|MỚI| Ngân hàng 24/7

Chào cả nhà,
Nhằm để giúp Chứng sỹ F247 “KHÔNG BỊ BỎ LỠ” những tin tức hot nhất về chủ đề Ngân hàng, em lập topic này để cập nhật tin tức xuyên ngày xuyên đêm cho anh chị em cô dì chú bác.
Đây cũng là 1 topic tổng hợp thông tin để cả nhà lướt xem trong thời gian rảnh và hệ thống được dòng thời gian của tin tức. Hy vọng điều này sẽ hỗ trợ cả nhà tốt hơn trong việc nắm rõ tin tức trong quá trình đầu tư.

Em sẽ cập nhật topic bao gồm các nội dung sau:
1. Tin tức mới nhất về các mã Ngân hàng
2. Tin vĩ mô liên quan
3. Tình hình nhóm ngành theo ngày khi có biến động mạnh
Chú ý: Những tin này KHÔNG phải là khuyến nghị đầu tư, chỉ mang tính chất tham khảo.

Cả nhà thả tim cho em nếu thấy topic hữu ích nhé!
:smiling_face_with_three_hearts: :smiling_face_with_three_hearts: :smiling_face_with_three_hearts:

2 Likes

1 bài viết hay từ bác Patek

Câu chuyện về nâng lãi suất điều hành và tác động!?

1/ Lãi suất điều hành là gì? Có bao nhiêu loại lãi suất điều hành?

NHNN (SBV) được sinh ra với nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là điều hành chính sách tiền tệ trong nước. Thông qua các biện pháp chính sách của mình, SBV gián tiếp làm thay đổi cung tiền, lãi suất và tỷ giá trên thị trường, từ đó tác động đến tăng trưởng kinh tế và ổn định lạm phát. Có rất nhiều công cụ để SBV thực hiện được vai trò của mình và một trong số đó là điều chỉnh các loại lãi suất điều hành. Tùy thuộc vào mỗi giai đoạn khác nhau, SBV có thể lựa chọn điều chỉnh các loại lãi suất điều hành của mình để đạt được mục tiêu tiền tệ. Có tổng cộng 5 loại lãi suất điều hành sau đang được SBV sử dụng:

  1. LÃI SUẤT OMO:

Hay còn gọi là lãi suất cho vay trên thị trường mở. Nghiệp vụ thị trường mở có vai trò điều tiết thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong ngắn hạn. Trong trường hợp thanh khoản hệ thống “khát vốn”, SBV chào mua repo (mua sau đó bán lại) giấy tờ có giá từ các ngân hàng thương mại và cung ứng thanh khoản ra hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, đây chỉ là hành động mang tính giải khát tạm thời vì nghiệp vụ repo buộc các NHTM phải mua lại số giấy tờ có giá một thời ngắn sau đó. Mức lãi suất OMO thường cao hơn so với lãi suất liên ngân hàng và được xem là lãi suất “trần mềm” của lãi suất liên ngân hàng.

2.LÃI SUẤT TÍN PHIẾU

Ở chiều ngược lại khi nhận thấy thanh khoản từ hệ thống NHTM đang có dấu hiệu dư thừa thì SBV có thể hút ngược trở lại tiền từ hệ thống bằng cách chào bán outright (mua đứt bán đoạn) tín phiếu kho bạc kỳ hạn ngắn. Vì đây là mức lãi suất mà NHNN “đi vay” các NHTM trên thị trường mở nên do đó có thể xem đây là mức lãi suất “sàn mềm” của lãi suất liên ngân hàng.

3.LÃI SUẤT CHIẾT KHẤU

Trong trường hợp NHTM không thể tiếp cận được kênh thị trường mở thì vẫn còn cứu cánh khác đó là vay chiết khấu tại NHNN. Lãi suất chiết khấu là lãi suất mà NHTM phải trả khi đem giấy tờ có giá đến thế chấp tại “cửa sổ chiết khấu” của SBV. Đây là công cụ thể hiện vai trò là người cho vay cuối cùng khi không còn ai cung cấp dự trữ cho NHTM. Cho vay chiết khấu là một công cụ hiệu quả để cung cấp dự trữ cho hệ thống ngân hàng vì dự trữ được chuyển đến ngay các ngân hàng cần chúng nhất. Cho vay chiết khấu cũng là một phương tiện để SBV khuyến khích các NHTM nên nắm giữ một loại giấy tờ có giá nào đó bởi không phải tất cả các giấy tờ có giá đều được SBV chấp nhận cầm cố cho các NHTM vay. Cũng giống như lãi suất OMO, lãi suất chiết khấu được xem là một loại lãi suất trần mềm của lãi suất liên ngân hàng.

  1. LÃI SUẤT TÁI CẤP VỐN

Trong trường hợp NHTM đã cạn kiệt giấy tờ có giá, lúc này cả kênh OMO và kênh cửa sổ chiết khấu đều trở nên vô dụng. NHTM sẽ sử dụng phương án cuối cùng là vay tái cấp vốn từ NHNN. Hình thức vay này cũng gần giống với vay chiết khấu, tuy nhiên thay vì NHTM đem giấy tờ có giá đến “cầm cố” thì NHTM có thể dùng các hồ sơ tín dụng (thường là của các tổ chức hạng A) đến thế chấp tại của sổ tái cấp vốn của NHNN. Đây là lãi suất phạt của SBV dành cho các NHTM cạn kiệt cả dự trữ lẫn giấy tờ có giá, do đó đây là mức lãi suất cao nhất trong số các loại lãi suất điều hành của SBV. Ý nghĩa của việc điều hành lãi suất tái cấp vốn cũng tương tự với lãi suất chiết khấu, vừa có tác động đến cung tiền và đến lãi suất của các NHTM.

  1. LÃI SUẤT DỰ TRỮ/VƯỢT DỰ TRỮ BẮT BUỘC

Theo quy định bắt buộc, để đảo bảo tính an toàn cho hệ thống ngân hàng thì cứ mỗi đồng khách hàng gửi vào hệ thống NHTM, các NHTM phải trích ra một tỷ lệ nhỏ tương ứng gửi lại tại NHNN trước khi dùng số tiền này để cho vay các khách hàng khác. Phần dự trữ bắt buộc các NHTM để tại NHNN và phần dự trữ vượt mức bắt buộc gọi chung là dự trữ, và lãi suất mà NHNN trả cho phần dự trữ này gọi là lãi suất dự trữ (thực tế lãi suất dự trữ bắt buộc và lãi suất dự trữ vượt mức khác nhau). Đây là một công cụ để SBV điều tiết cung tiền thị trường. Bằng cách nâng lãi suất dự trữ, NHNN khuyến khích các NHTM gửi tiền dự trữ nhiều hơn, từ giảm đi lượng tiền cung ứng ra ngoài thị trường. Ngược lại, nếu muốn tăng cung tiền kích thích tín dụng, NHNN có thể giảm lãi suất tiền gửi dự trữ để các NHTM cho vay nhiều hơn, hạn chế để tiền tại NHNN.
(Theo wichart)

2/ Mục đích khi nâng lãi suất điều hành? Yếu tố nào sẽ bị ảnh hưởng?
Theo thông cáo phát đi ngày hôm nay, Ngân hàng Nhà nước cho quyết định nâng các loại lãi suất điều hành thêm 1%/năm nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và tiền tệ.
Lãi suất điều hành tăng nhằm thu hút nguồn tiền gửi, để đáp ứng nhu cầu vốn cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Đặt trong mối liên hệ lãi suất - tỉ giá - lạm phát, với yêu cầu về ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, để giảm bớt áp lực lên tỉ giá, cũng như kìm giữ lạm phát, thì việc điều chỉnh tăng lãi suất điều hành là cần thiết trong giai đoạn hiện tại

(Theo TTO - Ngày 24.10.2022)

Việc tăng lãi suất điều hành sẽ có những tác động:

  • Tác động đến quá trình khai thác và sử dụng vốn của các tổ chức tín dụng theo hướng tiếp tục thu hút nguồn tiền gửi, để đáp ứng nhu cầu vốn cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế (thông qua lãi suất)
  • Tác động lên tỷ giá: giảm bớt áp lực của tỷ giá (do nhiều đồng tiền mạnh của một số nền kinh tế lớn mất giá so với đồng USD cũng tác động và gây áp lực lớn)

3/ Tác động của lãi suất điều hành đến Thị trường chứng khoán:

  • Môi trường lãi suất cao sẽ khiến cho thị trường có sự thanh lọc
  • Bối cảnh thị trường Việt Nam khi phần đông các thành viên thị trường tham gia giao dịch ngắn hạn trên thị trường và dùng đòn bẩy tài chính lớn nên các yếu tố tâm lý, hành vi ngắn hạn sẽ tác động (tăng lãi suất hút tiền về)
  • Trong dài hạn khi những yếu tố hành vi, tâm lý ngắn hạn qua đi thị trường sẽ vận động theo những yếu tố cơ bản và mang lại giá trị cho những nhà đầu tư đủ kiên nhẫn.
  • Còn về phía doanh nghiệp, lãi suất tăng lên sẽ khiến chi phí vốn của doanh nghiệp tăng lên và làm giảm lợi nhuận doanh nghiệp và khiến các doanh nghiệp cũng sẽ phải cân nhắc nhiều hơn khi muốn mở rộng sản xuất kinh doanh. Vì thế, lãi suất cao sẽ thanh lọc thị trường và chỉ những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả cao mới trụ vững và phát triển.
  • Tóm lại TTCK sẽ bị ảnh hưởng ngắn hạn về mặt tâm lý, còn trung và dài hạn phải chờ các động thái tiếp theo từ FED và NHNN :slight_smile:

4/ Tác động về mặt tỷ giá

  • Về tỷ giá: sẽ hạ nhiệt và ổn định hơn (tuy còn phải chịu nhiều yếu tố vĩ mô bên ngoài khác); việc điều chỉnh tỷ giá có thể là động thái kích thích hoạt động xuất khẩu, bởi khi đồng tiền Việt Nam giảm giá ở mức hợp lý thì hàng hóa của Việt Nam sẽ có tính cạnh tranh tốt hơn trên thị trường quốc tế
    Cũng theo ông Francois Painchaud, các biện pháp can thiệp ngoại hối có thể giúp đối phó với tình hình phức tạp của thị trường hiện nay và Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ việc sử dụng các biện pháp điều hành kinh tế vĩ mô thận trọng.
    Nguồn tham khảo: Thời báo tài chính, Hà nội mới
1 Likes

Lãi suất điều hành tăng sẽ ảnh hưởng đến:
1/ Đối với doanh nghiệp:

  • Chủ thể bị tác động mạnh nhất do họ phải đối mặt với khó khăn ở cả hai khu vực sản xuất và thị trường. Về sản xuất, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, hoặc tăng chi phí vốn. Điều này sẽ dẫn đến tác động chi phí đẩy, làm giá bán của sản phẩm tăng lên.
  • Các doanh nghiệp thường vay tiền từ NHTM để duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh. Khi lãi suất đi vay tăng, doanh nghiệp có thể trì hoãn các kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, gây ảnh hưởng đến tăng trưởng doanh thu cũng như lợi nhuận.
  • Về thị trường, khi các doanh nghiệp phải tăng giá bán hàng hóa có thể làm giảm nhu cầu tiêu dùng từ đó sẽ ảnh hưởng đến quy mô sản xuất và làm giảm nhu cầu tuyển dụng lao động.

2/ Thị trường chứng khoán:

  • Mặt bằng lãi suất tăng lên sẽ khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp có khả năng suy giảm và làm giảm định giá cổ phiếu do chi phí sử dụng vốn tăng lên. Vì vậy, lợi nhuận kỳ vọng đối với thị trường chứng khoán sẽ khó vượt trội trong năm 2022.
  • Theo dữ liệu lịch sử, khi lãi suất tăng giá cổ phiếu thường có diễn biến tăng ở nhóm cổ phiếu tài chính, bảo hiểm và các ngành có tính phòng thủ nhưng giảm ở phần lớn các nhóm ngành còn lại.
    (Chỗ này làm rõ xíu là do ngành bảo hiểm đa số tiền mặt gửi ngân hàng nên sẽ được hưởng lợi đôi chút, chứ biên lợi nhuận ngành này mỏng :slight_smile: )

3/ Đối với hộ gia đình:

  • Lãi suất huy động tăng lên làm giá trị VND gia tăng, từ đó sẽ khuyến khích hộ gia đình tăng cường gửi tiết kiệm và giảm bớt các khoản chi tiêu không cần thiết.

4/ Ngành ngân hàng:

  • Trần lãi suất huy động tăng có thể khiến chi phí đầu vào của các NHTM gia tăng từ đó khiến lãi suất cho vay sẽ tăng theo.
  • Tuy nhiên, để đảm bảo mục tiêu “tăng lãi suất huy động, ổn định lãi suất cho vay” mà Thủ Tướng đặt ra, nhiều NHTM có khả năng sẽ phải giảm biên lãi ròng (NIM).
  • Điều này sẽ làm giảm lợi nhuận kỳ vọng của ngành ngân hàng

Tóm lại, môi trường lãi suất tăng sẽ tác động đến kinh tế Việt Nam ở nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, việc ổn định lạm phát và các biến số vĩ mô được xem là mục tiêu quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững của các doanh nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát triển thị trường tài chính trong dài hạn.

Nguồn: TPS

1 Likes

SSB: Loạt sếp SeABank chi hàng trăm tỷ mua cổ phiếu ESOP

Theo thông báo gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM, 6 lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (HoSE: SSB) đã đăng ký mua hơn 8,42 triệu cổ phiếu SSB theo dạng ESOP.

Cụ thể, Thành viên HĐQT Hoàng Minh Tân đăng ký mua 1,3 triệu đơn vị, Phó Chủ tịch HĐQT Khúc Thị Quỳnh Lâm đăng ký mua 1,5 triệu đơn vị, Thành viên HĐQT Bùi Trung Kiên đăng ký mua 1,2 triệu đơn vị.

Phó Tổng giám đốc Nguyễn Ngọc Quỳnh đăng ký mua 1,5 triệu đơn vị, Phó Tổng giám đốc Nguyễn Thị Thu Hương đăng ký mua 1,4 triệu đơn vị và Phó Tổng giám đốc thường trực Lê Quốc Long đã đăng ký mua vào hơn 1,42 triệu đơn vị.

Các giao dịch đều được thực hiện từ 27/10 – 25/11 bằng phương thức mua theo đợt phát hành cổ phiếu cho người lao động theo chương trình ESOP năm 2022 với giá 15.000 đồng/CP. Dự kiến 6 lãnh đạo này của SeaBank sẽ chi ra hơn 126 tỷ đồng để mua về lượng cổ phiếu nói trên.

Trước đó từ ngày 23/9 – 3/10, SeABank đã thực hiện chào bán 59,42 triệu cổ phiếu ESOP, qua đó dự kiến nâng vốn điều lệ lên gần 20.403 tỷ đồng. Tuy nhiên, tới hết 3/10 nhà băng này mới chỉ phân phối được hơn 51 triệu đơn vị, thu về 766 tỷ đồng.

Đợt 2 của lần phân phối này có thời gian đăng ký và nộp tiền mua bắt đầu từ ngày 19/10 và kết thúc vào ngày 27/10.

Số cổ phiếu này bị hạn chế chuyển nhượng sau một năm kể từ thời điểm hoàn tất đợt phát hành, tối đa 50% tổng số lượng cổ phiếu theo chương trình này được phép tự do chuyển nhượng. Sau hai năm kể từ thời điểm hoàn tất đợt phát hành, số cổ phiếu còn lại sở hữu theo chương trình này được phép tự do chuyển nhượng.

Trong năm 2022, SeABank đã tăng vốn điều lệ từ 16.598 tỷ đồng lên 19.809 tỷ đồng như hiện nay thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu năm 2022.

Bên cạnh đó, tùy theo điều kiện phù hợp với mục tiêu đề ra, SeABank dự kiến chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài hoặc chào bán cho cổ đông hiện hữu 228,7 triệu cổ phiếu sau khi hoàn thành đợt phát hành cổ phiếu ESOP nói trên, qua đó nâng vốn điều lệ lên 22.690 tỷ đồng.

Về tình hình kinh doanh, trong 9 tháng đầu năm 2022, thu nhập lãi thuần của SeABank đạt 5.076 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 4.016 tỷ đồng, lần lượt tăng 32% và 58,7% so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập giảm từ 35,35% về còn 33,09% nhờ việc tối ưu hóa chi phí trong vận hành thông qua công nghệ. Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm từ 1,65% hồi đầu năm xuống còn 1,59% tại thời điểm 30/9/2022.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu SSB khởi đầu năm ở vùng giá 33.000 đồng/CP sau đấy chủ yếu đi ngang, giao dịch trong khoảng 28.000 – 32.500 đồng/CP. Chốt phiên 24/10, thị giá SSB giảm 1% về 28.500 đồng/CP, tương đương vốn hóa 56.455 tỷ đồng.

1 Likes

Toàn ngành ngân hàng hồi phục, EIB thiết lập đỉnh lịch sử

Trong phiên hôm nay (25/10), cổ phiếu EIB gần chạm giá trần, tăng 6,8% lên 39.000 đồng/cp, thiết lập mức đỉnh lịch sử kể từ niêm yết trên sàn HOSE. Đây là cổ phiếu nhà băng duy nhất vượt qua nhịp giảm sâu của thị trường từ đầu tháng 9, thậm chí còn tăng mạnh cùng khối lượng giao dịch tích cực.

Đà giảm mạnh tiếp tục được nối dài sang phiên giao dịch sáng nay (25/10) khiến VN-Index có thời điểm về gần 960 điểm. Sau đó, dòng tiền bắt đáy nhập cuộc giúp độ rộng thị trường bớt tiêu cực hơn, chỉ số chính đảo chiều ngoạn mục và tiến lên gần ngưỡng tâm lý 1.000 điểm khi kết phiên.

Hầu hết các nhóm ngành đều ghi nhận nhịp hồi phục tích cực trong phiên hôm nay, trong đó cổ phiếu ngân hàng là nhân tố chính giúp thị trường đảo chiều thành công. Riêng nhóm này đã đóng góp 8,9 điểm cho VN-Index, chiếm 78% đà tăng của chỉ số.

Toàn ngành chỉ ghi nhận 4 cổ phiếu giảm điểm gồm SGB, NVB, VBB và VAB. Tất cả mã này đều giao dịch trên sàn HNX hoặc thị trường UPCoM nên không ảnh hưởng nhiều đến đà tăng của nhóm ngân hàng.

Xu hướng đối lập, các cổ phiếu vốn hoá lớn nới rộng biên độ và tăng kịch trần như LPB, CTG và SHB. Ngoài ra, mã EIB cũng gần chạm giá trần, tăng 6,8% lên 39.000 đồng/cp, thiết lập mức đỉnh lịch sử kể từ niêm yết trên sàn HOSE. Đây là cổ phiếu nhà băng duy nhất vượt qua nhịp giảm sâu của thị trường từ đầu tháng 9, thậm chí còn tăng mạnh cùng khối lượng giao dịch tích cực.

Cổ phiếu EIBtăng 6,8% lên 39.000 đồng/cp, thiết lập mức đỉnh lịch sử kể từ niêm yết trên sàn HOSE.

Theo sau, các bluechip khác cũng kết phiên trong sắc xanh như MBB (5,1%), ACB (4,6%), BID (3,1%), VCB (2,8%), VIB (2,1%),…

Riêng mã BID đã có thời điểm chạm giá trần, nhưng sau đó hạ độ cao và chỉ còn tăng 3,1%. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu ngân hàng quốc doanh, gồm VCB, CTG và BID tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt thị trường và đứng đầu Top 10 mã đóng góp nhiều nhất cho VN-Index trong phiên hôm nay.

Giá trị giao dịch nhóm ngân hàng nghiêng về bên mua và tăng mạnh lên 2.070 tỷ đồng. Cổ phiếu STB đứng đầu thanh khoản khi khớp lệnh 22,8 triệu đơn vị, theo sau là các mã MBB (16 triệu cp), VPB (15,3 triệu cp), LPB (15,1 triệu cp)…

Trong khi nhận được lực đỡ từ dòng tiền trong nước, khối ngoại vẫn chưa giải ngân trở lại nhóm này với quy mô mua ròng chỉ đạt hơn 10 tỷ đồng. Lực cầu hướng đến một số mã VCB (25 tỷ đồng), SHB (15 tỷ đồng) trong khi nhà đầu tư ngoại rút ròng chủ yếu mã STB (18 tỷ đồng).

2,27 tỷ cổ phiếu VPB sẽ đổ bộ lên sàn từ ngày 27/10

Số lượng chứng khoán thay đổi niêm yết của VPB tăng từ 4,5 tỷ cổ phiếu lên 6,7 tỷ cổ phiếu.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM vừa có văn bản chấp chuận cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPB được niêm yết bổ sung 2,23 tỷ cổ phiếu lên sàn chứng khoán từ ngày 27/10. Đây là lượng cổ phiếu phát hành tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Số lượng chứng khoán thay đổi niêm yết tăng từ 4,5 tỷ cổ phiếu lên 6,7 tỷ cổ phiếu. Trên sàn chứng khoán, thị giá của VPB đã giảm mạnh cùng với thị trường trong giai đoạn vừa qua. Tính từ cuối tháng 8 đến nay, thị giá VPB giảm 32% từ vùng 22.000 đồng/cổ phiếu xuống hiện còn 15.350 đồng/cổ phiếu.

VPB vừa có báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2022. Lợi nhuận sau thuế của Cổ công công ty mẹ mẹ (PATMI) Q3/2022 đạt 3,7 nghìn tỷ đồng tăng 6% so với quý trước đó và tăng 73% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận tăng mạnh so với cùng kỳ chủ yếu do mức nền thấp của Q3/2021. PATMI 9T2022 đạt 15,9 nghìn tỷ đồng tăng 70% so với cùng kỳ, hoàn thành 67% kế hoạch cả năm của ngân hàng.

Tín dụng tăng trưởng 15% từ đầu năm, đạt 443 nghìn tỷ đồng tại thời điểm Q3/2022, trong đó cho vay cá nhân chiếm 70% tổng dư nợ tín dụng.

Thu nhập lãi ròng Q3/2022 là 10,4 nghìn tỷ đồng giảm 1% theo quý / nhưng tăng 39% so với năm ngoái. Thu nhập lãi ròng 9T2022 đạt 30,7 nghìn tỷ đồng (+19% YoY). Thu nhập tăng mạnh so với cùng kỳ chủ yếu do so với mức nền thấp của Q3/2021.

Thu nhập phí ròng Q3/2022 là 1,8 nghìn tỷ đồng (+15% QoQ /+124% YoY). Thu nhập phí ròng 9T2022 đạt 4,6 nghìn tỷ đồng (+59% YoY), chủ yếu nhờ tăng thu từ hoạt động thanh toán, bảo hiểm, và dịch vụ thẻ.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối ghi nhận lỗ 29 tỷ đồng (so với Q2/2022 lỗ 250 tỷ đồng và Q3/2021 lỗ 10 tỷ đồng). Hoạt động kinh doanh/đầu tư chứng khoán lãi 92 tỷ đồng trong Q3/2022 giảm 58% so với quý / giảm 87% so với năm ngoái. Thu nhập khác (phần lớn là xử lý nợ xấu) đạt 1,3 nghìn tỷ đồng (-5% QoQ / +8% YoY) trong Q3/2022.

Diễn biến cổ phiếu VPB.

Ngân hàng trích lập dự phòng 5,4 nghìn tỷ đồng giảm 3% theo quý và tăng 9% so với cùng kỳ trong Q3/2022. VPB tăng dự phòng 11% lên 15,1 nghìn tỷ đồng trong 9T2022.

Tỷ lệ nợ xấu (NPL) hợp nhất của ngân hàng là 5,02% (-24bps QoQ / +1,0ppt YoY) trong Q3/2022. Tỷ lệ NPL công bố của ngân hàng mẹ (theo Thông tư 11) thấp hơn 2%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) vẫn duy trì ở mức 62% (đi ngang so với quý trước / +13ppt YoY) trong Q3/2022.

Tỷ lệ tiền gửi CASA tăng nhẹ lên đạt 19,4% tính đến thời điểm cuối Q3/2022
(+40bps QoQ / nhưng -2,5ppt YoY). Tỷ lệ dư nợ tín dụng / huy động vốn (LDR) là 76%, so với hạn mức tối đa của Ngân hàng Nhà nước là 85%, và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung và dài hạn là 27% so với hạn mức của Ngân hàng Nhà nước là 34%.

Trong báo cáo vừa cập nhật triển vọng cổ phiếu VPB, Yuanta cho rằng VPB là một trong số những ngân hàng có tỷ lệ CIR thấp nhất ngành, cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng đã được cải thiện nhờ vào chuyển đổi số.

Nguồn vốn của VPB thuộc nhóm cao nhất ngành, đây là nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tỷ lệ an toàn vốn CAR của VPB là 15%, tính đến thời điểm cuối Q3/2022.

Thanh khoản vẫn ổn định với tỷ lệ LDR và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn dùng
để cho vay trung và dài hạn thấp. VPB đang giao dịch tương ứng với P/B 2022E là 1,0x, tương ứng với trung vị ngành. Dự báo ROE năm 2022E của chúng tôi là 20%, thấp hơn so với các bên là 21% đo dó duy trì khuyến nghị mua đối với VPB.

Con trai của sếp MSB đăng ký mua vào 5 triệu cổ phiếu

## Ông Phạm Lê Việt Anh, con trai của bà Lê Thị Liên - Thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam vừa đăng ký mua vào 5 triệu cổ phiếu MSB, chính thức sở hữu tỷ lệ 0,025% MSB mục đích nhằm đầu tư tài chính.

Ảnh minh họa.

Ông Phạm Lê Việt Anh, con trai của bà Lê Thị Liên - Thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam vừa đăng ký mua vào 5 triệu cổ phiếu MSB, chính thức sở hữu tỷ lệ 0,025% MSB mục đích nhằm đầu tư tài chính.

Thời gian thực hiện dự kiến từ ngày 28/10 đến 27/11/2022 thông qua phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Trên thị trường chứng khoán, thị giá MSB giảm từ 15.000 đồng xuống còn 10.900 đồng trong vòng hơn một tháng. Dự kiến với giá này, ông Anh có thể phải chi 54,5 tỷ đồng để mua vào MSB.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất vừa công bố, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam đạt lãi trước thuế 9 tháng hơn 4,824 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ, nhờ giảm 60% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.

Nguồn thu chính của MSB tăng 38% so với cùng kỳ, đem về được gần 6.224 tỷ đồng. Trong khi đó, các nguồn thu ngoài lãi lại không đồng nhất.

Lãi từ kinh doanh ngoại hối gấp 3,2 lần cùng kỳ, thu được 889 tỷ đồng, nhờ thu từ công cụ tài chính phái sinh tiền tệ 2.505 tỷ đồng tương ứng gấp 2,5 lần. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư thu về khoản lãi gần 813 tỷ đồng, gấp 4,7 lần. Ở chiều ngược lại, mua bán chứng khoán kinh doanh lỗ 1,48 tỷ đồng và hoạt động khác lỗ 752 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi.

Tính đến cuối quý 3, tổng tài sản MSB giảm 5% so với đầu năm, chỉ còn 194.182 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại Ngân hàng giảm giảm 50% còn 1.518 tỷ đồng, cho vay khách hàng tăng 10% tương ứng 112.178 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng chỉ tăng nhẹ 1% đạt 95.678 tỷ đồng.

Cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt nhịp hồi phục, 11 mã tăng kịch trần

Ban đầu, toàn ngành chỉ ghi nhận một số cổ phiếu chạm giá trần nhưng kết phiên có tới 11 mã tăng hết biên độ. Sắc tím xuất hiện trên nhiều cổ phiếu vốn hoá lớn gồm STB, BID, CTG, LPB, MSB, TCB, ACB, MBB và SHB.

Sau phiên sáng giao dịch cầm chừng, sự tích cực của dòng tiền giúp sắc xanh lan toả hầu hết nhóm ngành và nới rộng đà tăng về cuối phiên. Đóng cửa, VN-Index vọt gần 35 điểm lên gần 1.030 điểm, mức cao nhất ngày và là phiên tăng tốt nhất về điểm số kể từ phiên 25/5.

Xét theo nhóm ngành, sự bứt tốc của nhóm ngân hàng đã trở thành chất xúc táccho những nhóm ngành còn lại nỗ lực lấy lại sắc xanh. Riêng cổ phiếu ngân hàng đã đóng góp 16,9 điểm cho VN-Index, chiếm một nửa đà tăng của chỉ số trong phiên giao dịch hôm nay.

Ban đầu, toàn ngành chỉ ghi nhận một vài cổ phiếu chạm giá trần nhưng kết phiên có tới 11 mã tăng hết biên độ. Dẫn đầu danh mục tăng là cổ phiếu PGB, tương ứng tỷ lệ 14,9% và đóng cửa tại 19.300 đồng/cp.

Sắc tím còn xuất hiện trên nhiều cổ phiếu vốn hoá lớn, gồm STB, BID, SSB, CTG, LPB, MSB, TCB, ACB, MBB và SHB. Tất cả mã này đều ghi nhận thanh khoản tích cực, lớn hơn mức trung bình 10 phiên gần nhất.

Các mã còn lại đều có biên độ trên 2% như VCB, HDB, OCB, VIB, TPB, VPB… Cổ phiếu ngân hàng trong phiên hôm nay cho thấy những tín hiệu khởi sắc ngắn hạn, tuy nhiên dòng tiền vẫn là yếu tố quyết định đến nhịp phục hồi này.

Mặc dù ghi nhận phiên giao dịch tích cực về giá, giá trị khớp lệnh nhóm ngân hàng chỉ duy trì quanh mức trung bình, đạt hơn 2.090 tỷ đồng. Cổ phiếu STB dẫn đầu thanh khoản với gần 22 triệu đơn vị khớp lệnh, theo sau là các mã VPB, LPB, MBB…

Về dòng tiền, khối ngoại tiếp đà bán ròng nhẹ nhóm này với quy mô gần 65 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu bán STB (48 tỷ đồng) và một số mã khác như VPB, HDB với giá trị không đáng kể.

Ngân hàng tuần qua: Xuất hiện lãi suất huy động 10,5%, tỷ giá vẫn kịch trần, lợi nhuận nhiều ‘ông lớn’ tăng mạnh

Ngân hàng tuần qua: Xuất hiện lãi suất huy động 10,5%, tỷ giá vẫn kịch trần, lợi nhuận nhiều 'ông lớn' tăng mạnh

Trong tuần qua, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tăng mạnh các loại lãi suất điều hành và giá bán USD tại Sở Giao dịch…

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tăng một loạt lãi suất điều hành thêm 1 điểm %

Để tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã quyết định điều chỉnh các mức lãi suất, có hiệu lực từ ngày 25 tháng 10 năm 2022.

Cụ thể, NHNN tăng lãi suất tái cấp vốn từ 5,0%/năm lên 6,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 3,5%/năm lên 4,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với TCTD từ 6,0%/năm lên 7,0%/năm.

Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng từ mức 0,5%/năm lên 1,0%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng từ 5,0%/năm lên 6,0%/năm, riêng lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô từ 5,5%/năm lên 6,5%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do TCTD ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.

Luất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế tăng từ 4,5%/năm lên 5,5%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này tăng từ 5,5%/năm lên 6,5%/năm.

Lãi suất huy động đồng loạt tăng mạnh

Sau khi NHNN tăng lãi suất điều hành và trần lãi suất huy động dưới 6 tháng, một loạt ngân hàng đã điều chỉnh tăng mạnh lãi suất huy động. Trong đó, không ít nhà băng đã niêm yết mức lãi suất cao nhất lên mấp mé, thậm chí vượt 9%/năm.

Từ ngày 26/10, SCB đã niêm yết mức lãi suất tiền gửi cao nhất lên tới 9,3%/năm cho các kỳ hạn 15, 18, 24 và 36 tháng tại sản phẩm Tiền gửi online.

Cũng từ ngày 26/10, CBBank áp dụng mức lãi suất cao nhất lên đến 8,9%, dành cho tiền gửi thuộc gói sản phẩm Vạn Phát Lộc, kỳ hạn từ 13 tháng cho đến dưới 24 tháng. Ngân hàng Bản Việt cũng đang áp dụng mức lãi suất 8,9% cho các khoản tiền gửi kỳ hạn dài 18, 24, 36, 48 và 60 tháng đối với hình thức tiết kiệm tại quầy.

Ngoài những cái tên kể trên, nhiều ngân hàng cũng đã ghi nhận mức lãi suất cao nhất lên tới 8,5 - 8,7%/năm như ABBank, Kienlongbank, BacABank, GPBank. Tại một số ngân hàng lớn, lãi suất cao nhất cũng đã vượt trên 8%/năm như MB (8,7%), VPBank (8,6%), Techcombank (8,5%), SHB (8,4%), Sacombank (8,0%),…

Xuất hiện mức lãi suất huy động lên tới 10,5%/năm

Theo biểu lãi suất có hiệu lực từ ngày 27/10 dành cho khách hàng cá nhân, Ngân hàng Quốc dân (NCB) áp dụng mức lãi suất 10,5%/năm cho các khách hàng gửi từ 500 tỷ trở lên. Tuy nhiên, NCB cho biết trước khi gửi tiền, khách hàng cần liên hệ trước và có sự đồng ý của ngân hàng.

Còn đối với các khoản tiền gửi thông thường, nhà băng này áp dụng mức lãi suất cao nhất lên tới 8,95%/năm cho các kỳ hạn 24, 30, 36 và 60 tháng tại sản phẩm Tiết kiệm An Phú theo hình thức gửi tiền online; kỳ hạn 15 tháng và 18 tháng được hưởng lãi suất 8,85%/năm; kỳ hạn 12 tháng và 13 tháng hưởng lãi suất 8,75%.

Tốc độ tăng trưởng tiền gửi tiếp tục chậm lại

Theo số liệu mới cập nhật của Ngân hàng Nhà nước, cuối tháng 8/2022, tiền gửi của khách hàng tại hệ thống Tổ chức tín dụng (TCTD) là hơn 11,3 triệu tỷ đồng, tăng 3,37% so với cuối năm 2021.

Tốc độ tăng trưởng huy động tiền gửi chậm lại kể từ đầu quý 3. Trong tháng 7, tháng 8, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đã sụt giảm tới hơn 171 nghìn tỷ đồng, trong khi tiền gửi của dân cư có tăng trưởng nhưng không nhiều (tăng hơn 17 nghìn tỷ đồng). Theo đó, tổng tiền gửi tại hệ thống đã giảm gần 154 nghìn tỷ đồng chỉ trong 2 tháng.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tăng mạnh giá bán USD

Ngay trong sáng giao dịch đầu tuần 24/10, NHNN đã tăng mạnh giá bán USD tại Sở giao dịch từ 24.380 VND/USD lên 24.870 VND/USD, tức tăng 490 đồng - mức điều chỉnh mạnh nhất trong nhiều năm qua. Đồng thời, Nhà điều hành tiếp tục không niêm yết giá mua vào USD.

Đây là lần thứ 6 trong năm 2022 NHNN thực hiện nâng giá bán USD và là lần thứ 4 trong vòng hơn 1 tháng trở lại đây. Tựu chung từ đầu năm, giá bán USD từ Sở Giao dịch NHNN đã tăng tổng cộng tới 1.720 VND, tương đương mức tăng 7,4%.

Giá bán USD tại nhiều ngân hàng vẫn kịch trần

Sau khi NHNN tăng giá bán USD, tỷ giá tại các ngân hàng đồng loạt tăng mạnh. Dù đã được điều chỉnh giảm trong những phiên gần đây theo tỷ giá trung tâm song giá bán USD tại nhiều nhà băng vẫn mấp mé, thậm chí kịch trần ở mức 24.878 VND/USD. So với cuối năm trước, tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng hiện tăng gần 2.000 đồng/USD, tương đương 8,5%.

Lợi nhuận nhiều ‘‘ông lớn’’ ngân hàng tăng mạnh

Trong tuần qua, MB đã công bố báo cáo tài chính quý III với lợi nhuận hợp nhất nhất trước thuế đạt 6.296 tỷ đồng, tăng 61,5% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của MB đạt 18.192 tỷ đồng, tăng 53,1%.

Trong quý III, BIDV ghi nhận lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 6.673 tỷ đồng, tăng 150% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, lãi trước thuế của BIDV đạt 17.676 tỷ đồng, tăng 64,7% so với 9 tháng đầu năm 2021. Lý do chính là ngân hàng đã giảm khá mạnh chi phí dự phòng rủi ro trong kỳ báo cáo này.

Tương tự, VietinBank cũng báo lãi quý III tăng 35,8% đạt 4.156 tỷ. Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận ngân hàng đạt 15.765 tỷ đồng, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, Eximbank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 1.278 tỷ đồng, gấp 3 lần so với quý 3/2021. Theo đó, lũy kế 9 tháng đầu năm, Eximbank có lãi trước thuế 3.181 tỷ đồng, tăng 229% so với cùng kỳ.

** Xuất hiện ngân hàng đẩy lãi suất huy động lên tới 11%**

Các mốc cao mới trong lãi suất tiết kiệm liên tục được đẩy mạnh trong cuối tháng 10/2022, vị trí dẫn đầu hiện tại đang thuộc về Nam A Bank với lãi suất 11%/năm cho kỳ hạn 9 tháng.

Theo biểu lãi suất niêm yết mới nhất tại Ngân hàng TMCP Nam A (Nam A Bank, mã:NAB), ngân hàng này đang áp dụng lãi suất 11%/năm cho 3 tháng đầu đối với các khoản tiền gửi tại sản phẩm Happy Future tại kỳ hạn 9 tháng.

Tuy nhiên mức lãi suất này chỉ áp dụng cho 3 tháng đầu chứ không áp dụng suốt kỳ hạn gửi, 6 tháng còn lại lãi suất là 5,95%/năm. Nếu gửi theo chương trình này, khách hàng không được rút trước hạn.

Tại kỳ hạn 12 tháng, 6 tháng đầu lãi suất tại Nam A Bank niêm yết ở mức 9,9%/năm và 6 tháng sau là 5,95%/năm. Với kỳ hạn 18 tháng thì 12 tháng đầu có lãi suất 8,9%/năm và 6 tháng sau là 5,95%/năm.

Ngoài sản phẩm tiền gửi kể trên, hiện biểu lãi suất huy động tại quầy và online của NamABank cũng thuộc nhóm cao nhất thị trường.

Trong đó, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1-5 tháng tại ngân hàng này hiện cố định ở mức 6%/năm, mức kịch trần cho phép và được áp dụng với cả hình thức gửi tại quầy và online.

Ở kỳ hạn 6-11 tháng, lãi suất gửi tại quầy NamABank đưa ra là 7,4-7,8%/năm, trong khi khách gửi online được hưởng mức 8,3-8,4%/năm. Kỳ hạn 12 tháng hiện được nhà băng này chi trả mức lãi suất cùng ở 8,5%/năm đối với cả hai hình thức gửi.

Đây cũng là mức lãi suất NamABank áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn dài hơn.

Ngoài NamA Bank, một ngân hàng khác cũng đã đẩy mức lãi suất huy động lên 2 con số là Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB). Tuy nhiên, mức lãi suất này chỉ áp dụng cho khách hàng cá nhân gửi tối thiểu 500 tỷ đồng.

Với các khoản tiền gửi online thông thường, NCB hiện cũng áp dụng mức lãi suất kịch trần 6%/năm cho các kỳ hạn 1-5 tháng. Đối với kỳ hạn 6-11 tháng, NCB chấp nhận chi trả mức lãi suất lên tới 8,5-8,6%/năm, là một trong hai nhà băng đưa ra mức lãi suất cao nhất thị trường ở kỳ hạn này.

Với kỳ hạn 12 tháng, ngân hàng này đưa ra mức lãi suất 8,2%/năm nếu khách gửi tại quầy và 8,75%/năm nếu gửi online.

Trong khi đó, mức lãi suất cao nhất nhà băng này áp dụng cho các khoản gửi tại quầy hiện nay là 8,4%/năm với kỳ hạn 24 tháng trở lên và 8,95%/năm nếu gửi online.

STB: Nhóm 8 nhà đầu tư nước ngoài không còn là cổ đông lớn

Nhóm 8 nhà đầu tư nước ngoài không còn là cổ đông lớn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, mã chứng khoán STB) sau khi 2/8 thành viên bán ra số lượng lớn cổ phiếu.

Theo “báo cáo về sở hữu của nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan là cổ đông lớn, nhà đầu tư nắm giữ từ 5% trở lên cổ phiếu” được bà Trương Ngọc Phượng-Đại diện được ủy quyền thực hiện nghĩa vụ báo cáo sở hữu và công bố thông tin cho nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan, gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín vào ngày 1/11, có 2 trong 8 thành viên nhóm nhà đầu tư nước ngoài đã bán ra 2,5 triệu cổ phiếu STB và 1 thành viên mua thêm 200 nghìn cổ phiếu STB trong ngày 28/10/2022, dẫn tới nhóm này chỉ còn sở hữu 4,9469% và không còn là cổ đông lớn.

Cụ thể, Grinling International Limited đã bán ra 2 triệu cổ phiếu, giảm tỷ lệ sở hữu từ mức 0,1432% xuống còn 0,0371%, tương đương 700 nghìn đơn vị. Trong khi đó, Hanoi Investment Holdings Limited đã bán ra 500 nghìn cổ phiếu STB, giảm tỷ lệ sở hữu từ mức 0,7479% xuống còn 0,7214%, tương đương 13,6 triệu đơn vị. Ngược lại, Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust [Equity] vừa mua thêm 200 nghìn cổ phiếu STB, tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại ngân hàng này từ mức 0,0638% lên 0,0744%.

Sau các hoạt động giao dịch này, nhóm 8 nhà đầu tư nước ngoài có liên quan đã giảm tỷ lệ sở hữu từ mức 5,0689% xuống còn 4,9469%, tương đương 93.259.800 đơn vị.

Theo báo cáo được công bố này, nhóm 8 nhà đầu tư nước ngoài từng là cổ đông lớn của Sacombank gồm: CTBC Vietnam Equity Fund, Grinling International Limited, Hanoi Investment Holdings Limited, KN Vietnam Focus Balanced Fund, Norges Bank, Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust [Equity], Vietnam Enterprise Investments Limited và Warecham Group Limied.

Theo Theo số liệu của Trung tâm lưu ký chứng khoán cập nhật đến sáng 2/11, hiện các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ 20,19% trên tỷ lệ 30% cổ phần được sở hữu tối đa tại Sacombank.

Vốn chủ vượt 100.000 tỷ, VPBank muốn mua cổ phiếu quỹ

Vốn chủ vượt 100.000 tỷ, VPBank muốn mua cổ phiếu quỹ

Ảnh minh họa. (Quang Hưng)

Lãnh đạo VPBank nhận định việc mua cổ phiếu quỹ là một trong những công cụ hiệu quả không chỉ ở thị trường trong nước mà cả thị trường nước ngoài để tăng tính thanh khoản của cổ phiếu, mang lại lợi ích cho cổ đông.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa thông báo chốt ngày đăng ký cuối cùng vào ngày 18/11 để lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc mua lại cổ phiếu quỹ và các nội dung khác thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Ngân hàng dự kiến sẽ lấy ý kiến cổ đông trong tháng 11 này và hiện chưa công bố chi tiết kế hoạch mua lại cổ phiếu quỹ.

Kế hoạch mua lại cổ phiếu của VPBank được đưa ra trong bối cảnh thị giá VPB trên thị trường chứng khoán đã giảm khá sâu kể từ đầu năm. Kết phiên 4/11, cổ phiếu VPB dừng ở mức 17.500 đồng/cp, giảm gần 27% so với cuối năm 2021 (theo giá đã điều chỉnh).

Trước đó, tại tại buổi gặp mặt nhà đầu tư mới đây, lãnh đạo VPBank cho biết ngân hàng sẽ mua cổ phiếu quỹ và xin ý kiến cổ đông vào cuối tháng 11. Khi đó, ngân hàng sẽ thông báo cụ thể hơn về khối lượng cũng như phương án, thời gian mua cổ phiếu quỹ.

Lãnh đạo VPBank nhận định việc mua cổ phiếu quỹ là một trong những công cụ hiệu quả không chỉ ở thị trường trong nước mà cả thị trường nước ngoài để tăng tính thanh khoản của cổ phiếu, mang lại lợi ích cho cổ đông khi thị trường bình ổn, vượt qua khủng hoảng.

VPBank cho rằng với tiềm lực vốn lớn, ngân hàng hoàn toàn có thể nghiên cứu việc mua cổ phiếu quỹ để gia tăng lợi ích của nhà đầu tư trong dài hạn, một phần nào đó đóng góp vào thanh khoản của toàn thị trường.

Được biết, vốn chủ sở hữu của VPBank đã vượt mốc 100.000 tỷ đồng vào cuối quý 3, đạt 102,36 nghìn tỷ đồng, tăng 18,6% so với cuối năm 2021. Với con số trên, VPBank là đứng thư 4 trong số những ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất hệ thống ngân hàng Việt Nam, sau Vietcombank, Techcombank và VietinBank.

Trong cơ cấu vốn chủ sở hữu của VPBank, vốn điều lệ đạt 45.056 tỷ đồng vào cuối quý 3/2022. Dự kiến trong tháng 11, sau khi hoàn tất việc phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lên 67 nghìn tỷ đồng, đưa VPBank vào hàng ngũ những ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

Lợi nhuận chưa phân phối của VPBank hiện đạt hơn 38.375 tỷ đồng, tăng 71% so với đầu năm. Ngân hàng có kết quả kinh doanh tích cực trong năm nay, với lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 19.800 tỷ đồng, tăng 70% so với cùng kỳ năm 2021.

1 Likes

Một loạt ngân hàng đưa lãi suất lên trên 9%, có ngân hàng niêm yết mức cao nhất tới 9,9%/năm

Mặc dù hiện tượng ngân hàng niêm yết mức lãi suất cao nhất ở mức 10-11% hiện đã tạm thời không còn, song mức quanh 9% lại đang ngày càng phổ biến hơn.

Một loạt ngân hàng đưa lãi suất lên trên 9%, có ngân hàng niêm yết mức cao nhất tới 9,9%/năm

Biển lãi suất cao tại các ngân hàng

Theo ghi nhận của phóng viên, đã có 14/35 ngân hàng được khảo sát đang có mức lãi suất từ 9% trở lên. Nhìn chung, mức lãi suất này đang được áp dụng chủ yếu cho tiền gửi thuộc các kỳ hạn dài (từ 12 tháng trở lên), hay trên kênh online và cùng với đó là có một số điều kiện khác đi kèm.

Trong đó, MSB đứng đầu với lãi suất cao nhất lên đến 9,9%/năm. Mức lãi suất này được áp dụng cho khách hàng chưa có sổ tiết kiệm, tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi tại ngân hàng và gửi tiết kiệm online tối thiểu từ 1 triệu đồng theo hình thức “Lãi suất đặc biệt”, kỳ hạn 24 tháng. Chương trình cũng giới hạn mỗi khách chỉ được mở 1 sổ tiết kiệm 1 lần, và số tiền tối đa mỗi khách hàng có thể tham gia là 5 tỷ đồng

Theo sau là Sacombank với mức lãi suất cao nhất lên đến 9,8%/năm dành cho khách hàng tham gia gói “Tiết kiệm tăng bảo vệ - thêm tích lũy”, kỳ hạn 36 tháng. Đối với tiền gửi thông thường, mức lãi suất cao nhất đối với hình thức tại quầy là 9%; online là 9,2%/năm.

VIB cũng đang có mức lãi suất tiết kiệm cao nhất là 9,8%/năm dành cho khoản tiền gửi mới từ 5 tỷ trở lên đối với hình thức iDepo. Với tiền gửi phổ thông tại quầy, nhà băng này đang niêm yết mức lãi suất cao nhất là 7,6%/năm dành cho tiền gửi từ 12-36 tháng.

Tiếp theo là SCB với mức lãi suất cao nhất đang được niêm yết là 9,7%/năm. Bên cạnh đó, nhà băng này cũng đang áp dụng các chính sách ưu đãi như cộng lãi suất tặng thêm quà nhằm thu hút khách gửi tiền.

Với lãi suất 9,5%/năm OceanBank là nhà băng kế tiếp trong danh sách các ngân hàng có lãi suất cao nhất hiện nay. Theo thông tin từ phía ngân hàng, mức lãi suất này được áp dụng cho các khách hàng gửi tiết kiệm tại quầy, kỳ hạn từ 18-36 tháng.

SeABank theo sau với mức lãi suất chỉ thấp hơn 1 điểm phần trăm (9,4%/năm).Mức lãi suất này được áp dụng cho cán bộ công nhân viên của ngân hàng cùng một số loại tiền gửi online của khách hàng.

Mức lãi suất cao nhất tại HDBank hiện là 9,2% áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng lãnh lãi cuối kỳ và dành riêng khách hàng gửi từ 300 tỷ trở lên.

Khách hàng có thể nhận lãi suất 9,1%/năm khi gửi tiền tại NCB theo hình thức gửi tiền online vào sản phẩm Tiết kiệm An Phú, kỳ hạn từ 15 tháng trở lên.

Các ngân hàng niêm yết lãi suất cao ở mức 9%/năm gồm có BaoVietBank, SHB, Techcombank, GPBank và ABBank

Số ngân hàng công bố lãi suất cao nhất áp sát mức 9% cũng ngày một nhiều. Cụ thể, tại mức lãi suất 8,9%/năm, có ít nhất 4 nhà băng đang niêm yết mức lãi suất này đó là VPBank, CBBank, VietCapitalBank, NamABank.

Tại Diễn đàn Kinh tế 2023, do Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức chiều hôm qua, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, đến nay dư nợ tín dụng đã tăng hơn 11% so với đầu năm, trong khi tăng trưởng nguồn vốn chỉ 4,8% - như vậy dù NHNN có nới thêm hạn mức tín dụng, ngân hàng thương mại cũng không có vốn để cho vay thêm.

Ngoài ra, hiện nay các ngân hàng đang rất khó khăn về hệ số an toàn vốn. Tính chung cả ngành, dư nợ cho vay và tổng huy động gần như tương đương nhau. Điều này nghĩa là có bao nhiêu vốn ngân hàng đã cho vay gần hết nên buộc ngân hàng phải nâng mạnh lãi suất để tăng cường huy động.

“Ngành ngân hàng đang cùng lúc phải đảm trách nhiệm vụ đảm bảo vốn cho nền kinh tế, nhưng phải vừa cân đối các chỉ số vĩ mô là lạm phát và tỷ giá. Mặt bằng lãi suất huy động tăng cao đang kéo theo cho vay cao. Bản thân các tổ chức tín dụng dù đã tiết giảm chi phí hoạt động để lãi suất cho vay tăng chậm hơn lãi suất huy động nhưng NHTM cũng là doanh nghiệp nên không thể hy sinh mãi được”, ông Hùng nói.

https://markettimes.vn/mot-loat-ngan-hang-dua-lai-suat-len-tren-9-co-ngan-hang-niem-yet-muc-cao-nhat-toi-9-9-nam-8894.html

Cổ phiếu ngân hàng phân hoá, EIB bật tăng trần sau chuỗi giảm sàn

## Cổ phiếu EIB đảo chiều tăng kịch trần ngay từ đầu phiên lên 19.400 đồng/cp. Trước đó, mã này đã giảm sàn 7 phiên liên tiếp, trong đó phiên 17/11 ghi nhận tới gần 51 triệu đơn vị được khớp lệnh, mức cao nhất kể từ khi niêm yết trên sàn HOSE.

Thị trường quay đầu giảm ngay khi mở cửa và áp lực bán mạnh tại một số bluechip khiến VN-Index có thời điểm về dưới 945 điểm. Tuy vậy, dòng tiền bắt đáy chủ động tham gia khiến chỉ số không ít lần chạm đường tham chiếu và kết phiên trong sắc xanh nhẹ.

Không ghi nhận biên độ biến động mạnh như các nhóm cổ phiếu trụ khác, ngành ngân hàng diễn biến phân hoá trong phiên hôm nay và gần như không có tác động đến VN-Index.

Một cổ phiếu thu hút sự chú ý là EIB khi đảo chiều tăng kịch trần ngay từ đầu phiên lên 19.400 đồng/cp cùng khối lượng khớp lệnh 1,6 triệu đơn vị. Trước đó, mã này đã giảm sàn 7 phiên liên tiếp, trong đó phiên 17/11 có tới gần 51 triệu đơn vị được khớp lệnh, mức cao nhất kể từ khi niêm yết trên sàn HOSE.

Chiều tăng đa phần là các đại diện đến từ sàn HNX và thị trường UPCoM như PGB, NVB, VBB, SGB, KLB… Trong khi đó, một số vốn cổ phiếu vốn hoá lớn trên sàn HOSE có tỷ lệ tăng nhẹ như SHB (1%), BID (0,8%), ACB (0,5%).

Từ vùng giá đỏ, nhiều bluechip khác hồi phục về mốc tham chiếu như VCB, MBB, VPB, MSB. Xu hướng đối lập, các cổ phiếu nhà băng khác không đảo chiều thành công nhưng biên độ giảm không đáng kể như HDB (-2%), TPB (-1,2%), CTG (-1,2%), TCB (-1,1%)…

Trong khi thanh khoản thị trường cải thiện, giá trị khớp lệnh của nhóm ngân hàng lại giảm 30% về hơn 2.220 tỷ đồng. Ngoài ra, kênh thoả thuận ghi nhận một số giao dịch lớn như VIB (738 tỷ đồng), LPB (207 tỷ đồng)…

Sau nhiều phiên mua ròng nghìn tỷ, khối ngoại đã quay đầu bán ròng trong phiên hôm nay, trong đó quy mô bán tại cổ phiếu ngân hàng là 81 tỷ đồng. Cổ phiếu STB không còn là tâm điểm của danh mục mua ròng mà bị bán nhẹ gần 7 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại cũng bán ròng đáng kể một số mã như CTG (74 tỷ đồng), VCB (28 tỷ đồng)…

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Vốn hóa Eximbank giảm một nửa so với đầu tháng, khối ngoại gom mạnh STB

EIB tiếp tục diễn biến tiêu cực với 4 phiên giảm sàn liên tiếp đầu tuần. Tính từ đầu tháng 11 tới nay, vốn hóa của Eximbank đã “bốc hơi” gần một nửa giá trị. Khối ngoại mua ròng 805 tỷ đồng STB trong tuần qua.

NVB tăng hơn 22%, EIB tiếp tục tụt sâu

Tuần vừa qua (14/11- 18/11), nhóm cổ phiếu ngân hàng diễn biến phân hóa với 12/27 mã tăng giá và 15 mã giảm. Tiêu điểm của tuần giao dịch này là mã NVB của Ngân hàng Quốc dân, với mức tăng 22,1%, cao nhất toàn ngành và hơn gấp đôi mức 9,6% của STB đứng sau đó. Với 3 phiên giao dịch cuối tuần tích cực, cổ phiếu này kết tuần tại mức giá 17.100 đồng/cp.

Cũng ở chiều tăng giá, chiếm chủ yếu là các cổ phiếu ngân hàng được niêm yết trên HOSE như OCB (+7,9%), LPB (+7,5%), VIB (+5,1%), CTG (+4,7%), …

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, EIB tiếp tục diễn biến tiêu cực với 4 phiên giảm sàn liên tiếp đầu tuần; dù trong phiên cuối tuần bật tăng trần, song tính chung trong cả 5 ngày giao dịch, giá cổ phiếu này đã mất gần 20%, xuống còn 19.400 đồng/cp. Như vậy, tính từ đầu tháng 11 tới nay, vốn hóa của EIB đã “bốc hơi” gần một nửa giá trị.

Đà giảm cũng xuất hiện rõ rệt đối với các cổ phiếu ngân hàng giao dịch trên UPCoM như VAB, BVB, KLB với mức giảm đều trên 11% trong tuần.

(Nguồn: Lê Huy tổng hợp).

Thanh khoản của nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục tăng lên trong tuần này, với 1,08 tỷ cp được giao dịch giữa các nhà đầu tư, tăng 23,5% so với tuần trước đó, giá trị giao dịch tương đương đạt 18.012 tỷ đồng. Đây cũng là lần đầu tiên sau nhiều tháng liên tiếp khối lượng giao dịch của nhóm cổ phiếu
“vua” đạt trên 1 tỷ đơn vị trong một tuần.

Trong đó, STB tiếp tục đứng đầu toàn ngành về khối lượng giao dịch với 162 triệu cổ phiếu được sang tay, tăng 4% so với tuần trước, giá trị giao dịch tương đương đạt 2.608 tỷ đồng.

Đáng chú ý, giữa đà giảm giá, thanh khoản của EIB bất ngờ tăng vọt. Cụ thể, trong tuần qua, có hơn 57 triệu cp EIB được trao tay thỏa thuận, hơn 40 triệu được giao dịch phiên 17/11. Cũng trong phiên này, trên thị trường khớp lệnh, có gần 51 triệu cổ phiếu được giao dịch. Giá trị giao dịch trong cả tuần đạt 2.369 tỷ đồng.

Tuần này, STB vẫn là cổ phiếu yêu thích của các nhà đầu tư nước ngoài khi được nhóm này mua ròng 805 tỷ đồng. Động thái gom STB của khối ngoại bắt đầu từ phiên cuối tuần trước, khi nhóm này mua ròng 403 tỷ đồng.

Ở một diễn biến khác, EIB tiếp tục được nhóm tự doanh mua ròng 168 tỷ đồng, mức cao nhất toàn thị trường. Qua đó, nâng khối lượng mua ròng cổ phiếu này trong 3 tuần trở lại lên 404 tỷ đồng.

(Nguồn: Lê Huy tổng hợp).

Một số sự kiện ngân hàng nổi bật tuần qua

Ông Trần Nhất Minh – Phó Tổng Giám Đốc kiêm Giám đốc Khối Dịch vụ Công nghệ Ngân hàng VIB vừa đăng ký [mua vào 2 triệu cổ phiếu](javascript:;)với mục đích đầu tư dài hạn.

Hết 10 tháng đầu năm 2022,[VIB ghi nhận lợi nhuận trước thuế ở mức 8.715 tỷ đồng](javascript::wink: tăng 44% so với cùng kỳ năm 2021 và đạt 109% lợi nhuận của cả năm 2021. Ngân hàng này có thể [chia cổ tức tiền mặt đến 35%](javascript::wink: nếu được phê duyệt.

[VietinBank muốn bán gộp các khoản nợ của CTCP ĐTK và CTCP Thức ăn chăn nuôi Trung ương với tổng dư nợ lần lượt là 799 tỷ đồng và 120 tỷ đồng](javascript:;). CTCP ĐTK là doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Hà Nội với CTCP Thức ăn chăn nuôi Trung ương là đơn vị thành viên.

[Ngân hàng Nhà nước giảm giá bán USD](javascript::wink: lần thứ 2 trong tháng, từ 24.860 VND/USD xuống 24.850 VND/USD, tương ứng giảm 10 đồng.

Trong ba phiên đầu tuần, [NHNN đã hút ròng gần 47.543 tỷ đồng](javascript:;). Đồng thời trở lại hút thanh khoản qua kênh tín phiếu sau gần 2 tuần tạm ngưng.

https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/co-phieu-ngan-hang-tuan-qua-von-hoa-eximbank-giam-mot-nua-so-voi-dau-thang-khoi-ngoai-gom-manh-stb-4220221119183157503.htm

Ngân hàng Nhà nước hút ròng 54.600 tỷ đồng trong tuần qua, lãi suất qua đêm trở lại mức 5%

## NHNN đã hút ròng từ thị trường 54.612 tỷ đồng, riêng qua kênh tín phiếu là 40.000 tỷ đồng trong quần qua.

Ghi nhận trong phiên giao dịch cuối tuần trước(18/11), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục phát hành gần 5.000 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 28 ngày, lãi suất 4,5%/năm, trong khi có 5.000 tỷ đồng tín phiếu phát hành trước đó đáo hạn.

Trên kênh cầm cố giấy tờ có giá (OMO), NHNN bơm ròng 53 tỷ đồng. Tựu chung lại, nhà điều hành tiếp tục hút ròng thêm 4.947 tỷ đồng trong ngày 18/11.

Trước đó, NHNN cũng hút ròng gần 49.664 tỷ đồng trong 4 phiên giao dịch đầu tuần. Tổng cộng qua hai kênh, NHNN đã hút ròng từ thị trường 54.612 tỷ đồng, riêng qua kênh tín phiếu là 40.000 tỷ đồng.

Nguồn: NHNN.

Với động thái hút ròng của NHNN, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có xu hướng tăng trở lại trong tuần qua. Cụ thể, ngày 17/11, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm đã tăng lên 5,18% so với mức 4,63%/năm trong ngày 16/11. Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 6-9 tháng lại giảm nhẹ, xuống khoảng 8,5%-8,82%/năm.

Ngoài ra, diễn biến lãi suất huy động ở các ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần còn nhiều phức tạp. Nhiều ngân hàng đã đưa mức lãi suất cao nhất lên 9%/năm như KienlongBankvới mức lãi suất cao nhất là 9,6%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 13 tháng và 15 tháng khi gửi tiền tiết kiệm theo hình thức trực tuyến.

Tại Techcombank, lãi suất huy động cao nhất là 9%/năm được áp dụng cho tại kỳ hạn 12 tháng đối với khách hàng Private/VIP 1, áp dụng khi số tiền gửi từ 3 tỷ đồng.

Trước áp lực về tỷ giá trong thời gian tới, Chứng khoán VietinBank cho rằng NHNN sẽ tiếp tục sử dụng công cụ lãi suất, dự trữ ngoại hối để điều hành tỷ giá, trong đó bao gồm tiếp tục phát hành tín phiếu nhằm điều hành lãi suất VND theo mục tiêu, để duy trì phần chênh lãi suất VND-USD trên thị trường liên ngân hàng ở trạng thái dương, với phân chênh khoảng 2-3%.

Đồng thời có thể tiếp tục tăng lãi suất điều hành và tiếp tục bơm thanh khoản trên thị trường mở và các công cụ bơm tiền khác để đáp ứng nhu cầu, đảm bảo an toàn thanh khoản hệ thống ngân hàng.

NHNN sẽ sớm công bố hạn mức tín dụng mới cho các ngân hàng

Với tín hiệu mở đường từ Thủ tướng, SSI cho rằng NHNN sẽ sớm công bố hạn mức tín dụng mới cho các ngân hàng, nhằm có thể kịp thời giải quyết các vấn đề về thanh khoản cho doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại.

Thông tin từ cuộc họp tiếp xúc cử tri của Thủ tướng sau kỳ họp Quốc hội lần thứ 4 cho biết Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang nghiên cứu việc nới hạn mức tín dụng hợp lý trong thời gian tới.

Với tín hiệu mở đường từ Thủ tướng, nhóm phân tích CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research) cho rằng NHNN sẽ sớm công bố hạn mức tín dụng mới cho các ngân hàng, nhằm có thể kịp thời giải quyết các vấn đề về thanh khoản cho doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng việc bổ sung thêm hạn mức tín dụng sẽ chỉ giải quyết một phần nhỏ vấn đề ở thời điểm hiện tại, đến từ một số yếu tố sau.

Thứ nhất, theo thông tin từ NHNN, hạn mức tín dụng đã được phân bổ cho các ngân hàng thương mại (NHTM) là 13% và tăng trưởng tín dụng đến nay mới đạt 11,5% so với đầu năm. Do vậy, dư địa để các NHTM cấp tín dụng tại thời điểm hiện tại là có, tuy nhiên vấn đề phần nhiều đến từ các tiêu chí cho việc giải ngân cho vay có được nới ra không.

Thứ hai, hạn mức được phân bổ với tỷ lệ về các NHTM như thế nào cũng là một vấn đề khó khăn dành cho NHNN. Cụ thể, nếu tỷ trọng nghiêng nhiều về các tổ chức tín dụng có hệ số an toàn cao thì thông thường đây sẽ là những ngân hàng thận trọng và không gặp nhiều vấn đề cho thanh khoản thắt chặt trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp gây ra.

Thứ ba, chênh lệch huy động vốn – tín dụng chưa có nhiều cải thiện và do đó, việc nới trần tín dụng phù hợp hơn để gia hạn khoản vay cũ, thay vì dành cho các khoản vay mới.

Trên thị trường liên ngân hàng, với việc có 58.000 tỷ đồng đáo hạn trong tuần trước, nghiệp vụ OMO vẫn được sử dụng xuyên suốt tuần với tổng khối lượng phát hành mới là 43.600 tỷ đồng, kỳ hạn 14 ngày và lãi suất trúng thầu duy trì là 6%.

Trong khi đó, NHNN đã quay lại phát hành tín phiếu với tổng khối lượng 40.000 tỷ đồng, kỳ hạn 28 ngày (dài hơn so với mức 7 ngày thường thấy trước đó).

Kết tuần, NHNN đã hút ròng gần 55.000 tỷ trên kênh thị trường mở. Khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố giảm về 66.000 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với mức đỉnh 106.000 tỷ đồng vào đầu tháng 11 trong khi đó khối lượng lưu hành trên kênh tín phiếu là 40.000 tỷ đồng.

“Nhìn chung, NHNN đang từng bước quay lại xu hướng hút ròng trên kênh thị trường mở, nhằm đẩy mặt bằng lãi suất thị trường 2 lên cao hơn so với lãi suất USD, tạo khoảng cách an toàn chuẩn bị cho cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào tháng 12 tới đây,” báo cáo viết.

Nhờ vậy, lãi suất liên ngân hàng đã nhích tăng sau các động thái từ NHNN, với kỳ hạn qua đêm ghi nhận ở mức 5,4%, tăng 0,8 điểm % so với tuần trước đó. Chênh lệch giữa lãi suất VND và USD đã được cải thiện, lên mức 1,5 điểm %.

Tỷ giá khó giảm mạnh

Trên thị trường ngoại hối, NHNN tiếp tục có bước điều chỉnh hạ tỷ giá bán tại Sở Giao dịch NHNN lần thứ hai trong vòng hai tuần qua, mặc dù mức điều chỉnh vẫn ghi nhận hạn chế (giảm 10 đồng, về VND 24.850/USD).

Tỷ giá liên ngân hàng và trên thị trường tự do đều ghi nhận giảm 60 đồng sau động thái trên, tỷ giá niêm yết tại các NHTM vẫn duy trì ở mức kịch trần biên độ mới so với tý giá trung tâm, quanh mốc VND 24.860, giảm 20 đồng so với tuần trước và tương đương mất giá 8,5% so với cuối năm ngoái.

Xét trong thời gian tới, SSI cho rằng tỷ giá sẽ khó có thể giảm mạnh (kể cả trong trường hợp USD thế giới giảm) khi nhu cầu về USD sẽ tăng dần về cuối năm và tâm lý găm giữ vẫn còn trong khi chúng tôi chưa quan sát thấy các biện pháp rõ ràng hơn nhằm giải quyết tình trạng thanh khoản tiền đồng trên hệ thống.

Nguồn: SSI: NHNN sẽ sớm công bố hạn mức tín dụng mới cho các ngân hàng

Sau Vietcombank, một ngân hàng khác công bố giảm lãi suất cho vay lên đến 3,5%/năm dịp cuối năm

Sau Vietcombank, một ngân hàng khác công bố giảm lãi suất cho vay lên đến 3,5%/năm dịp cuối năm

Hơn 43.000 khách hàng của nhà băng này sẽ được giảm mạnh lãi suất ngay từ ngày 01/11.

Tiếp tục mang đến những giải pháp góp phần phục hồi và phát triển nền kinh tế, HDBank sáng 27/11 vừa công bố giảm lãi suất cho hơn 43.000 khách hàng ở nhiều lĩnh vực kinh doanh.

Theo đó, từ ngày 01/11 đến 31/12/2022, HDBank giảm lãi suất cho vay lên đến 3,5%/năm đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp ở các nhóm ngành nghề khác nhau, với số tiền giảm lãi suất lên tới 120 tỷ đồng.

HDBank là 1 trong nhóm các ngân hàng hàng đầu cam kết giảm lãi suất cho vay VND đối với khách hàng, nhằm thực hiện chủ trương của Quốc hội, Chính phủ và NHNN hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Cụ thể, đối với khách hàng cá nhân, HDBank thực hiện giảm lãi suất cho khách hàng vay sản xuất kinh doanh và kinh tế nông nghiệp nông thôn với mức lãi suất giảm: 0,5% - 3,5%/năm. HDBank ước tính, sẽ có 38.000 khách hàng cá nhân trên cả nước với 45.000 khoản vay được giảm lãi suất.

Đối với khách hàng doanh nghiệp, HDBank giảm lãi suất giảm từ 0,5-2,5%/năm với khách hàng thuộc các lĩnh vực: xuất nhập khẩu; tại các khu chế xuất- khu công nghiệp; nông nghiệp; giao thông vận tải; khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ; siêu nhỏ; công nghiệp chế biến, chế tạo, du lịch, giáo dục- đào tạo; dịch vụ thông tin; lưu trú ăn uống. Theo đó, sẽ có hơn 5.000 khách hàng doanh nghiệp trên cả nước với gần 10.000 khoản vay sẽ được giảm lãi suất.

Như vậy, sẽ có hơn 43.000 khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trên cả nước với 55.000 khoản vay sẽ được giảm lãi suất với số tiền lên tới 120 tỷ đồng. Cạnh đó, HDBank miễn, giảm các loại phí kèm theo như phí cam kết rút vốn, phí trả nợ trước hạn cho khách hàng.

Năm 2020 và 2021, HDBank đã tiên phong triển khai các các chương trình miễn giảm lãi suất và phí dịch vụ cho khách hàng ở một số lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19 và cả nhóm khách hàng tại khu vực bị phong tỏa, giãn cách kéo dài theo Chỉ thị 16, với tổng dư nợ 42.000 tỷ đồng, tương ứng với số lượng hơn 18.000 khách hàng.

Đợt giảm lãi suất năm 2022 của HDBank là hoạt động ý nghĩa tiếp tục khẳng định nỗ lực của HDBank trong việc thực hiện chủ trương của Chính phủ, của NHNN, góp phần phục hồi và phát triển nền kinh tế.

Mới đây, HD SAISON- công ty tài chính tiêu dùng trực thuộc HDBank cũng đã ký kết cùng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam triển khai gói tín dụng ưu đãi 10.000 tỷ đồng dành cho người lao động trong các khu công nghiệp, nhà máy trên cả nước. Theo đó, đã có hơn 1 triệu khách tại 8 tỉnh thành gồm Đồng Nai, Nghệ An, Bình Dương, Long An, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Nam, Đà Nẵng, TP.HCM được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi. Trong thời gian tới, HD SAISON sẽ triển khai gói vay ưu đãi này đến người lao động các tỉnh, thành khác.

Theo báo cáo tài chính quý 3, trong 9 tháng đầu năm nay HDBank ghi nhận toàn bộ các chỉ tiêu kinh doanh tăng trưởng cao. An toàn vốn đạt 15,3% thuộc những ngân hàng cao nhất và cao gần gấp hai lần so với yêu cầu tối thiểu 8%; lợi nhuận trước thuế đạt 9 tháng đầu năm đạt 8.016 tỷ đồng, tăng 31,7% so với cùng kỳ và hoàn thành 82% kế hoạch năm. ROE đạt 25,2%, ROA đạt 2,2% và thuộc những ngân hàng dẫn đầu về hiệu quả.

VPB: VPBank đón thêm dòng vốn ngoại trị giá 150 triệu USD

Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) vừa hoàn tất giải ngân cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) khoản vay trị giá 150 triệu USD, tương đương gần 3.700 tỷ đồng.

Khoản vay 150 triệu USD từ IFC, với kỳ hạn 5 năm, sẽ được VPBank bổ trợ cho danh mục cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, cùng nhiều dự án trong lĩnh vực môi trường và chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, việc IFC tin tưởng và giải ngân khoản vay 150 triệu USD cho VPBank một lần nữa khẳng định năng lực và uy tín của ngân hàng trên trường quốc tế.

Mối quan hệ hợp tác giữa VPBank và IFC đã bắt đầu từ nhiều năm trước với nhiều khoản vay trị giá hàng trăm triệu USD được tổ chức này giải ngân cho VPBank.

Cụ thể, trong khuôn khổ chương trình tài trợ cho vay các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch, IFC đã cung cấp khoản vay trị giá 100 triệu USD cho VPBank trong năm 2020, giúp ngân hàng tăng cường thanh khoản để tiếp tục giải ngân các khoản vay mới cho khách hàng doanh nghiệp, trong khi giãn thời hạn trả nợ của các doanh nghiệp.

Ngoài ra, cũng trong năm 2020, IFC cùng các nhà đồng tài trợ quốc tế khác đã cấp cho VPBank một khoản tín dụng xanh trị giá 212,5 triệu USD, mở ra cơ hội tiên phong trong hoạt động cho vay các dự án xanh của ngân hàng tại thị trường Việt Nam.

Bên cạnh đó, trong chuỗi các khoản vay quốc tế được ký kết và rút vốn thành công của VPBank trong năm 2022, có thể kể tới thỏa thuận vay hợp vốn trị giá 500 triệu USD mới được ký kết trung tuần tháng 11 vừa qua.

Năm định chế tài chính lớn tham gia cung cấp khoản vay cho VPBank bao gồm Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng ANZ và Công ty Chứng khoán Maybank Securities Pte. Ltd./.

Thêm các ngân hàng được nới room tín dụng, tăng tốc giải ngân hỗ trợ nền kinh tế

Nhiều ngân hàng được nới room tín dụng thêm hàng nghìn tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế và các doanh nghiệp trong mùa Lễ, Tết cuối năm.

Theo Ngân hàng Nhà nước cho biết, qua theo dõi tình hình thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của các TCTD cho thấy đến nay, (tại 23/11) tín dụng toàn hệ thống tăng khoảng 11,5% so với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng toàn hệ thống năm 2022 khoảng 14%.

Thêm các ngân hàng được nới room tín dụng, tăng tốc giải ngân hỗ trợ nền kinh tế - Ảnh 1.

Một số NHTM vừa chính thức được nới room tín dụng theo đề xuất thêm hàng nghìn tỷ đồng. (Ảnh minh họa)

Dư địa tín dụng còn lại theo chỉ tiêu của toàn hệ thống là 14% thực tế vẫn đang được các thành phần trong nền kinh tế mong đợi tiếp tục sớm được thúc đẩy giải ngân ra thị trường; đồng thời trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế tích cực, lạm phát được kiềm chế, tỷ giá hạ nhiệt, nhiều doanh nghiệp kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét cấp thêm chỉ tiêu cho các ngân hàng đạt các đánh giá chỉ tiêu về năng lực tài chính và có đóng góp cho hệ thống ngân hàng, qua đó tăng thêm nguồn vốn cho thị trường.

Ngân hàng Nhà nước mới đây đã yêu cầu các tổ chức tín dụng còn hạn mức tăng trưởng tín dụng chủ động cân đối điều hòa nguồn vốn, tỷ lệ đảm bảo an toàn, tích cực giải ngân tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các lĩnh vực là động lực tăng trưởng của nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ.

Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng phải đảm bảo thanh khoản ổn định, an toàn hoạt động ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. NHNN sẽ căn cứ vào diễn biến tình hình của hệ thống và các tổ chức tín dụng để có giải pháp điều hành phù hợp theo đúng chủ trương của Chính phủ.

Thêm các ngân hàng được nới room tín dụng, tăng tốc giải ngân hỗ trợ nền kinh tế - Ảnh 2.

Tín dụng đang được thúc đẩy và tăng tốc giải ngân vào các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, nông thôn, xuất khẩu, sản xuất kinh doanh… (Ảnh: Quốc Tuấn)

Được biết, những ngân hàng lớn, năng lực tài chính đảm bảo đạt các yêu cầu theo đánh giá của cơ quan quản lý, đang được giao hỗ trợ tái cơ các ngân hàng TMCP 0 đồng, ngân hàng diện kiểm soát đặc biệt và hỗ trợ các quỹ tín dụng nhân dân, cũng vừa được NHNN điều chỉnh hạn mức tín dụng.

Theo đó, các ngân hàng đã được NHNN nới room tín dụng thêm hàng nghìn tỷ đồng.

Quyết định nới room tín dụng mới của NHNN vừa có ý nghĩa đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn của nền kinh tế cuối năm, tạo thuận lợi mạnh cho các ngân hàng mạnh triển khai các nhiệm vụ được giao và có thể thực hiện các chương trình giải ngân tín dụng ưu đãi như gói cấp bù lãi suất 2%, hay hạ chi phí lãi vay.

Trên thị trường, ghi nhận đã có những tín hiệu hạ lãi suất tại một vài ngân hàng. Các chuyên gia nhận định tiếp theo, khả năng sẽ là xu hướng giảm nhẹ lãi suất của các ngân hàng thương mại trên toàn hệ thống, bên cạnh thông tin nới “room” tín dụng đầy tích cực này.