|MỚI| Bất Động Sản 24/7

Nam Long phát hành thành công 500 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất gần 13%


Dư nợ trái phiếu của công ty vượt mức 3.000 tỷ đồng sau đợt phát hành này.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa có thông báo về kết quả phát hành trái phiếu của CTCP Đầu tư Nam Long.

Theo đó, vào ngày 13/12 vừa qua, Nam Long đã phát hành thành công lô trái phiếu NLGH2229002 với tổng mệnh giá 500 tỷ đồng cho Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC).

Lô trái phiếu có kỳ hạn tối đa 7 năm, đáo hạn ngày 28/3/2029. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và có bảo đảm bằng tài sản là cổ phiếu của Nam Long tại công ty con (CTCP Nam Long VCD, 1.850 tỷ đồng tương ứng với 51% giá trị thị trường) và công ty liên doanh (Công ty CP NNH Mizuki, 1.501 tỷ đồng tương ứng 50% giá trị thị trường).

Trái phiếu có lãi suất 12,94%/năm, được tính toán bằng tổng của lãi suất cơ bản cố định tính theo VND cộng biên độ 3,5%/năm. Mục đích phát hành trái phiếu nhằm thực hiện dự án Waterpoint giai đoạn 2 (bằng hình thức góp vốn vào công ty con Nam Long VCD).

Đây là đợt thứ hai, đồng thời là đợt cuối cùng, theo thỏa thuận phát hành giữa Nam Long và IFC. Trước đó vào tháng 6, lô trái phiếu NLGH2229001 có mệnh giá 500 tỷ đồng mà Nam Long phát hành cho IFC có lãi suất ở mức 9,35%, thấp hơn nhiều so với đợt phát hành vừa qua.

Nam Long là công ty bất động sản duy nhất phát hành trái phiếu trong gần hai tháng trở lại đây, theo cổng thông tin trái phiếu của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Doanh nghiệp cùng ngành gần nhất phát hành thành công là CTCP Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (HoSE: HDC) khi huy động được 30 tỷ đồng vào cuối tháng 10 với lãi suất 11%/năm.

Về tình hình kinh doanh, trong quý 3/2022, doanh thu thuần của Nam Long tăng gấp 5,8 lần cùng kỳ lên gần 882 tỷ đồng. Tuy nhiên, do doanh thu hoạt động tài chính giảm 92,2% xuống còn 29 tỷ đồng, chi phí tài chính tăng 158% lên gần 48 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của Nam Long đạt được là gần 51 tỷ đồng, chỉ bằng 17,29% so với quý 3/2021.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần của doanh nghiệp đạt 2.710 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 276 tỷ đồng, lần lượt tăng 244% và giảm 61% so với cùng kỳ. Tương ứng hoàn thành 38% kế hoạch doanh thu và 21,1% chỉ tiêu lợi nhuận cho năm 2022 đã được ĐHĐCĐ thường niên hồi tháng 4 thông qua.

Tại ngày 30/9/2022, tổng nợ phải trả của NLG là 12.604 tỷ đồng, tăng 24,9% so với đầu năm. Trong đó nợ ngắn hạn chiếm 65%, chủ yếu tới từ 3.837 tỷ đồng người mua trả tiền trước ngắn hạn, vay ngắn hạn 1.652 tỷ đồng. Nợ dài hạn chiếm 35% còn lại của cơ cấu nợ, 67% trong số đó là khoản 2.943 tỷ đồng vay và nợ dài hạn.

Nợ trái phiếu tại cuối quý 3 là 2.517 tỷ đồng. Sau đợt phát hành, con số này được nâng lên trên mức 3.000 tỷ đồng. Trong đó, gần nhất là khoản nợ 450 tỷ đồng trái phiếu sẽ đáo hạn trong tháng 6/2023 tới đây.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu NLG đang có nhịp hồi ấn tượng sau khi chạm đáy 29 tháng phiên 15/11. Chốt phiên 16/12, NLG dừng ở mức tham chiếu 30.500 đồng/CP, tăng tới 73% so với đáy, tuy nhiên vẫn giảm hơn 53% so với đỉnh lịch sử thiết lập hồi đầu năm.

Khối ngoại giảm tốc mua ròng, tập trung gom cổ phiếu NVL, VND tuần 12-16/12

Tuần VN-Index “nhích nhẹ”, trái ngược với sự thận trọng của nhà đầu tư trong nước, khối ngoại vẫn cho thấy sự lạc quan với việc tiếp tục mua ròng gần 1.900 tỷ đồng…

Sau nỗ lực hồi phục không thành công trong tuần trước, VN-Index đã có phiên giảm gần 20 điểm vào đầu tuần (12/12), chỉ số rơi về vùng 1.030. Tại vùng 1.025 – 1.030, VN-Index đã cân bằng và hồi phục trở lại, đà hồi phục tạm dừng khi chỉ số chạm ngưỡng 1.050 – 1.060. Chỉ số giao dịch cân bằng tại vùng này trong ba phiên cuối tuần và chốt tuần tại mức 1.052,48, tăng nhẹ 0,67 điểm, tương đương 0,06%) so với tuần trước.

VCB và VPB là hai cổ phiếu dẫn đầu về mức ảnh hưởng tích cực lên chỉ số khi giúp VN-Index tăng lần lượt 2,8 điểm và 2,7 điểm. HVN dù xếp thứ ba do vốn hóa nhỏ nhưng đây là cổ phiếu có suất sinh lời cao nhất trong top 10 tuần này với mức tăng 28,5%. Chiều giảm điểm gọi tên 3 cổ phiếu “họ Vingroup” là VIC, VHM và VRE với tổng mức ảnh hưởng lên đến 15,8 điểm.

Trong bối cảnh thị trường đi ngang, thanh khoản cũng có dấu hiệu hạ nhiệt cho thấy phần nào tâm lý chưa sẵn sàng trở lại của nhà đầu tư. Giá trị giao dịch bình quân trên ba sàn trong tuần qua đạt hơn 14.000 tỷ đồng/phiên.

Trái ngược với sự thận trọng của nhà đầu tư trong nước, khối ngoại vẫn cho thấy sự lạc quan với việc tiếp tục mua ròng gần 1.900 tỷ đồng trong tuần qua. Song con số này tiếp tục giảm so với tốc độ mua ròng những tuần trước đó. Thậm chí, nếu xét về mặt khối lượng, nhà đầu tư nước ngoài đã đứt chuỗi mua ròng từ phiên 14/12 trước đó.

Khối ngoại giảm tốc mua ròng, tập trung gom cổ phiếu NVL, VND tuần 12-16/12

Tuần 12-16/12, nếu chỉ xét trên kênh khớp lệnh thì nhà đầu tư ngoại mua ròng 1.678 tỷ đồng, đồng thời họ mua ròng thêm 214 tỷ đồng trên kênh thỏa thuận - qua đó nới rộng thêm đà gom ròng trong cả tuần.

Xét riêng theo từng mã cổ phiếu, dòng tiền ngoại ghi nhận giá trị giao dịch mua ròng mạnh nhất tại cổ phiếu bất động sản NVL với giá trị gần 280 tỷ đồng. Ngoài ra, nhà đầu tư ngoại tuần này gom mạnh cổ phiếu VND, VHM, SSI, HPG, DGC, giá trị đều trên 150 tỷ đồng tại mỗi mã. Giá trị mua ròng trăm tỷ ghi nhận tại hàng loạt cổ phiếu khác.

Ngược lại, cổ phiếu VNM tuần qua bị khối ngoạ i bán ròng mạnh nhất, giá trị đạt hơn 400 tỷ đồng. Bộ đôi Vingroup là VIC và VRE cũng bị khối ngoại bán ròng trong tuần này. Đồng thời, các mã khác như MSN, THD, KDH, EIB,… cũng bị bán ròng trong tuần qua.

Trên sàn HoSE, khối ngoại tiếp tục đà mua ròng, giá trị tuần này đạt 1.856 tỷ đồng. Cụ thể nhà đầu tư ngoại mua ròng 1.641 tỷ đồng thông qua khớp lệnh trên sàn, đồng thời mua ròng thêm 215 tỷ đồng tại kênh thỏa thuận.

Tại chiều mua, khối ngoại tuần này tỏ ra ưa thích cổ phiếu NVL và VND, đây là tâm điểm mua ròng tuần qua với giá trị mua ròng đạt lần lượt là 278 tỷ đồng và 256 tỷ đồng, toàn bộ đều là mua ròng khớp lệnh. Bên cạnh đó, lực mua ròng mạnh của khối ngoại trong tuần qua còn ghi nhận tại mã VHM với giá trị hơn 176 tỷ đồng và cổ phiếu SSI với hơn 167 tỷ đồng mua ròng.

Trên sàn HNX, khối ngoại giao dịch tích cực khi mua ròng 40 tỷ đồng trong cả tuần, trong đó họ mua ròng 41 trên kênh khớp lệnh và bán ròng 1 tỷ đồng thỏa thuận.

Khối ngoại mua ròng trên sàn HNX nhiều nhất tại cổ phiếu IDC với giá trị 54 tỷ đồng. Ngoài ra, SHS và HUT cũng lần lượt được mua ròng khoảng 27 tỷ đồng và 16 tỷ đồng. Các cổ phiếu được mua ròng trong tuần qua còn có CEO, TNG, NVB,…

Ngược lại, giao dịch chiều bán tại HNX ghi nhận giá trị bán ròng lớn nhất tại THD, giá trị khoảng gần 61 tỷ đồng. Những cái tên trong danh sách bán ròng nhiều nhất sàn HNX trong tuần qua còn có PVS, PGT, MBC, BTS, CDN…, giá trị bán ròng tại mỗi mã khoảng vài trăm triệu đồng đến vài tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài tuần này bán ròng nhẹ 4 tỷ đồng , toàn bộ trên kênh khớp lệnh.

Cổ phiếu VTP dẫn đầu danh sách bán ròng tuần qua khi bị khối ngoại bán ròng 14 tỷ đồng, toàn bộ trên kênh khớp lệnh. Bên cạnh đó, một số cổ phiếu bị bán ròng từ nhà đầu tư ngoại tuần qua trên UPCoM còn có QNS, VOC, CLX, VNA, SGP,… với giá trị vài tỷ đồng tại mỗi mã.

Tại chiều mua vài, cổ phiếu VEA và MCH tuần này là điểm sáng khi được nhà đầu tư ngoại mua ròng nhiều nhất với khoảng 6 tỷ đồng tại mỗi mã, ACV cũng được mua ròng khoảng 2 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng vốn ngoại cũng tìm đến MCM, HPP, CSI, FOC,…

Trái phiếu bất động sản Trung Quốc bất ngờ tăng mạnh

Sau khi rơi vào tình trạng khốn đốn và vỡ nợ trong hơn một năm qua, thị trường trái phiếu bằng đồng USD lợi suất cao của châu Á lại đang chứng kiến đợt tăng giá mạnh nhất từ trước đến nay sau khi chính phủ Trung Quốc thay đổi chính sách Zero COVID và tung các biện pháp hỗ trợ thị trường nhà ở.

Tất nhiên, nhà đầu tư và giới chuyên gia vẫn chưa thể biết thị trường có thể phục hồi về mức mà ở đó các công ty bị xếp hạng “rác” có thể huy động vốn trở lại hay không, và nếu có thì khi nào điều đó sẽ xảy ra.

Hưởng lợi từ thay đổi trong lập trường chính sách

Tổng lợi nhuận của trái phiếu lợi suất cao của châu Á đã tăng 18% trong tháng 11/2022, bao gồm tăng giá và thanh toán lãi. Đây là tháng tốt nhất của thị trường này trong hơn 10 năm qua. Chất xúc tác chính là việc Chính phủ Trung Quốc tung ra biện pháp hỗ trợ thị trường nhà ở đang suy thoái, bằng cách nới lỏng quy định hạn chế cho vay đối với các công ty bất động sản, đồng thời thay đổi chính sách Zero COVID đang đè nặng lên tăng trưởng kinh tế.

Tăng trưởng lợi nhuận hàng tháng của trái phiếu lợi suất cao ở châu Á

Vào cuối tháng 10/2022, số trái phiếu đáo hạn vào tháng 01/2024 trị giá 1 tỷ USD do công ty bất động sản Country Garden Holdings phát hành được trả giá chỉ 14 Uscent, mức giá thường thấy đối với những trái phiếu vỡ nợ. Tuy nhiên, gần đây, số trái phiếu này được trả giá cao hơn ở 74 Uscent, theo FactSet, một diễn biến cho thấy các nhà đầu tư đang lạc quan hơn nhiều về khả năng trả nợ của Country Garden khi đến hạn trả nợ.

Country Garden, một trong những công ty bán căn hộ lớn nhất Trung Quốc, đã phải vật lộn trong phần lớn năm nay để thuyết phục nhà đầu tư rằng họ có thể sống sót qua thời kỳ suy thoái của lĩnh vực bất động sản và giá cổ phiếu có thể phục hồi từ mức thấp kỷ lục.

Kể từ ngày 31/10, cổ phiếu của công ty đã tăng gấp ba lần về giá trị, mà phần lớn phiên tăng giá diễn ra sau khi chính quyền Trung Quốc giảm bớt áp lực thanh khoản cho các công ty bất động sản và giới nhà băng tuyên bố sẽ hỗ trợ cho Country Garden. Công ty này đã huy động được khoảng 1.1 tỷ USD từ việc bán cổ phiếu trong tháng qua để thanh toán nợ.

Trước tháng 11/2022, nhiều nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu của khối mới nổi đã tránh rót tiền vào trái phiếu châu Á vì hiệu quả yếu kém, song đợt phục hồi mới nhất đang khiến họ phải điều chỉnh lại. Tâm lý bi quan cực độ của giới đầu tư với Trung Quốc sau vụ vỡ nợ của Tập đoàn China Evergrande và nhiều công ty bất động sản khác được thay thế bằng tâm lý lạc quan thận trọng rằng thị trường trái phiếu lợi suất cao cuối cùng cũng đã chạm đáy.

Giá trái phiếu của công ty bất động sản Country Garden và Seazen

Trái phiếu bằng đồng USD của một công ty bất động sản nhỏ hơn ở Trung Quốc, Seazen Group, cũng từng giao dịch ở mức giá “vỡ nợ” cách đây chưa đầy hai tháng. Một số trái phiếu đáo hạn vào năm tới của công ty này gần đây đã tăng giá lên khoảng 92 Uscent.

Giá trái phiếu của các công ty vận hành casino ở Macau cũng phục hồi trước kỳ vọng rằng thành phố này sẽ được hồi sinh khi Trung Quốc mở cửa trở lại.

Giá trung bình của các trái phiếu thuộc chỉ số Asian Dollar High Yield Index, do ICE BofA theo dõi, tăng lên 74 Uscent, từ mức đáy ở khoảng 57 Uscent vào cuối tháng 10/2022. Những trái phiếu vỡ nợ đã được loại bỏ khỏi chỉ số này.

Ngày 14/12, phần bù rủi ro của các trái phiếu thuộc Asian Dollar High Yield Index, tức là phần lợi tức bổ sung mà nhà đầu tư yêu cầu so với lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tương đương, chạm mức thấp nhất trong hơn một năm, ở 10.2 điểm %.

Khó xảy ra làn sóng vỡ nợ lớn khác

Tất nhiên, vẫn còn một chặng đường dài để thị trường hoàn toàn phục hồi về mức trước đại dịch. Ở mức 10.2 điểm %, phần bù rủi ro của trái phiếu lợi suất cao tại châu Á vẫn cao hơn khoảng 6 điểm % so với phần bù rủi ro của trái phiếu tương đương tại Mỹ (gần 4.4 điểm %). Trước đại dịch COVID-19, phần bù rủi ro của trái phiếu lợi suất cao tại châu Á cao hơn chưa tới 2 điểm % so với trái phiếu tương đương tại Mỹ.

Phần bù rủi ro của trái phiếu lợi suất cao tại châu Á và Mỹ

Đà phục hồi gần đây là lời biện hộ rõ ràng nhất cho một số nhà đầu tư đã sớm đặt cược rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ không khoanh tay đứng nhìn, để thị trường bất động sản sụp đổ vì đây là lĩnh vực quan trọng đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Theo Amy Kam, nhà quản lý danh mục đầu tư cấp cao tập trung vào trái phiếu thị trường mới nổi tại Aviva Investors, công ty của bà đã nắm giữ trái phiếu của một số công ty bất động sản khoẻ mạnh hơn từ trước khi thị trường bất động sản suy thoái. Niềm tin của bà về khả năng vỡ nợ của các công ty này cũng bị thử thách nghiêm trọng vào tháng 10/2022 khi giá trái phiếu giảm xuống mức cực thấp. “Khi đó, nhiều nhà đầu tư quốc tế đã từ bỏ lĩnh vực này,” bà cho hay.

Trong cuộc họp với các đồng nghiệp vào cuối tháng 10/2022, bà Kam vẫn nhấn mạnh quan điểm rằng trái phiếu bất động sản của Trung Quốc sẽ phục hồi và sẽ là một khoản đầu tư tốt.

Bà đã dự đoán đúng. Ngày 11/11, cơ quan quản lý tài chính ở Trung Quốc đã ban hành một tài liệu gồm 16 biện pháp được thiết kế để hỗ trợ thị trường bất động sản và giúp các công ty bất động sản thuộc sở hữu tư nhân và nhà nước có đủ tín dụng từ các ngân hàng để duy trì hoạt động kinh doanh.

Từ sau đó, giới nhà băng Trung Quốc đã cung cấp cho các doanh nghiệp bất động sản nhiều khoản vay và tín dụng khác, và họ cũng được cấp thêm hạn ngạch để phát hành trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ ở Trung Quốc đại lục. Giá cổ phiếu niêm yết tại Hồng Kông của họ đã tăng vọt, cho phép họ huy động tiền từ việc bán cổ phần để giúp trả nợ trái phiếu quốc tế.

Giá trung bình của trái phiếu lợi suất cao ở châu Á vẫn thấp hơn nhiều so với mệnh giá của chúng, có nghĩa là các nhà đầu tư đã mua trước đó đang chịu lỗ. Tổng lợi nhuận tích lũy của loại tài sản này kể từ đầu năm 2021 giảm 28%, theo dữ liệu do Barclays PLC tổng hợp.

Avanti Save, giám đốc chiến lược tín dụng châu Á tại ngân hàng này, dự đoán giá trái phiếu sẽ tiếp tục phục hồi. Một số nhà đầu tư tại Trung Quốc cũng dần quay trở lại thị trường trái phiếu bằng đồng USD.

Lợi suất trung bình của trái phiếu lợi suất cao ở châu Á gần đây là 14%, nói cách khác, chi phí phát hành trái phiếu đô la Mỹ mới vẫn còn quá đắt đỏ đối với hầu hết doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp có thể vỡ nợ hoặc phải tái cơ cấu nếu không thể đảo nợ hoặc tìm ra nguồn vốn thay thế. Tuy nhiên, giới đầu tư cho rằng khó có thể xảy ra một làn sóng thua lỗ lớn khác.

https://fili.vn/2022/12/trai-phieu-bat-dong-san-trung-quoc-bat-ngo-tang-manh-772-1024951.htm

Công ty Phú Tài thông qua phương án mua lại 6,5 triệu cổ phiếu quỹ

Thay vì phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phát hành cổ phiếu theo chương trình lực chọn cho người lao động, thì CTCP Phú Tài thông qua phương án mua lại cổ phiếu quỹ.

Theo đó, CTCP Phú Tài (HOSE: PTB) sẽ mua lại 6,5 triệu cổ phiếu trong tổng số hơn 68 triệu cổ phiếu đang lưu hành, tương đương 9.55%. Mục đích mua lại nhằm tăng thanh khoản cho cổ phiếu, gia tăng lợi ích cho cổ đông.

CTCP Phú Tài dự kiến thời gian thực hiện giao dịch mua lại cổ phiếu quỹ là vào nửa đầu năm 2023. Giá mua vào sẽ được HĐQT quyết định.

Theo kết quả BCTC quý 3/2022, CTCP Phú Tài đạt lợi nhuận trước thuế là 147 tỷ đồng

Còn nguyên nhân dừng phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động là do công ty muốn đảm bảo lợi ích cổ đông.

CTCP Phú Tài cho biết, quyết định này được căn cứ vào tình hình thị trường chứng khoán thời gian qua. Trước đó, trong ĐHĐCĐ thường niên đầu năm 2022, CTCP Phú Tài đã thông qua kế hoạch phát hành gần 10,7 triệu cổ phiếu với giá 25.000 đồng. Trong đó, hơn 9,7 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu và hơn 971 nghìn cổ phiếu phát hành cho người lao động ESOP.

Tổng số tiền huy động tối đa là hơn 267 tỷ đồng, CTCP Phú Tài dự kiến sử dụng 100 tỷ đồng nhằm bổ sung vốn lưu động và còn hơn 167 tỷ đồng để trả nợ vay ngắn hạn, dài hạn tại các tổ chức tín dụng.

Theo kết quả BCTC quý 3/2022, CTCP Phú Tài đạt lợi nhuận trước thuế là 147 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu là 1.544 tỷ đồng, giảm so với quý 2/2022; lợi nhuận tài chính bị âm 31 tỷ đồng.

Tính đến hết ngày 30/9/2022, tổng tài sản của công ty này là 5,3 nghìn tỷ đồng, với vốn chủ sở hữu là 2,7 nghìn tỷ đồng.

Được biết, Công ty cổ phần Phú Tài được chuyển đổi từ Công ty Phú Tài - Bộ Quốc phòng và chính thực đi vào hoạt động từ 01/01/2005. Công ty được chấp thuận niêm yết từ 20/05/2011 tại Sở giao dịch Chứng khoán TP. HCM, với mã cổ phiếu PTB.

Sớm nhất cuối năm 2023, thị trường bất động sản mới phục hồi

Đây là nhận định của Phó Tổng Giám đốc Kênh thông tin Batdongsan.com.vn Nguyễn Quốc Anh về thời điểm phục hồi của thị trường bất động sản. Trong năm 2022, thị trường đang bước vào giai đoạn khó khăn, thách thức về nguồn vốn, giá bán bất động sản đã tăng quá cao…

Trên cơ sở phân tích giai đoạn khủng hoảng nhà đất năm 2008-2012, ông Nguyễn Quốc Anh cho biết, phải mất 1,5 năm từ khi Ngân hàng Nhà nước hạ trần lãi suất, thị trường bất động sản mới bắt đầu đảo chiều và phục hồi. Vì vậy, nếu chỉ dựa trên chỉ báo lãi suất, kịch bản tích cực nhất là trần lãi suất có thể được điều chỉnh vào quý I-2023, như vậy phải đến quý II hay quý III-2024, thị trường bất động sản mới có thể phục hồi.

Tuy nhiên, trong 3 yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của thị trường (tăng trưởng tín dụng - lãi suất - chính sách điều hành của Chính phủ), thì tăng trưởng tín dụng và chính sách là hai yếu tố mang lại tác động tích cực cho thị trường nhà đất. Vì vậy, nếu đầu năm 2023 tăng trưởng tín dụng nới lỏng, thị trường theo đó sẽ phục hồi nhanh.

Bên cạnh đó, cuối năm 2022, Chính phủ đã thành lập Tổ công tác gỡ khó cho bất động sản; Luật Đất đai sửa đổi cũng đang được nghiên cứu. Như vậy, thị trường có thể kỳ vọng thời gian đảo chiều và phục hồi sớm hơn, dự kiến khoảng cuối năm 2023.

3 yếu tố giúp xác định thời điểm thị trường bất động sản đảo chiều tăng tốc

Tín hiệu đảo chiều từ trầm lắng sang phục hồi của thị trường bất động sản dự báo có thể xuất hiện vào thời điểm cuối năm 2023 dựa trên 3 yếu tố: Tín dụng, lãi suất và chính sách.

Tiềm năng thị trường còn rất lớn

Tại Hội nghị bất động sản Việt Nam năm 2022 (VRES 2022), báo cáo của Batdongsan.com.vn cho thấy, trong năm 2022, bất chấp nhiều khó khăn của thị trường, 70% hộ gia đình có thu nhập 40 - 70 triệu đồng vẫn mua thêm ít nhất 1 sản phẩm bất động sản.

Khi được hỏi về dự định mua bất động sản, gần một nửa những người chưa có nhà cho biết họ sẽ mua trong vòng 1 năm tới. Tỷ lệ này ở những người đã sở hữu từ 1 bất động sản trở lên còn cao hơn. Đáng chú ý, càng nắm giữ nhiều bất động sản, xu hướng muốn mua thêm nhà, đất của người tiêu dùng càng tăng.

Bên cạnh đó, 79% người đang có 2 bất động sản cho biết họ sẽ mua thêm bất động sản trong tương lai gần, tỷ lệ này ở những người đã làm chủ 3 bất động sản lên đến 87%.

Báo cáo của đơn vị này cũng nhìn nhận, tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam còn thấp, đạt khoảng 40%, còn ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM chưa đến 50%. Với những đô thị lớn tập trung đông dân, kinh tế được đẩy mạnh đầu tư thì thị trường bất động sản vẫn có nhiều cơ hội.

Dù khẳng định vẫn còn nhiều tiềm năng, song các chuyên gia tại hội nghị cũng cho rằng thị trường hiện tại thiếu sự tự tin. Lực cầu vẫn có song niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường sụt giảm. Hầu hết các bên đang giữ tâm thế nghe ngóng và quan sát diễn biến thị trường.

Hơn 80% người được khảo sát đang sở hữu bất động sản sẽ tiếp tục mua bất động sản trong năm 2023. (Nguồn: Batdongsan.com.vn)

Nhìn nhận về vấn đề này, theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia, có nhiều nguyên nhân khiến thị trường bất động sản suy giảm trong năm 2022 gồm thị trường đang điều chỉnh mạnh sau hơn 2 năm tăng nóng; vẫn còn nhiều rào cản về pháp lý, tài chính, đặc biệt là nguồn vốn; Đảng và Nhà nước đang lành mạnh hóa thị trường nên đã có những vụ việc làm ảnh hưởng khá lớn đến tâm lý, niềm tin của nhà đầu tư và thị trường.

“Dù vậy, khả năng phục hồi thị trường bất động sản bắt đầu từ năm tới là có cơ sở. Các nước trên thế giới bắt đầu không tăng lãi suất, áp lực tỷ giá và lãi suất cũng bớt đi; hay những vụ việc đang diễn ra đến thời điểm đó đã được xử lý xong. Đặc biệt là câu chuyện trái phiếu doanh nghiệp lúc đó sẽ rõ ràng hơn nhiều và lấy lại được niềm tin của các nhà đầu tư”, TS. Cấn Văn Lực nhìn nhận.

Nhận định về thị trường năm 2023, TS. Cấn Văn Lực cũng cho rằng, thị trường có nhiều tín hiệu tích cực dựa trên những triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2022 - 2023.

Kinh tế thế giới có thể phục hồi chậm lại nhưng vẫn tăng trưởng gần bằng mức trước dịch (2,2 - 3%), trong đó đã tính đến tác động xung đột giữa Nga và Ukraine.

Kinh tế phục hồi nhanh, các động lực tăng trưởng phục hồi mạnh hơn, trong đó phải kể đến sự phục hồi nhanh của du lịch nội địa, lạm phát cơ bản được kiểm soát, tỷ giá lãi suất tăng nhưng trong tiên lượng và tầm kiểm soát.

Bên cạnh đó, đầu tư công, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn được đẩy mạnh, cộng với việc cơ cấu lại nền kinh tế, hoàn thiện thể chế được thúc đẩy.

Những rủi ro và thách thức chính trong năm 2023 được TS. Cấn Văn Lực chỉ ra là việc kinh tế thế giới suy giảm cục bộ khiến thị trường xuất khẩu và đầu tư bị thu hẹp, thậm chí tăng chậm lại; du lịch quốc tế hồi phục chậm; giải ngân chương trình phục hồi và đầu tư công còn chậm; doanh nghiệp còn nhiều khó khăn…

Nhận diện chỉ số đảo chiều của thị trường bất động sản

Trước những diễn biến của thị trường, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn đã đưa ra những phân tích nhằm nhận diện sự đảo chiều tăng tốc của thị trường bất động sản. Cụ thể, vị chuyên gia cho biết, ở giai đoạn 2008 - 2014, ông cũng đã đưa ra những dự báo về thời điểm bất động sản đảo chiều.

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn

Cụ thể, năm 2007, tín dụng được nới lỏng, rất nhiều giao dịch, đặc biệt là cho vay được diễn ra. Thời điểm này, giá bất động sản tăng cao, giao dịch nhiều, lợi nhuận cao. Có thể nói đây là một năm đỉnh cao của thị trường.

Sang đến năm 2008, lạm phát tăng cao, lãi suất tăng lên trên 20%, thanh khoản lao dốc và lượng hàng tồn kho ghi nhận cao gấp 2 lần năm 2007. Năm 2009, lãi suất được điều chỉnh giảm, song vẫn ở mức rất cao; thanh khoản hạn chế và rất nhiều dự án, đặc biệt là khách sạn, sân golf tạm dừng. Năm 2010, giá bất động sản vẫn neo ở mức rất cao và thị trường tiếp tục không có thanh khoản.

Đến năm 2011, chuyên gia cho biết, tình trạng giảm giá bắt đầu xuất hiện và có những dự án giảm tới 30%. Và năm 2012, hàng tồn kho tăng mạnh so với năm trước.

Sang năm 2013, tín dụng được nới lỏng, room tín dụng tăng từ 7 - 12%. Bên cạnh đó còn có gói 30.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất. Lúc này, hàng tồn kho bắt đầu giảm sau 7 năm liên tiếp tăng. Đến năm 2014, thị trường tiếp đà phục hồi và hàng tồn kho tiếp tục giảm. Từ năm 2015 trở về sau, GDP tăng trưởng ổn định 6 - 7%.

“Chúng tôi sẽ dựa vào ba yếu tố để phân tích, gồm lãi suất, tăng trưởng tín dụng và chính sách bất động sản”, ông Quốc Anh cho hay.

Phân tích rõ hơn, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho biết, về lãi suất huy động, tại thời điểm quý I/2012, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu có những điều chỉnh giảm mạnh lãi suất kỳ hạn 1 - 6 tháng. Và sau khoảng 1,5 năm (6 - 7 quý), đến quý II/2013, thị trường bất động sản xuất hiện tín hiệu tăng trưởng.

“Nếu đối chiếu ở giai đoạn hiện tại, lãi suất kỳ hạn 1 - 6 tháng bắt đầu tăng lên từ quý II/2022. Như vậy, nếu giả định quý I/2023 Ngân hàng Nhà nước bắt đầu thực hiện việc điều chỉnh lãi suất thì phải đến quý II/2024, bất động sản dự báo mới xuất hiện tín hiệu đảo chiều”, chuyên gia nhận định.

Chỉ báo tiếp theo liên quan đến tăng trưởng tín dụng. Vào năm 2012, mục tiêu tăng trưởng tín dụng giảm từ 20% xuống còn 7%, đồng thời lạm phát lên tới 8%. Sang năm 2013, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 13%, lạm phát khoảng 6%.

“Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng từ năm 2019 cho đến tháng 11/2022 đều ổn định ở mức 14%. Nếu nhà điều hành tiếp tục thực hiện việc nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2023 thì tín hiệu đảo chiều có thể sẽ xuất hiện ngay trong năm sau”, ông Quốc Anh nhận định.

Dựa trên chỉ báo về tăng trưởng tín dụng, tín hiệu đảo chiều có thể diễn ra khi chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được điều chỉnh tăng.

Chỉ báo thứ ba liên quan đến chính sách, theo chuyên gia, năm 2011 bắt đầu có Nghị quyết 11 liên quan đến việc siết tín dụng, tập trung tín dụng vào lĩnh vực sản xuất và giảm tỷ trọng vốn vay cho lĩnh vực phi sản xuất (trong đó có bất động sản). Và phải 2 năm sau mới bắt đầu có chính sách nới lỏng tín dụng, hỗ trợ thị trường.

Trong bối cảnh hiện tại, ông Quốc Anh nhìn nhận, vào đầu năm 2022, Ngân hàng Nhà nước cũng có Quyết định 422 yêu cầu các ngân hàng kiểm soát chặt chẽ cấp tín dụng với mục đích đầu tư, kinh doanh bất động sản, BOT, BT giao thông, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp…

Tuy nhiên, thị trường cũng đón nhận những thông tin tích cực như việc ban hành Nghị định 65 sửa đổi Nghị định 153 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Ngoài ra, Thủ tướng cũng có quyết định thành lập Tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho các dự án và doanh nghiệp bất động sản. Bên cạnh đó, room tín dụng cũng vừa được nới thêm 1,5 - 2%.

“Ở thời điểm hiện tại, Chính phủ đang phát tín hiệu tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Nhìn lại năm 2013, khi các chính sách hỗ trợ rõ nét hơn, thị trường ngay lập tức đảo chiều. Trong năm nay, chưa có một sự hỗ trợ cụ thể nào đối với lĩnh vực này. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn kỳ vọng tín hiệu đảo chiều sẽ diễn ra vào cuối năm 2023”, ông Quốc Anh dự báo./

Vừa định góp thêm vốn cho công ty con, LDG đã ‘quay xe’, đồng thời muốn thoái sạch vốn

## Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty Cổ phần Đầu tư LDG (HoSE: LDG) vừa thông qua nghị quyết chuyển nhượng toàn bộ 5,4 triệu cổ phần của LDG tại Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Minh (tương đương 99,9% vốn điều lệ) cho nhà đầu tư và/hoặc bên thứ ba khác được nhà đầu tư chỉ định.

LDG cho biết, mục đích chuyển nhượng là nhà đầu tư thực hiện bảo lãnh cho cam kết mua lại 1.800 trái phiếu của bên nhận chuyển nhượng lại trong thời hạn 3,5 tháng, kể từ ngày bên nhận chuyển nhượng lại nhận chuyển nhượng từ các nhà đầu tư trái phiếu hiện tại có yêu cầu mua lại trước hạn.

Giá trị của thương vụ thoái vốn chưa được tiết lộ, tuy nhiên Đầu tư LDG cho biết sẽ không thấp hơn tổng chi phí mà doanh nghiệp đã đầu tư vào Thuỷ sản Bình Minh.

Đồng thời, HĐQT LDG cũng thông qua việc hủy kế hoạch góp thêm vốn để tăng vốn điều lệ tại Thuỷ sản Bình Minh mà HĐQT đã thông qua vào giữa tháng 10.

Trước đó, Bình Minh dự kiến phát hành 20,25 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu. Trong đó, LDG góp vốn vào Bình Minh với gần 20,23 triệu cổ phiếu, tương đương dự chi gần 202,3 tỷ đồng, gồm 200 tỷ đồng thu được từ đợt chào bán riêng lẻ của LDG và phần còn lại LDG thu xếp từ nguồn vốn khác.

Việc góp thêm vốn này nhằm đầu tư dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh tại Bà Rịa - Vũng Tàu (tên thương mại là LDG Grand Hồ Tràm, do Bình Minh làm chủ đầu tư).

Bình Minh được thành lập năm 2001, có địa chỉ tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hoạt động chính trong lĩnh vực: dịch vụ lưu trú ngắn ngày, kinh doanh khách sạn, kinh doanh bất động sản. Vốn điều lệ thực góp của Bình Minh là 54 tỷ đồng. Ông Nguyễn Văn Minh là người đại diện pháp luật của công ty.

Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý III/2022, Đầu tư LDG ghi nhận doanh thu đạt gần 7 tỷ đồng, giảm 94,5% so với cùng kỳ đến từ việc bán hàng hoá bất động sản. Cùng với đó, lợi nhuận sau thuế đạt 5,6 tỷ đồng, giảm gần 84% so với cùng kỳ.

Trong kỳ, Đầu tư LDG kinh doanh dưới giá vốn dẫn tới lợi nhuận gộp âm 0,18 tỷ đồng, giảm 68 tỷ đồng so với cùng kỳ. Ngoài ra, doanh thu tài chính ghi nhận 71,44 tỷ đồng, tăng gần 70 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí tài chính tăng 257%, tương ứng tăng thêm hơn 25 tỷ đồng lên 34,7 tỷ đồng.

Cùng với đó, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 78%, tương ứng tăng thêm 12,84 tỷ đồng lên 29,31 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Như vậy, công ty thoát lỗ chủ yếu ghi nhận doanh thu tài chính tăng đột biến. Theo đầu tư LDG, doanh thu tài chính chủ yếu ghi nhận 70,5 tỷ đồng lãi hợp tác đầu tư và phạt chậm thanh toán so với cùng kỳ không ghi nhận.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, Đầu tư LDG ghi nhận doanh thu đạt 146,35 tỷ đồng, giảm gần 42% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 19,79 tỷ đồng, giảm 54,8% so với cùng kỳ năm trước.

Được biết, trong năm 2022, Đầu tư LDG đặt kế hoạch tổng doanh thu 2.337 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 310 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm, công ty mới hoàn thành 6,2% kế hoạch doanh thu và 6,4% kế hoạch lợi nhuận năm.

1 Likes

Ba cha con chủ tịch Nam Long ‘hứa mua’ 4,4 triệu cổ phiếu NLG, nhưng thực tế không mua

Dù đăng ký mua tổng cộng tới 4,9 triệu cổ phiếu NLG, nhưng chủ tịch Công ty cổ phần đầu tư Nam Long và các bên liên quan lại không mua bất kỳ cổ phiếu nào.

Ba cha con chủ tịch Nam Long hứa mua 4,4 triệu cổ phiếu NLG, nhưng thực tế không mua - Ảnh 1.

Đối với nhiều nhà đầu tư, việc lãnh đạo của doanh nghiệp niêm yết mua cổ phiếu sẽ giúp tăng niềm tin - Ảnh: BÔNG MAI

Ngày 20-12, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa công bố thông tin liên quan hoạt động giao dịch cổ phiếu của lãnh đạo Công ty cổ phần đầu tư Nam Long (mã chứng khoán NLG) và các thành viên liên quan.

Theo đó, ông Nguyễn Xuân Quang - chủ tịch hội đồng quản trị - đã đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu NLG, trong thời gian từ ngày 18-11 đến 17-12. Tuy nhiên, kết quả là ông Quang không mua bất kỳ cổ phiếu nào.

Song song đó, cả hai con trai của chủ tịch này (ông Nguyễn Hiệp và ông Nguyễn Nam) đều đăng ký mua vào mỗi người 1,7 triệu cổ phiếu. Nhưng cuối cùng số lượng cổ phiếu NLG đã khớp mua là bằng 0.

Một pháp nhân khác liên quan đến ông Quang là Công ty TNHH đầu tư Tân Hiệp dù đăng ký mua 500.000 cổ phiếu NLG trong thời gian trên nhưng cũng không mua.

Như vậy, mặc dù đăng ký mua tổng cộng tới 4,9 triệu cổ phiếu NLG, nhưng nhóm này không mua bất kỳ cổ phiếu nào. Lý do đưa ra cho việc không hoàn tất giao dịch là “thị trường biến động mạnh ngoài dự kiến”.

Trước đó, thông tin về việc ông Quang và các bên liên quan đăng ký mua cổ phiếu được HoSE đăng tải vào chiều 14-11. Hôm sau mã này giảm sàn xuống giá 17.650 đồng, tuy nhiên phiên này cả thị trường chung đều “đỏ lửa”, chỉ số VN-Index giảm gần 30 điểm và “dọa” thủng mốc 900 điểm.

Sau đó mã này tăng trần bốn phiên liền, rồi tiếp tục tăng nhiều phiên, khép phiên 16-12 (thứ sáu, phiên cuối cùng của tuần) với giá 30.500 đồng/cổ phiếu.

Tính riêng thời gian ông Quang và các bên liên quan dự kiến mua vào, giá cổ phiếu NLG tăng hơn 50%. Nếu mua, tổng số cổ phiếu trên có giá dao động từ 130 - 150 tỉ đồng.

Ở một diễn biến khác, hôm nay bà Phạm Thị Tố Sương (vợ ông Atkinson Kenneth Michael - thành viên hội đồng quản trị Nam Long) cũng công bố thông tin về việc đã mua 9.500 cổ phiếu NLG trong khoảng thời gian từ 15 đến 22-11, ít hơn 500 cổ phiếu so với số lượng đăng ký.

Dựa theo thị giá trung bình, ước tính bà Sương đã chi ra khoảng 194 triệu đồng để gom số cổ phiếu trên.

Trên thị trường chứng khoán, khép phiên giao dịch hôm nay, mã NLG ở mức 30.700 đồng/cổ phiếu.

Sụt giảm doanh thu và lợi nhuận

Vào giữa tháng 12 này, phía chứng khoán KIS chia sẻ đã tham dự cuộc họp gặp gỡ nhà đầu tư và chuyên gia phân tích của Công ty cổ phần đầu tư Nam Long.

Theo đó, công ty chứng khoán cho biết tỉ lệ nợ ròng trên vốn chủ sở hữu của Nam Long vào quý 3-2022 ở mức 5%. Trong đó có 2.610 tỉ đồng nợ trái phiếu (450 tỉ đồng trái phiếu sẽ đáo hạn trong năm tới). Các trái chủ gồm Công ty cổ phần chứng khoán Kỹ thương (TCBS, 37%), Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC, 20%) và các công ty bảo hiểm (18%).

Nam Long đang đối mặt với rủi ro lãi suất khi 60% tổng nợ, tương đương hơn 4.530 tỉ đồng đang áp dụng lãi suất thả nổi.

Dù vậy, doanh nghiệp vẫn có mức xếp hạng tín dụng cao và được Ngân hàng Standard Charterd Việt Nam cấp hạn mức tín dụng 530 tỉ đồng để trả chi phí xây dựng cho dự án Izumi City với lãi suất cho vay khoảng 10,2%/năm và kỳ hạn 3,5 năm.

Bên cạnh đó, trong tháng 12 này doanh nghiệp cũng sẽ được nhận thêm 500 tỉ đồng từ trái phiếu phát hành riêng lẻ cho IFC và thu nhập đến từ thoái vốn khoảng 471 tỉ đồng .

Dự báo, cả năm nay Nam Long đạt 6.000 tỉ đồng doanh thu và 905 tỉ đồng lợi nhuận ròng, giảm lần lượt 16% và 25% so với kế hoạch đã được thông qua tại đại hội đồng cổ đông thường niên.

Thị giá DXG hồi hơn 70% từ đáy, nhóm quỹ Dragon Capital mua ròng 14 triệu cổ phiếu Đất Xanh chỉ trong 7 phiên

Nhóm quỹ ngoại đã nâng tỷ lệ sở hữu tại Đất Xanh lên mức 19,04% vốn, tương ứng hơn 116 triệu cổ phiếu DXG.

Thị giá DXG hồi hơn 70% từ đáy, nhóm quỹ Dragon Capital mua ròng 14 triệu cổ phiếu Đất Xanh chỉ trong 7 phiên

Nhóm quỹ do Dragon Capital quản lý vừa thông báo đã hoàn tất mua vào hơn 829 nghìn cổ phiếu DXG của CTCP Tập đoàn Đất Xanh trong ngày 16/12. Sau giao dịch, nhóm quỹ ngoại đã nâng tỷ lệ sở hữu tại Đất Xanh lên mức 19,04% vốn, tương ứng hơn 116 triệu cổ phiếu DXG.

Động thái mua gom của nhóm Dragon Capital diễn ra trong bối cảnh thị giá DXG đang đi ngang sau chuỗi hồi phục mạnh từ đáy giữa tháng 11, tăng 77% sau hơn nửa tháng. Tuy nhiên so với đỉnh hồi cuối tháng 3 năm nay thì thị giá cổ phiếu bất động sản này vẫn mất tới gần 68% giá trị. Tạm tính theo thị giá kết phiên, nhóm quỹ ngoại đã chi khoảng 13 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch trên.

Trước đó, trong hai phiên 8/12 và 13/12, Dragon Capital cũng báo cáo mua vào lần lượt là 1,9 triệu và 3 triệu cổ phiếu DXG. Trước giao dịch phiên 8/12, Dragon Capital nắm hơn 105 triệu cổ phiếu DXG. Như vậy trong 7 phiên giao dịch từ 8/12 đến hết 16/12, Dragon Capital đã gom ròng hơn 14 triệu cổ DXG trong bối cảnh thị giá mã bất động sản DXG đang trong quãng phục hồi mạnh từ đáy.

Chuyên gia của Dragon Capital từng chia sẻ, với lượng tiền mặt cao, quỹ có thể nắm bắt cơ hội tốt khi thị trường bước vào chu kỳ tăng mới. Khi thị trường có đủ 5 tiêu chí (1) lãi suất ngừng tăng (2) tỷ giá có dấu hiệu ổn định (3) thanh khoản không tệ đi (4) chính phủ bàn về giải pháp hỗ trợ những tổ chức có nguy cơ phá sản (5) kỷ vọng lợi nhuận yếu đi để xác lập vùng đáy, Dragon Capital sẽ giải ngân rất quyết liệt.

Trong báo cáo mới nhất, Dragon Capital cũng tỏ ra khá lạc quan về tình hình thị trường hiện tại. “Có khả năng đỉnh điểm của sự bi quan đã qua khi Chính phủ sẽ đưa ra các giải pháp để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, áp lực bán giải chấp giảm mạnh, và Trung Quốc sắp mở cửa trở lại” – quỹ ngoại nhận định.

Mặt khác, Dragon Capital cũng cho rằng tâm lý chung vẫn tương đối thận trọng khi thị trường bất động sản vẫn gặp khó khăn và rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu gia tăng. Các chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam cho thấy tăng trưởng bắt đầu chậm lại, phần lớn đến từ hoạt động xuất khẩu. Lãi suất chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, ngay cả khi áp lực tăng giá của đồng USD có những dấu hiệu lắng xuống.

Dragon Capital đã điều chỉnh giảm dự phóng lợi nhuận cho năm 2023 tuy nhiên vẫn nhấn mạnh cơ hội để lựa chọn cổ phiếu của doanh nghiệp vượt qua suy thoái.

https://markettimes.vn/thi-gia-dxg-hoi-hon-70-tu-day-nhom-quy-dragon-capital-mua-rong-14-trieu-co-phieu-dat-xanh-chi-trong-7-phien-11969.html

PDR trôi về đáy sau nhịp hồi ngắn ngủi, Chủ tịch Phát Đạt lại bị bán giải chấp thêm hàng triệu cổ phiếu

Trước đó, chỉ trong 5 phiên tăng trần liên tiếp từ 29/11 đến phiên 5/12, ông Đạt đã nhiều lần bị CTCK bán giải chấp với tổng khối lượng hơn 30 triệu đơn vị.

PDR trôi về đáy sau nhịp hồi ngắn ngủi, Chủ tịch Phát Đạt lại bị bán giải chấp thêm hàng triệu cổ phiếu

Ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã PDR) vừa thông báo đã bị công ty chứng khoán bán giải chấp 3,5 triệu cổ phiếu PDR. Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh vào ngày 21/12 vừa qua. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của ông Đạt giảm từ 43,48% xuống còn 42,95%.

Trước đó, trong giai đoạn cổ phiếu PDR được giải cứu và tăng trần 5 phiên liên tiếp từ 29/11 đến phiên 5/12, ông Đạt đã nhiều lần bị CTCK bán giải chấp với tổng khối lượng hơn 30 triệu đơn vị. Sau một thời gian “sóng yên biển lặng”, áp lực bán giải chấp từ các CTCK lại đè nặng lên vai Chủ tịch Phát Đạt.

Động thái diễn ra sau khi cổ phiếu PDR lại miệt mài dò đáy sau nhịp hồi phục ngắn ngủi. Cổ phiếu này giảm sàn phiên thứ 2 liên tiếp và đóng cửa ngày 21/12 tại mức 12.000 đồng/cổ phiếu, thấp nhất trong gần 3 năm trở lại đây. So với thời điểm trước khi bắt đầu lao dốc vào đầu tháng 11, thị giá PDR đã “bốc hơi” 72,5%. Vốn hóa thị trường theo đó bị thổi bay gần 21.300 tỷ đồng trong chưa đầy 2 tháng, chỉ còn khoảng hơn 8.000 tỷ đồng.

Trái ngược với việc Chủ tịch liên tục bị bán giải chấp, thành viên HĐQT Phát là ông Đoàn Viết Đại Từ đã đăng ký mua 850.000 cổ phiếu PDR nhằm mục đích đầu tư. Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận trong khoảng thời gian từ ngày 12/12/2022 đến 12/01/2023.

Trước đó, ông Bùi Quang Anh Vũ, Tổng Giám đốc Phát Đạt cũng đã đăng ký mua vào 20 triệu cổ phiếu PDR. Nếu mua hết số cổ phần đã đăng ký, ông Vũ sẽ nâng sở hữu tại công ty này lên 3,45% cổ phần, tương đương 23,21 triệu đơn vị. Giao dịch được thực hiện từ ngày 24/11 đến ngày 23/12 bằng phương pháp khớp lệnh hoặc thỏa thuận.

Trong một diễn biến khác, Phát Đạt đã tất toán tổng cộng hơn 1.300 tỷ các khoản vay và mua lại trái phiếu trước hạn chỉ trong vòng hơn 1 tháng. Tháng 12, công ty đã hoàn tất việc tất toán khoản vay trị giá 746,1 tỷ đồng cho VietinBank và mua lại 188,7 tỷ đồng mệnh giá của lô trái phiếu phát hành Lần 7 2021 (PDRH2123007).

Trước đó, trong tháng 11, Phát Đạt tất toán lô trái phiếu phát hành Lần 9 2021 (PDRH2123009), có tổng mệnh giá phát hành là 150 tỷ đồng. Đây là lô trái phiếu phát hành ngày 16/12/2021 và có kỳ hạn là 2 năm. Phát Đạt cũng đã tất toán hai khoản vay có giá trị tổng cộng 220 tỷ đồng cho tập đoàn tài chính Mirae Asset (Hàn Quốc) vào ngày 25/10/2022 và 20/11/2022.

Ngoài ra, Phát Đạt cũng có nhiều động thái bổ sung tài sản đảm bảo, chuyển nhượng công ty con để xoay dòng tiền. Mới nhất, vào ngày 2/12, công ty đã hoàn tất việc chuyển nhượng 28,4 triệu cổ phiếu với tổng giá trị theo mệnh giá gần 285 tỷ đồng, tương đương gần 89% vốn điều lệ của CTCP Địa ốc Hòa Bình - chủ đầu tư dự án Khu nhà ở cao tầng kết hợp trung tâm thương mại và văn phòng tại số 197 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, TP. HCM (còn gọi là Khu phức hợp Hòa Bình - Thanh Yến).

Theo thông tin từ Phát Đạt, hiện doanh nghiệp này đang tái cơ cấu danh mục đầu tư, công ty đang tập trung triển khai các dự án tiềm năng trong năm 2023. Cụ thể, Phát Đạt có kế hoạch triển khai ra thị trường hơn 12.000 sản phẩm đến từ các dự án tại Bình Định, Bình Dương vào cuối quý 1/2023 và Bà Rịa Vũng Tàu vào cuối quý 2/2023…

https://markettimes.vn/pdr-troi-ve-day-sau-nhip-hoi-ngan-ngui-chu-tich-phat-dat-lai-bi-ban-giai-chap-them-hang-trieu-co-phieu-12065.html

Chủ tịch Đỗ Quý Hải đăng ký bán 10 triệu cổ phiếu HPX, em trai đăng ký mua cùng khối lượng

(VNF) - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, HoSE: HPX), ông Đỗ Quý Hải vừa đăng ký bán 10 triệu cổ phiếu HPX, tương ứng 3,29% số lượng cổ phiếu HPX đang lưu hành.

Chủ tịch Đỗ Quý Hải đăng ký bán 10 triệu cổ phiếu HPX, em trai đăng ký mua cùng khối lượng

Chủ tịch Hải Phát Invest muốn bán 10 triệu cổ phiếu HPX.

Mục đích giao dịch ông Hải đưa ra là cơ cấu danh mục đầu tư, thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 27/12/2022 đến ngày 24/1/2023, phương thức là khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận.

Nếu bán hết số cổ phiếu đăng ký, số lượng cổ phiếu HPX ông Hải sở hữu sẽ giảm từ gần 69,6 triệu đơn vị còn gần 59,6 triệu đơn vị, tương ứng tỷ lệ sở hữu của ông Hải tại Hải Phát cũng giảm từ 22,89% còn 19,6% vốn điều lệ công ty.

Ở chiều ngược lại, cùng ngày đăng ký giao dịch với ông Hải, ông Đỗ Quý Đường - em trai ông Hải đã đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu, bằng đúng số cổ phiếu ông Hải đăng ký bán. Phương thức giao dịch cũng là khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận, thời gian giao dịch dự kiến cũng từ ngày 27/12/2022 đến ngày 24/1/2023.

Mục đích giao dịch của ông Đường cũng tương tự ông Hải là để cơ cấu danh mục đầu tư. Nếu hoàn tất, số lượng cổ phiếu HPX của ông Đường sẽ tăng từ 523.694 đơn vị lên hơn 10,5 triệu đơn vị, tương đương tỷ lệ sở hữu công ty sẽ tăng từ 0,17% lên 3,46% vốn điều lệ.

Hiện, cổ phiếu HPX đang giao dịch trên thị trường chứng khoán với giá khoảng 5.000 đồng/cp. Như vậy, lô cổ phiếu mà ông Hải và ông Đường muốn mua/bán đang có giá thị trường khoảng 50 tỷ đồng.

Liên quan đến cổ phiếu HPX, trước đó, trong hai ngày 8 và 9/12, ông Đỗ Quý Hải tiếp tục bị bán giải chấp 4,15 triệu cổ phiếu để giảm sở hữu về 22,88% vốn điều lệ.

Ngoài ra, trong ngày 9/12, bà Trần Thị Thanh Bình, em gái thành viên HĐQT độc lập của Hải Phát Invest cũng bán toàn bộ số cổ phiếu HPX sở hữu.

Nếu tính từ ngày 28/11 đến ngày 9/12, gia đình ông Đỗ Quý Hải bị bán giải chấp hơn 66,2 triệu cổ phiếu HPX, tương đương 21,8% vốn điều lệ tại Hải Phát Invest.

Trước đó, ngày 30/11, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital bán ra toàn bộ 36.213.187 cổ phiếu HPX để giảm sở hữu tại Hải Phát Invest từ 11,91% vốn điều lệ về 0% vốn điều lệ. Trong đó, Vietnam Enterprise Investments Limited bán toàn bộ 26.545.716 cổ phiếu; Amersham Industries Limited bán toàn bộ 7.883.486 cổ phiếu; và Wareham Group Limited bán toàn bộ 1.783.985 cổ phiếu. Sau giao dịch thoái toàn bộ, nhóm Dragon Capital không còn là cổ đông lớn tại Đầu tư Hải Phát.

Về tình hình kinh doanh, quý III/2022, Hải Phát Invest ghi nhận doanh thu thuần tăng 2,8 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt 726 tỷ đồng; lợi nhuận gộp tăng 3,5 lần, đạt 247 tỷ đồng.

Trong quý, doanh thu tài chính giảm 50% còn 5,3 tỷ đồng; trong khi đó, chi phí tài chính tăng vọt 9 lần lên 99 tỷ đồng (chi phí lãi vay là 95 tỷ đồng). Tuy nhiên, các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều ở mức thấp và được tiết giảm.

Nhờ vậy, Hải Phát Invest ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng mạnh gần 3 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt 130 tỷ đồng.

Luỹ kế 9 tháng, Hải Phát Invest ghi nhận doanh thu thuần tăng 30% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.308 tỷ đồng; lợi nhuận gộp tăng 51%, đạt 526 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp được cải thiện từ 34,7% lên 40,2%.

Trong 9 tháng, doanh thu hoạt động tài chính giảm mạnh 86%, còn 16 tỷ đồng; trong khi đó chi phí tài chính lại tăng mạnh 2,6 lần lên 296 tỷ đồng (chi phí lãi vay là 283 tỷ đồng). Dù Hải Phát Invest đã tiết giảm các loại chi phí khác (chi phí bán hàng và chi phí quản lý giảm 31%, còn 67 tỷ đồng) nhưng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh vẫn giảm 30%, còn 179 tỷ đồng.

Khép lại 9 tháng, lợi nhuận trước thuế của Hải Phát Invest giảm 29%, đạt 185 tỷ đồng. Khấu trừ thuế, công ty có 123 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 36%.

Về tài sản, tại ngày 30/9/2022, tổng tài sản của Hải Phát Invest tăng nhẹ 7% so với đầu năm, đạt 10.286 tỷ đồng. Trong cơ cấu tổng tài sản, tiền và tương đương tiền sụt giảm đến 89%, còn 68 tỷ đồng. Đáng chú ý là các khoản phải thu tăng mạnh 54% so với đầu năm, đạt 3.741 tỷ đồng; hàng tồn kho đạt 3.807 tỷ đồng, không có nhiều biến động.

Nguồn bài viết: Chủ tịch Đỗ Quý Hải đăng ký bán 10 triệu cổ phiếu HPX, em trai đăng ký mua cùng khối lượng

PGS.TS.Trần Đình Thiên: “Thị trường bất động sản cần phải điều chỉnh, trò chơi đầu cơ đừng say mê quá”

Sự điều chỉnh của thị trường địa ốc hiện tại là cần thiết. Bước sang năm 2023, bất động sản còn nhiều triển vọng tăng trưởng. Đó là nhận định chung của giới chuyên gia về kịch bản 2023 của thị trường bất động sản.

Tháo gỡ khó khăn cho thị trường địa ốc

Tại diễn đàn "Dự báo thị trường bất động sản 2023” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VnREA) tổ chức, ông Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam chia sẻ, mặc dù thị trường bất động sản nội tại vẫn rất ổn định bởi tốc độ phát triển đô thị, đầu tư hạ tầng lớn mạnh, nhưng lại đang có dấu hiệu chững lại, lực hấp thụ yếu trong khi lực cầu vẫn rất mạnh, đó là một nghịch lí cần phải được xem xét.

Cũng theo ông Đính, thời gian vừa qua, Chính phủ đã có hàng loạt chỉ đạo quyết liệt và kịp thời. Điều này tạo ra những thay đổi căn bản để phục hồi và phát triển thị trường bất động sản Việt Nam.

PGS.TS.Trần Đình Thiên: “Thị trường bất động sản cần phải điều chỉnh, trò chơi đầu cơ đừng say mê quá” - Ảnh 1.

Toàn cảnh toạ đàm.

Cụ thể, vị lãnh đạo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, các bộ, ngành chủ động làm việc và cùng với các địa phương, doanh nghiệp trong việc rà soát khó khăn, vướng mắc để triển khai thực hiện các dự án bất động sản.

Bên cạnh đó, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương để giải quyết, tháo gỡ ngay các nội dung thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp; đề xuất giải pháp cụ thể vượt thẩm quyền, nhất là các giải pháp cần thiết, cấp bách để tháo gỡ khó khăn kịp thời, vượt qua thách thức, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Thứ hai, các bộ ngành rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật theo thẩm quyền còn chồng chéo, bất cập gây cản trở trong triển khai thực hiện dự án bất động sản thuộc lĩnh vực xây dựng, quy hoạch, phát triển đô thị, nhà ở, kinh doanh bất động sản; sớm ban hành các văn bản về quy trình, trình tự, thủ tục triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, nhà ở xã hội và khu đô thị.

Thứ ba, nguồn vốn cho thị trường bất động sản sẽ được cung ứng đầy đủ theo mục tiêu, linh hoạt và nhịp nhàng hơn. Đặc biệt, yêu cầu về việc giải ngân nhanh chóng, đúng trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng đối với các doanh nghiệp, dự án bất động sản đủ điều kiện theo đúng quy định của pháp luật sẽ được đặt lên hàng đầu.

Cũng theo ông Đính, ngay sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, qua nắm bắt thông tin từ các doanh nghiệp hội viên Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, tâm lý của doanh nghiệp và thị trường đang dần được phục hồi và vững tâm hơn để vượt qua thách thức.

Các doanh nghiệp bất động sản các doanh nghiệp có liên quan đang tích cực, chủ động cơ cấu lại các phân khúc khách hàng, các sản phẩm, giá cả, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán… phù hợp, khả thi, thuận lợi cho khách hàng, người dân, nhất là những đối tượng có nhu cầu thực sự và có tính khả thi.

“Chúng tôi đánh giá động thái của Thủ tướng, của các bộ ngành hết sức quan trọng, chắc chắn sẽ giúp cho thị trường khởi sắc trở lại, sẽ không bùng nổ như trước nhưng sẽ có tính ổn định cho sự phát triển”, ông Đính nhấn mạnh.

Thị tường sẽ khởi sắc trong năm 2023

Dự báo về thị trường địa ốc trong năm 2023, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đưa ra góc nhìn đầy tích cực về bức tranh bất động sản năm tới.

Theo ông Phòng, động thái tháo gỡ khó khăn của Chính phủ, cam kết của ngân hàng về hạ lãi suất… sẽ góp phần “phá băng” thị trường bất động sản, giúp bất động sản thanh khoản trở lại, gỡ khó cho doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đồng thời hạn chế rủi ro cho nền kinh tế, giúp người lao động có cơ hội tiếp cận nhà ở xã hội dễ dàng hơn trong thời gian tới.

Trong khi đó, TS. Nguyễn Văn Đính đưa ra phân tích cụ thể về diễn biến bất động sản 2023. Cụ thể, trong quý I/2023, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ thoát khỏi tình trạng suy thoái, nhưng vẫn còn trầm lắng, do trùng vào thời điểm Tết Nguyên đán 2023. Nguồn cung thị trường vẫn hạn chế do quá trình chuẩn bị và triển khai các thủ tục pháp lý dự án cần thêm thời gian.

Bước sang quý II, quý III/2023, thị trường bất động sản sẽ dần phục hồi, phát triển lành mạnh hơn, minh bạch hơn và chuẩn mực hơn nhờ những bước tiến về môi trường pháp lý; triển vọng tăng trưởng kinh tế khả quan cùng với đà tăng trưởng của các hoạt động thương mại, đầu tư, tiêu dùng; cùng với việc các vướng mắc trên dần được tháo gỡ.

Cũng trong khuôn khổ của toạ đàm, PGS.TS. Trần Đình Thiên, chuyên gia Kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh: “Chúng ta vẫn còn khó khăn nhưng triển vọng là có”.

Cơ sở mà ông Thiên đưa ra nhận định này đó là nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ổn định và giữ ngôi vị cao trong khối ASEAN. Với bệ đỡ này, bất động sản sẽ có diễn biến theo chiều hướng tích cực và sang năm 2023, có nhiều phân khúc sẽ sáng lên.

Tuy nhiên, ông Thiên cũng nhấn mạnh: “Thị trường bất động sản cần phải điều chỉnh, đó là trò chơi đầu cơ đừng say mê quá. Vị chuyên gia này nhấn mạnh, đầu cơ không xấu nhưng nếu quá đà thì sẽ tác động tiêu cực đến thị trường địa ốc. Một nền kinh tế cần phải chuyển đổi từ đầu cơ sang đầu tư. Đồng thời, thị trường cũng phải tránh sử dụng đòn bẩy tài chính quá đà. Khi đó, bất động sản mới có tương lai, có độ vững chắc dài hạn tốt hơn”.

IDJ rút hồ sơ chào bán hơn 173 triệu cp cho cổ đông, tỷ lệ 1:1

CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam (HNX: IDJ) mới đây công bố Nghị quyết HĐQT về việc rút hồ sơ chào bán cổ phiếu ra công chúng.

IDJ cho biết Công ty quyết định rút hồ sơ chào bán cổ phiếu ra công chúng đã được duyệt ngày 19/09/2022 do diễn biến thị trường chứng khoán không thuận lợi, ảnh hưởng đến việc phát hành và lợi ích của cổ đông. HĐQT IDJ sẽ xem xét thời điểm phù hợp để triển khai phát hành cổ phiếu trong thời gian tiếp theo.

Trước đó, IDJ thông qua chào bán gần 173.5 triệu cp cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1, cổ đông sở hữu 1 cp sẽ có quyền mua 1 cp mới. Thời gian dự kiến thực hiện từ cuối năm 2022 đến 2023. Giá bán là 10,000 đồng/cp.

Tổng số tiền dự kiến thu về gần 1,735 tỷ đồng, Công ty sẽ rót 1,100 tỷ đồng vào dự án Diamond Park Lạng Sơn giai đoạn 2; dùng 500 tỷ đồng vào dự án Apec Mandala Grand Phú Yên và đầu tư gần 135 tỷ đồng cho dự án Nam Hồng - Hồng Phong giai đoạn 2023-2025.

Phương án sử dụng vốn cụ thể

Nguồn: IDJ

Nếu phương án trên thành công, vốn điều lệ của IDJ sẽ tăng gấp đôi, từ mức 1,735 tỷ đồng lên 3,470 tỷ đồng.

Đây là lần thứ ba kể từ khi niêm yết cổ phiếu trên HNX, IDJ chào bán cho cổ đông với tỷ lệ 1:1. Lần đầu tiên là vào cuối năm 2020. Lần gần đây nhất là đầu năm nay, IDJ chào bán hơn 73.5 triệu cp cho cổ đông hiện hữu với giá 10,000 đồng/cp theo tỷ lệ 1:1 để tăng vốn từ 735 tỷ đồng lên hơn 1,470 tỷ đồng.

Về tình hình kinh doanh, 9 tháng năm 2022, IDJ đạt doanh thu thuần hơn 647 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ, chủ yếu do tăng doanh thu từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản (đạt 462 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ).

Tuy nhiên, do chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý đều tăng mạnh khiến lãi sau thuế 9 tháng giảm 9%, còn gần 127 tỷ đồng, qua đó Công ty chỉ mới thực hiện hơn 29% kế hoạch lợi nhuận năm (434 tỷ đồng).

Doanh thu - Lợi nhuận những năm gần đây của IDJ

Phiên sáng 26/12, giá cổ phiếu IDJ ở mức 8,000 đồng/cp, gấp đôi so với vùng đáy 4,000 đồng/cp giữa tháng 11, song giảm hơn 71% so với đầu năm.

Giá cổ phiếu IDJ từ đầu năm 2022 đến nay

https://fili.vn/2022/12/idj-rut-ho-so-chao-ban-hon-173-trieu-cp-cho-co-dong-ty-le-11-737-1026183.htm

Dragon Capital liên tiếp tăng sở hữu tại Nam Long

Dragon Capital vừa thông báo mua vào 1 triệu cổ phiếu NLG của Nam Long trong giao dịch tại ngày 22/12, ước chi khoảng 30,5 tỷ đồng. Như vậy, từ đầu tháng đến nay, quỹ ngoại này đã rót tiền mua tổng cộng hơn 12 triệu cổ phiếu của Nam Long

Nhóm quỹ ngoại Dragon Capital vừa mua vào 1 triệu cổ phiếu NLG của CTCP Đầu tư Nam Long trong giao dịch ngày 22/12, thông qua quỹ thành viên CTBC Vietnam Equity Fund (mua vào 300.000 đơn vị), quỹ Hanoi Investments Holdings Limited (mua vào 50.000 đơn vị) và quỹ Norges Bank (mua vào 650.000 đơn vị).

Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của Dragon Capital tại Nam Long tăng từ 7,84% vốn điều lệ (tương đương 30 triệu đơn vị) lên 8% vốn điều lệ (tương đương 31 triệu đơn vị).

Tạm tính theo giá kết phiên ngày 22/12 của cổ phiếu NLG là 30.500 đồng/cp, ước tính, nhóm quỹ trên đã chi khoảng 30,5 tỷ đồng cho thương vụ trên.

Từ đầu tháng đến nay, Dragon Capital đã liên tiếp mua tổng cộng hơn 12 triệu cổ phiếu NLG, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu từ hơn 4,9% (tại ngày 2/12) lên 8% vốn điều lệ như đã đề cập và trở thành cổ đông lớn của Nam Long kể từ ngày 6/12.

Trước đó, tại ngày 24/11, Dragon Capital từng thông báo không còn là cổ đông lớn của Nam Long sau thương vụ bán gần 2,4 triệu cổ phiếu NLG vào ngày 22/11, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu từ gần 5,6% còn 4,96% vốn điều lệ.

Tạm tính theo giá kết phiên mã NLG tại ngày 22/11 là 23.050 đồng/cp, ước tính nhóm quỹ đã thu được khoảng gần 55 tỷ đồng từ thương vụ này.

Nói thêm về tình hình giao dịch cổ phiếu NLG, ngày 20/12, gia đình Chủ tịch HĐQT Nam Long ông Nguyễn Xuân Quang và đơn vị liên quan đã công bố mua không thành công tổng cộng 4,9 triệu cổ phiếu NLG như đã đăng ký với lý do thị trường biến động mạnh ngoài dự kiến.

Về hoạt động của công ty, tại sự kiện NLG Day, nói về tình hình tài chính Nam Long, Tổng giám đốc Trần Xuân Ngọc cho biết, trong tháng 12, công ty sẽ nhận giải ngân 500 tỷ đồng từ IFC, hoàn tất khoản vay 1.000 tỷ đồng với kỳ hạn 7 năm, lãi suất cố định.

Cùng với đó, Nam Long cũng huy động được 941 tỷ đồng từ bán 50% cổ phần dự án Paragon Đại Phước (Đồng Nai) và ký kết hạn mức vay xây dựng 530 tỷ đồng từ Standard Chartered Việt Nam để phát triển dự án Izumi City (Đồng Nai), lãi suất 10,2%/năm, kỳ hạn 3,5 năm.

Như vậy, trong giai đoạn cuối năm, Nam Long sẽ huy động được tổng cộng 1.973 tỷ đồng để đảm bảo dòng tiền hoạt động.

Chưa kịp bán ra theo đăng ký, Chủ tịch Đầu tư Hải Phát (HPX) tiếp tục bị bán giải chấp thêm 1,72 triệu cổ phiếu

## Cổ phiếu bốc hơi 88,1% giá trị, Chủ tịch CTCP Đầu tư Hải Phát (mã HPX - sàn HoSE) tiếp tục bị bán giải chấp thêm 1,72 triệu cổ phiếu để giảm sở hữu về 22,32% vốn điều lệ.

Ông Đỗ Quý Hải, Chủ tịch HĐQT tại CTCP Đầu tư Hải Phát.

Cụ thể, ông Đỗ Quý Hải, Chủ tịch HĐQT Đầu tư Hải Phát tiếp tục bị bán giải chấp thêm 1.720.800 cổ phiếu HPX để giảm sở hữu từ 22,89% về còn 22,32% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 23/12.


Gia đình Chủ tịch Đỗ Quý Hải đồng loạt bị bán giải chấp

Nếu tính từ ngày 28/11 đến ngày 23/12, gia đình ông Đỗ Quý Hải bị bán giải chấp khoảng 67.927.828 cổ phiếu HPX, tương đương 22,3% vốn điều lệ tại Đầu tư Hải Phát.

Trước đó, ngày 30/11, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital bán ra toàn bộ 36.213.187 cổ phiếu HPX để giảm sở hữu từ 11,91% vốn điều lệ về 0% vốn điều lệ. Trong đó, Vietnam Enterprise Investments Limited bán toàn bộ 26.545.716 cổ phiếu; Amersham Industries Limited bán toàn bộ 7.883.486 cổ phiếu; và Wareham Group Limited bán toàn bộ 1.783.985 cổ phiếu.

Sau giao dịch thoái toàn bộ, nhóm Dragon Capital không còn là cổ đông lớn tại Đầu tư Hải Phát.

Nếu tính cả cổ đông lớn và gia đình ông Đỗ Quý Hải, nhóm này đã bán ra 104.141.015 cổ phiếu HPX, tương đương khoảng 34,2% vốn điều lệ.

Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Lệ Dung, mẹ ông Phạm Minh Tuấn, Phó Chủ tịch HĐQT đăng ký bán toàn bộ 1.216.677 cổ phiếu HPX để giảm sở hữu từ 0,4% về còn 0% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ 8/12/2022 đến 6/1/2023.

Ở một diễn biến khác, từ ngày 27/12/2022 đến ngày 24/1/2023, ông Đỗ Quý Hải đăng ký bán 10 triệu cổ phiếu và đồng thời em trai ông Đỗ Quý Hải là ông Đỗ Quý Đường đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu HPX để nâng sở hữu từ 0,17% lên 3,46% vốn điều lệ.

Như vậy, chưa kịp bán ra, ông Đỗ Quý Hải tiếp tục bị bán giải chấp cổ phiếu HPX.

Được biết, từ ngày 4/11 đến ngày 26/12, cổ phiếu HPX giảm gần 81,4% từ 25.600 đồng về 4.750 đồng/cổ phiếu và nếu nhìn rộng ra từ ngày 26/11/2021 tới nay, cổ phiếu HPX đã giảm 88,1% từ 40.000 đồng/cổ phiếu.

Đầu tư Hải Phát đang có dư nợ trái phiếu dài hạn lên tới 2.650,04 tỷ đồng

Tính tới 30/9/2022, Đầu tư Hải Phát đang có tổng dư nợ ngắn hạn và dài hạn là 4.754,7 tỷ đồng, chiếm 46,2% tổng nguồn vốn và bằng 1,31 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, 1.518,6 tỷ đồng là nợ ngắn hạn và 3.236,1 tỷ đồng là nợ vay dài hạn.

Theo thuyết minh của Báo cáo tài chính quý III/2022, Đầu tư Hải Phát đang có tổng dư nợ 2.650,04 tỷ đồng dài hạn liên quan tới 8 lô trái phiếu.

Cụ thể, lô trị giá 449,82 tỷ đồng được tư vấn bởi Chứng khoán Navibank; lô 349,79 tỷ đồng được tư vấn bởi Navibank; lô 300 tỷ đồng được tư vấn bởi Chứng khoán Smart Invest; lô 255,47 tỷ đồng được tư vấn bởi Chứng khoán MB; lô 496,45 tỷ đồng được tư vấn bởi Chứng khoán Smart Invest; lô 298,73 tỷ đồng được tư vấn bởi Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam; lô 249,78 tỷ đồng được tư vấn bởi Chứng khoán Dầu khí; và lô 250 tỷ đồng được tư vấn bởi Chứng khoán Bảo Việt.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 26/12, cổ phiếu HPX giảm sàn 350 đồng về 4.750 đồng/cổ phiếu.

KOS: Thương vụ dự thu 377 tỷ đồng của Chủ tịch KOSY những ngày giáp Tết

Chủ tịch KOSY Nguyễn Việt Cường sẽ giảm tỉ lệ sở hữu tại KOSY còn 41,22% vốn điều lệ nếu thương vụ bán 10 triệu cổ phiếu KOS diễn ra thành công.

Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần KOSY (HoSE: KOS) vừa đăng ký bán 10 triệu cổ phiếu KOS với mục tiêu giảm tỉ lệ sở hữu tại KOSY.

Nếu giao dịch thành công, Chủ tịch KOSY Nguyễn Việt Cường sẽ giảm sở hữu từ 101,64 triệu cổ phiếu (tương đương 46,95% vốn điều lệ) về 91,64 triệu cổ phiếu (tương đương 41,22% vốn điều lệ) tại Tập đoàn. Giao dịch dự kiến diễn ra từ ngày 29/12/2022 đến ngày 27/1/2023.

Trước nhiều biến động của thị trường chứng khoán, mã KOS vẫn giữ được tính ổn định khi luôn được giao dịch trong vùng giá trên 35.000 đồng/cổ phiếu kể từ đầu năm đến nay. Chốt phiên chiều ngày 26/12, mã KOS đã dừng tại vùng giá 37.700 đồng/cổ phiếu. Tạm tính với mức giá này, dự kiến vị lãnh đạo sẽ thu về 377 tỷ đồng nếu hoàn tất giao dịch.

Ở chiều ngược lại, ông Đỗ Quốc Việt – Phó Tổng Giám đốc KOSY lại đăng ký mua vào 45.000 cổ phiếu, qua đó nâng sở hữu lên 45.000 cổ phiếu, tương đương 0,02% vốn điều lệ doanh nghiệp. Với mức giá chốt phiên ngày 26/12, ông Việt sẽ phải chi gần 1,7 tỷ đồng để hoàn thành giao dịch trên.

Diễn biến thị giá cổ phiếu KOS.

Về kết quả kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2022 công ty đạt doanh thu thuần 299,4 tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ năm 2021, chủ yếu nhờ tăng doanh thu cung cấp dịch vụ và bán hàng hóa. Lợi nhuận sau thuế công ty đạt 2,9 tỷ đồng, tăng 7%.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, KOSY ghi nhận doanh thu thuần 1.016 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế 19,7 tỷ đồng, tăng 30%.

Năm 2022, KOSY đặt ra mục tiêu kinh doanh đầy tham vọng với 220 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Do đó, sau 9 tháng đầu kinh doanh, công ty mới thực hiện được 9% mục tiêu lợi nhuận năm - vẫn còn cách xa so với kế hoạch đặt ra.

Tại thời điểm cuối quý III, tổng tài sản của công ty tăng 10% so với đầu năm, đạt 4.267 tỷ đồng, chủ yếu do tăng 80% khoản tài sản cố định.

Tính đến ngày 26/12, doanh nghiệp ghi nhận tồn kho tăng 23%, đạt 1.607 tỷ đồng, phần lớn do tăng chi phí tại các dự án như Kosy Lào Cai (435 tỷ đồng), Kosy Cầu Gồ (12 tỷ đồng), Kosy Bắc Giang (231 tỷ đồng), Kosy Gia Sàng 11 (431 tỷ đồng), Kosy Hà Nam (193,5 tỷ đồng),…

Sau pha “quay xe” không huỷ niêm yết, một doanh nghiệp bất động sản bất ngờ muốn chào bán cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược với giá gấp đôi thị giá

Đối tượng chào bán là nhà đầu tư chiến lược với giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

![Sau pha “quay xe” không huỷ niêm yết, một doanh nghiệp bất động sản bất ngờ muốn chào bán cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược với giá gấp đôi thị giá]

Trong thông báo mới nhất, CTCP Đầu tư và Xây lắp Constrexim số 8 (mã chứng khoán: CX8) đã công bố Nghị quyết HĐQT về việc triển khai phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ và đối tượng chào bán.

Cụ thể, Constrexim số 8 dự kiến phát hành thêm 1,8 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 81,5% tổng lượng cổ phiếu đang niêm yết. Đối tượng chào bán là nhà đầu tư chiến lược với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý 4/2022 hoặc quý 1/2023 sau khi được UBCKNN chấp thuận. Vốn điều lệ tăng từ hơn 22 tỷ lên 40 tỷ đồng.

Số tiền thu về dự kiến là 18 tỷ đồng sẽ được dùng nâng cao năng lực tài chính và mở rộng các hoạt động kinh doanh.

Công ty cũng đã công bố danh sách nhà đầu tư sẽ mua cổ phần.

Đây là động thái mới nhất của doanh nghiệp bất động sản này sau cú “quay xe” không hủy niêm yết vài tháng trước. Cụ thể, CX8 trong quý 3 đã quyết định xin ý kiến cổ đông thông qua việc huỷ niêm yết tự nguyện mã chứng khoán CX8. Tuy nhiên, đến khi đại hội diễn ra vào cuối tháng 9, cổ đông đã nhất trí không huỷ niêm yết tự nguyện cổ phiếu CX8.

Cổ phiếu CX8 cũng từng gây chú ý với diễn biến tương đối “lạ”. Cụ thể, trong lúc chờ xin ý kiến cổ đông về hủy niêm yết cổ phiếu, thị giá CX8 bất ngờ có chuỗi 10 phiên tăng kịch trần từ 21/9 đến 4/10, dễ dàng tăng gấp 2,5 lần. Tuy nhiên sau khi cổ đông quyết định không hủy niêm yết thì thị giá lại bất ngờ “quay xe” giảm sàn 5 phiên liên tục. Giá cổ phiếu CX8 còn biến động tương đối mạnh khoảng 1-2 tháng sau đó rồi đứng im tại mức tham chiếu 5.100 đồng khoảng 3 tuần gần đây

Tình hình kinh doanh ảm đạm với 3 năm gần nhất lãi không tới 1 tỷ đồng/năm

Tình hình hoạt động kinh doanh của CX8 trong vài năm trở lại đây cũng không mấy khả quan. 14 quý gần đây nhất lợi nhuận của doanh nghiệp này không trên 700 triệu đồng, thậm chí còn quỹ lỗ vài trăm triệu.

Nửa đầu năm 2022, CX8 chỉ lãi hơn 56 triệu đồng sau 6 tháng đầu năm 2022. Ngoài ra, BCTC soát xét bán niên 2022 ghi nhận nợ phải trả của doanh nghiệp đạt 84 tỷ đồng, tăng 60% so với đầu năm và hiện đang gấp gần 3 lần quy mô vốn chủ sở hữu.

https://markettimes.vn/sau-pha-quay-xe-khong-huy-niem-yet-mot-doanh-nghiep-bat-dong-san-bat-ngo-muon-chao-ban-co-phieu-cho-nha-dau-tu-chien-luoc-voi-gia-gap-doi-thi-gia-12596.html

DIC Corp tiến gần tới việc chào bán 100 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu

DIC Corp quyết tâm phát hành thêm cổ phiếu nhằm dồn lực cho dự án Long Tân trong bối cảnh cổ phiếu DIG liên tục giảm sâu kể từ đầu năm. Gia đình chủ tịch tập đoàn này là ông Nguyễn Thiện Tuấn cũng bị bán giải chấp lượng lớn cổ phiếu.

HĐQT Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp - HoSE: DIG) ngày 28/12 vừa công bố thông tin về nghị quyết thông qua hồ sơ đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng.

Bên cạnh đó, DIC Corp cũng thông qua phương án đảm bảo việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường lần 2 năm 2022 để đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa là 49%.

Về phương án phát hành, DIC Corp sẽ chào bán 100 triệu cổ phiếu DIG cho cổ đông hiện hữu với giá 15.000 đồng/CP. Công ty kỳ vọng thu về 1.500 tỷ đồng từ đợt chào bán này. Thời điểm phát hành dự kiến là vào quý 1/2023, sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán. Số cổ phiếu nói trên sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng.

Toàn bộ số tiền thu về sẽ được sử dụng để đầu tư cho dự án Khu đô thị Long Tân. Dự án có diện tích khoảng 331,9 ha, thuộc địa phận xã Long Tân và Phú Trạch, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Trong đó, chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng là 780 tỷ đồng, tiền sử dụng đất là 200 tỷ đồng, chi phí tư vấn là 50 tỷ đồng, chi phí xây lắp là 250 tỷ đồng, lãi trái phiếu là 220 tỷ đồng.

Phương án phát hành này được thông qua tại ĐHĐCĐ bất thường lần 2 hồi tháng 10 vừa qua. Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên 2022 tổ chức hồi tháng 4/2022, cổ đông DIC Corp đã thông qua phương án phát hành thêm 100 triệu cổ phiếu với giá chào bán 30.000 đồng/CP.

HĐQT DIC Corp sau đó thay đổi kế hoạch, dự kiến trình ra cổ đông tại ĐHĐCĐ bất thường lần 1 ngày 14/9 phương án chào bán 150 triệu cổ phiếu, giá chào bán là 20.000 đồng/CP. Kế hoạch này bị gác lại khi hội nghị tổ chức bất thành do không đủ túc số.

DIC Corp quyết tâm phát hành thêm cổ phiếu nhằm dồn lực cho dự án Long Tân trong bối cảnh cổ phiếu DIG liên tục giảm sâu kể từ đầu năm. Chốt phiên 28/12, cổ phiếu DIG giảm 0,32% về còn 15.700 đồng/CP, tương ứng giảm tới 84% so với đỉnh lịch sử hồi đầu năm. Đây là một trong những lý do khiến gia đình Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn bị bán giải chấp lượng lớn sở hữu.

Tính từ cuối tháng 10 đến nay, gia đình ông Nguyễn Thiện Tuấn đã bị công ty chứng khoán bán giải chấp gần 32 triệu cổ phiếu DIG, tương đương 5,2% vốn điều lệ của DIC Corp. Hiện tại tỷ lệ sở hữu của ông Tuấn cùng các thành viên trong gia đình giảm về còn gần 20%.

Bên cạnh đó, pháp nhân có liên hệ với DIC Corp là CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân cũng bị các công ty chứng khoán bán giải chấp tổng cộng 13,38 triệu cổ phiếu DIG. Ngoài ra, công ty này còn bán chủ động thêm 8,3 triệu cổ phiếu để giảm tỷ lệ sở hữu xuống 11,79% vào phiên 21/11 và 22/11 vừa qua.

Nhà Khang Điền (KDH): Hai tổ chức nước ngoài liên quan đến lãnh đạo thoái sạch vốn

CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (mã chứng khoán: KDH) vừa thông tin về báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu của hai tổ chức nước ngoài có liên quan đến ban lãnh đạo doanh nghiệp trong giai đoạn ngày 15.12 - 23.12.

Theo đó, Delta Global Financial Holdings Private Limited (Singapore) đã bán 110.000 cổ phần (tương đương 0,016% vốn điều lệ) và Kiwoom Vietnam Tomorrow Securities Master Fund [Equity] (Hàn Quốc) đã bán 126.693 cổ phần (tương đương 0,018% vốn điều lệ). Phương thức giao dịch đều là khớp lệnh.

Đây đều là toàn bộ số cổ phiếu mà hai tổ chức này nắm giữ trước khi thực hiện giao dịch. Sau giao dịch, hai tổ chức này không còn là cổ đông của Khang Điền.

Về quan hệ với Khang Điền, cả hai tổ chức nói trên đều có liên quan đến hai lãnh đạocủa Khang Điền là Thành viên HĐQT, bà Nguyễn Thị Diệu Phương và Thành viên Ban kiểm soát, bà Vương Hoàng Thảo Linh.

Trước đó, KDH thông qua việc công ty con là Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Kim Phát đồng ý giải thể Công ty TNHH Phát triển Bất động sản Phú Hải.

BĐS Kim Phát là đơn vị do Khang Điền năm 99,9% vốn điều lệ và là đơn vị nắm 99,9% vốn điều lệ của BĐS Phú Hải. Do đó, tại báo cáo tài chính quý 3.2022, BĐS Kim Phát được ghi nhận là công ty con gián tiếp của Khang Điền, tỷ lệ sở hữu là 99,8% và tỷ lệ biểu quyết là 99,9% và được hợp nhất kết quả kinh doanh vào báo cáo tài chính Khang Điền.

KBC sẽ mua lại 100 triệu cổ phiếu với giá không cao hơn 34.000 đồng

## Phương thức giao dịch là khớp lệnh hoặc thỏa thuận theo giá thị trường tại thời điểm giao dịch nhưng không cao hơn 34.000 đồng/cp, tương ứng với số tiền chi tối đa là 3.400 tỷ đồng…

Sơ đồ giá cổ phiếu KBC từ đầu năm 2022 đến nay trên HoSE.

Tổng Công ty Phát triển Đô Thị Kinh Bắc – Công ty Cổ phần (mã KBC-HOSE) thông báo Nghị quyết và Biên bản họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2022 lần 2.

Theo đó, KBC đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023; thông qua việc niêm yết trái phiếu; thông qua việc huỷ phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ năm 2022; trả cổ tức bằng tiền năm 2023 và thông qua chủ trương giao dịch giữa các bên liên quan…

Trong đó, cổ đông công ty thông qua việc mua lại 100 triệu cổ phiếu giảm vốn điều lệ, chiếm 13% số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Phương thức giao dịch là khớp lệnh hoặc thỏa thuận theo giá thị trường tại thời điểm giao dịch nhưng không cao hơn 34.000 đồng/cp, tương ứng với số tiền chi tối đa là 3.400 tỷ đồng.

Đóng cửa phiên ngày 28/12, cổ phiếu KBC tăng 1.450 đồng lên 22.850 đồng/cp. Đây cũng là phiên thứ 2 liên tiếp mã này tăng trần và mức giá tối đa mà công ty mua lại cao hơn khoảng 30%. CTCP Chứng khoán Navibank sẽ là đại lý thực hiện giao dịch mua cổ phiếu.

Đồng thời, KBC hủy phương án chào bán 150 triệu cổ phiếu riêng lẻ năm 2022 theo nghị quyết đại hội cổ đông ngày 10/2/2022.

Theo KBC, trong bối cảnh diễn biến của thị trường chứng khoán trong năm 2022 bị sụt giảm mạnh, hầu hết các cổ phiếu bị giảm giá nghiêm trọng trong đó có KBC.

Do đó, cổ đông xác định điều kiện không thuận lợi cho việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ, thống nhất chưa triển khai phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ trong năm 2022 như đã được phê duyệt trước đó.

Về phương án trả cổ tức, KBC sẽ thanh toán cổ tức năm 2023 bằng tiền tỷ lệ 20%, tương ứng với mỗi cổ phiếu cổ đông sở hữu nhận được 2.000 đồng. Thời gian dự kiến thực hiện trong năm 2023. Công ty có thể chi trả hoặc tạm ứng cho cổ đông thành một đợt hoặc nhiều đợt trong năm.

KBC cho biết, hiện nay KBC đang làm việc với các đối tác, ước tính khả năng cho thuê đạt 200 ha trong năm 2023 tại các dự án khu công nghiệp bao gồm KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh, KCN Quang Châu, KCN Tân Phú Trung, KCN Tân Tập, KCN Lộc Giang, các cụm khu công nghiệp ở Long An, Hưng Yên và đặc biệt KCN Tràng Duệ mở rộng giai đoạn 3 thì khách hàng đã sẵn sàng; về việc mở rộng quỹ đất trong giai đoạn tới, dự kiến KBC sẽ còn được phê duyệt mới 3 KCN có diện tích khoảng 3000 ha.

Do đó, năm 2023, KBC dự kiến tổng doanh thu đạt 9.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 4.000 tỷ đồng.

Mới đây, KBC chấp thuận sử dụng tài sản đảm bảo là số dư tiền gửi của Tổng công ty tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ngô Quyền (Vietinbank Ngô Quyền) với giá trị 285 tỷ đồng cho nghĩa vụ trả nợ của công ty con là CTCP Khu công nghiệp Sài gòn - Hải Phòng vay vốn để hợp tác đầu tư dự án Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh Cơ sở hạ tầng KCN Nhơn Hội (Khu A) tỉnh Bình Định.

Tính tới 30/9/2022, Kinh Bắc đang sở hữu 86,54% vốn điều lệ tại CTCP Khu công nghiệp Sài gòn - Hải Phòng, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng và kinh doanh bất động sản.

Được biết, từ ngày 15/11 đến ngày 13/12, ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc vừa mua thành công 25 triệu cổ phiếu như đã đăng ký để nâng sở hữu từ 133.666.665 cổ phiếu, chiếm 14,81% lên 191.239.850 cổ phiếu, chiếm 24,91% vốn điều lệ.

Tiếp tục “đại chiến”, Hoà Bình (HBC) lên tiếng “phản pháo”: Mọi thông tin không được ban hành chính thức từ Tập đoàn và ông Lê Viết Hải đều không có giá trị

image

“Tập đoàn không chịu trách nhiệm về những thông tin, nội dung mà các cá nhân, tổ chức nhân danh Hoà Bình để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật”, văn bản của HBC ghi.

CTCP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (HBC) vừa tiếp tục lên tiếng xoay quanh Nghị quyết số 53 mới đây. Công ty cho biết đã công bố thông tin theo đúng quy định trên thị trường chứng khoán, đồng thời nhấn mạnh mọi thông tin không được ban hành từ HBC và đại diện là ông Lê Viết Hải đều không có hiệu lực.

“Kể từ ngày 1/1/2023, mọi thông tin, nội dung, văn bản không được ban hành chính thức từ Tập đoàn và đại diện pháp luật là ông Lê Viết Hải đều không có giá trị. Tập đoàn không chịu trách nhiệm về những thông tin, nội dung mà các cá nhân, tổ chức nhân danh Hoà Bình để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật”, văn bản của HBC ghi.

Ngày 31/12/2022, HĐQT HBC đã bất ngờ công bố Nghị quyết, thông qua việc hoãn thi hành đơn xin từ nhiệm (được ký ngày 12/12/2022) chức vụ Chủ tịch HĐQT của ông Lê Viết Hải kể từ ngày 1/1/2023; cũng như hoãn thi hành đơn từ nhiệm của ông Lê Viết Hải xin rút khỏi tư cách thành viên HĐQT.

Đồng thời, HBC hoãn thi hành việc thành lập Hội đồng Sáng lập Tập đoàn theo Nghị quyết số 50/2022/NQ-HĐQT.HBC ngày 14/12/2022. Nghị quyết cũng thông qua hoãn thi hành việc bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc cho ông Lê Viết Hiếu; hoãn thi hành việc bầu ông Nguyễn Công Phú vào chức vụ Chủ tịch HĐQT theo Nghị quyết số 51/2022/NQ-HĐQT.HBC ngày 14/12/2022.

Trước đó, vào ngày 14/12/2022, HBC đã công bố thông tin về việc chấp thuận đơn xin từ nhiệm của ông Lê Viết Hải và giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng Sáng lập từ ngày 1/1/2023. Đồng thời bổ nhiệm ông Nguyễn Công Phú – Thành viên HĐQT độc lập làm Chủ tịch HĐQT từ ngày 1/1/2023.

Tiếp tục gây bất ngờ, ngay sau khi thông tin này được gửi đến truyền thông, trong buổi sáng ngày 1/1/2023, các thành viên Hội đồng quản trị độc lập Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình gồm ông Nguyễn Công Phú, ông Lê Quốc Duy, ông Dương Văn Hùng và ông Albert Antoine đã phát đi một Thông cáo báo chí mới, bác bỏ các nội dung trên.