kỳ xuống còn 424 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, doanh nghiệp bất động sản này lỗ gần 1 tỷ đồng trong khi cùng kỳ vẫn lãi 42 tỷ đồng. Đây cũng là quý đầu tiên DIC Corp báo lỗ kể từ quý 1/2017.

Trong một diễn biến khác, DIC Corp mới đây đã hoàn tất mua lại trước hạn tổng cộng 1.600 tỷ đồng trái phiếu. Trong đó, công ty đã mua lại 539 tỷ đồng trái phiếu trước hạn lô trái phiếu mã DIGH2124002, kỳ hạn 36 tháng, phát hành ngày 30/9/2021 và đáo hạn ngày 30/9/2024 với mệnh giá 1.000 tỷ đồng. Khối lượng mã trái phiếu này hiện còn lại 461 tỷ đồng.

Với mã trái phiếu DIGH2124003, DIC Corp đã mua lại 1.061 tỷ đồng trái phiếu trước hạn trong cùng ngày. Lô trái phiếu có kỳ hạn 36 tháng, phát hành ngày 26/11/2021 và đáo hạn ngày 26/11/2024 với mệnh giá 1.500 tỷ đồng. Tương đương giá trị còn lại của lô trái phiếu mã này là 439 tỷ đồng.

1 Likes

Kinh Bắc muốn chi tối đa 3.400 tỷ mua lại 100 triệu cổ phiếu KBC, hủy kế hoạch phát hành thêm

## Kinh Bắc lên phương án chi tối đa là 3.400 tỷ đồng để mua cổ phiếu quỹ. Tại ngày 30/9, Kinh Bắc ghi nhận khoản tiền mặt và tiền gửi ngân hàng trị giá 1.323 tỷ đồng; tổng nợ vay ngắn và dài hạn xấp xỉ 7.000 tỷ đồng, nợ vay ngắn hạn chiếm 50% tổng nợ vay.

HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (Mã: KBC) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2022 lần 2. Trong đó có tờ trình về việc hủy kế hoạch huy động vốn bằng cổ phiếu, ngược lại công ty dự kiến trình cổ đông thông qua mua phương án mua lại cổ phiếu quỹ.

Muốn mua lại 100 triệu cổ phiếu KBC

Cụ thể, HĐQT Kinh Bắc muốn xin ý kiến cổ đông thông qua việc hủy phương án chào bán 150 triệu cổ phiếu riêng lẻ năm 2022 để huy động vốn, tái cấu trúc nợ và đầu tư vào các đơn vị thành viên theo Nghị quyết ĐHĐCĐ ngày 10/2/2022.

Công ty cho rằng, do diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2022 bị sụt giảm mạnh khiến các cổ phiếu bị giảm giá nghiêm trọng. Trong đó có cổ phiếu KBC, điều này không thuận lợi cho việc phát hành riêng cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ.

Đồng thời, HĐQT Kinh Bắc dự kiến sẽ trình cổ đông về việc thông qua mua lại 100 triệu cổ phiếu, tương ứng 13% số lượng cổ phiếu đang lưu hành để giảm vốn điều lệ. Phương thức giao dịch là thoả thuận hoặc khớp lệnh. CTCP Chứng khoán Navibank sẽ là đại lý thực hiện giao dịch mua cổ phiếu.

Giá mua sẽ được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giao dịch nhưng không cao hơn 34.000 đồng/cp, tương ứng với số tiền chi tối đa là 3.400 tỷ đồng. Chốt phiên ngày 6/12, cổ phiếu KBC giao dịch tại 22.100 đồng/cp.

Thời gian dự kiến giao dịch là sau khi UBCKNN thông báo về việc nhận được tài liệu báo cáo đăng ký mua cổ phiếu và công ty đã thực hiện công bố thông tin theo quy định. Thời gian giao dịch tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày bắt đầu thực hiện giao dịch.

Diễn biến giá cổ phiếu KBC từ đầu năm đến nay. (Nguồn: Trading View).

Kinh Bắc cho biết nguồn vốn thực hiện mua lại từ thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu tại thời điểm thực hiện.

Theo BCTC hợp nhất quý III, tại ngày 30/9, tổng nguồn vốn của Kinh Bắc là 33.338 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 16.841 tỷ đồng, trong đó, vốn điều lệ 7.676 tỷ đồng, thặng dư vốn cổ phần có 2.743 tỷ đồng, quỹ đầu tư phát triển là 2,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 5.834 tỷ đồng.

Tại ngày 30/9, Kinh Bắc ghi nhận khoản tiền mặt và tiền gửi ngân hàng trị giá 1.323 tỷ đồng. Tổng nợ vay ngắn và dài hạn xấp xỉ 7.000 tỷ đồng, nợ vay ngắn hạn chiếm 50% tổng nợ vay.

Lên mục tiêu lãi sau thuế 4.000 tỷ, trả cổ tức bằng tiền năm 2023 tỷ lệ 20%

Năm 2023, Kinh Bắc đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất là 9.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất à 4.000 tỷ đồng.

Nguồn: Lâm Anh tổng hợp từ KBC.

Theo tờ trình, Kinh Bắc muốn chi trả cổ tức năm 2023 bằng tiền cho các cổ đông với tỷ lệ là 20% (1 cổ phiếu nhận được 2.000 đồng).

Thời gian dự kiến thực hiện trong năm 2023. Công ty có thể chi trả, tạm ứng cho cổ đông thành một đợt hoặc nhiều đợt trong năm.

Nguồn vốn thực hiện trả cổ tức cho cổ đông được xác định căn cứ vào nguồn lợi nhuận sau thuế (LNST) chưa phân phối lũy kế đến 31/12/2022 của công ty.

Ngoài ra, HĐQT công ty còn dự kiến trình cổ đông thông qua việc niêm yết các trái phiếu cần phải niêm yết theo quy định của pháp luật do Tổng công ty đã phát hành và phát hành mới trong năm 2023 cho đến thời điểm của kỳ họp ĐHĐCĐ gần nhất năm 2024 (bao gồm cả các trái phiếu do HĐQT thông qua phương án phát hành). Và ủy quyền cho HĐQT thực hiện các thủ tục cần thiết để niêm yết các trái phiếu trên Sở giao dịch Chứng khoán theo quy định của pháp luật.

Ông Đoàn Viết Đại Từ - Thành viên HĐQT độc lập PDR - đăng ký mua vào 850,000 cổ phiếu. Khủng khiếp chưa, CEO chưa mua xong thì cá mập khác đã nhảy vào cuộc chơi gom tài sản giá rẻ

https://www.phatdat.com.vn/wp-content/uploads/2022/12/DK-PDR-DVDT-cong-bo.pdf

PDR giảm sâu từ đỉnh, Thành viên HĐQT Phát Đạt đăng ký mua thêm cổ phiếu

Tạm chiếu theo giá kết phiên 7/12 của PDR, ước tính thành viên HĐQT Phát Đạt sẽ phải chi ra 13,4 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch.

Thông tin mới cập nhật, Thành viên HĐQT CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã CK: PDR), ông Đoàn Viết Đại Từ đăng ký mua 850.000 cổ phiếu PDR theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.

Thời gian thực hiện giao dịch dự kiến từ ngày 12/12/2022 đến 12/01/2023. Nếu thành công, ông Từ sẽ nâng tỷ lệ nắm giữ tại PDR lên 0,3% vốn điều lệ, tương đương 2,04 triệu đơn vị. Mục đích được ông Từ đưa ra là đầu tư.

Tạm chiếu theo giá kết phiên 7/12 của PDR là 15.800 đồng/cp, ước tính vị lãnh đạo này sẽ phải chi ra 13,4 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch.

Trước đó ngày 21/11, ông Bùi Quang Anh Vũ, Tổng Giám đốc Phát Đạt cũng đăng ký mua vào 20 triệu cổ phiếu PDR. Nếu mua hết số cổ phần đã đăng ký, ông Vũ sẽ nâng sở hữu tại công ty này lên 3,45% cổ phần, tương đương 23,21 triệu cổ phiếu. Giao dịch được thực hiện từ ngày 24/11 đến ngày 23/12 bằng phương pháp khớp lệnh hoặc thỏa thuận.

Động thái mua lượng lớn cổ phiếu của lãnh đạo Phát Đạt diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu PDR đang có những biến động mạnh trên thị trường chứng khoán.

Sau khi được “giải cứu” khỏi chuỗi 17 phiên giảm sàn liên tiếp vào phiên 29/11, cổ phiếu này tăng trần liên tục 5 phiên. Tuy nhiên đà tăng đã không thể kéo dài khi một lần nữa PDR giảm sàn vào phiên 6/12.

Sang đến phiên 7/12, cổ phiếu này giao dịch khá khởi sắc khi lội ngược dòng từ giảm kịch sàn gần như toàn bộ thời gian giao dịch sang tăng tới 2% về cuối phiên lên mức giá 15.800 đồng/cp. So với đáy ngày 28/11, thị giá PDR đã tăng gần 32% nhưng vẫn giảm 78% từ thời điểm đạt đỉnh hồi cuối tháng 10/2021.

PDR giảm sâu từ đỉnh, Thành viên HĐQT Phát Đạt đăng ký mua thêm cổ phiếu - Ảnh 1.

Trong văn bản giải trình đà tăng trần 5 phiên liên tiếp, lãnh đạo Phát Đạt cho biết giá cổ phiếu tăng mạnh là do thị trường quyết định. Phát Đạt cam kết luôn tuân thủ các quy định của pháp luật với công ty đại chúng niêm yết .

Thông tin thêm, Phát Đạt đã tất toán tổng cộng hơn 1.300 tỷ các khoản vay và mua lại trái phiếu trước hạn chỉ trong vòng hơn 1 tháng. Tháng 12, công ty đã hoàn tất việc tất toán khoản vay trị giá 746,1 tỷ đồng cho VietinBank và mua lại 188,7 tỷ đồng mệnh giá của lô trái phiếu phát hành Lần 7 2021 (PDRH2123007).

Trước đó, trong tháng 11, Phát Đạt tất toán lô trái phiếu phát hành Lần 9 2021 (PDRH2123009), có tổng mệnh giá phát hành là 150 tỷ đồng. Đây là lô trái phiếu phát hành ngày 16/12/2021 và có kỳ hạn là 2 năm. Phát Đạt cũng đã tất toán hai khoản vay có giá trị tổng cộng 220 tỷ đồng cho tập đoàn tài chính Mirae Asset (Hàn Quốc) vào ngày 25/10/2022 và 20/11/2022.

Cổ phiếu KDH “được giá”, VinaCapital muốn bán tất tay 10 triệu cổ phiếu vừa bắt đáy

## Từ đầu tháng 11/2022 đến nay, khối ngoại đã mua ròng 24/27 phiên tại cổ phiếu KDH với tổng giá trị khoảng 1.325 tỷ đồng.

VOF Investment Limited thuộc CTCP Quản lý Quỹ VinaCapital vừa thông báo đăng ký giao dịch tại cổ phiếu KDH của CTCP Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền (sàn HOSE).

Cụ thể, VinaCapital đăng ký bán ra toàn bộ 10 triệu cổ phiếu KDH đang sở hữu (tỷ lệ 1,41% vốn Nhà Khang Điền) nhằm cơ cấu danh mục đầu tư.

Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh từ ngày 12/12/2022 đến 10/1/2023.

Đáng nói, thông báo bán ra của VOF Investment Limited diễn ra chỉ một tháng sau khi quỹ thuộc VinaCapital hoàn tất mua vào 10 triệu cổ phiếu KDH từ ngày 31/10 đến 8/11/2022.

Trong thời gian này, cổ phiếu KDH xuất hiện nhiều giao dịch thỏa thuận với tổng khối lượng 15,12 triệu đơn vị. Tổng giá trị giao dịch lên đến 297 tỷ đồng tương đương giá thỏa thuận bình quân vào khoảng 19.650 đồng/cổ phiếu. Ước tính tại mức giá này, số tiền VOF phải chi cho thương vụ trên vào khoảng 196,5 tỷ đồng.

Động thái mua vào của quỹ ngoại diễn ra trong bối cảnh KDH liên tục giảm mạnh (từ 22.700 - 20.300 đồng) và có thời điểm đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 8/2020.

Kết phiên giao dịch ngày 7/12/2022, cổ phiếu KDH tăng 1,2% lên mức 29.900 đồng (phiên 5/12 thậm chí đóng cửa ở mức 31.100 đồng) - tăng tới hơn 72% sau 3 tuần tạo đáy.

Nếu so với giá VinaCapital mua vào, tạm tính nhóm này đã lãi hơn 52% giá trị sau 1 tháng bắt đáy.

Ở diễn biến liên quan, cuối tháng 11 vừa qua, bà Mai Trần Thanh Trang - Chủ tịch HĐQT Nhà Khang Điền cũng đã hoàn tất mua vào 10 triệu cổ phiếu KDH nhằm nâng sở hữu từ 1,44% lên 2,84% vốn điều lệ.

Tương tự, ngày 11/11, nhóm quỹ liên quan đến Dragon Capital đã hoàn tất mua thêm 19 triệu cổ phiếu KDH nhằm nâng tỷ lệ sở hữu từ 4,99% lên 7,64% và trở lại làm cổ đông lớn từ ngày 15/11 (với việc đang nắm giữ gần 54,8 triệu cổ phiếu).

Đây cũng là diễn biến chung của khối ngoại tại cổ phiếu VN30 này kể từ đầu tháng 11/2022 trở lại đây.

Cụ thể, khối ngoại đã mua ròng 24/27 phiên với tổng khối lượng gần 61,2 triệu cổ phiếu - tương ứng giá trị vào ròng khoảng 1.325 tỷ đồng.

VCG: Chủ tịch - Kinh doanh BĐS không phải là bán được bao nhiêu căn nhà, mà có bao nhiêu ô cửa sổ sáng đèn mỗi tối, đó mới là phát triển BĐS đích thực!

Ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vinaconex luôn tâm niệm rằng bán được nhà cho người có nhu cầu thực sự, đấy mới là phát triển bất động sản đích thực.

Các chuyên gia, doanh nghiệp bất động sản vừa có những ý kiến, đánh giá về thị trường bất động sản tại Hội nghị Ban Thường vụ, Ban Chấp hành lần 2 nhiệm kỳ V (2022 - 2027) do Hiệp hội Bất động sản (VNRea) tổ chức ngày 7/12 vừa qua.

Tại hội nghị, ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vinaconex, Ủy viên Ban thường vụ VNRea cho biết, lĩnh vực bất động sản có rất nhiều vấn đề. Ông đưa ra ví dụ muốn được giao đất thì cần được phê duyệt.

Tuy nhiên, phải giải phóng ít nhất 70% đất thì mới được làm thủ tục để bàn giao quỹ đất, từ đó mới có thể làm thiết kế, thủ tục xây dựng. Nhưng đến khi được phép xây dựng và được phép bán nhà lại không được làm sổ đỏ cho dân, do luật quy định phải hoàn thành 100% hạ tầng. Bây giờ giải phóng đất mới được 70% nhưng chính quyền địa phương nói đã làm đúng thẩm quyền giao đất, cứ mãi để đó và dân họ sẽ kiện.

“Hiện tại người dân mua nhà rất khó vay tiền, vậy làm nhà xong thì bán cho ai? Làm sao mà tăng trưởng kinh tế cho đất nước được? Tôi luôn tâm niệm rằng người phát triển bất động sản không phải người bán được nhiều nhà mà là mỗi buổi tối về, có bao nhiêu ô cửa sổ sáng đèn? Tức là bán được nhà cho người có nhu cầu thực sự, đấy mới là phát triển bất động sản đích thực”, ông Thanh nói.

Ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vinaconex, Ủy viên Ban thường vụ VNRea (Ảnh: Reatimes)

Ông Thanh cho rằng, Hiệp hội phải tiếp tục có kiến nghị với Chính phủ để tháo gỡ những khó khăn, tạo thuận lợi hơn cho sự phát triển của thị trường bất động sản, qua đó đóng góp tích cực hơn nữa vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia.

Cũng tại hội nghị, TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế, Thành viên Tổ Tư vấn chính sách – tiền tệ quốc gia, tình hình hiện tại còn khó khăn, bất định, chưa dự đoán được. Chuyên gia cho rằng thời điểm khó khăn nhất có xác suất rơi vào quý I và quý II/2023.

Bên cạnh đó, TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch VNRea, cũng cho rằng thị trường bất động sản hiện nay đang gặp nhiều khó khăn nhưng chỉ là khó khăn nhất thời. Thời gian tới, thị trường sẽ phục hồi và khởi sắc bởi nhu cầu về bất động sản còn lớn trong khi nguồn cung khan hiếm. Ông Đính cũng cho biết, VNRea đang cho điều tra tình hình sức khoẻ của các doanh nghiệp và trong tháng này sẽ có báo cáo tổng kết.

HDC: Chủ tịch HĐQT mua thành công 200 nghìn cổ phiếu sau khi bị bán giải chấp

## Ngày 7/12, theo thông báo gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, CTCP Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (HOSE: HDC) cho biết ông Đoàn Hữu Thuận - Chủ tịch HĐQT đã hoàn tất giao dịch tăng vốn sở hữu tại HDC.

Theo đó, ông Thuận đã mua xong 200 nghìn cổ phiếu (cp) HDC theo hình thức khớp lệnh từ ngày 17/11-7/12. Trước giao dịch, lượng cp đang nắm giữ của ông Thuận là 10.440.745 cp tương đương 9,65% vốn điều lệ. Giao dịch thành công đã nâng tỷ lệ sở hữu của chủ tịch lên 9,84% tương đương 10.640.745 cp HDC.

Tạm tính theo thị giá cp HDC tại ngày 7/12 là 31.250 đồng/cp, ước tính ông Thuận đã chi 6,25 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch mua nói trên.

Động thái mua thành công 200 nghìn cổ phiếu của ông Thuận diễn ra sau khi Chủ tịch HĐQT HDC hôm 16/11 bị bán giải chấp 200 nghìn cổ phiếu. Cùng với ông Thuận, hàng loạt lãnh đạo khác của HDC bị bán giải chấp tổng cộng hàng triệu cổ phiếu vào cuối tháng 11.

Trên thị trường, cp HDC liên tiếp giảm trong 3 ngày vừa qua (từ 5-7/12). Chốt phiên 8/12, giá cp tăng trần tại 33.400 đồng/cp.

Về kết quả kinh doanh, quý III/2022, HDC ghi nhận doanh thu thuần đạt 344 tỷ đồng, tăng 22,4% so với cùng kỳ (svck) năm ngoái, lợi nhuận sau thuế đạt 72 tỷ đồng, tăng 9,1% svck. Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của công ty đạt 1.129 tỷ đồng, tăng 17,4% so với 9 tháng năm 2021, lợi nhuận sau thuế đạt 249 tỷ đồng, tăng 19,1% svck.

Năm 2022, công ty đặt doanh thu kế hoạch là 1.913 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 537 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 429 tỷ đồng. Đến nay, những chỉ tiêu này đã hoàn thành lần lượt 59%, 60% và 58% so với kế hoạch đề ra.

Về tình hình tài chính, tính đến hết 30/9, tổng tài sản của HDC đạt 4.622 tỷ đồng, tăng hơn 22% so với đầu năm. Nợ phải trả 2.929 tỷ đồng, tăng 27,8%, trong đó các khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, dài hạn chiếm 58,3% tổng nợ. Vốn chủ sở hữu tăng 14,09% so với đầu năm (từ 1.483 tỷ đồng lên 1.692 tỷ đồng).

Hải Phát Invest: Cổ phiếu xuống đáy, tình hình kinh doanh bộc lộ nhiều vấn đề

Cùng chung “thảm cảnh” với nhóm cổ phiếu bất động sản, cổ phiếu HPX của CTCP Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest) không ngừng lao dốc, liên tục xuyên thủng ngưỡng giá thấp nhất kể từ lên sàn. Đáng chú ý hơn, do dòng tiền liên tục âm đã khiến tình hình kinh doanh của Hải Phát Invest bộc lộ nhiều vấn đề.

Giảm sàn 6 phiên liên tiếp, gia đình Chủ tịch Hải Phát tiếp tục bị bán giải chấp hàng triệu …

Chốt phiên ngày 8/12, cổ phiếu HPX tiếp tục giảm sàn về 6.800 đồng/cp. So với mức đỉnh thiết lập trong ngày 26/11/2021 (40.000 đồng/cp), cổ phiếu HPX đã để mất 83%. Vốn hóa thị trường theo đó “bốc hơi” gần 10.000 tỷ đồng.

Cổ phiếu giảm sâu, cổ đông lớn liên tục bị bán giải chấp

Như vậy, cổ phiếu HPX đang ghi nhận 5 phiên giảm gần nhất, trong đó có 4 phiên giảm sàn. Chỉ thêm một phiên giảm hết biên độ nữa thì Hải Phát Invest cũng sẽ lập “hat trick” giải trình như bộ đôi Novaland (NVL) và Phát Đạt (PDR).


So với mức đỉnh thiết lập trong ngày 26/11/2021 (40.000 đồng/cp), cổ phiếu HPX đã để mất 83%.

Trước đó, 2 phiên tăng trần (30/11 và 1/12), nhất là phiên 30/11 - cổ phiếu HPX đã thiết lập một phiên giao dịch kỷ lục với khối lượng hơn 165 triệu cổ phiếu tương đương hơn 54% số lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty, mang tới kỳ vọng cho các cổ đông đang “dài cổ” chờ ngày về bờ. Nhưng, cổ phiếu HPX lại nhanh chóng rơi vào đà giảm trở lại.

Trước đó, từ ngày 11/11 - 29/11, cổ phiếu HPX cũng lao dốc với 13 phiên nằm sàn trong tình trạng “tắt” thanh khoản.

Thời gian qua, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến đà lao dốc của hầu hết các nhóm ngành, đặc biệt là nhóm cổ phiếu bất động sản. Và cổ phiếu HPX không là ngoại lệ khi cũng rơi vào tình cảnh “thảm hại” như bộ đôi cổ phiếu NVL (Novaland) và PDR (Phát Đạt) hay như những “cổ đất” khác. Tuy nhiên, trong vòng nửa tháng trở lại đây, nhiều mã đã được “giải cứu” với nhiều phiên tăng trần liên tiếp, song cổ phiếu HPX chỉ có 2 phiên đóng cửa trong sắc tím.

Cũng chính vì cổ phiếu giảm quá sâu, Chủ tịch HĐQT Hải Phát Đỗ Quý Hải cùng những người liên quan liên tục bị các công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu. Thống kê từ phiên 28/11 tới hết phiên 5/12, ông Đỗ Quý Hải cùng người thân đã bị công ty chứng khoán “ép bán” tới gần 19% lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty.

Hiện, ông Đỗ Quý Hải còn nắm giữ 23,97% vốn điều lệ công ty, tỷ lệ này trong tài khoản của vợ ông là bà Chu Thị Lương cũng chỉ còn 2,26%. Đáng chú ý, ông Đỗ Quý Thành – em trai ông Hải và cũng là Phó Tổng giám đốc của Hải Phát Invest đã mua thêm 1,16 triệu cổ phiếu, nhưng ngay lập tức cũng bị công ty chứng khoán giải chấp hết 2,3 triệu cổ phiếu đang nắm giữ, giảm số lượng về 0 cổ phiếu trong phiên ngày 2/12 vừa qua.

Tạm tính theo mức giá đóng cửa tại các phiên giao dịch, số cổ phiếu bị giải chấp của nhóm gia đình Chủ tịch Hải có giá trị khoảng hơn 500 tỷ đồng.

Ngoài nhóm gia đình Chủ tịch HĐQT thì nhóm cổ đông nước ngoài thuộc Dragon Capital cũng đã bán hết 36,2 triệu cổ phiếu HPX, tương đương 11,9% vốn điều lệ của công ty này vào ngày 30/11 và không còn sở hữu cổ phần nào của Hải Phát.

Phải vay nợ để trả lương

Nhìn chung, đà “lao dốc” mạnh của nhóm cổ phiếu bất động sản đã khiến nhiều lãnh đạo tập đoàn đồng loạt bị giải chấp cổ phiếu. Dù vậy, trong khi các đơn vị khác thế chấp tài sản để ngăn đà giải chấp thì Hải Phát Invest lại liên tục chứng kiến vốn của ông Đỗ Quý Hải “bốc hơi”.

Đáng chú ý hơn, thanh khoản tại Hải Phát Invest đang bộc lộ nhiều vấn đề khi mà 9 tháng đầu năm 2022, công ty mới đạt 48,4% kế hoạch doanh thu và 27,3% kế hoạch lợi nhuận và hơn thế, nhiều khoản nợ vay trái phiếu đã đáo hạn, nhưng công ty không thể tất toán mà phải đàm phán gia hạn. Thậm chí, công ty còn phải đi vay ngân hàng để trả lương cho nhân viên.

Cụ thể, trong quý III/2022, Hải Phát Invest ghi nhận cả doanh thu và lợi nhuận đều tăng mạnh. Theo đó, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 466 tỷ đồng, tương đương 179% so với cùng kỳ lên 726 tỷ đồng. Nhờ đó, lợi nhuận sau thuế đạt 92,9 tỷ đồng, tăng 57 tỷ đồng, tương đương 159%.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu tăng nhẹ từ 1.004 tỷ đồng lên 1.308 tỷ đồng nhưng lợi nhuận lại giảm từ 191 tỷ đồng xuống 123 tỷ đồng.

Dù lợi nhuận vẫn phát sinh đều nhưng Hải Phát Invest lại tiếp tục chứng kiến chuỗi ngày âm dòng tiền. Tại ngày 30/9/2022, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty âm 146,4 tỷ đồng. Tình trạng này cũng diễn ra trong năm 2021 và 2020 với các con số lần lượt âm 2.980 tỷ đồng và âm 734,9 tỷ đồng.

Điều này cho thấy những rủi ro lớn đến khả năng thanh toán lãi vay, các khoản nợ vay ngắn hạn hay nợ dài hạn đến hạn trong kỳ. Việc thiếu tiền cũng sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc chủ động đầu tư mở rộng sản xuất, ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Thực tế, trong kỳ, hoạt động của Hải Phát Invest được tài trợ nhiều bởi dòng vốn vay. Trong khi vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn giảm từ 2.345 tỷ đồng xuống 1.519 tỷ đồng thì vay và nợ thuê tài chính dài hạn tăng từ 2.347 tỷ đồng lên 3.236 tỷ đồng.

Đáng chú ý là những khoản vay doanh nghiệp và các cá nhân trị giá 181 tỷ đồng. Trong đó, vay CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - Vinaconex 140 tỷ đồng, phần còn lại là vay các cá nhân.

Đành rằng vay để phục vụ sản xuất kinh doanh là việc bình thường, nhưng nếu vay để trả lương thưởng cho nhân viên lại là vấn đề khác, bởi nó cho thấy việc kinh doanh của công ty đang gặp phải khó khăn vô cùng lớn.

Cụ thể, ngày 8/3/2022, Hải Phát Invest phát sinh khoản vay có thời hạn không quá 6 tháng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) – Chi nhánh Đô Thành cho mục đích thanh toán lương, thưởng. Đồng nghĩa với việc công ty sẽ phải thanh toán khoản này trong đầu tháng 9, nhưng cho đến ngày 30/9, khoản nợ này vẫn được ghi nhận.

Được biết, hạn mức cấp tín dụng là 20 tỷ đồng; lãi suất cho vay tại thời điểm giải ngân là 6,5%/năm.

Mặt khác, báo cáo tài chính còn cho thấy, tại Hải Phát Invest, nhiều khoản nợ trái chủ đã không được thanh toán đúng hạn và phải áp dụng giải pháp gia hạn.

Có thể thấy, trong bối cảnh ngành bất động sản đang đối mặt với nhiều khó khăn do sự thắt chặt các khoản vay ngân hàng và lãi suất tăng cao, các khoản nợ vay đang và sẽ tiếp tục là gánh nặng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Nếu không sớm tìm được nguồn tiền chủ động với chi phí thấp thì những kế hoạch tương lai của Hải Phát Invest e rằng sẽ chỉ “nằm trên giấy”.

Đô Thị Kinh Bắc (KBC) dự lãi 4.000 tỷ trong năm 2023, chia cổ tức tỷ lệ 20%

## Kết phiên 8/12, cổ phiếu KBC của Đô Thị Kinh Bắc tăng 5,2% lên mức 23.250 đồng/cp.

CTCP Phát triển Đô Thị Kinh Bắc (HOSE: KBC) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022 lần 2 vào ngày 28/12 với nhiều nội dung quan trọng.

Cụ thể, KBC dự trả cổ tức năm 2023 bằng tiền tỷ lệ 20%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận 2.000 đồng, thời gian triển khai trong năm 2023.

Đồng thời, KBC lên kế hoạch kinh doanh năm 2023 với doanh thu 9.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 4.000 tỷ đồng. Kinh Bắc cho biết hiện đang làm việc với các đối tác, ước tính khả năng cho thuê đạt 200 ha trong năm 2023 tại các dự án khu công nghiệp (KCN), bao gồm: Nam Sơn Hạp Lĩnh, KCN Quang Châu, KCN Tân Phú Trung, KCN Tân Tập, KCN Lộc Giang, các cụm KCN ở Long An, Hưng Yên và đặc biệt KCN Tràng Duệ mở rộng giai đoạn 3 thì khách hàng đã sẵn sàng. Với việc mở rộng quỹ đất trong giai đoạn tới, công ty sẽ còn được phê duyệt mới 3 KCN với diện tích khoảng 3.000 ha.

Ngoài ra, KBC dự trình cổ đông kế hoạch mua lại 100 triệu cổ phiếu KBC để giảm vốn điều lệ. Thời gian thực hiện dự kiến sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo về việc nhận được tài liệu đăng ký mua cổ phiếu.

Điểm đáng lưu ý, KBC dự kiến giá mua cổ phiếu quỹ sẽ theo giá thị trường, nhưng không cao hơn 34.000 đồng/cp. Như vậy, tối đa công ty sẽ bỏ ra số tiền 3.400 tỷ đồng để mua lại 100 triệu cổ phiếu KBC.

Trong khi, kết phiên 8/12, KBC đạt 23.250 đồng/cp. Tạm chiếu theo thị giá này, ước tính Kinh Bắc cần chi số tiền khoảng 2.325 tỷ đồng để mua vào 100 triệu cổ phiếu KBC.

Dự án gần 2.000 tỷ của Văn Phú và Hải Phát sẽ tiếp tục được xây dựng theo hình thức BT

Đó là khẳng định của ông Dương Đức Tuấn, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội sáng nay (9/12) tại phiên trả lời chất vấn HĐND TP Hà Nội khoá XVI.

Dự án gần 2.000 tỷ của Văn Phú và Hải Phát sẽ tiếp tục được xây dựng theo hình thức BT

Theo đó, tại phiên trả lời chất vấn trên, đại biểu HĐND TP.Hà Nội đã chất vấn về việc dự án đường trục phía Nam Hà Tây chậm tiến độ và yêu cầu Thành phố cho biết bao giờ tiếp tục thi công để kết nối với đường Vành đai 4 đang triển khai.

Trả lời chất vấn trên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Lê Anh Quân cho biết, dự án đường trục phía Nam Hà Tây còn lại 19km thuộc giai đoạn 2. Hiện, dự án còn một số tồn tại, vướng mắc giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp về thống nhất phân chia số tiền nộp.

Để tháo gỡ khó khăn, UBND TP đã chỉ đạo ứng 200 tỷ đồng cho công tác giải phóng mặt bằng. Ngày 27/6/2022, Thành phố đã họp và chỉ đạo Thanh tra Thành phố rà soát toàn bộ dự án. Hiện nay, đang xin ý kiến các bên liên quan, dựa trên kết quả đó, sẽ thống nhất điều chỉnh chủ trương dự án.

Đáng chú ý, tại phiên chất vấn trên, phát biểu làm rõ thêm một số nội dung liên quan đến dự án, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn cho biết, sau khi UBND Thành phố giao Thanh tra Thành phố tiến hành thanh tra tổng thể dự án, UBND Thành phố đã có văn bản yêu cầu, trước ngày 30/11/2022, chủ đầu tư và doanh nghiệp liên quan phải có phương án giải quyết vướng mắc và cam kết tiến độ dự án, nếu không thống nhất được UBND Thành phố sẽ thu hồi, chuyển sang đầu tư công để đảm bảo lợi ích của nhà nước và người dân.

Đến nay, chủ đầu tư và doanh nghiệp đã đạt được thỏa thuận, chứng minh năng lực tài chính và cam kết tiến độ hoàn thành dự án trước năm 2025. UBND Thành phố cũng yêu cầu chủ đầu tư ký quỹ để triển khai dự án đúng tiến độ. Như vậy, dự án này sẽ tiếp tục được triển khai theo hình thức đầu tư BT.

Liên quan đến dự án này, trước phiên chất vấn này diễn ra, UBND TP.Hà Nội đã trả lời cử tri quận Hà Đông về đề nghị thành phố chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án xây dựng 5 tuyến đường giao thông đấu nối hạ tầng các khu đô thị, dân cư quận Hà Đông theo hình thức BT để giảm ùn tắc giao thông, đảm bảo an sinh cho người dân, trong đó có đường 19/5 tại phường Văn Quán.

Theo UBND TP.Hà Nội, dự án xây dựng các tuyến đường đấu nối hạ tầng khu đô thị, khu dân cư quận Hà Đông được phê duyệt từ tháng 3/2017, ký kết hợp đồng BT vào tháng 6/2018 với tổng mức đầu tư 1.961 tỷ đồng, giá trị dự án 1.635 tỷ đồng, thời gian hoàn thành quý 4/2019.

Tại dự án này, nhà đầu tư được thu hồi vốn thông qua quỹ đất thực hiện dự án khác tại 6 khu đất với tổng diện tích hơn 70 ha. Sau khi hợp đồng BT được ký kết, đến tháng 7/2018, Bộ Tài chính đã yêu cầu tạm dừng việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho dự án BT. Tháng 12/2018, Chính phủ yêu cầu rà soát nội dung hợp đồng dự án.

Ngày 20/8/2019, UBND TP.Hà Nội đã có Văn bản số 276/UBND-ĐT chỉ đạo tạm dừng việc thực hiện 4 dự án BT đang triển khai, trong đó có các dự án ở Hà Đông.

Tiếp theo, ngày 28/3/2019, Thành uỷ Hà Nội cũng đã yêu cầu rà soát 4 dự án nêu trên để đánh giá lại kinh phí đầu tư của từng dự án và giá trị quỹ đất đảm bảo đúng quy định.

Ngày 20/7/2021, Văn phòng UBND TP có Thông báo số 449/TB-VP về kết luận của lãnh đạo UBND TP tại cuộc họp nghe báo cáo, rà soát về dự án và giao các đơn vị liên quan khẩn trương rà soát, củng cố toàn bộ hồ sơ liên quan như hồ sơ pháp lý, nội dung hợp đồng BT đã ký đối chiếu với các quy định, phụ lục điều chỉnh hợp đồng,…

“Ngày 20/12/2021, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản hướng dẫn nhà đầu tư bổ sung hoàn thiện hồ sơ dự án để tổng hợp, báo cáo thành phố chỉ đạo triển khai, tuy nhiên đến nay nhà đầu tư chưa hoàn thành việc rà soát cập nhật các nội dung theo hướng dẫn”, UBND TP.Hà Nội cho biết.

Theo tìm hiểu, dự án xây dựng các tuyến đường kết nối các khu đô thị, dân cư quận Hà Đông theo hình thức hợp đồng BT do Liên danh CTCP Đầu tư Văn Phú - Invest (mã chứng khoán: VPI) và CTCP Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, mã chứng khoán: HPX) đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

Theo đó, sẽ xây dựng đồng bộ 5 tuyến đường (tuyến 2, 3, 4, 6, 7) với tổng chiều dài khoảng 6,2 km, mặt cắt ngang 17 - 40 m, thuộc địa bàn các phường Văn Quán, Phúc La, Kiến Hưng, Phú Lãm, Phú Lương, Dương Nội (quận Hà Đông) và 2 xã Đông La, La Phù (huyện Hoài Đức).

Cả 5 tuyến đường đều đã được duyệt chỉ giới đường đỏ, tiêu chuẩn thiết kế là đường đô thị với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ về thoát nước, cây xanh, chiếu sáng và tổ chức giao thông.

Hà Nội: Thông qua danh mục 2.734 dự án thu hồi đất năm 2023

HĐND TP.Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về danh mục dự án thu hồi đất; dự án chuyển đổi mục đích đất trồng lúa năm 2023…

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thông tin từ UBND TP. Hà Nội cho biết, với sự tán thành của đa số đại biểu tham dự kỳ họp thứ 10 HĐND TP khóa XVI, HĐND TP đã biểu quyết thông qua danh mục 2.734 dự án thu hồi đất năm 2023 với diện tích 9.291,84 ha và 1.445 công trình, dự án chuyển mục đích đất trồng lúa năm 2023, với diện tích 2.430,19 ha.

Về kinh phí bố trí bồi thường, giải phóng mặt bằng sử dụng trên cơ sở danh mục dự án được HĐND thông qua, dự án sử dụng vốn ngân sách thành phố có trong kế hoạch đầu tư công thành phố đã được cân đối tại Nghị quyết về phân bổ dự toán ngân sách năm 2023 của HĐND, còn dự án thuộc ngân sách cấp quận, huyện để các quận, huyện bố trí; dự án ngoài ngân sách do chủ đầu tư bố trí theo tiến độ đầu tư, đảm bảo đủ kinh phí phần giải phóng mặt bằng năm 2023.

Theo UBND TP, trong báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP. Hà Nội có nhận định, các tiêu chí, danh mục dự án mà UBND TP trình HĐND là cần thiết và phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Tuy nhiên UBND TP cần rà soát bổ sung, báo cáo làm rõ một số nội dung như: bổ sung, cập nhật thông tin, rà soát danh mục dự án thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất đề xuất trong năm 2023 đảm bảo phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất còn lại của giai đoạn 2016-2020, giai đoạn 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và quy hoạch sử dụng đất của các huyện được UBND phê duyệt; trong đó cập nhật, bổ sung kết quả, tình hình chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn.

UBND TP cho biết, năm 2022, toàn thành phố có 2.860 dự án thu hồi đất, với diện tích 10.098,7 ha và 910 dự án chuyển mục đích đất trồng lúa, với diện tích 1.563,78 ha. Tính đến ngày 14/11/2022, thành phố thực hiện công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất với 1.862 dự án, tổng diện tích 6.574,3 ha, đạt 65% kế hoạch thu hồi đất năm 2022. Ước thực hiện đến ngày 31/12/2022 là 2.125 dự án với diện tích 7.503,3 ha, đạt 74,3% kế hoạch thu hồi đất năm 2022.

Liên quan đến công tác này, vừa qua Đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hà Nội cũng tổ chức tiếp xúc cử tri chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai trên địa bàn thành phố và lấy ý kiến góp ý Luật Đất đai (sửa đổi)”. Thông tin tại buổi làm việc cho biết, công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đã góp phần tạo nguồn thu ngân sách hàng năm, song từ năm 2012 đến nay, khi tiến hành kiểm tra công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố, đã phát hiện nhiều vụ việc vi phạm. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật về đất đai trên địa bàn, TP.Hà Nội kiến nghị cơ quan cấp trên cần có quy định, chế tài đủ mạnh, để thu hồi đất tại các dự án không đưa đất vào sử dụng, hoặc sử dụng không hiệu quả, vi phạm pháp luật về đất đai …

PDR: Chủ tịch UBND thành phố Quảng Ngãi: Đề nghị điều chỉnh cục bộ Quy hoạch để xây Shophouse của Phát Đạt là… phù hợp với quy hoạch

Ông Trà Thanh Danh – Chủ tịch UBND thành phố Quảng Ngãi (Quảng Ngãi) cho rằng, đề nghị điều chỉnh cục bộ Quy hoạch tại các lô đất thương mại dịch vụ (CC1, CC4, CC5, CC6, CC7) thuộc Dự án Khu dân cư đường Phan Đình Phùng để thực hiện loại hình Nhà thương mại liên kế (Shophouse) của Công ty Cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt (Công ty Phát Đạt) là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất được duyệt.

Kết luận nêu trên của người đứng đầu chính quyền thành phố Quảng Ngãi là kết quả của việc ngày 15/11, UBND thành phố Quảng Ngãi tổ chức cuộc họp bàn nhằm xử lý các nội dung vướng mắc liên quan đến việc Công ty Phát Đạt đề nghị điều chỉnh cục bộ chỉ tiêu quy hoạch các lô đất thương mại dịch vụ nói trên, thuộc Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của Dự án Khu dân cư đường Phan Đình Phùng.

Cuộc họp do ông Trà Thanh Danh chủ trì, với sự tham gia của: Đại diện lãnh đạo Cơ quan Ủy ban Kiểm tra – Thanh tra thành phố; Trưởng các phòng: Quản lý đô thị, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính – Kế hoạch, Tư pháp, Kinh tế và Văn phòng thành phố Quảng Ngãi; Chủ tịch UBND phường Chánh Lộ; Lãnh đạo Công ty Phát Đạt.

Tòa nhà vốn là văn phòng dự án của Công ty Phát Đạt đã được san phẳng để “phục vụ mục đích khác”.

Theo ông Trà Thanh Danh, qua quá trình rà soát, đối chiếu với Phương án đấu giá quyền sử dụng đất đã được phê duyệt tại Quyết định số 3762/QĐ-UBND ngày 30/7/2022 của UBND thành phố Quảng Ngãi thì các lô đất thương mại dịch vụ nói trên là đất cơ sở sản xuất, kinh doanh (SKC), được sử dụng với mục đích thương mại dịch vụ là đúng theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai ngày 29/11/2013.

Do đó, nội dung đề nghị điều chỉnh cục bộ quy hoạch tại các lô đất thương mại dịch vụ thuộc dự án để thực hiện loại hình Nhà thương mại liên kế (Shophouse) của Công ty Phát Đạt là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất được duyệt (Theo quy định tại Mục 3.1 TCVN 12872:2020: Nhà thương mại liên kế là loại hình nhà thấp tầng liên kế xây dựng trên đất sử dụng vào mục đích thương mại – dịch vụ).

Đồng thời, việc đề nghị điều chỉnh cục bộ quy hoạch của Công ty Phát Đạt là phù hợp, có cơ sở để xem xét. Bởi lẽ, qua báo cáo của doanh nghiệp và ý kiến tham gia của các thành phần dự họp, nhằm phát huy hiệu quả sử dụng đất của dự án, tránh để lãng phí quỹ đất, gây mất mỹ quan đô thị do thời gian kéo dài nhiều năm và Công ty Phát Đạt không thể triển khai thực hiện được dự án theo quy hoạch được duyệt tại các lô đất thương mại dịch vụ nêu trên.

Ông Trà Thanh Danh đề nghị Công ty Phát Đạt hoàn chỉnh lại toàn bộ phương án điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Dự án Khu dân cư đường Phan Đình Phùng. Trong đó cần lưu ý một số nội dung như: Phương án điều chỉnh cục bộ quy hoạch cần nghiên cứu đề xuất phù hợp với phương án đấu giá được duyệt; các chỉ tiêu quy hoạch phải đảm bảo theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành. Cùng với đó là phương án điều chỉnh quy hoạch cần nghiên cứu phù hợp, phát huy hiệu quả khai thác sử dụng, đồng thời cần lưu ý về phương án tổ chức giao thông, kiến trúc cảnh quan tại khu vực (nhất là tại khu vực nút ngã tư Phan Đình Phùng – Trường Chinh) nhằm tạo điểm nhấn về kiến trúc đô thị tại khu vực.

Cư dân Dự án Khu dân cư đường Phan Đình Phùng liên tục có đơn thư gửi các cấp để phản ánh những tồn tại mà Công ty Phát Đạt không thực hiện.

Cũng như chủ động phối hợp với UBND phường Chánh Lộ và các phòng ban liên quan của thành phố Quảng Ngãi tổ chức công khai minh bạch phương án điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án và kết quả kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư xây dựng, quy hoạch dự án của Nhà đầu tư, kết quả xử lý đơn kiến nghị của người dân tại khu vực dự án.

Trước đó, ngày 8/6, Công ty Phát Đạt có Tờ trình số 176/2022/PĐ-XD gửi UBND thành phố Quảng Ngãi đề xuất điều chỉnh cục bộ chỉ tiêu quy hoạch các lô đất thương mại dịch vụ (CC1, CC4, CC5, CC6, CC7) thuộc Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Dự án Khu dân cư đường Phan Đình Phùng, thành phố Quảng Ngãi - Phần diện tích 15,49ha. Theo đó, Công ty Phát Đạt kiến nghị UBND thành phố Quảng Ngãi điều chỉnh tăng mật độ xây dựng tối đa tất cả những lô đất thương mại dịch vụ này từ 30% lên từ 50 đến 66,67%. Cùng với đó, giảm tầng cao từ 5 - 10 tầng xuống còn từ 2,5 – 3 và 4,5 tầng.

Một loạt nguyên nhân thúc đẩy doanh nghiệp đề xuất điều chỉnh được ông Trương Ngọc Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt lý giải, do được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cách đây đã 10 năm, nhưng diện tích các lô đất quá lớn mà mật độ xây dựng lại thấp (30%), tầng cao quá cao, không phù hợp với nhu cầu thực tại và không hiệu quả khi khai thác.

Ngoài ra, thời gian không sử dụng kéo dài do chưa có nhà đầu tư thứ cấp vào cuộc, trong khi đó các công trình công cộng, thương mại ở các vị trí lân cận như: Chợ Quảng Ngãi, Siêu thị Big C Go Quảng Ngãi, chợ Nghĩa Lộ ngày một hoàn thiện, phát triển mạnh. Cùng với đó, khi điều chỉnh quy hoạch các lô đất thương mại dịch vụ để xây dựng nhà thương mại liên kế (Shophouse) thì thời gian lãng phí do không khai thác sẽ rút ngắn, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, tránh lãng phí tài nguyên đất đai.

Đề xuất trên của Công ty Phát Đạt ngay lập tức nhận lại “bão” phản đối từ cộng đồng cư dân – Những người đã bỏ tiền mua sản phẩm của Công ty Phát Đạt và chuyển về dự án do “ông lớn bất động sản Việt Nam” này phát triển để làm nhà, sinh sống.

Cụ thể, ngày 1/7, tại buổi lấy ý kiến cộng đồng dân cư đối với các nội dung đề nghị điều chỉnh do Công ty Phát Đạt phối hợp với UBND phường Chánh Lộ tổ chức, tất cả cư dân của dự án (30 hộ) đều đồng loạt phản đối đề nghị của Công ty Phát Đạt. Kết thúc buổi lấy ý kiến, người dân còn yêu cầu UBND phường Chánh Lộ ghi biên bản một cách cụ thể, chi tiết nhất thể hiện rằng người dân phản đối đề xuất điều chỉnh quy hoạch của Công ty Phát Đạt, ghi lại hình ảnh để đối chứng. Đồng thời, yêu cầu người dân dự họp phải được ký, ghi rõ họ tên vào biên bản.

Theo Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt của Dự án Khu dân cư đường Phan Đình Phùng thì 5 lô đất thương mại dịch vụ mà Phát Đạt đề xuất điều chỉnh lần này là những lô đất được bố trí cho mục đích xây dựng công trình thương mại, dịch vụ phục vụ khu dân cư; công trình công cộng cấp khu dân cư và công trình công cộng cấp đô thị. Lâu nay tất cả những lô đất này đều bị bỏ hoang, chưa tiến hành đầu tư, xây dựng trên đất.

Cộng đồng cư dân dự án Khu dân cư đường Phan Đình Phùng không đồng tình với đề xuất điều chỉnh cục bộ quy hoạch của Công ty Phát Đạt.

Theo dữ liệu của Phóng viên Báo điện tử Xây dựng thì đây không phải là lần đầu tiên Công ty Phát Đạt “có ý đồ” với các lô đất thương mại dịch vụ nói trên. Cụ thể, năm 2016 Phát Đạt từng đề xuất thành phố Quảng Ngãi cho phép “phân lô bán nền” lô đất “vàng” vốn được Quy hoạch là đất công cộng cấp đô thị có ký hiệu CC6 và CC7 - Sở hữu vị trí đắc địa với 3 mặt tiền, gồm: Phan Đình Phùng – Trường Chinh – Thái Thú.

Đề xuất tưởng chừng bất khả thi trên của Phát Đạt đã được Chủ tịch UBND thành phố Quảng Ngãi khi đó là ông Phạm Tấn Hoàng “hiện thực hóa” bằng Quyết định số 6856/QĐ-UBND, ngày 22/9/2017, phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án Khu dân cư đường Phan Đình Phùng, thành phố Quảng Ngãi (Phần diện tích 15,49ha). Thời điểm đó, lý do đề xuất điều chỉnh khu đất này được Công ty Phát Đạt đưa ra là nhằm tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, doanh nghiệp “gặp khó” trong việc kêu gọi các nhà đầu tư thứ cấp về lĩnh vực thương mại dịch vụ đầu tư trên những khu đất nói trên.

Quyết định chuyển gần 15.000m2 đất công trình công cộng thành gần 13.000m2 đất ở đô thị cùng hơn 2.000m2 đất giao thông, bãi đậu xe kết hợp cây xanh của Chủ tịch UBND thành phố Quảng Ngãi ngay lập tức vấp phải phản ứng dữ dội từ cộng đồng dân cư Dự án Khu dân cư đường Phan Đình Phùng.

Cư dân lo lắng về một loạt quá tải khi dự án được cấp có thẩm quyền cho phép điều chỉnh cục bộ quy hoạch.

Kết quả, ngay sau khi thông tin trên được phát đi, hàng chục hộ dân đã ký đơn tập thể khiếu nại lên UBND tỉnh Quảng Ngãi. Ngày 11/7/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi khi đó là ông Trần Ngọc Căng đã có Công văn số 4079/UBND-CNXD gửi UBND thành phố Quảng Ngãi, để yêu cầu cơ quan này thụ lý và giải quyết khiếu nại của 36 hộ dân, liên quan đến việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư trong quá trình điều chỉnh cục bộ quy hoạch khu đất thương mại dịch vụ thành đất ở tại Dự án Khu dân cư đường Phan Đình Phùng.

Hơn 1 tháng sau, tức ngày 24/8/2018, ông Phạm Tấn Hoàng có Công văn số 5029/UBND gửi Công ty Phát Đạt để yêu cầu doanh nghiệp này tạm dừng việc triển khai các nội dung liên quan đến việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch của dự án theo Quyết định số 6856 do mình ký.

Tại Công văn số 3687/UBND-XD ngày 30/8/2021, UBND thành phố Quảng Ngãi tiếp nhận Báo cáo kiểm điểm tập thể cơ quan của Phòng Quản lý đô thị thành phố Quảng Ngãi, đồng thời thống nhất nội dung khắc phục vi phạm trong quá trình tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Dự án Khu dân cư đường Phan Đình Phùng của cơ quan này. Cùng với đó, giao Phòng Quản lý đô thị tham mưu UBND thành phố Quảng Ngãi hủy bỏ Quyết định số 6856/QĐ-UBND, ngày 22/9/2017.

Việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch dự án làm dấy lên mối lo quá tải cả về hạ tầng kỹ thuật, lẫn hạ tầng xã hội.

Một chuyên gia trong lĩnh vực Quy hoạch – Kiến trúc tại thành phố Quảng Ngãi nói với phóng viên Báo điện tử Xây dựng, nếu các khu đất rộng hàng nghìn mét vuông nằm xen cài trong Dự án Khu dân cư đường Phan Đình Phùng được “phủ kín” Shophouse, thì tổng thể dự án này sẽ thay đổi toàn bộ, rất nhiều bất cập sẽ nảy sinh từ việc mật độ xây dựng tăng cao, lượng cư dân và khách vãng lai tăng đột biến.

“Trong đó, dễ hình dung nhất là khi cả trăm căn Shophouse được chủ đầu tư xây dựng san sát nhau và thu hút người tới kinh doanh, buôn bán thì hạ tầng giao thông nội bộ của dự án sẽ đối mặt với áp lực rất lớn, “khủng hoảng” chỗ đậu xe là hiện hữu. Đó là chưa kể dự án còn đối mặt với hàng loạt mối lo về quá tải về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, như: Công viên, không gian công cộng, thể dục thể thao, cấp điện, cấp thoát nước, phòng cháy chữa cháy, nhà trẻ, trường học… vì rõ ràng ban đầu dự án được tính toán phục vụ cho một lượng cư dân nhất định”. Chuyên gia này lo lắng.

Dự án Khu dân cư đường Phan Đình Phùng được Phát Đạt đầu tư phát triển tại phường Chánh Lộ, thành phố Quảng Ngãi từ năm 2010. Dự án này tọa lạc tại vị trí đắc địa bậc nhất phía Nam thành phố Quảng Ngãi với 4 mặt tiền các tuyến đường chính, gồm: Phan Đình Phùng – Trường Chinh – Trần Quang Khải và Huỳnh Thúc Kháng.

Dự án có tổng diện tích gần 155.000m2, với 292 lô nhà liên kế có diện tích từ hơn 116m2 đến hơn 212m2/lô và 108 lô biệt thự có diện tích từ hơn 226m2 đến hơn 413m2/lô. Đây được đánh giá là dự án bất động sản thành công của “ông lớn” bất động sản này, bên cạnh dự án Khu dân cư Phát Đạt Bàu Cả cũng ở thành phố Quảng Ngãi.

Thị trường giảm tốc, nhà đầu tư Nhật, Hàn, Singapore… nhắm đến BĐS Việt Nam

Tổng giám đốc Colliers Việt Nam cho biết đơn vị ghi nhận ngày càng nhiều yêu cầu từ các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… nhắm đến nhiều phân khúc bất động sản tại Việt Nam, từ khu công nghiệp, văn phòng, nhà ở, cho đến bán lẻ và khách sạn. Dù tâm lý chung vẫn rất thận trọng, họ đang tận dụng giai đoạn thị trường giảm tốc để củng cố danh mục đầu tư.

Thị trường giảm tốc, nhà đầu tư Nhật, Hàn, Singapore… nhắm đến BĐS Việt Nam

Trong báo cáo triển vọng đầu tư toàn cầu 2023 của Tập đoàn quản lý đầu tư và dịch vụ bất động sản Colliers, cho thấy giới đầu tư kỳ vọng thị trường bất động sản toàn cầu sẽ ổn định vào giữa năm 2023. Bất chấp tình hình biến động do căng thẳng địa chính trị, các cú sốc kinh tế và chính sách tiền tệ không đồng đều trong năm qua, giá bất động sản đã nhanh chóng tái lập tại Anh và Hoa Kỳ, tuy nhiên điều này không diễn ra tương tự ở các nơi khác. Do đó, việc tái lập mặt bằng giá mới sẽ còn có nhiều khác biệt giữa các thị trường và phân khúc trong năm 2023.

Nhà đầu tư châu Á – Thái Bình Dương vẫn tích cực hoạt động

Trên toàn cầu, châu Á - Thái Bình Dương (châu Á - TBD) là khu vực lạc quan nhất về tăng trưởng kinh tế. Hơn một nửa số nhà đầu tư châu Á - TBD (53%) kì vọng kết quả tích cực từ tăng trưởng kinh tế trong khu vực, so với 41% ở khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi (EMEA) và 38% ở châu Mỹ. Tương tự, 43% nhà đầu tư ở châu Á - TBD mong đợi tác động tích cực từ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cao hơn khu vực EMEA (38%) và châu Mỹ (28%).

“Châu Á - TBD có thể sẽ vượt qua các thị trường khác trong năm 2023. Trong 12 tháng tới vẫn sẽ khó khăn, đặc biệt là đối với các thị trường chính như Úc, Hồng Kông, Hàn Quốc và Singapore. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đa quốc gia tập trung nhiều ở các thị trường châu Âu và Bắc Mỹ sẽ nhận thấy rằng các khoản đầu tư ở châu Á ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát và môi trường lãi suất hiện tại. Khi thị trường nợ ổn định và không còn biến động, chúng tôi cũng kỳ vọng các quỹ đầu tư tư nhân đẩy mạnh hoạt động M&A trong năm 2023”, ông John Howard, Giám đốc điều hành, Trưởng bộ phận thị trường vốn quốc tế châu Á – TBD cho hay.

Tại các thị trường mới nổi ở châu Á - TBD, Việt Nam tiếp tục là một trong những điểm thu hút đầu tư hàng đầu, với vốn đầu tư nước ngoài trong 11 tháng đầu năm 2022 đạt 25,1 tỷ USD, tăng 0,5% so với tháng trước. Vốn đầu tư nước ngoài điều chỉnh tăng 23,3% so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế và môi trường đầu tư Việt Nam.

Theo ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam, việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nới room tín dụng thêm 1,5-2% hồi đầu tháng 12/2022 đã giúp cải thiện tâm lý thị trường. Tại Colliers ghi nhận được ngày càng nhiều yêu cầu từ các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… nhắm đến nhiều phân khúc bất động sản tại Việt Nam, từ khu công nghiệp, văn phòng, nhà ở, cho đến bán lẻ và khách sạn. Dù tâm lý chung vẫn rất thận trọng, họ đang tận dụng giai đoạn thị trường giảm tốc để củng cố danh mục đầu tư.

“Với các chủ đầu tư trong nước, chúng tôi cho rằng các hoạt động tái cấu trúc và M&A sẽ còn tiếp diễn trong những tháng tới, chủ yếu nhằm chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng ổn định hơn trong dài hạn”, ông David Jackson nhận định.

Chi phí gia tăng và khó khăn trước mắt

Lạm phát và lãi suất hiện tại làm tăng chi phí vận hành và xây dựng, vốn đã trở nên trầm trọng hơn do các vấn đề về chuỗi cung ứng và giá năng lượng tăng cao. Các nhà đầu tư châu Á - TBD cho rằng lãi suất, chi phí xây dựng tăng và chi phí vận hành tài sản cao hơn là những thách thức vĩ mô chính trong năm tới. Trên toàn cầu, lãi suất cũng là mối quan tâm hàng đầu, tiếp theo là lạm phát và gián đoạn chuỗi cung ứng.

“Quan trọng là cần nắm rõ và quản lý được các áp lực chi phí gia tăng gây ảnh hưởng đến bất động sản. Chi phí sử dụng vốn chỉ là một phần trong đó. Tuy tình hình trước mắt là vậy, vẫn có một số cơ hội đầu tư dài hạn khá hấp dẫn trong bối cảnh môi trường kinh tế ngày nay”, ông John Howard nói.

Ông John Howard ví dụ nếu đủ khả năng mua tài sản có thời hạn sử dụng lâu dài để cho thuê lại với khách thuê chất lượng cao, và có thể mua toàn bộ vốn sở hữu hoặc tiếp cận được các giải pháp tài chính thay thế hấp dẫn. Một đối tác có kinh nghiệm và am hiểu thị trường địa phương sẽ giúp các nhà đầu tư nắm bắt được các sắc thái thị trường ảnh hưởng đến chi phí và giá trị.

Tài sản cốt lõi chiếm ưu thế

Thị trường biến động khiến các nhà đầu tư tập trung vào các nguyên tắc cơ bản và chiến lược phòng thủ. Nhìn chung, trong năm 2023, các nhà đầu tư châu Á - TBD cũng như toàn cầu sẽ ưu tiên ba phân khúc là văn phòng (68%), công nghiệp & hậu cần (I&L) (65%) và nhà ở đa gia đình/nhà xây sẵn cho thuê (42%).

Trong khi nhóm tài sản cốt lõi ở các đô thị lớn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư châu Á - TBD, các loại tài sản liên quan đến sự thay đổi hình thái kinh tế và nhân khẩu học như nhà ở đa gia đình, nhà cho người cao tuổi tại các thành phố nhỏ và đang phát triển được lưu tâm.

Các nhà đầu tư cũng ngày càng quan tâm đến phân khúc bán lẻ với 52% nhà đầu tư ở châu Á - TBD có ý định đầu tư vào các trung tâm thương mại ở ngoại ô và 48% vào tài sản bán lẻ ở khu trung tâm (CBD) và các trục đường chính.

Cơ hội thúc đẩy thanh khoản

Các tiêu chí về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong quá trình ra quyết định của nhà đầu tư tại châu Á - TBD. Lý do chủ yếu là tâm lý tháo chạy khỏi các tài sản rủi ro cao ở các thị trường văn phòng trọng điểm trong khu vực, cùng với việc đáp ứng các yêu cầu của khách thuê và cân bằng chi phí vận hành tài sản trong dài hạn.

Tại châu Á - TBD, hai phần ba (66%) nhà đầu tư bắt đầu hoặc đã lồng ghép các hành động liên quan đến tiêu chí môi trường đối với tài sản của họ (ví dụ chiến lược cải thiện vốn, thanh lý hoặc mua lại có kết hợp các tiêu chí ESG), so với 75% nhà đầu tư trên toàn cầu. 40% nhà đầu tư châu Á - TBD cũng đang tìm cách bán tới 50% danh mục đầu tư hiện tại của họ trong năm năm tới do không còn phù hợp với chiến lược đầu tư ESG của họ, so với 53% nhà đầu tư trên toàn cầu.

Ông John Marasco, Giám đốc điều hành thị trường vốn & dịch vụ đầu tư, cho biết để đáp ứng sở thích của người thuê, các yêu cầu pháp lý ngày càng tăng và chi phí vận hành tài sản ngày càng cao, các nhà đầu tư đang xem xét lại giá trị và chú trọng hơn vào một loạt các yếu tố ESG trong năm nay. Có cả kỳ vọng và bằng chứng rõ ràng hơn rằng những tài sản có tính bền vững có ưu thế giá trị cao hơn và những tài sản không có sẽ bị giảm giá trị mạnh. Thị trường có thể sẽ chứng kiến một số dịch chuyển trong phân bổ tổng vốn, về mặt tái cấp vốn, trang bị thêm tài sản, xây dựng mới hoặc thoái vốn.

Báo cáo triển vọng đầu tư toàn cầu 2023 của Colliers dựa trên 30 cuộc phỏng vấn chuyên sâu với các chuyên gia toàn cầu và khu vực của bộ phận thị trường vốn của Colliers. Hơn 750 nhà đầu tư trên toàn thế giới tham gia khảo sát, trong đó có 365 nhà đầu tư từ châu Á - TBD. Đây là ấn bản thứ ba của Colliers về triển vọng thường niên dành cho các nhà đầu tư bất động sản toàn cầu.

Nguồn: Vietnamfinance

Novaland tiếp tục chi 200 tỷ đồng trả trái phiếu trước hạn

Lô trái phiếu phát hành ngày 11/12/2021 có thời hạn 1 năm được CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland – HoSE: NVL) mua lại trước hạn vào ngày 8/12/2022.

Theo thông báo sáng 12/12 của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Novaland đã hoàn tất mua lại trước hạn toàn bộ lô trái phiếu NVL2019.200 với tổng mệnh giá phát hành 200 tỷ đồng ngày 8/12 vừa qua. Lô trái phiếu được phát hành ngày vào 11/12/2021 và và dự kiến đáo hạn ngày 11/12/2022.

Trước đó, vào ngày 2/12, Novaland vừa thực hiện mua lại trước hạn toàn bộ lô trái phiếu NVLH2122015 với tổng mệnh giá 1.000 tỷ đồng. Lô trái phiếu được phát hành vào ngày 24/12/2021 với kỳ hạn 12 tháng.

Cũng trong ngày 2/12, một công ty con của Novaland là Công ty TNHH Thành phố Aqua đã hoàn tất mua lại trước hạn toàn bộ 2 lô trái phiếu TPACH2122004 và TPACH2123003 với tổng mệnh giá phát hành 1.000 tỷ đồng. Cả 2 lô trái phiếu này đều được phát hành vào ngày 29/12/2021 và và dự kiến đáo hạn lần lượt vào 29/12/2022 và 29/12/2023.

Novaland đang ở trong giai đoạn tái cấu trúc doanh nghiệp. Đơn vị này cho biết đang phối hợp cùng các đơn vị tư vấn như EY - Parthenon, Công ty luật YKVN… đánh giá tổng thể tình hình của doanh nghiệp và đưa ra các giải pháp tái cấu trúc toàn diện nhằm ứng phó với các khó khăn hiện tại.

Một trong những thay đổi đáng chú ý được Novaland đưa ra là việc ông Bùi Thành Nhơn sẽ trở lại với cương vị là Chủ tịch HĐQT sau gần 1 năm từ nhiệm. Bên cạnh đó, công ty cũng sẽ xin ý kiến cổ đông về việc thay đổi cơ cấu Hội đồng quản trị, điều chỉnh số lượng thành viên HĐQT từ 7 xuống 5 và bầu lại thành viên HĐQT.

Trên thị trường chứng khoán, sau chuỗi giảm sàn 18 phiên liên tiếp, cổ phiếu NVL tăng trần liên tục 2 phiên 29/11 và 30/11. Tuy nhiên trước áp lực bán mạnh, thị giá cổ phiếu này tiếp tục giảm sàn 5 sau đó. Tính tới 9h45 phiên 12/12, NVL tăng trần lên 17.800 đồng/CP với thanh khoản ở mức 3,2 triệu đơn vị được giao dịch.

Đèo Cả hủy bỏ 85% cổ phiếu phát hành thêm

Lên kế hoạch huy động hơn 2.674 tỷ đồng từ đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng, song thực tế Công ty Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (Đèo Cả - Mã CK: HHV) chỉ bán được 15% tổng số cổ phiếu phát hành, tương đương thu về 404 tỷ đồng.
Công ty Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) vừa thông báo kết quả chào bán cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu. Theo kế hoạch, HHV dự kiến phát hành hơn 267,38 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1, với giá chào bán 10.000 đồng/CP.

Số cổ phiếu cổ đông hiện hữu không thực hiện quyền mua (nếu có), HĐQT sẽ quyết định bán cho đối tượng khác với giá không thấp hơn 10.000 đồng/cổ phiếu. Lượng cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.

Tuy nhiên, sau khi hết thời gian đăng ký, số lượng cổ phiếu được cổ đông hiện hữu đăng ký và nộp tiền mua chỉ hơn 40,4 triệu, tương đương với khoảng 15% tổng số cổ phiếu phát hành. Số tiền ròng thu về từ đợt chào bán thấp hơn khá nhiều so với dự kiến của công ty.

Gần 227 triệu cổ phiếu, tương đương 85% không chào bán hết, HĐQT quyết định hủy phát hành toàn bộ và kết thúc đợt phát hành. Vốn điều lệ của công ty sẽ tăng theo số lượng cổ phiếu thực tế đã chào bán thàn công.

Đây là lần đầu tiên HHV chào bán cổ phiếu ra công chúng kể từ khi bắt đầu giao dịch trên UPCoM vào năm 2015. Kế hoạch tăng vốn của công ty được đưa ra từ ĐHCĐ đầu năm, nhằm tăng vốn bổ sung cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Ban đầu, số tiền thu được dự kiến thu được từ đợt phát hành là 2.674 tỷ đồng. Trong đó, công ty sẽ dùng 182,3 tỷ đồng góp vốn vào các doanh nghiệp khác để thực hiện dự án; 392,4 tỷ đồng đầu tư bất động sản sẵn và đưa vào khai thác; 492 tỷ đồng bổ sung vốn hoạt động bao gồm trả nợ, mua sắm thiết bị…; 1.670 tỷ đồng còn lại doanh nghiệp sẽ hợp tác đầu xây dựng đoạn Can Lâm - Vĩnh Hảo thuộc tuyến cao tốc Bắc Nam và cùng công ty mẹ đầu tư dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy kết quả không như mong đợi. Đợt phát hành thất bại của HHV diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán không thuận lợi khi giảm điểm rất mạnh từ đầu năm đến nay. Cổ phiếu HHV cũng giảm hơn một nửa so với mức giá đỉnh thiết lập hồi đầu năm, hiện chỉ còn 9.200 đồng, thấp hơn so với mức giá phát hành thêm.

HHV có ngành nghề kinh doanh chính là quản lý, khai thác, bảo trì hầm đường bộ Hải Vân và các tuyến quốc lộ được bàn giao; kinh doanh vận tải hành khách cùng với đó là đấu thầu xây dựng các dự án đầu tư công… Công ty hiện đang vận hành khai thác các dự án hầm và đường cao tốc trong nhiều năm qua như hầm Hải Vân, hầm Đèo Cả, hầm Cù Mông, cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn…

Về hoạt động kinh doanh, trong 9 tháng đầu năm nay, HHV đạt tổng doanh thu 1.478 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 266 tỷ đồng. Công ty tiếp tục ghi nhận chi phí lãi vay lớn, hơn 480 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay do cơ cấu nguồn vốn sử dụng phần lớn là vốn vay phục vụ đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng

Nam Long: Doanh số bán hàng quý 4 đạt 2.400 tỷ đến từ dự án Cần Thơ và Izumi City

Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã đưa ra các báo cáo về cuộc họp của CTCP Đầu tư Nam Long (NLG) diễn ra ngày 12/12.

Ban lãnh đạo Nam Long đã điều chỉnh giảm kế hoạch doanh số bán hàng cả năm 2022 từ 23.400 tỷ đồng đã được thông báo tại ĐHCĐ thường niên năm 2022 xuống còn 12.300 tỷ đồng (bao gồm 1.900 tỷ đồng đã ghi nhận tại dự án Izumi City vào cuối năm 2021), cao hơn 14% so với dự báo doanh số bán hàng năm 2022 của VCSC là 9.100 tỷ đồng.

NLG cũng chia sẻ kế hoạch doanh số bán hàng quý 4/2022 là 2.400 tỷ đồng, trong đó chủ yếu được đóng góp bởi dự án Cần Thơ với 1.200 tỷ đồng (chiếm 50% doanh số bán hàng quý 4/2022) và Izumi City với 700 tỷ đồng (chiếm 29% doanh số bán hàng quý 4/2022). Ban lãnh đạo cũng cho biết rằng doanh số bán hàng trong quý 4/2022 sẽ chủ yếu thực hiện trong tháng 12/2022.


Nam Long ước tính doanh số bán hàng đạt 2.400 tỷ đồng trong quý 4.

Ban lãnh đạo đặt kế hoạch doanh thu năm 2022 đạt 6.000 tỷ đồng, tăng 16% so năm trước và lãi ròng là 905 tỷ đồng, giảm 15%, tương ứng hoàn thành 85% và 75% kế hoạch đã thông qua tại ĐHCĐ thường niên.

Kế hoạch lãi ròng điều chỉnh năm 2022 của NLG cao hơn 199% so với dự phóng của VCSC là 455 tỷ đồng mà VCSC cho rằng đến từ việc ghi nhận lợi nhuận cao hơn dự kiến từ dự án Cần Thơ và ghi nhận bán 25% cổ phần tại dự án Paragon Đại Phước.

Ban lãnh đạo dự kiến ghi nhận lãi ròng 489 tỷ đồng từ dự án Cần Thơ vào quý 4/2022, tương ứng 54% kế hoạch lãi ròng cả năm 2022. Tuy nhiên, ban lãnh đạo cho biết dự án Cần Thơ vẫn đang chờ phê duyệt giao đất chính thức; NLG dự kiến sẽ nhận được phê duyệt này trong tháng này.

Ngoài ra, ban lãnh đạo dự kiến sẽ ghi nhận 178 tỷ đồng lãi sau thuế từ việc bán 25% cổ phần tại dự án Paragon Đại Phước vào tháng 12. Do VCSC chưa tính đến việc ghi nhận bán 25% cổ phần dự án Paragon Đại Phước trong dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022, do đó, VCSC nhận thấy khả năng điều chỉnh tăng tiềm năng đối với dự báo lãi ròng năm 2022.

Về hoạt động huy động vốn, NLG sẽ phát hành đợt trái phiếu thứ hai trị giá 500 tỷ đồng cho International Finance Corporation (IFC) vào tháng 12/2022 để tài trợ cho việc phát triển dự án Waterpoint Giai đoạn 2 với kỳ hạn 7 năm. Đợt phát hành đầu tiên trị giá 500 tỷ đồng đã được thực hiện trong tháng 6.

Ngoài ra, NLG đã huy động khoản vay xây dựng từ Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam để tài trợ cho việc xây dựng và phát triển dự án Izumi City với hạn mức tín dụng là 530 tỷ đồng, với kỳ hạn 3,5 năm và lãi suất trung bình 10,2%/năm.

Đặt mục tiêu lãi hàng trăm tỷ năm 2022, Licogi 14 (L14) bất ngờ “quay xe” vào phút cuối

Sau 3 quý đầu năm 2022, Licogi 14 (L14) ghi nhận lợi nhuận âm tới gần 16 tỷ đồng.

Ngày 13/12, HĐQT CTCP Licogi 14 (HNX: L14) đã thông qua kế hoạch điều chỉnh một số chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022 cho phù hợp với thực hiện khách quan, báo cáo Tổng Công ty Licogi xin điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022.

Tuy nhiên, Licogi 14 vẫn chưa Công bố kế hoạch điều chỉnh cụ thể. Trước đó, L14 đặt kế hoạch kinh doanh năm 2022 với tổng doanh thu 569 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 254 tỷ đồng.

Tuy nhiên, kết thúc 9 tháng đầu năm 2022, L14 ghi nhận lợi nhuận âm tới gần 16 tỷ, tức cách rất xa kế hoạch có lãi trong năm 2022. Như vậy, nhiều khả năng, Licogi 14 sẽ điều chỉnh giảm kế hoạch lợi nhuận so với con số lãi dự kiến 254 tỷ đồng đặt ra đầu năm.

Tính tới 30/9/2022, tổng tài sản của L14 giảm 3,4% so với đầu năm về 553,9 tỷ đồng trong đó tài sản chủ yếu tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 205 tỷ đồng, chiếm 37% tổng tài sản; tồn kho đạt 155,9 tỷ đồng - chiếm 28,1% tổng tài sản.

Đáng chú ý danh mục đầu tư chứng khoán kinh doanh đầu năm là 0 đồng, tính tới 30/9/2022 đã là 105,3 tỷ đồng (98%), công ty đã trích lập dự phòng giảm giá tới 68,7 tỷ đồng, tương ứng mức lỗ 65,2% tổng danh mục.

Trước đó, theo báo cáo bán niên 2022, L14 từng chia sẻ kết quả thua lỗ đến từ việc doanh nghiệp phải trích lập dự phòng mảng đầu tư tài chính, trong bối cảnh thị trường chứng khoán diễn biến kém khả quan. Đơn vị này cũng khẳng định tất cả các mã chứng khoán đang đầu tư đều là doanh nghiệp có tiềm lực mạnh về các dự án bất động sản, có nền tảng tài chính vững mạnh, có thương hiệu, uy tín trên thị trường.

Dù không công bố danh mục đầu tư chứng khoán, song theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021, L14 đã mua vào 7,6 triệu cổ phiếu CEO của Tập đoàn C.E.O và gần 2,9 triệu cổ phiếu DIG của Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp) với giá gốc bỏ ra là hơn 486 tỷ đồng.

Trên thị trường, cổ phiếu DIG, CEO và L14 vừa trải qua đà thăng phi mã với nhiều phiên tăng trần liên tiếp trước khi quay đầu giảm điểm vào ngày 12/12.

Bên cạnh đó, L14 đã thông báo miễn nhiệm chức vụ Kế toán trưởng đối với ông Hà Văn Lợi từ ngày 1/1/2023 và đồng thời bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Thanh Nga thay thế.

Nguồn bài viết: Đặt mục tiêu lãi hàng trăm tỷ năm 2022, Licogi 14 (L14) bất ngờ “quay xe” vào phút cuối

IDC: Dự kiến hoàn tất GPMB hai KCN trong quý I/2023, đang tìm đối tác cho dự án nhà ở tại Long An

Theo VDSC, IDICO dự kiến hoàn tất GPMB KCN Cầu Nghìn (Thái Bình) và Quế Võ II (Bắc Ninh) trong quý I/2023, công ty hiện cũng đang tìm đối tác cho dự án nhà ở tại Long An.

Trong báo cáo cập nhật về Tổng công ty IDICO – CTCP (mã chứng khoán: IDC), Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết IDICO đang trong quá trình tái cơ cấu, hiện chỉ tập trung vào 4 trụ cột cốt lõi là khu công nghiệp (KCN), bất động sản (BĐS) dân dụng, năng lượng và dịch vụ công nghiệp, các mảng kinh doanh không liên quan sẽ dần thoái vốn.

Dự kiến hoàn tất GPMB KCN Cầu Nghìn và Quế Võ II trong quý I/2023

Diện tích đất thương phẩm còn lại của các KCN đang cho thuê đảm bảo cho kế hoạch kinh doanh của IDICO trong 4 - 5 năm, tự phát triển KCN hoặc thâu tóm dự án từ các bên khác là chiến lược tăng trưởng dài hạn.

KCN Cầu Nghìn có diện tích cho thuê 102,8 ha, dù tỷ lệ lấp đầy chỉ đạt 2,4%. Tuy nhiên, diện tích đất hiện có chỉ là 15 ha, còn lại 100,5 ha của KCN vẫn chưa được chuyển đổi thành đất khu công nghiệp. Theo IDICO, Chính phủ đã phê duyệt việc chuyển đổi 100,5 ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. IDICO đang đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và dự kiến sẽ hoàn thành vào quý I/2023.

KCN Quế Võ II đã giải phóng mặt bằng thêm 50 ha tính đến cuối quý III vừa qua, phần còn lại (khoảng 40 ha) sẽ được giải phóng mặt bằng vào quý I/2023. Nguyên nhân giải phóng mặt bằng chậm là để tối ưu hóa nguồn vốn.

KCN Phú Mỹ II và Phú Mỹ II Mở rộng là hai dự án không có vướng mắc gì về giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, vị trí tọa lạc gần cảng biển Cái Mép Thị Vải và được xác định là KCN chuyên sâu về ngành công nghiệp nặng. Khách thuê những khu công nghiệp này thường rất chọn lọc. Điều này có thể ảnh hưởng đến tiến độ bán hàng của dự án (thời gian lấp đầy kì vọng sẽ kéo dài hơn dự kiến).

KCN Hựu Thạnh có vị trí tương đối đắc địa để phát triển cơ sở hạ tầng logistics như nhà xưởng xây sẵn (NXXS), kho bãi, kho lạnh và các nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng khác và nhu cầu kho bãi đang có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây. Diện tích kho bãi tại TP HCM gần như đã hết công suất, nên Hữu Thạnh (Long An) có thể là điểm đến ưa thích của nhà đầu tư vào lĩnh vực logistics.

Bên cạnh các dự án hiện tại, công ty dự kiến bổ sung thêm 5 dự án tại miền Bắc, 2 - 4 dự án tại miền Nam bằng hình thức tự phát triển hoặc thâu tóm dự án từ các bên khác. Ngoài ra, VDSC cũng cho biết IDICO đang có kế hoạch phát triển các dự án NXXS, đón đầu xu hướng thương mại điện tử đang bùng nổ, đòi hỏi nguồn cung kho bãi mạnh để đáp ứng nhu cầu lưu trữ.

Mảng BĐS dân dụng đóng góp vào tăng trưởng trong trung và dài hạn

Bên cạnh mảng KCN, VDSC cho biết, hiện tại, IDICO cũng sở hữu 13 dự án nhà ở cho cả phân khúc bình dân và cao cấp với diện tích khoảng 100 ha. Các dự án này chủ yếu đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, điều chỉnh tiến độ quy hoạch và hoàn thiện pháp lý. VDSC kỳ vọng các dự án này sẽ đóng góp vào tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trong trung và dài hạn.

Dự án để thực hiện trong năm tới sẽ là Khu dân cư trung tâm mở rộng – Long An (3,05 ha). Trong đó, 2,1 ha dự án đã được chuyển nhượng cho bên khác để xây dựng trung tâm thương mại và dự kiến chuyển giao trong quý IV này. Phần diện tích còn lại sẽ được sử dụng để xây dựng chung cư cao tầng. IDICO đang tìm đối tác để phát triển dự án này.

Về mảng nhà ở của IDICO, Chứng khoán MB (MBS) cũng cho rằng IDICO phát triển bất động sản nhà ở để tận dụng xu hướng tăng giá của giá đất và lợi thế phát triển KCN. Ban lãnh đạo IDICO có kế hoạch phát triển các dự án nhà ở và khu đô thị nằm cạnh các dự án KCN trong tương lai trong lộ trình phát triển của công ty với tổng diện tích của mỗi dự án tương đương 10% - 30% của mỗi dự án KCN.

Khách hàng hướng tới là công nhân và các chuyên gia làm việc tại chỗ trong các KCN này. MBS tin rằng các dự án bất động sản nhà ở sẽ mang lại thêm nguồn thu nhập đáng kế cho IDICO trong giai đoạn 2025 – 2030.

1 Likes

Nhóm quỹ Dragon Capital tiếp tục gom mua loạt cổ phiếu FRT, DXG, DGC

## Mới đây, nhóm quỹ Dragon Capital liên tục có thông báo về việc tiếp tục nâng tỷ lệ sở hữu tại FRT, DXG và DGC.

Nhóm quỹ Dragon Capital mua thêm 400.000 cổ phiếu FRT

Theo báo cáo mới được FRT công bố ngày 14/12, sau khi thành công mua thêm 400.000 cổ phiếu, nhóm nhà đầu tư Dragon Capital (với người đại diện được uỷ quyền là bà Trương Ngọc Phượng) đã tăng tỷ lệ sở hữu lên 7,1%.

Cụ thể, trong phiên giao dịch ngày 14/12, thành viên Norges Bank đã mua thêm 400.000 cổ phiếu FRT, tăng tỷ lệ sở hữu từ 0,7% lên mức 1%. Các nhà đầu tư còn lại, bao gồm CTBC Vietnam Equity Fund, DC Developing Markets Strategies Public Limited Company, KB Vietnam Focus Balanced Fund và Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust (Equity) đều giữ nguyên tỷ lệ sở hữu.

Sau giao dịch, sở hữu của Dragon Capital tại FRT tăng từ 8 triệu cổ phiếu (6,8%) lên 8,4 triệu cổ phiếu (7,1%).

Động thái của Dragon Capital diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu FRT vừa có quãng phục 21% từ đáy. Dù vậy, so với đỉnh 113.200 đồng/cổ phiếu ngày 19/4, thị giá FRT còn kém tới 31% giá trị. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/12, cổ phiếu FRT tăng 400 đồng lên mức 74.900 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên gần nhất đạt hơn 1,2 triệu đơn vị.

Tình hình cổ phiếu FRT trong 1 năm qua (Nguồn: TradingView)

Ở một diễn biến khác gần đây, FRT cũng dự kiến góp thêm 225 tỷ đồng vào Công ty CP Dược phẩm FPT Long Châu, tương ứng mua thêm 22,5 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, nếu góp vốn thành công, FRT sẽ nâng sở hữu từ 85,1% lên 89,9% vốn điều lệ tại Công ty CP Dược phẩm FPT Long Châu. Vốn điều lệ của Công ty CP Dược phẩm FPT Long Châu sẽ tăng lên 450 tỷ đồng.

Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất, doanh thu thuần của FRT trong quý III đạt 7.709 tỷ đồng, tăng 54,4% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn hàng bán cũng tăng gần 51,5% lên mức 6.512 tỷ đồng. Lãi gộp trong quý đạt 1.197 tỷ đồng, tăng 72,2% so với cùng kỳ. Biên lãi gộp của FRT ghi nhận 15,5%, cao hơn mức 13,9% của quý III/2021.

Chi phí tài chính của doanh nghiệp này ghi nhận tăng 65,8% lên 63 tỷ đồng so với quý III/2021. Đáng chú ý, chi phí bán hàng cũng ghi nhận mức tăng đáng kể, tương đương 94,8% lên hơn 865 tỷ đồng.

Luỹ kế 9 tháng, doanh thu thuần của FRT đạt 21.708 tỷ đồng, tăng gần 55% so với cùng kỳ. Lợi nhuận ròng đạt 301 tỷ đồng, tăng 178,7%.

Đến 30/9, tổng tài sản của FRT đạt 9.926 tỷ đồng, giảm 8% so với đầu năm. Trong đó, tổng tiền mặt và tiền gửi các kỳ hạn của doanh nghiệp đạt 2.312 tỷ đồng, tương đương 23,3% tổng tài sản; bao gồm: 407 tỷ đồng tiền mặt, 458 triệu đồng tương đương tiền (tiền gửi có kỳ hạn gốc dưới 3 tháng tại các NHTM) và 1.904 tỷ đồng đầu tư tài chính nắm giữ đến ngày đáo hạn (tiền gửi có kỳ hạn gốc từ trên 3 tháng đến 12 tháng). Hàng tồn kho của FRT ghi nhận gần 5.458 tỷ đồng, tăng 10,7% so với đầu năm.

FRT ghi nhận nghĩa vụ nợ 7.985 tỷ đồng, giảm 12,3% so với đầu năm. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn ghi nhận 4.900 tỷ đồng, chiếm khoảng 61,4% tổng nợ, không ghi nhận vay và nợ thuê tài chính dài hạn. Vốn chủ sở hữu ghi nhận 1.941 tỷ đồng.

Nhóm Dragon Capital mua 3.000.000 cổ phiếu DXG

Trước đó, nhóm Dragon Capital cũng thông báo đã mua 3 triệu cổ phiếu DXG của CTCP Tập đoàn Đất Xanh - Đất Xanh Group trong phiên giao dịch ngày 13/12.

Cụ thể, quỹ thành viên CTBC Vietnam Equity Fund mua 3 triệu đơn vị, Hanoi Investments Holdings Limited mua 500.000 đơn vị và Vietnam Enterprise Investments Limited bán 500.000 đơn vị.

Sau giao dịch, số lượng cổ phiếu DXG mà quỹ Dragon Capital nắm giữ tăng từ 107,45 triệu đơn vị lên 110,45 triệu đơn vị, tương ứng tỷ lệ sở hữu tăng tương ứng từ 17,61% lên 18,10%. Tạm tính theo giá kết phiên 13/12 là 14.250 đồng/cp, ước tính Dragon Capital phải chi gần 43 tỷ đồng cho thương vụ này.

Trước đó, ngày 8/12, quỹ Dragon Capital cũng đã mua ròng 1,9 triệu cổ phiếu DXG, nâng số lượng cổ phiếu DXG nắm giữ từ 102,95 triệu đơn vị lên 103,95 triệu đơn vị, tương ứng tỷ lệ sở hữu tăng từ 16,72% lên 17,04%.

Động thái tiếp tục gom cổ phiếu DXG của nhóm quỹ ngoại góp phần giúp DXG có đà tăng ấn tượng trên thị trường chứng khoán. Chốt phiên ngày 15/12, cổ phiếu DXG tăng kịch trần lên mức 15.100 đồng/cp với khối lượng khớp lệnh hơn 20,7 triệu cổ phiếu.

Nhóm quỹ Dragon Capital mua 650.000 cổ phiếu DGC

Một ngày trước giao dịch tăng tỷ lệ sở hữu tại DXG, nhóm quỹ ngoại cũng báo cáo mua thành công 650.000 cổ phiếu DGC của Hóa chất Đức Giang, nâng tỷ lệ sở hữu từ 5,87% lên 6,04% vốn điều lệ.

Cụ thể, quỹ CTBC Vietnam Equity Fund mua vào 500.000 cổ phiếu và quỹ DC Developing Markets Strategies Public Limited Company mua vào 150.000 cổ phiếu.

Trước đó, ngày 28/11, nhóm này cũng mua vào 1,15 triệu cổ phiếu DGC. Trong đó, quỹ DC Developing Markets Strategies Public Limited Company mua vào 1,85 triệu cổ phiếu; quỹ Vietnam Enterprise Investments Limited mua vào 300.000 cổ phiếu; và quỹ CTBC Vietnam Equity Fund bán ra 1 triệu cổ phiếu DGC.

Chủ tịch Bamboo Capital (BCG) đã mua xong 5 triệu cổ phiếu

## Ông Nguyễn Hồ Nam - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) đang nắm giữ là 83.371.894 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu 15,63% vốn điều lệ.

Theo công bố mới nhất, ông Nguyễn Hồ Nam báo cáo đã hoàn tất mua vào 5 triệu cổ phiếu BCG theo phương thức thỏa thuận trong khoản thời gian từ 2/12 đến 14/12/2022.

Trong thời gian này, giá cổ phiếu BCG giao dịch quanh vùng giá 7.000 – 8.000 đồng/cp. Sau giao dịch, số lượng cổ phiếu BCG mà ông Nguyễn Hồ Nam đang nắm giữ là 83.371.894 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu 15,63% vốn điều lệ.

Trước đó, trong ngày 16/11, tài khoản chứng khoán của ông Nguyễn Hồ Nam bị bán giải chấp gần 4,6 triệu cổ phiếu. Phía Bamboo Capital cho biết, đây là một sự cố đáng tiếc, xuất phát từ việc phối hợp không kịp thời trong việc quản lý tài khoản giữa đại diện quản lý tài khoản chứng khoán với cá nhân ông Nguyễn Hồ Nam, khiến các tài khoản chứng khoán của ông Nguyễn Hồ Nam đã bị thực hiện việc bán giải chấp.

Khi phát hiện ra sai sót ngoài ý muốn này, ông Nguyễn Hồ Nam đã lập tức đăng ký mua vào 5 triệu cổ phiếu BCG trong thời gian ngắn tới để giữ nguyên tỷ lệ sở hữu cổ phiếu BCG.

Chủ tịch Bamboo Capital BCG đã mua xong 5 triệu cổ phiếu

Ở chiều ngược lại, bà Hoàng Bảo Cát là vợ ông Phạm Nguyễn Thiên Chương, thành viên Hội đồng quản trị độc lập của Bamboo Capital thông báo đã bán khớp lệnh 569.500 cổ phiếu trong thời gian từ ngày 17/11 đến 15/12. Qua đó giảm sở hữu xuống còn 100.624 cổ phiếu, tương ứng 0,02% vốn điều lệ.

Trong khi đó, ông Phạm Nguyễn Thiên Chương đang nắm 1.087.800 cổ phiếu, tương ứng với 0,19% vốn điều lệ.

Về tình hình kinh doanh, quý 3/2022, Bamboo Capital ghi nhận doanh thu thuần 1.176,7 tỷ đồng, tăng 157% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế 39,5 tỷ đồng, giảm gần 82%.

Lợi nhuận sau thuế giảm phần lớn là do doanh thu tài chính của BCG trong quý 3 giảm mạnh. Việc huy động vốn khó khăn cùng lãi suất tăng cao đã làm cho thị trường M&A bị đóng băng, trong khi phần lớn lợi nhuận của BCG trong quý 3 năm ngoái đến từ mảng dịch vụ tài chính thông qua các hoạt động M&A này.

Tính đến ngày 30/9, tổng tài sản của BCG đạt 43.752 tỷ đồng, tăng hơn 16% so với hồi đầu năm. Tổng tài sản BCG tăng chủ yếu từ gia tăng tài sản đầu tư dài hạn do các dự án bất động sản và năng lượng tái tạo đã hoàn thiện trong năm. Các khoản phải thu ngắn hạn hơn 13.600 tỷ, tăng hơn 3.000 tỷ so với ngày 1/1.

Ở phía nguồn vốn, nợ phải trả tính đến cuối quý 3 đạt 30.117 tỷ đồng, tăng 2,7% so với hồi đầu năm. Tổng nợ đi vay của BCG hơn 15.500 tỷ đồng, tăng hơn 1.800 tỷ đồng so với đầu năm, đa số là vay dài hạn. Trong đó, dư nợ trái phiếu tính đến cuối kỳ hơn 7.500 tỷ đồng, chiếm 49% tổng nợ đi vay.